Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa

1463365853390

Nguồn: Ma Jian, “A Son of the Cultural Revolution”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đến tháng 5 năm 2016 này là tròn 50 năm Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc – một thập niên đầy những hỗn loạn, bức hại và bạo lực – nhân danh hệ tư tưởng và nhằm mở rộng quyền lực cá nhân của Mao. Tuy nhiên, thay vì phản ánh di sản tiêu cực của sự kiện đó, chính quyền Trung Quốc lại hạn chế tất cả các thảo luận xoay quanh chủ đề này. Trong khi đó người dân Trung Quốc, tập trung vào sự sung túc nhờ những cải cách định hướng thị trường được thực hiện trong ba thập niên qua, đã bằng lòng với quyết định đó của chính phủ. Song, đến khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành các đợt thanh trừng mạnh tay và tạo ra sự sùng bái cá nhân của riêng mình, thì việc chôn vùi quá khứ sẽ không còn vô hại nữa. Continue reading “Tập Cận Bình và di sản của Cách mạng Văn hóa”

Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan

rtr4bew2

Nguồn: Christopher Hill, “The Kingdom and the Power”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã “giải quyết xong bất đồng” với Nhà vua Ả-rập Xê-út Salman trước cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại thủ đô Riyadh của nước này. Nếu xét mức độ căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên – vốn đã kéo dài trong nhiều năm – thì đây có lẽ là kết quả tích cực nhất mà người ta có thể trông đợi. Nhưng như thế là chưa đủ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út dựa trên phương thức tiếp cận cho-và-nhận thực dụng, nhằm mục đích thúc đẩy các lợi ích chung, trong đó quan trọng nhất là duy trì hòa bình và an ninh tương đối tại khu vực bất ổn nhưng có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế toàn cầu này. Song, phương thức này nhanh chóng trở nên lỗi thời. Quả thực, chúng ta đã bước vào một thời đại tư tưởng mới mà ở đó, việc dựa trên chủ nghĩa thực dụng, thay vì các giá trị chung, ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan”

Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass

ukr

Nguồn: Paul Gregory, “Putin’s Government in Donbass”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 3 vừa qua, tờ Bild của Đức cho đăng một bài báo dựa trên một tài liệu mật tiết lộ cách những vùng ly khai tại miền đông Ukraine đã “được xem là những phần nằm trong lãnh thổ có chủ quyền của Nga” như thế nào. Các phát hiện này đã mở ra một cách nhìn nhận mới về các cuộc thương lượng hòa bình Minsk 2 đang diễn ra, qua đó lột tả được nỗi thất vọng của chính phủ Ukraine.

Tài liệu mà tờ Bild có được là bản báo cáo từ cuộc họp vào tháng 10 năm ngoái của “Ủy ban Liên bộ về Cung cấp Cứu trợ Nhân đạo cho các Khu vực chịu ảnh hưởng ở miền Đông Nam khu vực Donetsk và Luhansk” của Nga. Bản báo cáo mô tả những người tham gia cuộc họp không chỉ tập trung vào hỗ trợ nhân đạo, mà còn đóng vai trò như một chính phủ ngầm. Các nhóm công tác phối hợp với giới chức Nga được thành lập nhằm quản lý nguồn tài chính, các chính sách kinh tế, hạ tầng giao thông và năng lượng, thương mại của khu vực này. Continue reading “Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass”

Donald Trump của La Mã cổ đại

donald-trump8

Nguồn: Philip Freeman, “Ancient Rome’s Donald Trump,” Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa dân túy có một lịch sử lâu đời và đầy màu sắc trong nền chính trị Mỹ, từ Huey Long phe cánh tả và George Wallace phe cánh hữu, đến gần đây hơn là Ross Perot năm 1992 và nay là Donald Trump. Nhưng gốc rễ của chủ nghĩa dân túy đã xuất hiện cách đây hơn hai thiên niên kỷ, thời điểm Cộng hòa La Mã bắt đầu cáo chung.

Trong phần lớn lịch sử của mình, Cộng hòa La Mã được cai trị bởi các gia đình chính trị lâu đời cùng các nhà môi giới chính trị thân tín – những người biết cách giữ ổn định quần chúng nhân dân. Những cuộc bầu cử vẫn được tổ chức, song cố tình được dàn xếp sao cho giai cấp thống trị đạt được số phiếu phổ thông cao nhất. Nếu giới quý tộc La Mã – những người đi bỏ phiếu trước – chọn ra một người để nắm quyền, thì các quan chức thường không còn mảy may bận tâm tới những lá phiếu bầu của các tầng lớp thấp hơn. Continue reading “Donald Trump của La Mã cổ đại”

Hoàng đế Phổ Nghi và những ngày lưu đày tại Liên Xô

puyi

Nguồn:In the Last Emperor’s words: Life as a prisoner in the USSR”, Russia Beyond the Headlines, 18/08/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng

Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, đã trải qua 5 năm làm tù nhân chiến tranh ở Liên Xô. Trong cuốn tự truyện được xuất bản vào những năm 1960, ông mô tả chân thực về quãng thời gian sống tại Chita và Khabarovsk.

Ngày 18/8/1945, Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của xứ Trung Hoa, lúc bấy giờ chỉ còn là hoàng đế bù nhìn của Nhật tại Mãn Châu quốc, đã thoái vị và chuẩn bị theo chân đám bại binh Nhật trốn khỏi đông bắc Trung Hoa. ‘The Last Emperor’ (Vị Hoàng đế cuối cùng), bộ phim đoạt giải Oscar của đạo diễn Bernardo Bertolucci, đã khắc họa khoảnh khắc các binh sỹ Liên Xô chiếm phi trường Mãn Châu, ngăn chặn Phổ Nghi và đoàn tùy tùng tháo chạy sang Triều Tiên. Ông bị bắt sang Liên Xô với một tương lai bất định. Continue reading “Hoàng đế Phổ Nghi và những ngày lưu đày tại Liên Xô”

Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp

sr

Nguồn: Jeffrey Sachs, “Ending Syrian War”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Syria là một thảm họa nhân đạo lớn nhất và cũng là điểm nóng địa chính trị nguy hiểm nhất trên thế giới. Người dân Syria bị tàn sát đẫm máu, với hơn 400.000 người chết và mười triệu người bị mất nhà cửa.

Những nhóm thánh chiến Hồi giáo hung bạo được những thế lực bảo trợ bên ngoài hậu thuẫn đang phá hoại đất nước một cách tàn nhẫn, tấn công và cướp bóc người dân. Tất cả các bên của cuộc xung đột – chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, các lực lượng chống đối Assad do Mỹ và đồng minh hỗ trợ, cùng Nhà nước Hồi giáo – đã và tiếp tục phạm phải những tội ác chiến tranh nghiêm trọng.

Đã đến lúc cần tìm ra một giải pháp. Nhưng một giải pháp như vậy cần phải dựa trên một cách đánh giá minh bạch, thực tế về những nguyên nhân gốc rễ đã gây ra cuộc chiến ngay từ đầu. Continue reading “Chiến tranh Syria: Lịch sử và giải pháp”

5 hiểu lầm về Christopher Columbus

18941600-mmmain

Nguồn: Kris Lane, “Five myths about Christopher Columbus”, The Washington Post, 08/10/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cơ hội bổ túc kiến thức hằng năm cho trẻ em nay trở nên dễ bị bỏ qua bởi Ngày Columbus đã được thay thế bằng “kỳ nghỉ mùa thu” và nhiều người lao động cũng không còn được nghỉ vào ngày này nữa. Khi người ta nhắc tới Christopher Columbus trên truyền thông hay trong các tiết học, ông thường được tán dương hoặc bị phê phán, tùy thuộc vào quan điểm của người nói. Cả hai trường hợp trên cho thấy, ông vẫn còn chưa được hiểu rõ. Hãy cùng xem xét lại một số nhầm lẫn lớn nhất về nhà thám hiểm mà tên ông được đặt cho kỳ nghỉ lễ liên bang vào ngày thứ 2 này.

  1. Columbus chứng minh học thuyết “Trái Đất phẳng” là sai.

Trong cảnh quay đầu tiên của bộ phim “Năm 1492: Cuộc Chinh Phục Thiên Đường” ra mắt năm 1992 do Ridley Scott làm đạo diễn, diễn viên Gérard Depardieu trong vai Columbus đang cùng cậu con trai nhìn về Đại Tây Dương. Continue reading “5 hiểu lầm về Christopher Columbus”

Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?

Vladimir-Putin-is-now-leading-the-fight-against-ISIS

Nguồn: George Soros, “Putin is no ally against ISIS”, Project Syndicate, 10/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đang mắc một sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là một đồng minh tiềm năng trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Bằng chứng cho thấy điều ngược lại. Mục đích hiện nay của Putin là đẩy mạnh chia rẽ EU, và cách tốt nhất để đạt được mục tiêu là khiến EU bị “tràn ngập” người tị nạn Syria.

Nhiều máy bay của Nga vẫn đang ném bom vào các khu dân cư tại miền nam Syria, buộc người dân phải qua Jordan và Lebanon để lánh nạn. Hiện có 20.000 người tị nạn Syria phải dựng lều bạt trên sa mạc để chờ được nhập cảnh vào Jordan. Một nhóm nhỏ khác đang chờ được vào Lebanon. Con số của hai nhóm người này vẫn đang gia tăng. Continue reading “Putin không phải là đồng minh để chống ISIS?”

Tại sao Litvinenko bị ám sát?

_84461771_litvinenko_ap

Nguồn: Alex Goldfarb, “Justice for Litvinenko”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2006, Alexander Litvinenko, cựu điệp viên của Cơ quan Tình báo Quốc gia Nga (FSB), trước gọi là KGB, đã bị đầu độc tại London bằng loại phóng xạ polonium-210. Trong một thập niên qua, goá phụ Marina Litvinenko đã tiến hành một cuộc đấu tranh khó khăn nhằm tìm kiếm công lý cho chồng bà. Cuối cùng, bà đã thắng thế.

Bà Litvinenko không chỉ đối chọi với điện Kremlin, những người bị cáo buộc đã cử hai đặc vụ tới London để thực hiện cuộc ám sát, mà bà còn đương đầu cả với chính phủ Anh Quốc khi họ không muốn phá vỡ mối quan hệ với Nga. Vào thời điểm ba năm về trước, bà đứng trước Toà án Công lý Hoàng gia với đôi mắt đẫm lệ, nơi các vị thẩm phán đã từ chối bảo vệ bà chống lại những thiệt hại pháp lý vốn có thể rất cao nếu bà không thể buộc chính phủ mở một cuộc điều tra. Continue reading “Tại sao Litvinenko bị ám sát?”

8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ

roman-empire

Nguồn: 8 Reasons Why Rome Fell”, History.com, 14/01/2014.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thế kỷ thứ IV, Đế quốc Tây La Mã sụp đổ sau gần 500 năm thống trị như một siêu cường hùng mạnh nhất thế giới. Theo các sử gia, kết quả này là do hàng trăm yếu tố khác nhau gây nên, từ thua trận, thuế má bất ổn, cho tới thiên tai và thậm chí là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, Đế chế La Mã không hẳn đã suy tàn vào năm 476 SCN, bởi nửa phía đông của đế chế này vẫn tồn tại thêm một nghìn năm nữa dưới tên gọi Đế chế Byzantine. Dù những câu hỏi về việc Đế chế này sụp đổ như thế nào và vào lúc nào vẫn đang là đề tài tranh luận, một vài giả thiết nổi bật nhất đã lý giải về sự suy yếu và tan rã của Đế quốc Tây La Mã. Cùng tìm hiểu 8 lý do dưới đây để biết tại sao cuối cùng một trong những đế chế huyền thoại nhất trong lịch sử lại suy tàn. Continue reading “8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ”

Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia

INDONESIA-INFRASTRUCTURE/ DTW102

Nguồn: Emirza Adi Syailendra, “Indonesia’s High Speed Rail: A China-Japan Scramble for Influence?”, RSIS Commentary, 09/12/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

So với Nhật Bản, Trung Quốc thể hiện sự vượt trội của mình trong dự án đường sắt cao tốc đầu tiên tại Indonesia, điều phản ánh tham vọng hiện thực hóa sáng kiến Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Bắc Kinh. Động thái này có ý nghĩa gì đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?

Indonesia đã đưa ra quyết định lớn và rất quan trọng khi trao quyền xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung cho Trung Quốc thay vì Nhật Bản. Chính phủ Indonesia bối rối chọn lựa giữa Nhật Bản – “người bạn lâu năm đáng tin cậy” – và Trung Quốc – một cường quốc mới nổi – khi nước này đang chuẩn bị triển khai dự án đường sắt cao tốc vào đầu năm 2016 tới. Hai ‘gã khổng lồ’ trong khu vực Đông Á này trình ra những gói thỏa thuận rất cạnh tranh, trong đó mỗi bên đều đưa ra các điều khoản có lợi cho chính phủ Indonesia. Continue reading “Trung-Nhật cạnh tranh giành dự án đường sắt Indonesia”

Chính quyền quân sự Thái “xoay trục” sang Trung Quốc

133874400_14193382485061n

Nguồn:Under military rule, Thailand pivots towards China“, Today Online, 26/11/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng

Các chiến đấu cơ Trung Quốc bay lượn trên bầu trời phía trên một căn cứ quân sự tại đông bắc Thái Lan. Hình ảnh này cho thấy quan hệ chính trị và quân sự giữa chính quyền quân sự và nước láng giềng phương Bắc độc đoán đang “nở rộ”.

Trong hai tuần vừa qua, các máy bay của Thái Lan và Trung Quốc cùng có cuộc diễn tập không quân chung lần đầu tiên, với đỉnh điểm là màn trình diễn nhào lộn của đội bay Trung Quốc vào cuối tuần này.

Đối với đại úy Chanon Mungthanya, phát ngôn viên Không quân Hoàng gia Thái Lan tham gia trong đợt diễn tập tại căn cứ Korat lần này, đây là cơ hội quý giá để tương tác với những người đồng nhiệm Trung Quốc. Continue reading “Chính quyền quân sự Thái “xoay trục” sang Trung Quốc”