Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ

rmber

Nguồn: Nicola Casarini & Miguel Otero-Iglesias, “Europe’s Reminbi Romance”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc đang mất lòng tin vào đồng tiền của họ. Đối mặt với tăng trưởng kinh tế giảm sút, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tăng cường các nỗ lực để khôi phục sự ổn định cho đồng nhân dân tệ bằng cách dùng các nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình để chống đỡ cho tỷ giá hối đoái và ngăn chặn dòng vốn chảy ra khỏi đất nước. Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên đã nhiều lần tuyên bố rằng không có cơ sở để đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, nhưng dường như các tuyên bố này rất ít được lắng nghe ở trong nước. Chỉ trong quý cuối của năm 2015, dòng vốn ròng chảy ra lên đến 367 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, niềm tin đang sụp đổ bên trong Trung Quốc đã không ngăn cản phương Tây – và đặc biệt là Châu Âu – tăng cường đánh cược vào đồng tiền này. Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 12 rằng đồng nhân dân tệ sẽ tham gia cùng với đồng đô la Mỹ, bảng Anh, đồng euro và đồng yên Nhật trong rổ tiền tệ làm nền tảng cho đơn vị thanh toán của tổ chức này, còn gọi là Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR), thì rõ ràng quyết định này chỉ mang tính chính trị. Continue reading “Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ”

Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc

1452485696064

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Great Escape from China”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi năm 2016 bắt đầu, nguy cơ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá lớn đã và đang treo lơ lửng trên các thị trường toàn cầu tương tự như Thanh gươm Damocles.[1] Không có sự bất định về chính sách nào lại gây nên sự bất ổn đến vậy. Rất ít nhà quan sát nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một lúc nào đó trong thập niên tới. Câu hỏi đặt ra là sẽ có bao nhiêu kịch tính đi kèm trong thời gian chuyển tiếp này, khi mà các mệnh lệnh chính trị và kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Có vẻ kỳ lạ khi mà một quốc gia có thặng dư thương mại 600 tỷ USD trong năm 2015 lại phải lo lắng về sự suy yếu của đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố kết hợp lại, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nới lỏng dần các hạn chế về đầu tư ra nước ngoài, đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Continue reading “Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc”

Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP

5310

Nguồn: Koichi Hamada, “The Fraught Politics of the TPP,” Project Syndicate, 31/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 10 vừa qua, 12 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương đã hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lịch sử. Phạm vi của TPP rất lớn. Nếu được phê chuẩn và triển khai thực hiện, nó sẽ có tác động to lớn đối với thương mại và dòng vốn dọc theo Vành đai Thái Bình Dương. Thật vậy, nó sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi liên tục của trật tự quốc tế. Thật không may, liệu điều này sẽ có xảy ra hay không vẫn còn chưa chắc chắn.

Khía cạnh kinh tế học về thương mại và tài chính tạo nên nền tảng của TPP khá đơn giản, và đã được biết đến từ khi nhà kinh tế chính trị học người Anh David Ricardo mô tả chúng trong thế kỷ 19. Bằng cách cho phép các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình, tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại lợi ích kinh tế ròng, mặc dù nó có thể làm tổn thương các nhóm nhất định vốn được hưởng lợi từ sự bảo hộ thuế quan trước đây. Continue reading “Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP”

Tại sao nên ủng hộ TPP?

TPP+Logo

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Why Support the TPP?Project Syndicate, 08/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận giữa các nhà đàm phán đến từ 12 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đại diện cho một chiến thắng hiếm có. Những trở ngại chính trị to lớn, cả trong nước và quốc tế, đã được vượt qua để đạt được thỏa thuận. Và bây giờ là lúc những người chỉ trích việc phê chuẩn TPP, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nên đọc thỏa thuận này với một đầu óc cởi mở.

Đa số các vấn đề xung quanh TPP đã được đóng khung, ít nhất theo thuật ngữ chính trị Hoa Kỳ, theo kiểu phe tả đối đầu với phe hữu. Thái độ thù địch không ngừng của phe tả đối với thỏa thuận – thường với lý do là nội dung của thỏa thuận trong suốt quá trình đàm phán đã không được thông báo cho Quốc hội Hoa Kỳ – mang đến hai mối nguy hiểm. Continue reading “Tại sao nên ủng hộ TPP?”

Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?

IMF1

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Don’t Fear the IMF”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại nhiều nơi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là tổ chức mà mọi người đều căm ghét. Theo một số người, IMF không mang lại gì tốt đẹp cho người nghèo, phụ nữ, ổn định kinh tế và môi trường. Joseph Stiglitz, người có tầm ảnh hưởng được nhân rộng bởi giải thưởng Nobel, đổ lỗi cho IMF vì đã gây ra và sau đó càng làm tồi tệ hơn các cuộc khủng hoảng kinh tế mà IMF được yêu cầu giải quyết. IMF được cho là làm như vậy để giải cứu các nhà tư bản và chủ ngân hàng chứ không phải người dân bình thường. Mặc dù không đúng sự thật nhưng niềm tin này sẽ gây hại rất lớn và hạn chế tiềm năng những điều tốt đẹp mà IMF có thể mang lại.

Trước tiên, hãy xem xét cách thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, chẳng hạn như khủng hoảng người tị nạn Syria, và cách thế giới giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính. Như tên gọi của nó cho thấy, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn là một cá nhân, không phải là một tổ chức. Ông ta hoặc bà ta đứng đầu một “văn phòng”, không phải là một tổ chức hoàn chỉnh. Điểm yếu này là điều đã buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel phải ép buộc các đối tác Liên minh châu Âu có phản ứng thống nhất hơn đối với dòng người tị nạn. Continue reading “Tại sao IMF vẫn đóng vai trò quan trọng?”

Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại

628x-1

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The Secret Corporate Takeover,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ và cả thế giới đang tham gia vào một cuộc tranh luận lớn về các thỏa thuận thương mại mới. Các hiệp định như vậy thường được gọi là “hiệp định thương mại tự do”; trên thực tế, chúng là các hiệp định thương mại được quản trị, được thiết kế cho phù hợp với lợi ích của các công ty, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Ngày nay, các thỏa thuận như vậy thường được gọi là “quan hệ đối tác,” như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng không phải là quan hệ đối tác bình đẳng: Hoa Kỳ trên thực tế là bên định ra các điều khoản. May mắn là “các đối tác” của Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên không muốn chỉ là bên chấp nhận. Continue reading “Ảnh hưởng của các công ty lên các hiệp định thương mại”

Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ

currency-wars

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Dollar Joins the Currency Wars,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng. Continue reading “Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ”

Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?

0007f675-642

Nguồn: Kemal Derviş, “Can Trade Agreements Stop Currency Manipulation?Project Syndicate, 17/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể phủ nhận rằng giữa thương mại và tỉ giá hối đoái có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là các hiệp định thương mại quốc tế nên bao gồm các quy định điều chỉnh các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ hay không?

Một số nhà kinh tế chắc hẳn đã nghĩ vậy. Chẳng hạn như Simon Johnson gần đây đã lập luận rằng các thỏa thuận siêu khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên được sử dụng để ngăn cản các nước can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn tỉ giá hối đoái tăng cao; Fred Bergsten cũng đưa ra một lập luận tương tự. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiếp tục lập luận rằng nên tách biệt các vấn đề kinh tế vĩ mô với các cuộc đàm phán thương mại. Continue reading “Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?”

Tăng trưởng chậm lại: Cơ hội của Trung Quốc

20140425154334-china-slowdown

Nguồn: Yu Yongding, “China’s Slow-Growth Opportunity,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bốn năm đáng thất vọng, các nhà kinh tế Trung Quốc đã nhận ra rằng tăng trưởng GDP đang chậm lại – từ đỉnh cao sau khủng hoảng 12,8% năm 2010 xuống còn khoảng 7% như hiện nay – chủ yếu là do cấu trúc chứ không phải do chu kỳ. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc đã ổn định ở mức thấp đáng kể. Trong khi đất nước có thể tránh được một cuộc suy giảm lớn và bất ngờ, kỳ vọng tăng trưởng hàng năm có thể duy trì ở mức 6-7% trong thập niên tới. Nhưng điều này không nhất thiết là một tin xấu.

Có thể người ta sẽ đặt câu hỏi là tại sao GDP ở Trung Quốc, với mức thu nhập bình quân đầu người gần đây đã vượt 7.000 đô la Mỹ, lại được đặt mục tiêu phát triển chậm hơn rất nhiều so với Nhật Bản trong giai đoạn 1956-1970, khi mà nền kinh tế Nhật Bản, với thu nhập bình quân đầu người bắt đầu vượt khoảng 7.000 đô la, đã tăng trưởng hàng năm trung bình 9,7%. Câu trả lời nằm ở mức tăng trưởng tiềm năng. Continue reading “Tăng trưởng chậm lại: Cơ hội của Trung Quốc”

Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”

#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin

Nguồn: Robert O. Keohane & Joseph S. Nye (1998). “Power and Interdependence in the Information Age”, Foreign Affairs, Vol. 77, No. 5 (Sep. – Oct.), pp. 81-94.

Biên dịch: Vũ Thị Thu | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Sự bền bỉ của các quốc gia

Trong suốt thế kỷ 20, những người theo trường phái hiện đại chủ nghĩa cho rằng công nghệ sẽ làm biến đổi chính trị thế giới. Năm 1910, Norman Angell từng khẳng định sự tương thuộc kinh tế sẽ làm cho chiến tranh trở thành điều phi lý và hướng tới viễn cảnh mà những cuộc chiến này chỉ còn là dĩ vãng. Continue reading “#173 – Quyền lực và sự tương thuộc trong kỷ nguyên thông tin”

#154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 11), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến một thế giới gắn chặt vào nhau hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử nhân loại.

Barack Obama – Tổng thống Hoa Kỳ

 Vào đầu mùa hè năm 2004, Tập đoàn Zilog đóng cửa các cơ sở sản xuất của mình ở phía tây nam Idaho sau một phần tư thế kỷ hoạt động. Đặt trụ sở tại San Jose, California, Zilog tập trung vào phân khúc thiết bị vi logic của thị trường chip bán dẫn, thiết kế và sản xuất các thiết bị được sử dụng trong bộ điều khiển nhúng. Mặc dù công ty đã có các trung tâm thiết kế tại một số địa điểm nhưng cơ sở tại Idaho là nơi duy nhất đặt các nhà máy sản xuất của công ty. Continue reading “#154 – Toàn cầu hóa chính trị thế giới”

#100 – Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị

Nguồn: Hyoung-kyu Chey (2013). “Can the Renminbi Rise as a Global Currency? The Political Economy of Currency Internationalization”, Asian Survey, Vol. 53, No. 2 (March/April), pp. 348-368.

Biên dịch: Hà Thị Thu Hà | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Bài liên quan: #38 – Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

Do quyền lực chính trị quốc tế và nền kinh tế của Trung Quốc chưa đủ mạnh, cho nên ít nhất trong thời gian tới, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chưa chắc đã thay thế được đồng đô la Mỹ để trở thành đồng tiền quốc tế hàng đầu, tuy nhiên trong chừng mực nào đó, nó có thể phát triển thành đồng tiền châu Á.

Continue reading “#100 – Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị”

#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ

Nguồn: Min Zin & Brian Joseph (2012). “The Opening in Burma: The Democrats’ Opportunity”, Journal of Democracy, Volume 23, Number 4 (October), pp. 104-119.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Trong suốt nửa thế kỷ sau khi quân đội lên nắm quyền năm 1962, viễn cảnh thay đổi chính trị ở Miến Điện vẫn tỏ ra còn xa vời. Đây là một trong những thể chế độc tài cứng nhắc nhất thế giới, và Miến Điện cũng là một trong những nước kém phát triển nhất. Trong hầu hết các chỉ số về phát triển con người được đo lường, đất nước 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và hiện đang nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Như thể góp phần làm cho bức tranh thêm ảm đạm, những nhà lãnh đạo quân đội Miến Điện từ lâu đã đi theo chính sách cô lập khiến tình hình kinh tế và chính trị tiếp tục trì trệ, Continue reading “#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ”

#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc

Nguồn: Guoyou Song & Wen Jin Yuan (2012). “China’s Free Trade Agreement Strategies”, The Washington Quarterly,  35:4, pp. 107-119. >>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương với mục tiêu tự do hóa các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của chương trình TPP đã khiến Trung Quốc lo lắng. Ban đầu, hiệp định được ký giữa bốn nước (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore) vào ngày 3/6/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Năm 2008, năm nước khác (Úc, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam) bắt đầu đàm phán để gia nhập nhóm.[1] Ngày 12/11/2011, các nhà lãnh đạo của chín nước đối tác TPP đã công bố những nét chính của hiệp định TPP mở rộng: Continue reading “#39 – Chiến lược Hiệp định Thương mại Tự do của Trung Quốc”