5 hiểu lầm về Christopher Columbus

18941600-mmmain

Nguồn: Kris Lane, “Five myths about Christopher Columbus”, The Washington Post, 08/10/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cơ hội bổ túc kiến thức hằng năm cho trẻ em nay trở nên dễ bị bỏ qua bởi Ngày Columbus đã được thay thế bằng “kỳ nghỉ mùa thu” và nhiều người lao động cũng không còn được nghỉ vào ngày này nữa. Khi người ta nhắc tới Christopher Columbus trên truyền thông hay trong các tiết học, ông thường được tán dương hoặc bị phê phán, tùy thuộc vào quan điểm của người nói. Cả hai trường hợp trên cho thấy, ông vẫn còn chưa được hiểu rõ. Hãy cùng xem xét lại một số nhầm lẫn lớn nhất về nhà thám hiểm mà tên ông được đặt cho kỳ nghỉ lễ liên bang vào ngày thứ 2 này.

  1. Columbus chứng minh học thuyết “Trái Đất phẳng” là sai.

Trong cảnh quay đầu tiên của bộ phim “Năm 1492: Cuộc Chinh Phục Thiên Đường” ra mắt năm 1992 do Ridley Scott làm đạo diễn, diễn viên Gérard Depardieu trong vai Columbus đang cùng cậu con trai nhìn về Đại Tây Dương. Continue reading “5 hiểu lầm về Christopher Columbus”

5 hiểu lầm về Bức tường Berlin

berlinwall

Nguồn: Hope M. Harrison, “Five myths about the Berlin Wall”, The Washington Post, 30/10/2014.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Mười năm 2014 đánh dấu 25 năm kể từ ngày thế giới đổi thay với sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ngày nay sự kiện này có vai trò rất lớn, không chỉ bởi tính lịch sử nổi bật mà còn bởi những giải thích, ký ức và huyền thoại. Nhiều người sẽ nhớ lại hình ảnh người dân Berlin hân hoan nhảy múa trên nóc tường tại Cổng Brandenburg vào buổi chiều hôm ấy, nhưng những  điều thật sự đã xảy ra – và ý nghĩa thật sự của nó – thì lại ít rõ ràng hơn. Hãy cùng phá bỏ những quan niệm sai lầm về di sản thời Chiến tranh Lạnh này.

  1. Bức tường Berlin chỉ là một bức tường.

Thật ra có đến hai bức tường cách nhau 160 thước Anh (khoảng 146m), giữa chúng là một vùng “tử địa” có cảnh khuyển, tháp canh, đèn pha, dây thép, cột chống xe qua lại và lính vũ trang sẵn sàng bắn chết người xâm phạm. Continue reading “5 hiểu lầm về Bức tường Berlin”

5 hiểu lầm về bom nguyên tử

bom

Nguồn: Gregg Herken, “Five myths about the atomic bomb”, The Washington Post, 31/7/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Một quả bom khác đã được thả vào ngày 9 tháng 8 ở Nagasaki. Nhiều thập niên sau đó, những tranh cãi và thông tin sai lệch vẫn bao quanh quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trong Thế chiến II. Kỷ niệm lần thứ 70 của sự kiện này là một cơ hội để sửa lại cho đúng năm quan điểm sai lầm đã được ghi nhận rộng rãi về bom nguyên tử.

  1. Bom nguyên tử đã kết thúc chiến tranh

Đối với người Mỹ và hầu như tất cả các sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ, quan điểm cho rằng bom nguyên tử đã dẫn đến sự đầu hàng của Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã là kiến thức mặc định về việc cuộc chiến đã kết thúc như thế nào và tại sao.  Continue reading “5 hiểu lầm về bom nguyên tử”

5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què”

lameduck

Nguồn: Steven G. Calabresi,”Five myths about lame-duck presidents”, The Washington Post, 28/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Obama giờ đây chính thức trở thành một “con vịt què”: không còn cuộc bầu cử nào nữa, và ông phải đối mặt với đa số Đảng Cộng hòa trong Thượng viện, Hạ viện và các văn phòng Thống đốc bang – và thậm chí trong cả Tòa án tối cao, nơi mà theo một nghĩa nào đó, năm trong số chín vị Thẩm phán đã được bổ nhiệm bởi Đảng Cộng hòa. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không còn quyền lực gì. Trên thực tế, nhìn lại những vị tổng thống phục vụ hai nhiệm kỳ cho thấy hầu hết những điều mà chúng ta nghĩ về những vị tổng chỉ huy sắp mãn nhiệm này có thể không đúng. Continue reading “5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què””

5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp

paris

Nguồn: David A. Bell, “5 myths about the French Revolution”, The Washinton Post, 09/07/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

226 năm sau sự sụp đổ của nhà ngục Bastille, cuộc Cách mạng Pháp vẫn còn khuấy động cảm xúc của hầu hết những nhà sử học như tôi. Thế nhưng, vẫn còn nhiều hiểu lầm khó mà dập tắt xoay quanh cuộc Cách mạng này. Ngay cả cái tên “Ngày Bastille” dường như vẫn là một cái tên gây nhầm lẫn. Thực sự, ngày lễ quốc gia của Pháp kỷ niệm hai sự kiện riêng biệt. Thứ nhất là việc nhà ngục Bastille ở Paris rơi vào tay đám đông quần chúng cách mạng vào ngày 14 tháng 7 năm 1789. Nhưng cũng vì các nhà lập pháp hồi thế kỷ 19 muốn tưởng niệm một điều gì đó ít đẫm máu hơn, một “Ngày hội Liên bang” (Festival of Federation) lớn và hoà bình đã được tổ chức trong cả nước vào ngày 14 tháng 7 năm 1790 nhằm thể hiện cam kết của người Pháp dành cho tự do và thống nhất. Để đánh dấu lễ tưởng niệm của năm nay, tôi xin kể lại những câu chuyện thực sự đằng sau năm hiểu lầm còn lại. Continue reading “5 hiểu lầm về cuộc Cách mạng Pháp”

5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ

declaration_independence

Nguồn: Newt Gingrich, “Five myths about the Founding Fathers”, The Washington Post, 02/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ những nền văn minh Athens và Rome cho tới ngày nay, mọi xã hội vĩ đại đều có những huyền thoại về sự ra đời của mình – những câu chuyện họ kể cho nhân dân nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình là ai và từ đâu đến. Có lẽ bởi Mỹ non trẻ hơn hầu hết các quốc gia khác (239 tuổi vào thứ Bảy tuần này), sự ra đời của chúng ta là một trong những sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất. Chúng ta may mắn có hàng ngàn trang thư từ, bài phát biểu và các ghi chép khác từ các nhà lập quốc, lưu lại những suy nghĩ và tranh luận đã diễn ra. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thành lập nước Mỹ đã và vẫn đang thể hiện quyền lực về mặt chính trị và đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử như thế nào, khiến những huyền thoại đã ăn sâu vào gốc rễ đó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh, chúng ta hãy cùng xem xét một vài huyền thoại lớn nhất về các bậc Tổ phụ Lập quốc. Continue reading “5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ”

5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư

refugees

Nguồn: Jill Goldenziel, “Five myths about refugees and migrants”, The Washington Post, 25/09/ 2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Những hình ảnh bi kịch của dòng người tị nạn và người di cư tuyệt vọng kiếm tìm sự an toàn tại Châu Âu đã gây chấn động toàn thế giới. Châu lục này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di dân tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến II. Cách ứng phó của Châu Âu lại không đạt được sự nhất quán: các chính sách thay đổi gần như hàng ngày; người dân di chuyển liên tục qua các biên giới trong khi các chính khách kêu gào đổ lỗi; và mặc dù nhiều người đã được cứu sống, hàng nghìn người khác lại bị chết chìm ở Địa Trung Hải. Trước tình cảnh hỗn loạn này, những hiểu lầm về người di cư và người tị nạn vẫn tiếp tục được lan truyền. Việc đính chính lại những nhận thức sai này có thể giúp (các quốc gia) hoạch định những chính sách tốt hơn để cải thiện quyền con người. Continue reading “5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư”