12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris

Nguồn: Leaders of the Big Four nations meet for the first time in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một ngày sau khi Thủ tướng Anh David Lloyd George đến Paris, ông đã gặp đại diện của các quốc gia Tứ Cường còn lại – Thủ tướng Georges Clemenceau của Pháp, Thủ tướng Vittorio Orlando của Ý, và Tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ – tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Pháp ở Quai d’Orsay. Đây là cuộc gặp đầu tiên trong số hơn 100 cuộc họp của bốn người đàn ông. Continue reading “12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris”

15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Georges Clemenceau named French prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi đất nước của ông vướng vào cuộc xung đột quốc tế gay gắt mà cuối cùng sẽ cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu thanh niên, Georges Clemenceau, 76 tuổi, lần thứ hai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Pháp.

Clemenceau lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội vào năm 1876, 5 năm sau khi người Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ. Kể từ thời điểm đó, ông luôn tin rằng nước Đức mới thống nhất là một mối đe dọa, và một cuộc chiến khác là điều không thể tránh khỏi, bởi “người Đức tin rằng chiến thắng có nghĩa là thống trị.” Với nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và dân số gia tăng đều đặn, Đức đã tạo ra lợi thế cho mình trong những thập niên tiếp theo, trong khi nền kinh tế Pháp không có nhiều tiến triển và tỷ lệ sinh vẫn giảm. Clemenceau, người từng giữ chức Thủ tướng từ năm 1906 đến năm 1909, vẫn kịch liệt chống Đức, ủng hộ chuẩn bị quân sự tốt hơn, cũng như liên minh chặt chẽ hơn với Anh và Nga. Continue reading “15/11/1917: Georges Clemenceau trở thành Thủ tướng Pháp”

18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp

Nguồn: Raymond Poincare becomes president of France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày này năm 1913, Raymond Poincare, một chính trị gia bảo thủ, người đã đắc cử tổng thống Pháp trước sự phản đối của Georges Clemenceau và phe cánh tả Pháp một tháng trước đó, đã nhậm chức.

Nổi tiếng với niềm tin dân tộc chủ nghĩa cánh hữu và đức tin Công giáo mạnh mẽ của mình, Poincare từng là thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Pháp trước khi được bầu vào vị trí tổng thống. Sinh ra ở vùng Lorraine thuộc Pháp, bại trận trước quân Đức trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-71, ông ghét cay ghét đắng và đồng thời cũng e sợ Đức. Là thủ tướng trong những năm trước Thế chiến I, Poincare đã nỗ lực để củng cố các liên minh của Pháp với Anh và Nga. Continue reading “18/02/1913: Raymond Poincare trở thành Tổng thống Pháp”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc

Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.

Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến. Continue reading “18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc”