14/03/1950: FBI lần đầu ra danh sách “10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất”

Nguồn: The FBI debuts “10 Most Wanted Fugitives” list, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã lập danh sách “10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất” nhằm công khai thông tin về những tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Sự ra đời của danh sách này bắt nguồn từ một bản tin vào năm 1949, nói về “những tội phạm khó bắt giữ nhất” của FBI. Câu chuyện đã thu hút sự chú ý của công chúng đến nỗi danh sách “10 kẻ bị truy nã gắt gao nhất” đã được Giám đốc FBI J. Edgar Hoover chấp thuận ngay trong năm sau. Continue reading “14/03/1950: FBI lần đầu ra danh sách “10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất””

26/07/1908: FBI được thành lập

Nguồn: FBI founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (Federal Bureau of Investigation, FBI) đã ra đời khi Tổng Chưởng lý Charles Bonaparte ra lệnh cho một nhóm các nhà điều tra liên bang mới báo cáo cho Trưởng Giám định Stanley W. Finch. Một năm sau, Văn phòng Trưởng Giám định được đổi tên thành Cục Điều tra, và vào năm 1935, nó trở thành Cục Điều tra Liên bang.

Khi Bộ Tư pháp được thành lập vào năm 1870 để thực thi luật liên bang và điều phối chính sách tư pháp, cơ quan này không có điều tra viên thường trực trong biên chế. Lúc đầu, người ta thuê thám tử tư mỗi khi cần điều tra tội phạm liên bang, sau này chuyển sang thuê các điều tra viên từ các cơ quan liên bang khác. Chẳng hạn, nếu điều tra các vụ làm giả tiền, sẽ dùng người từ Cơ quan Mật vụ, được thành lập bởi Bộ Tài chính vào năm 1865. Đến đầu thế kỷ 20, Tổng Chưởng lý được phép tuyển dụng một số điều tra viên thường trực và Văn phòng Trưởng Giám định, với đội ngũ nhân viên chủ yếu là kế toán, được thành lập để xem xét các giao dịch tài chính của các tòa án liên bang. Continue reading “26/07/1908: FBI được thành lập”

30/06/1981: Glen Godwin – một trong kẻ bị truy nã gắt gao nhất bởi FBI

Nguồn: A first-time offender ends up on the FBI’s Ten Most Wanted List, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Glen Godwin, một doanh nhân trẻ tuổi, đã bị kết tội giết người ở Hạt Riverside, California và bị kết án tù 26 năm. Theo lời khai của người bạn cùng phòng, Godwin đã dẫm đạp, bóp cổ, và sau đó đâm Kim LeValley, một người quen đồng thời là tay buôn ma túy địa phương, tổng cộng 28 lần, trước khi dùng chất nổ tự chế để cho nổ tung xác anh ta trên sa mạc gần Palm Springs. Godwin, người không hề có tiền án trước đó, cuối cùng đã trở thành một cái tên trong Danh sách 10 Tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của FBI. Continue reading “30/06/1981: Glen Godwin – một trong kẻ bị truy nã gắt gao nhất bởi FBI”

09/02/1960: Người thừa kế hãng bia Coors bị bắt cóc

Nguồn: Coors brewery heir is kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Adolph Coors đã biến mất khi đang lái xe đi làm từ nhà mình ở Morrison, Colorado. Cháu trai của người sáng lập hãng Coors đồng thời là chủ tịch của nhà máy bia tại Golden, Colorado, đã bị bắt cóc và đòi tiền chuộc trước khi bị bắn chết. Bằng chứng xung quanh vụ việc đã dẫn đến một trong những cuộc truy lùng lớn nhất của FBI: cuộc truy lùng Joe Corbett.

Corbett, một học giả Fulbright tại Đại học Oregon, đang chuẩn bị theo học trường y thì vào năm 1951, anh ta vướng vào một vụ gây lộn với một trung sĩ Không quân. Trong lúc ẩu đả, anh đã bắn chết người đàn ông kia và cuối cùng phải nhận tội giết người cấp độ hai. Corbett bị giam vài năm ở nhà tù San Quentin trước khi được chuyển đến một cơ sở có an ninh tối thiểu, nơi anh ta dễ dàng trốn thoát và bắt đầu sống dưới tên giả là Walter Osborne. Continue reading “09/02/1960: Người thừa kế hãng bia Coors bị bắt cóc”

24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale

Nguồn: Mail bomb injures Yale professorHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, vị giáo sư khoa học máy tính của Đại học Yale, David Gelernter, đã bị thương nặng trong khi mở thư, khi một phong bì được độn dày phát nổ trên tay ông. Vụ tấn công chỉ diễn ra hai ngày sau khi một nhà di truyền học tại Đại học California bị thương bởi một quả bom tương tự, và đây là vụ đánh bom mới nhất trong một chuỗi đánh bom kể từ năm 1978 mà các nhà chức trách tin rằng có liên quan đến nhau.

Sau cuộc tấn công vào giáo sư Gelernter, nhiều bộ ngành liên bang đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm UNABOM nhằm tổ chức một cuộc điều tra chuyên sâu đối với nghi phạm được gọi là “Unabomber”. Các vụ đánh bom này, cùng với 14 vụ đánh bom khác kể từ năm 1978 vốn giết chết 3 người và làm 23 người khác bị thương, cuối cùng đã được tìm thấy có mối liên hệ với Theodore John Kaczynski, một nhà toán học đến từ Chicago. Continue reading “24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”

10/05/1924: J. Edgar Hoover trở thành Giám đốc FBI

Nguồn: J. Edgar Hoover begins his legacy with the FBI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, J. Edgar Hoover được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Cục Điều tra (Bureau of Investigation, nay là FBI); đến cuối năm, ông chính thức được thăng chức là Giám đốc. Sự kiện này đã bắt đầu 48 năm nắm quyền FBI của Hoover, trong đó ông đã định hình hệ thống pháp lý hình sự (criminal justice) của Mỹ trong thế kỷ 20.

Hoover lần đầu tham gia vào lĩnh vực thực thi pháp luật trên cương vị trợ lý đặc biệt của Tổng Chưởng lý, chuyên giám sát các đợt vây bắt và trục xuất những người bị tình nghi là cộng sản trong thời kỳ Nỗi sợ Cộng sản vào cuối những năm 1910. Sau khi tiếp quản FBI vào năm 1924, Hoover bắt đầu bí mật theo dõi bất kỳ hoạt động nào không phù hợp với lý tưởng của ông về nước Mỹ. Continue reading “10/05/1924: J. Edgar Hoover trở thành Giám đốc FBI”

FBI độc lập đến mức nào?

Nguồn:How independent is the FBI?”, The Economist, 13/07/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự độc lập của FBI phụ thuộc nhiều vào lập trường của giám đốc cơ quan này.

“FBI trung thực, FBI mạnh mẽ và FBI đang và sẽ luôn luôn độc lập”, đây là điều được tuyên bố bởi James Fey, một cựu giám đốc của Cục Điều tra Liên bang (FBI), đưa ra trong một buổi điều trần trước quốc hội gần đây. Ông Comey, người đã bị Donald Trump sa thải hồi tháng 5, thừa nhận rằng người đứng đầu FBI có thể bị sa thải vì bất cứ lý do gì hoặc không vì lý do gì. Tuy nhiên, những lời giải thích mâu thuẫn mà Nhà Trắng đưa ra về việc sa thải ông đã khiến nhiều người kết luận rằng quyết định này có động cơ chính trị: ông Comey là người dẫn đầu cuộc điều tra của cơ quan này về các mối liên hệ giữa các cố vấn thân cận của ông Trump với chính phủ Nga. Vậy FBI độc lập đến mức nào? Continue reading “FBI độc lập đến mức nào?”