27/04/4977 TCN: Ngày Vũ trụ được tạo ra, theo Kepler

Nguồn: Universe is created, according to Kepler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 27/04/4977 TCN được cho là ngày mà vũ trụ được tạo ra, theo các tính toán của nhà toán học và thiên văn học người Đức Johannes Kepler, người được coi là cha đẻ của nền khoa học hiện đại. Ngày nay, Kepler được biết đến nhiều nhất với lý thuyết giải thích cách chuyển động của các hành tinh.

Kepler sinh ngày 27/12/1571, tại Weil der Stadt, Đức. Khi còn là sinh viên đại học, ông đã nghiên cứu lý thuyết trật tự các hành tinh của nhà thiên văn học người Ba Lan Nicolaus Copernicus. Theo Copernicus (1473-1543) thì Mặt Trời, không phải Trái Đất, mới là trung tâm của Hệ Mặt Trời, một lý thuyết mâu thuẫn với quan điểm phổ biến thời bấy giờ rằng Mặt Trời quay quanh Trái Đất. Continue reading “27/04/4977 TCN: Ngày Vũ trụ được tạo ra, theo Kepler”

Galileo Galilei: Nhà thiên văn học và triết gia nổi tiếng người Ý

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Galileo Galilei (1564 – 1642) là một nhà thiên văn học, nhà vật lý và triết gia người Ý có sức ảnh hưởng lớn.

Galileo Galilei sinh ngày 15/02/1564 gần Pisa và là con của một nhạc sĩ. Ban đầu, ông theo học ngành y tại Đại học Pisa nhưng sau đó đã đổi sang triết học và toán học. Năm 1589, Galileo trở thành giáo sư toán học tại Pisa, nhưng tới năm 1592, ông đã chuyển sang làm giáo sư toán tại Đại học Padua và giữ vị trí này cho đến năm 1610. Trong thời gian này, ông đã thực hiện nhiều thí nghiệm, bao gồm thí nghiệm về tốc độ rơi của các vật thể khác nhau, cơ học và con lắc. Continue reading “Galileo Galilei: Nhà thiên văn học và triết gia nổi tiếng người Ý”

12/04/1633: Galileo bị kết tội dị giáo

Nguồn: Galileo is convicted of heresy, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1633,  Đức cha Vincenzo Maculano da Firenzuola, điều tra viên chính được chỉ định bởi Giáo hoàng Urban VIII, đã bắt đầu phiên thẩm vấn đối với nhà vật lý và nhà thiên văn học Galileo Galilei. Galileo được lệnh phải tự nộp mình cho Tòa án dị giáo để bắt đầu phiên tòa vì đã giữ niềm tin rằng Trái đất xoay quanh Mặt trời, điều bị Giáo hội Công giáo coi là dị giáo. Thông lệ chuẩn mực thời bấy giờ buộc bị cáo phải bị giam và bị cách ly trong suốt phiên tòa. Continue reading “12/04/1633: Galileo bị kết tội dị giáo”

19/02/1473: Copernicus ra đời

Nguồn: Copernicus born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1473, Nicolaus Copernicus ra đời tại Torun, một thành phố ở phía bắc miền trung Ba Lan trên sông Vistula. Được xem là cha đẻ của thiên văn học hiện đại, ông là nhà khoa học châu Âu hiện đại đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất và các hành tinh khác xoay quanh Mặt Trời.

Copernicus sinh ra trong một gia đình thương gia khá giả, sau khi cha ông qua đời, người chú – sau này trở thành một giám mục – đã lãnh trách nhiệm nuôi nấng cậu bé. Copernicus nhận được nền giáo dục tốt nhất thời bấy giờ và được chuẩn bị sẵn cho sự nghiệp về giáo luật. Tại Đại học Krakow, ông theo học giáo dục đại cương (liberal arts), gồm các ngành thiên văn học và chiêm tinh học, và sau đó, giống như nhiều người Ba Lan thuộc tầng lớp xã hội của mình, Copernicus được gửi đến Ý để nghiên cứu y học và luật. Continue reading “19/02/1473: Copernicus ra đời”

13/02/1633: Galileo tới Rome, đối mặt Tòa án dị giáo

Nguồn: Galileo in Rome for Inquisition, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1633, nhà triết học, thiên văn học và toán học người Ý Galileo Galilei đã tới Rome để đối mặt với tội danh dị giáo vì ủng hộ học thuyết Copernic, học thuyết cho rằng Trái đất xoay quanh Mặt Trời. Galileo chính thức đối mặt với Tòa án dị giáo La Mã vào tháng Tư cùng năm và đồng ý nhận tội để đổi lấy một bản án nhẹ hơn. Bị lãnh án quản thúc tại gia vô thời hạn bởi Giáo hoàng Urban VIII, Galileo đã sống những ngày còn lại tại ngôi nhà của mình ở Arcetri, gần Florence, trước khi qua đời vào ngày 08 tháng 01 năm 1642. Continue reading “13/02/1633: Galileo tới Rome, đối mặt Tòa án dị giáo”