27/07/1949: Máy bay phản lực thương mại đầu tiên bay thử nghiệm

Nguồn: First commercial jet makes test flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, de Havilland Comet, đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở Anh. Máy bay phản lực này cuối cùng sẽ cách mạng hóa ngành hàng không, giảm một nửa thời gian di chuyển bằng đường hàng không, bằng cách cho phép máy bay lên cao nhanh hơn và bay cao hơn. Continue reading “27/07/1949: Máy bay phản lực thương mại đầu tiên bay thử nghiệm”

08/06/1949: Tác phẩm “1984” của George Orwell được xuất bản

Nguồn: George Orwell’s “1984” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, tiểu thuyết phong cách phản địa đàng (dystopia) của George Orwell, 1984, đã chính thức được xuất bản. Kể từ đó, “Anh Cả” (Big Brother), lãnh đạo tối cao trong cuốn sách, đã trở thành một biểu tượng phổ quát đại diện cho chính phủ  và bộ máy quan liêu áp bức.

George Orwell là bút danh của Eric Blair, một nhà văn sinh ra ở Ấn Độ. Là con trai của một công chức người Anh, Orwell đi học tại London và giành được học bổng vào trường dự bị Eton, nơi hầu hết học sinh đều xuất thân từ tầng lớp thượng lưu giàu có, không giống như ông. Thay vì vào đại học như các bạn cùng lớp, Orwell gia nhập Cảnh sát Đế quốc Ấn Độ (Indian Imperial Police) và đến làm việc ở Miến Điện vào năm 1922. Trong 5 năm ở đây, ông dần có mặc cảm tội lỗi giai cấp (class-guilt) nghiêm trọng; cuối cùng vào năm 1927, ông quyết định không trở lại Miến Điện sau kỳ nghỉ ở Anh. Continue reading “08/06/1949: Tác phẩm “1984” của George Orwell được xuất bản”

29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử

Nguồn: Soviets explode atomic bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, tại một bãi thử ở Semipalatinsk, Kazakhstan, Liên Xô đã kích nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, có biệt danh là “First Lightning” (Tia chớp đầu tiên). Để đo lường tác động của vụ nổ, các nhà khoa học Liên Xô đã cho xây dựng các tòa nhà, cầu đường và nhiều cấu trúc dân sự khác trong khu vực lân cận. Họ cũng đặt động vật trong những chiếc lồng ở gần đó để có thể kiểm tra tác động của bức xạ hạt nhân đối với động vật có vú giống như con người. Vụ nổ ở mức 20 kiloton, tương đương với “Trinity,” quả bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ, và đã phá hủy hoàn toàn các cấu trúc dân sự và thiêu rụi mọi động vật. Continue reading “29/08/1949: Liên Xô thử thành công bom nguyên tử”

19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân

Nguồn: Truman announces Soviets have exploded a nuclear device, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1949, trong một tuyên bố được diễn đạt một cách cẩn trọng, Tổng thống Harry S. Truman đã thông báo cho người dân Hoa Kỳ rằng Liên Xô đã cho phát nổ một quả bom hạt nhân. Thành tựu của Liên Xô, được thực hiện sớm hơn nhiều năm so với nhận định của các quan chức Hoa Kỳ, đã gây ra sự hoảng loạn trong chính phủ Mỹ.

Hoa Kỳ đã phát triển bom nguyên tử trong giai đoạn sau của Thế chiến II và thả hai quả bom xuống Nhật Bản vào tháng 08 năm 1945. Vào thời điểm các vụ đánh bom ở Nhật, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô đã sụp đổ. Nhiều quan chức Hoa Kỳ, bao gồm cả Tổng thống Truman, đã xem vị thế độc quyền hạt nhân của Hoa Kỳ là một tài sản quý giá trong cuộc Chiến tranh Lạnh đang trên đà phát triển với Nga. Continue reading “23/09/1949: Truman tuyên bố Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”

19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ

Nguồn: Soviet clowns lampoon U.S. foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong đêm khai mạc show diễn mùa xuân của Đoàn xiếc Moskva nổi tiếng, các chú hề và ảo thuật gia đã đưa ra hàng loạt những câu chuyện châm biếm nhắm vào nước Mỹ. Dù đó chỉ là một khía cạnh tương đối nhỏ trong toàn bộ Chiến tranh Lạnh, show diễn này đã chứng tỏ rằng ngay cả yếu tố hài hước cũng đóng vai trò nhất định trong cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô.

Hầu hết những câu chuyện công kích trong đêm khai mạc show diễn đến từ một trong những chú hề nổi tiếng nhất của Liên Xô, Konstantin Berman. Anh ta bắt đầu phần diễn của mình bằng cách ném một chiếc boomerang, mà anh so sánh với các hoạt động trong Kế hoạch Marshall của Mỹ (một kế hoạch phục hồi kinh tế được thiết kế để bơm hàng tỷ USD vào các nền kinh tế của Tây Âu). “Mỹ viện trợ cho châu Âu,” Berman công bố. “Đây là đồng USD.” Đám đông nhất loạt hoan hô khi chiếc boomerang “USD” quay trở lại tay chú hề. Sau đó, anh ta tiếp tục bằng tiết mục phát thanh, nhưng tất cả những gì người ta có thể nghe được là tiếng chó sủa. “Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ”. Continue reading “19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ”

08/12/1949: Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan

08

Nguồn: Chinese Nationalists move capital to Taiwan; History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, sau nhiều lần thất thế trước phe cộng sản của Mao Trạch Đông, một số lãnh đạo Quốc Dân Đảng đã chuyển ra đảo Đài Loan, nơi họ lập ra một thủ đô mới. Tưởng Giới Thạch cũng lên đường ra đảo vào ngày hôm sau. Hành động này đã đánh dấu bước khởi đầu của cái gọi là “hai Trung Quốc” – đặt đại lục dưới sự kiểm soát của phe cộng sản và gây khó khăn ngoại giao cho Mỹ trong 30 năm tiếp theo. Đó còn là dấu hiệu kết thúc cuộc chiến kéo dài giữa lực lượng Quốc Dân Đảng và phe cộng sản của Mao Trạch Đông, dù rằng các lực lượng Quốc Dân Đảng sót lại (ở Đại lục) vẫn tiếp tục chiến đấu rải rác với quân đội cộng sản. Continue reading “08/12/1949: Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan”

01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa

maozedong

Nguồn:Mao Zedong proclaims People’s Republic of China,” History.com (truy cập ngày 30/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, nhà cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tự phong mình là nguyên thủ quốc gia; Chu Ân Lai được chỉ định giữ chức vụ thủ tướng. Tuyên bố độc lập này là cao trào của những năm nội chiến giữa các lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông và lãnh đạo Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, người được hỗ trợ tiền bạc và vũ khí từ chính phủ Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc, đất nước lớn nhất ở châu Á, rơi vào tay cộng sản là một đòn đau đối với Hoa Kỳ, vốn vẫn đang choáng váng trước vụ thử hạt nhân của Liên Xô một tháng trước đó.[1]

Trước khi diễn ra sự kiện này, các quan chức trong Bộ Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Harry S. Truman đã cố gắng chuẩn bị cho công chúng Mỹ trước điều tồi tệ nhất khi họ công bố một bản “sách trắng” vào tháng 8 năm 1949. Bản báo cáo cho rằng chế độ của Tưởng Giới Thạch đã quá mục nát, thiếu hiệu quả, và không được lòng dân đến nỗi Hoa Kỳ có viện trợ nhiều đến đâu cũng không thể cứu vãn được nữa. Continue reading “01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ

7-28-2014-7-50-58-AM

Nguồn:Truman signs National Security Bill,” History.com (truy cập ngày 09/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã ký Dự luật An ninh Quốc gia (là bản sửa đổi Đạo luật An ninh Quốc gia 1947), từ đó lập nên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Khi Chiến tranh Lạnh dần nóng lên, Bộ Quốc phòng đã trở thành nền tảng cho những nỗ lực quân sự của Mỹ để kiềm chế sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1947, Đạo luật An ninh Quốc gia đã thành lập vị trí cấp nội các tương đương Bộ trưởng Quốc phòng với nhiệm vụ giám sát một cơ quan quân sự – quốc phòng bao gồm tương đối nhiều bộ phận có tên gọi là Tổ chức Quân sự Quốc gia. Tuy nhiên, vị trí Bộ trưởng Quốc phòng này cũng chỉ là một trong số các vị trí nội các đảm trách các vấn đề quân sự, tương tự như các Bộ trưởng Lục quân, Hải quân, và Không quân trước đó. Sự phức tạp ngày một gia tăng của Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến mà chỉ cần đi sai một bước đi quân sự cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến hủy diệt trên quy mô toàn cầu, đã thuyết phục các quan chức Mỹ rằng Đạo luật năm 1947 cần được sửa đổi. Continue reading “10/08/1949: Truman ký ban hành Dự luật An ninh Quốc gia Mỹ”

23/05/1949: Tây Đức được thành lập

CDU - Bundesparteitag in Düsseldorf Konrad Adenauer

Nguồn:Federal Republic of Germany is established,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 23 tháng 5 năm 1949, Cộng hòa Liên bang Đức (thường được gọi là Tây Đức) chính thức được thành lập như một quốc gia riêng biệt và độc lập. Động thái này là dấu chấm hết thực sự cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc tái thống nhất Đông Đức và Tây Đức khi đó.

Trong giai đoạn hậu Thế chiến II, nước Đức bị chia thành bốn khu vực chiếm đóng do Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô kiểm soát. Thành phố Berlin cũng bị chia cắt tương tự. Sự sắp xếp này ban đầu chỉ mang tính chất tạm thời; nhưng do tình trạng thù địch Chiến tranh Lạnh ngày một căng thẳng, sự phân chia giữa hai miền kiểm soát cộng sản và phi cộng sản dần trở nên lâu dài. Continue reading “23/05/1949: Tây Đức được thành lập”

04/04/1949: NATO ra đời

natoflag

Nguồn:NATO pact signed,” History.com (truy cập ngày 03/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, Hoa Kỳ cùng 11 quốc gia khác thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một hiệp ước phòng thủ chung nhằm kiềm chế sự bành trướng của Liên Xô sang Tây Âu. NATO là liên minh quân sự chính do Mỹ dẫn đầu đối trọng lại Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu xấu đi nhanh chóng trong năm 1948. Hai nước có nhiều bất đồng gay gắt về tình trạng hậu thế chiến của Đức: người Mỹ nhấn mạnh vào việc phục hồi và cuối cùng là tái vũ trang cho Đức, còn Liên Xô kiên quyết phản đối những hành động như vậy. Tháng 6 năm 1948, Liên Xô chặn mọi tuyến đường trên bộ dẫn đến vùng chiếm đóng của Mỹ ở Tây Berlin (vốn nằm giữa vùng chiếm đóng của Liên Xô), do đó Mỹ phải cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho dân số của khu vực (hơn 2 triệu người khi đó) bằng đường không cho đến khi Liên Xô nhượng bộ và dỡ bỏ lệnh phong tỏa vào tháng 5 năm 1949. Continue reading “04/04/1949: NATO ra đời”