10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I

Nguồn: New York City parade honors World War I veterans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, gần một năm sau khi một thỏa thuận đình chiến chính thức chấm dứt Thế chiến I, thành phố New York đã tổ chức một cuộc diễu hành để chào đón Tướng John J. Pershing, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF), và khoảng 25.000 binh sĩ đã phục vụ trong Sư đoàn 1 của AEF trên Mặt trận phía Tây.

Hoa Kỳ, vốn duy trì sự trung lập vào thời điểm Thế chiến I nổ ra ở châu Âu vào mùa hè năm 1914, đã tuyên chiến với Đức vào tháng 04 năm 1917. Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung được khoảng 100.000 người để gửi đến Pháp dưới quyền chỉ huy của Pershing vào mùa hè năm đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã nhanh chóng thông qua một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Continue reading “10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I”

03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời

Nguồn: Woodrow Wilson dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ thứ 28, đã qua đời tại Washington, D.C., ở tuổi 67.

Năm 1912, Wilson, đại diện Đảng Dân chủ, Thống đốc bang New Jersey, đã được bầu làm Tổng thống sau chiến thắng áp đảo trước William Howard Taft, Tổng thống đương nhiệm kiêm ứng viên Đảng Cộng hòa, và ứng viên Đảng Cấp tiến Theodore Roosevelt. Tiêu điểm trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Wilson là việc Thế chiến I bùng nổ và những nỗ lực của ông nhằm tìm kiếm một kết thúc hòa bình cho cuộc xung đột, đồng thời duy trì sự trung lập của nước Mỹ. Năm 1916, ông tái đắc cử sau chiến thắng sít sao trước Charles Evans Hughes, ứng viên Đảng Cộng hòa. Continue reading “03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời”

26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức

Nguồn: Brazil declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Brazil tuyên bố quyết định tham gia Thế chiến I, đứng về phía các cường quốc phe Hiệp ước.

Là một trong những nước quan trọng trong thị trường thương mại Đại Tây Dương, Brazil – một quốc gia rộng lớn chiếm gần một nửa lục địa Nam Mỹ – đã ngày càng bị đe doạ bởi chính sách chiến tranh tàu ngầm của Đức trong suốt hai năm đầu của Thế chiến I. Tháng 02/1917, khi Đức khôi phục chính sách này sau thời gian tạm đình chỉ vì áp lực của các quốc gia trung lập như Mỹ, Tổng thống Woodrow Wilson đã đáp trả bằng cách ngay lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức; Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến cùng với các cường quốc Hiệp Ước vào ngày 06/04/1917. Continue reading “26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức”

04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I

Nguồn: U.S. proclaims neutrality in World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ra tuyên bố về tình trạng trung lập của Mỹ, một lập trường được đa số người Mỹ ủng hộ.

Hy vọng ban đầu của Wilson rằng Mỹ có thể “vô tư trong suy nghĩ cũng như hành động” đã sớm bị vô hiệu hóa khi người Đức tìm cách cô lập quần đảo Anh. Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng đã nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi một số tàu Mỹ đến Anh bị làm cho hư hỏng hoặc bị đánh chìm bởi ngư lôi của Đức. Continue reading “04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.

Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Trump trong mắt người Trung Quốc”

02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến

Nguồn: Woodrow Wilson asks U.S. Congress for declaration of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Thế giới phải là nơi an toàn cho dân chủ,” Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã tuyên bố như vậy vào ngày này năm 1917, khi ông xuất hiện trước Quốc Hội để yêu cầu tuyên chiến với Đức.

Dưới thời Wilson, người từng giữ chức Hiệu trưởng Đại học Princeton và Thống đốc bang New Jersey, sau đó trở thành ông chủ Nhà Trắng vào năm 1912, Mỹ đã tuyên bố trung lập từ giai đoạn đầu Thế chiến I (mùa hè năm 1914.) Ngay cả khi khi quân Đức đánh chìm tàu Lusitania của Anh vào tháng 05/1915 – khiến 1.201 người thiệt mạng, trong đó có 128 người Mỹ, gây ra sự phẫn nộ trên toàn nước Mỹ và buộc Wilson phải gửi lời cảnh báo mạnh mẽ đến Đức – thì tới năm 1916, ông vẫn tái đắc cử Tổng thống nhờ nền tảng tranh cử trung lập nghiêm ngặt. Cuối năm đó, Wilson thậm chí còn cố gắng làm trung gian hòa giải giữa hai phe, Đồng minh Hiệp ước và Liên minh Trung Tâm. Việc này được Đức hoan nghênh, nhưng cuối cùng lại bị Pháp và Anh bác bỏ. Continue reading “02/04/1917: Wilson yêu cầu Quốc hội Mỹ tuyên chiến”

04/03/1933: Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức

Nguồn: FDR inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, ngay khi Đại Suy thoái đang tồi tệ nhất, Franklin Delano Roosevelt đã tuyên thệ trở thành vị Tổng thống Mỹ thứ 32. Trong bài diễn văn nhậm chức nổi tiếng mà ông đọc ngay tại Tòa nhà Quốc Hội, Roosevelt đã trình bày về Kinh tế mới (New Deal) – một chính sách mà trong đó chính quyền liên bang sẽ cung cấp thêm cơ hội việc làm và phúc lợi xã hội. Ông tuyên bố trước người dân Mỹ rằng “Điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là sự sợ hãi.” Ngày hôm ấy là một ngày mưa tại thủ đô Washington, và dù đã bị nước mưa hắt vào suốt thời gian phát biểu, nhưng bài diễn văn của Roosevelt vẫn rất lạc quan. Rất nhiều người Mỹ cũng đã ủng hộ vị Tổng thống mới, cùng đề xuất cải cách kinh tế cấp tiến của ông để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc Đại Suy thoái. Continue reading “04/03/1933: Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức”

01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ

Nguồn: Zimmermann Telegram published in United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) đã được công bố trên trang nhất của rất nhiều tờ báo ở khắp nước Mỹ. Nó là một bức điện mà Ngoại trưởng Đức, Arthur Zimmermann, gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico, trong đó đề xuất thành lập liên minh Mexico – Đức trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Đức.

Trong bức điện, do tình báo Anh chặn được và giải mã hồi tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị cho vị đại sứ, Bá tước Johann von Bernstorff, đưa ra đề nghị viện trợ tài chính cho Mexico nếu nước này đồng ý trở thành đồng minh của Đức trong bất kỳ xung đột Mỹ – Đức nào trong tương lai. Nếu người Đức giành chiến thắng, họ cũng hứa sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ”

18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc

Nguồn: Post-World War I peace conference begins in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris nước Pháp, một nhóm các lãnh đạo quyền lực nhất thế giới đã gặp nhau để bắt đầu cuộc đàm phán phức tạp chính thức đánh dấu sự kết thúc Thế chiến I. Trong vòng sáu tháng tới, phe Hiệp ước (Pháp, Anh, Mỹ và Ý) – những người giành chiến thắng – sẽ đưa ra nhiều quyết định quan trọng tại Paris.

Trong hầu hết các cuộc họp, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đấu tranh cho ý tưởng của ông về một “hòa bình không có chiến thắng” (peace without victory) và đảm bảo rằng Đức, lãnh đạo của Liên minh Trung tâm, đồng thời là kẻ thua cuộc lớn nhất trong cuộc chiến, sẽ không bị trừng phạt quá mức. Mặt khác, Thủ tướng hai nước Pháp và Anh, Georges Clemenceau và David Lloyd George, lại cho rằng việc trừng phạt Đức một cách thích đáng đồng thời duy trì thế yếu của nước này là cách duy nhất để đền bù cho những tổn thất to lớn của cuộc chiến. Continue reading “18/01/1919: Hội nghị Hòa bình Paris khai mạc”

Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 4/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Wilson là vị tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Ông là người đẩy mạnh sự can dự của Mỹ trong các vấn đề thế giới hơn hẳn các tổng thống tiền nhiệm. Tầm nhìn mang tính lý tưởng hóa của ông góp phần vào sự thành lập Hội Quốc Liên.

Thomas Woodrow Wilson sinh ngày 28 tháng 12 năm 1856 tại Staunton, bang Virginia. Cha ông là một mục sư của Giáo Hội Trưởng lão[1] (Presbyterian). Wilson lớn lên tại Georgia và South Caroline trong bối cảnh của cuộc Nội chiến Mỹ. Ông theo học ở trường Đại học Princeton và không lâu sau trở thành luật sư. Sau đó ông đạt được học vị tiến sĩ về lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học John Hopkins.

Với một sự nghiệp học thuật thành công, Wilson trở thành chủ tịch Đại học Princeton từ năm 1902 đến 1910. Ông gây được sự chú ý từ những nỗ lực cải cách và được đảng Dân chủ bang New Jersey mời tranh cử chức thống đốc năm 1910. Thắng lợi trong cuộc tranh cử là khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của Wilson. Năm 1912, ông đại diện cho đảng Dân chủ đắc cử tổng thống. Continue reading “Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng”