14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ

Nguồn: Explosion on cargo ship rocks Bombay, India, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tàu hàng Fort Stikine đã phát nổ tại bến cảng Bombay, Ấn Độ (nay là Mumbai), khiến 1.300 người thiệt mạng và 3.000 người khác bị thương. Do vụ việc xảy ra trong Thế chiến II, nên một số giả thuyết ban đầu cho rằng nguyên nhân là do sự phá hoại của Nhật Bản, nhưng thực tế, đây chỉ đơn giản là một tai nạn thảm khốc.

Fort Stikine là một tàu hơi nước nặng 8.000 tấn do Canada đóng. Ngày 24/2, con tàu khởi hành từ Birkenhead, Anh và đã dừng lại ở Karachi, Pakistan trước khi cập cảng Bombay. Trên tàu là hàng trăm kiện bông, vàng thỏi, và đáng chú ý nhất là 300 tấn trinitrotoluen, thường được gọi là TNT hoặc thuốc nổ. Điều khó hiểu là bông lại được lưu trữ ngay ở tầng bên dưới thuốc nổ, dù bông là vật cực kỳ dễ cháy. Continue reading “14/04/1944: Nổ tàu hàng tại Bombay, Ấn Độ”

14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya

Nguồn: U.S. bombs terrorist and military targets in Libya, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, Mỹ đã tiến hành không kích vào Libya, để trả đũa việc nước này tài trợ khủng bố nhắm vào quân đội và công dân Mỹ. Cuộc đột kích, bắt đầu ngay trước 7 giờ tối giờ miền đông (tức 2 giờ sáng ngày 15/04, theo giờ Libya), có sự tham gia của hơn 100 máy bay của Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ, và kết thúc trong vòng một giờ. Năm mục tiêu quân sự và “trung tâm khủng bố” đã bị tấn công, bao gồm cả nhà của lãnh đạo Libya Muammar al-Qaddafi.

Trong suốt những năm 1970 và 1980, chính phủ của Qaddafi đã tài trợ cho rất nhiều nhóm khủng bố Hồi giáo, chống Mỹ, và chống Anh trên toàn thế giới, từ lính du kích Palestine, phiến quân Hồi giáo Philippines, đến Quân đội Cộng hòa Ireland, và Đảng Báo đen (Black Panthers). Đáp lại, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Libya và quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Continue reading “14/04/1986: Mỹ không kích các mục tiêu khủng bố và quân sự ở Libya”

14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc

Nguồn: Operation “Baby Lift” concludes after flying 2,600 South Vietnamese orphans to the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, cuộc không vận mà người Mỹ thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi 2.600 trẻ hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.

Chiến dịch bắt đầu trong thảm khốc vào ngày 04/04, khi một máy bay vận chuyển của Không Lực Mỹ gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Hơn 138 hành khách, chủ yếu là trẻ em, đã thiệt mạng. Continue reading “14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc”

14/04/1865: Abraham Lincoln bị ám sát

Nguồn: President Lincoln is shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tại Nhà hát Ford ở Washington, D.C., John Wilkes Booth, một diễn viên và người ủng hộ Hợp bang miền Nam (Confederate) đã khiến Tổng thống Abraham Lincoln bị thương nghiêm trọng. Vụ tấn công diễn ra chỉ năm ngày sau khi vị Tướng miền Nam, Robert E. Lee, và quân đội của ông đầu hàng tại Appomattox, chính thức chấm dứt Nội chiến Mỹ.

Booth vẫn sống ở miền Bắc trong suốt thời chiến, dù bản thân luôn ủng hộ phe miền Nam. Ban đầu, ông ta đã lên kế hoạch bắt Tổng thống Lincoln và đưa ông đến Richmond, thủ đô của Hợp bang. Tuy nhiên, vào ngày 20/03/1865, ngày dự định thực hiện vụ bắt cóc, Tổng thống lại không xuất hiện tại nơi mà Booth và sáu đồng phạm khác chờ đợi. Hai tuần sau, Richmond rơi vào tay Liên minh miền Bắc (Union). Sang tháng 04, quân đội Hợp bang đã gần như sụp đổ trên toàn miền Nam, Booth liền thực hiện một kế hoạch tuyệt vọng nhằm cứu vãn. Continue reading “14/04/1865: Abraham Lincoln bị ám sát”

14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời

lindsay-nsc68-2012-04-14

Nguồn:President Truman receives NSC-68,” History.com (truy cập ngày 13/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 4 năm 1950, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman nhận được Tài liệu số 68 của Hội đồng An ninh Quốc gia (viết tắt là NSC-68). Bản báo cáo này là kết quả của một nỗ lực làm việc nhóm, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), và các cơ quan hữu quan khác. NSC-68 đã đặt nền tảng cho chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ trong hai thập niên sau đó.

Phải đối mặt với những quan ngại về chính sách đối ngoại, đặc biệt là việc Liên Xô thử thành công bom nguyên tử vào tháng 9 năm 1949 và Trung Quốc sụp đổ dưới tay chủ nghĩa cộng sản tháng 10 cùng năm, Tổng thống Truman đã yêu cầu một đánh giá lại và đầy đủ chiến lược ngoại giao của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh. NSC-68 đã ra đời sau 4 tháng làm việc và hoàn thành vào tháng 4 năm 1950 để đáp ứng yêu cầu này. Continue reading “14/04/1950: Nền tảng Chính sách thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh của Mỹ ra đời”