26/03/1920: “Bên này địa đàng” của F. Scott Fitzgerald được xuất bản

Nguồn: F. Scott Fitzgerald’s first novel published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, This Side of Paradise (tựa Việt: Bên này địa đàng) đã được xuất bản, ngay lập tức đưa F. Scott Fitzgerald, 23 tuổi, lên đỉnh cao danh vọng và giàu có.

Được đặt tên theo tổ tiên của mình là Francis Scott Key, tác giả của quốc ca Mỹ, The Star Spangled Banner (Lá cờ lấp lánh ánh sao), Fitzgerald sinh ra ở St. Paul, Minnesota, trong một gia đình trung lưu sa sút. Nhờ sự bảo trợ của một người dì khá giả, Fitzgerald đã được cho đi học trường nội trú ở New Jersey vào năm 1911, và hai năm sau theo học tại Đại học Princeton. Dù Fitzgerald tích cực tham gia các câu lạc bộ sân khấu, nghệ thuật, và các hoạt động khác của trường đại học, nhưng tiềm lực tài chính của ông thua xa so với các bạn cùng lớp, và địa vị kẻ ngoài cuộc, dù có thật hay chỉ tưởng tượng, đã khiến ông luôn cảm thấy cay đắng. Fitzgerald rời Princeton sau ba năm và gia nhập quân đội trong Thế chiến I. Continue reading “26/03/1920: “Bên này địa đàng” của F. Scott Fitzgerald được xuất bản”

15/04/1920: Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ

Nguồn: The Sacco-Vanzetti case draws national attention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, một nhân viên tiền lương và một nhân viên bảo vệ đã bị giết trong một vụ cướp có vũ trang xảy ra ngay giữa buổi chiều tại một công ty giày ở South Braintree, Massachusetts. Vụ án tưởng chừng bình thường này đã phát triển thành một trong những phiên tòa nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đồng thời là bước ngoặt đối với việc phát hiện tội phạm qua bằng chứng pháp y. Continue reading “15/04/1920: Vụ án Sacco-Vanzetti thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ”

10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Woodrow Wilson awarded Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Giải Nobel Hòa bình đã được trao cho Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson vì công lao của ông trong việc chấm dứt Thế chiến I và thành lập Hội Quốc Liên. Dù Wilson không thể tham dự lễ trao giải ở Oslo, Na Uy, Đại sứ Mỹ tại Na Uy, Albert Schmedeman, đã chuyển một bức điện của Wilson tới Ủy ban Nobel. Continue reading “10/12/1920: Woodrow Wilson nhận giải Nobel Hòa bình”

13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II

Nguồn: Netherlands refuses to extradite Kaiser Wilhelm to the Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, chính phủ Hà Lan đã từ chối yêu cầu của các nước Đồng minh về việc dẫn độ Wilhelm II, cựu Hoàng đế Đức (Kaiser), người đã sống lưu vong ở Hà Lan từ tháng 11/1918.

Đầu tháng 11/1918, tình hình đã trở nên ảm đạm đối với phe Liên minh Trung tâm trên tất cả các mặt trận của Thế chiến I. Wilhelm II đang có mặt tại tổng hành dinh quân đội Đức ở thị trấn nghỉ dưỡng Spa của Bỉ khi tin tức liên tiếp đến với ông: công nhân bạo loạn ở Berlin, binh biến trong Hải quân Đức và dấu hiệu khởi đầu cách mạng toàn diện ở Đức. Dường như từ mọi hướng, đều có những lời kêu gọi hòa bình, cải cách và loại bỏ hoàng đế. Wilhelm II được thông báo rằng Bộ Tổng tham mưu Đức sẽ thực hiện một cuộc hành quân thống nhất, có trật tự quay trở về nước Đức khi chiến tranh kết thúc, nhưng họ sẽ không bảo vệ ông trước các đối thủ trong nước. Continue reading “23/01/1920: Hà Lan từ chối dẫn độ Hoàng đế Wilhelm II”

26/08/1920: Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua

Nguồn: 19th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1920, bản Tu chính án thứ 19, bảo đảm cho phụ nữ quyền bầu cử, chính thức được thông qua và đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ bởi tuyên bố của Ngoại trưởng Bainbridge Colby. Bản Tu chính án là đỉnh điểm của hơn 70 năm đấu tranh của những nhà hoạt động vì quyền bầu cử của phụ nữ. Hai mục của nó được viết đơn giản như sau: “Quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị từ chối hoặc hạn chế bởi Hoa Kỳ hoặc bất kỳ Tiểu bang nào trên cơ sở giới tính” và “Quốc hội sẽ có quyền thực thi điều khoản này thông qua ban hành pháp luật phù hợp.”

Phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ được hình thành vào giữa thế kỷ 19 bởi những phụ nữ đã tham gia tích cực vào hoạt động chính trị thông qua công việc của họ trong các phong trào bãi nô và cấm bia rượu. Vào tháng 07 năm 1848, 200 người đấu tranh mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ, bao gồm Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott, đã gặp nhau ở Seneca Falls, New York, để thảo luận về các quyền của phụ nữ. Continue reading “26/08/1920: Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua”

10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: League of Nations instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên chính thức ra đời khi Hiệp ước Thành lập Hội Quốc Liên (Covenant of the League of Nations), được 42 quốc gia phê chuẩn vào năm 1919, có hiệu lực.

Năm 1914, một vụ ám sát chính trị ở Sarajevo đã khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tốn kém nhất từng xảy ra cho đến lúc đó. Khi ngày càng có nhiều thanh niên phải ra chiến trường, xuống chiến hào, nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ và Anh bắt đầu kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Woodrow Wilson đã trở thành người ủng hộ công khai  ý tưởng này, và vào năm 1918, ông đã đưa ra một bản phác thảo về tổ chức quốc tế này trong Chương trình 14 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh. Continue reading “10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên”