Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Nếu như Trung Quốc có bao giờ thực hiện thành công một cuộc Đại nhảy vọt, thì đó chính là ở Thâm Quyến. Và lý do cơ bản của thành công này là vì thành phố này được phân quyền một cách đích thực.
Tư liệu học thuật chuyên ngành nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Nếu như Trung Quốc có bao giờ thực hiện thành công một cuộc Đại nhảy vọt, thì đó chính là ở Thâm Quyến. Và lý do cơ bản của thành công này là vì thành phố này được phân quyền một cách đích thực.
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Ngày 27 tháng giêng năm Quang Thuận thứ 8 [3/3/1467] (Minh Thành Hóa năm thứ 3), nhà Vua đến bái yết Lam Kinh. Ngày 29 [5/3/1467] hành cung Vua đóng tại điện An Lạc. Ngày mồng một tháng 2 [6/3/1467] có nhật thực, làm lễ tế văn miếu. Ngày mồng 8 [13/3/1467] sai bọn Thượng thư bộ Hộ Trần Phong khám đất tại Lam Sơn, để cấp cho các công thần:
“Ngày 27, vua bắt đầu đến Lam Kinh bái yết lăng Lam Kinh. Ngày 29, ngự giá đóng tại hành điện An Bạc. Ban phép tập trận đồ. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)”
Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.
Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”
Nguồn: Phelim Kine (pv), ‘We aren’t on the Chinese side’, Politico, 06/16/2023
Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp
Vào tháng Giêng, hai nhà ngoại giao chuyên nghiệp Sophea Eat và Keo Chhea đã kết thúc sự chia cách kéo dài 14 năm ở những vị trí ngoại giao khác nhau khi Eat được bổ nhiệm làm đại sứ của Campuchia tại Liên Hợp Quốc và chuyển đến Hoa Kỳ công tác, nơi mà chồng bà, Keo, đang phục vụ với tư cách nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tại Washington từ năm 2022. Các chức vụ của họ phù hợp với sự quan tâm mạnh mẽ của Hoa Kỳ với Campuchia và các nước ASEAN khác như là một phần của các nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm tập hợp sự ủng hộ khu vực cho chiến lược đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Đại sứ Campuchia tại Mỹ và Liên Hiệp Quốc: “Chúng tôi không đứng về phía Trung Quốc””
Nguồn: “The Wagner Group halts its march on Moscow”, The Economist, 24/06/2023.
Biên dịch: Phan Nguyên
Vladimir Putin dường như đã sống sót qua mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ của ông. Nhưng trong bao lâu nữa?
Mối đe dọa từ cuộc binh biến chống lại Vladimir Putin đã biến mất vào ngày 24 tháng 6 một cách đột ngột và kịch tính như khi nó nổ ra. Vào buổi sáng, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã đưa các đội hình xe bọc thép của mình tham gia cuộc hành quân 1.000 km tiến về Moskva, tuyên bố đã áp sát trong vòng 200 km và gây ra báo động ở Điện Kremlin. Nhưng đến tối, ông ra lệnh cho các cựu chiến binh thiện chiến của mình quay trở lại, nói rằng ông không muốn làm đổ máu người Nga. Các báo cáo trên mạng xã hội cho thấy các chiến binh của ông đang bắt đầu rút lui. Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết ông Prigozhin sẽ tới Belarus. Continue reading “Nhìn lại toàn cảnh cuộc binh biến của Tập đoàn Wagner”
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, người viết từng tham khảo các bộ sử như Nguyên sử, Tục Tư Trị Thông Giám của Tất Nguyên, An Nam Chí Lược của Lê Trắc, Đại Việt Sử Kỳ Toàn Thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Về sử liệu, các bộ sử có thể bổ sung cho nhau; duy về thời điểm lịch sử thì bộ An Nam Chí Lược ghi rất cẩn trọng, phần lớn ghi đầy đủ cả ngày, tháng, năm. Kỹ hơn nữa khi ghi ngày, soạn giả Lê Trắc ghi cả ngày theo số đếm, và cả ngày Can Chi. Continue reading “Những thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông”
Nguồn: “Why the boss of Wagner Group is feuding with Russia’s military leaders?”, The Economist, 11/05/2023
Biên dịch: Tạ Hà Chi
Yevgeny Prigozhin, chỉ huy của một lực lượng lính đánh thuê Nga, đang mất dần tầm ảnh hưởng
Rất nhiều thi thể chất đống là bối cảnh khác thường cho một đoạn độc thoại. Vào ngày 5/4, Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo của Wagner, một nhóm lính đánh thuê Nga, đã đứng giữa thi thể của hàng chục chiến binh khi ghi lại một lời công kích kịch liệt nhắm vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tư lệnh lực lượng vũ trang Valery Gerasimov. Ông tuyên bố rằng bộ đôi lãnh đạo này đã trì hoãn phát đạn dược cho lính đánh thuê của ông tại Bakhmut, một thị trấn ở miền đông Ukraine mà Nga đã cố gắng chiếm giữ từ nhiều tháng nay. Sau đó, ông cũng cảnh báo Wagner sẽ rút lui nếu nguồn tiếp tế không sẵn sàng. Sự bộc phát cơn giận của Prigozhin là một phần của diễn biến mới nhất trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa ông và các nhà lãnh đạo quốc phòng Nga. Vì sao họ lại có mâu thuẫn và diễn biến này nói lên điều gì về tình trạng chỉ huy quân sự của nước này? Continue reading “Vì sao trùm Wagner lại mâu thuẫn với giới lãnh đạo quân sự Nga?”
Nguồn: Vivian Wang, “布林肯访华:中方态度冷淡,双方或持续对抗”, New York Times, 17/06/2023.
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Để làm dịu mối quan hệ đang xấu đi giữa Trung Quốc với Mỹ, Chủ nhật này [18/6/2023] Ngoại trưởng Blinken sẽ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc bị trì hoãn từ lâu. Nhưng lập trường ngày càng cứng rắn và đôi khi hoàn toàn thù địch của Trung Quốc cho thấy chủ đề chuyến đi này của Blinken không chỉ là về hòa dịu mà còn là đối đầu.
Theo quan điểm của Trung Quốc, Mỹ là một quốc gia bá quyền đang trên đà suy sụp tìm cách củng cố địa vị thống trị của mình ở các sân sau của Trung Quốc và chủ trương khiêu khích Trung Quốc trên vấn đề Đài Loan, một hòn đảo dân chủ tự trị. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên án Mỹ dẫn đầu các quốc gia khác liên kết triển khai hành động kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự, ngoại giao và công nghệ. Cho dù Trung Quốc đồng ý đối thoại, nhưng thực tế cho thấy họ đã sẵn sàng đối phó với xung đột, không hy vọng nhiều về khả năng và tác động của sự tan băng thực sự trong quan hệ giữa hai nước. Continue reading “Thách thức chờ đón chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken”
Nguồn: Chris Buckley & Paul Sonne, “习近平生日普京发贺电,中俄关系存隐忧”, New York Times, 16/06/2023.
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Rất ít khi việc chúc mừng sinh nhật lại có ý nghĩa quan trọng. Thế nhưng khi Tổng thống Nga Putin đang ở vào tình thế khó khăn bầy tỏ tình cảm thân thiện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thì ngay cả cái việc xem ra có vẻ rất nhỏ ấy cũng trở thành tín hiệu gửi cho thế giới, nhất là cho đối thủ cạnh tranh phương Tây.
Hôm Thứ Năm [15/6] vừa rồi là sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Putin đã gửi điện chúc mừng nhà lãnh đạo Trung Quốc, chúc “Bạn thân mến” của ông mạnh khoẻ, hạnh phúc, thuận lợi. Bức điện ấy đã tăng cường thêm ấn tượng của mọi người đối với mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo quyền uy này. Continue reading “Thấy gì từ việc Putin gửi điện chúc mừng sinh nhật Tập Cận Bình?”
Nguồn: Chun Su-jin, “金正恩真的会让女儿成为接班人吗”, New York Times 31/05/2023
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Trong hơn sáu tháng qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đã cho thế giới một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống riêng tư của ông. Trong bộ ảnh đầu tiên, một cô gái đi giày đỏ, cột tóc đuôi ngựa, tay trong tay với lãnh tụ họ Kim đi bên cạnh một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu Hwasong-17. Sau đó lại có bức ảnh cho thấy cô bé nhìn vào mắt cha mình tại một hoạt động chúc mừng thành công của các nhà khoa học vũ khí, và nhẹ nhàng vỗ vai cha cô trong một cuộc diễu binh. Vào ngày 16 tháng 5 năm nay, hai cha con được cho là cùng mặc áo khoác trắng của nhân viên phòng thí nghiệm khi đi thị sát hoạt động của một vệ tinh do thám. Continue reading “Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?”
Nguồn: “Can nets protect against kamikaze drones in Ukraine?”, The Economist, 17/05/2023
Biên dịch: Tạ Hà Chi
Công nghệ này đã được sử dụng từ hàng thế kỷ nay
Làm thế nào để có thể ngăn chặn máy bay không người lái tấn công? Vũ khí tuần kích, là loại máy bay ném bom không người lái sử dụng một lần, đã được cả Nga và Ukraine triển khai để gây sát thương trong suốt cuộc chiến. Chúng rẻ và linh hoạt. Cũng giống như các mẫu máy bay không người lái cấp độ quân sự, cả hai bên đều đang gắn thuốc nổ lên các máy bay không người lái thương mại. Hàng trăm các máy bay không người lái tuỳ biến như thế có thể được sản xuất một cách nhanh chóng. Các binh sĩ phòng thủ có thể cố gắng gây nhiễu tín hiệu của các máy bay đang lao tới. Họ có thể bắn hạ hoặc hạ gục chúng trên trời bằng các máy bay không người lái khác. Nhưng đôi khi cách phòng thủ tốt nhất cũng là cách đơn giản nhất. Cả Nga và Ukraine đều đang sử dụng lưới phòng thủ để bảo vệ vị trí của mình. Nhưng liệu hệ thống lưới phòng thủ có thể thực sự chống lại bom bay hay không? Continue reading “Lưới phòng thủ có thể giúp chống máy bay không người lái tự sát hay không?”
Tác giả: Nguyễn Quang Dy
Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Bắc Kinh (1/11/2022). Tuyên bố Chung hai nước khẳng định sẽ “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… kiểm soát tốt các bất đồng trên biển…không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp”. Nhiều người hy vọng ngoại giao cây tre mềm dẻo của Hà Nội sẽ làm cho quan hệ Việt-Trung ổn định, để có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.
Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Từ ngày 7/5, họ đã cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với nhiều tàu hộ tống tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần bãi Tư Chính, gây ra khủng hoảng mới tại Biển Đông. Trung Quốc muốn lợi dụng khoảng trống quyền lực để triển khai “âm mưu mới”, bất chấp Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA 2016). Continue reading “Khủng hoảng mới tại Biển Đông?”
Tác giả: Hồ Bạch Thảo
Ngày 17 tháng Giêng năm Quang Thuận năm thứ 5 [23/2/1464], Vua Anh Tông nhà Minh mất; 5 hôm sau vào ngày 28/2/1464 Vua Hiến Tông lên ngôi:
“Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 17, vua Anh Tông nhà Minh băng. Ngày 22, Thái tử Kiến Nhu lên ngôi, đổi niên hiệu là Thành Hóa. Đó là Hiến Tông.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 15a.
Tháng 2 [8/3-6/4/1464], Vua Lê Thánh Tông trở về Thanh Hóa bái yết lăng tẩm. Ban sắc khen Thượng thư bộ Hình Lê Cảnh Huy đã đưa lời nói thẳng; khuyến khích nên xét kỹ những vụ án oan uổng, để xứng với chức vụ: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)”
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Lạm phát ở Đức giảm mạnh trong tháng 5. Cụ thể, giá cả tăng 6,3% trong 12 tháng gần nhất, giảm từ mức 7,6% của một tháng trước đó (được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng hài hòa, có thể dùng để so sánh giữa các nước). Con số này của Pháp cũng giảm xuống 6%, mức thấp nhất trong một năm qua, dù dự đoán của giới kinh tế là 6,4%. Tin tốt từ hai nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro làm dấy lên hy vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sớm ngừng tăng lãi suất.
Hạ viện Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu lần cuối về một thỏa thuận sẽ đình chỉ trần nợ và tránh vỡ nợ công. Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa Kevin McCarthy tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ cho thỏa thuận từ các thành viên trong đảng của ông, trong đó có một số người muốn cắt giảm chi tiêu sâu hơn. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra sau đó vào ngày thứ Tư theo giờ Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2023”
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Trong bài “Trung Quốc xôn xao về phát biểu của Macron gọi Nga là ‘chư hầu’”, nhà báo kỳ cựu người Nhật Katsuji Nakazawa đã phân tích lời Tổng thống Pháp nói hôm Chủ nhật 14/5. Hôm ấy, khi trả lời câu hỏi của báo Opinion (Pháp), ông Macron cho rằng nước Nga của Putin trên thực tế đã thua về mặt địa chính trị, để mất lối vào biển Baltic, thúc đẩy Phần Lan và Thuỵ Điển gia nhập khối NATO, và do ngày một lún sâu vào vũng bùn chiến tranh Ukraine, Nga buộc phải ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, trở thành “chư hầu” (nguyên văn tiếng Anh “vassal”, Trung Quốc dịch là “nước phụ thuộc”) của nước này.
Nhận định “Nga là chư hầu của Trung Quốc” đã đặt Moskva và Bắc Kinh vào tình thế khó xử. Trung Quốc cho rằng đây là chiến thuật của phương Tây nhằm chia rẽ Trung Quốc với Nga, nếu nói nhiều về vấn đề đó thì sẽ mắc mưu họ. Vì thế truyền thông chính thống Trung Quốc tránh nói về phát biểu của Macron. Nhưng dân nước này thì không giấu được niềm tự hào nước mình đã vượt Nga, trở thành cường quốc sánh ngang với Mỹ. Có dân mạng nhắc lại chuyện ngày xưa Nga từng chiếm không ít vùng đất của Trung Quốc. Continue reading “Người Trung Quốc nghĩ gì về nhận xét “Nga là ‘chư hầu’ của Trung Quốc”?”
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Recep Tayyip Erdogan đã có bài phát biểu chiến thắng sau khi kết quả kiểm phiếu sớm cho thấy ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Cả ủy ban bầu cử của đất nước lẫn truyền thông nhà nước đều chưa tuyên bố người chiến thắng. Ông Erdogan đã đánh bại mọi dự đoán để giành 49,5% số phiếu trong vòng một hôm 14 tháng 5; khi ấy đối thủ chính Kemal Kilicdaroglu chỉ giành được 44,9% số phiếu.
Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ viện Mỹ, đã cố gắng dập tắt những xôn xao về việc các đảng viên Cộng hòa cánh hữu nổi loạn phản đối thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ mà ông đạt được với tổng thống Joe Biden hôm thứ Bảy. Thỏa thuận này, trong đó giới hạn chi tuỳ nghi ngoài lĩnh vực quốc phòng của chính phủ ở mức tương đương năm 2023 trong hai năm, sẽ bước vào một hành trình không dễ dàng để được Quốc hội thông qua, với trước tiên là vòng bỏ phiếu vào thứ Tư ở Hạ viện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/05/2023”
Nguồn: “Why a new UN treaty to safeguard the “high seas” matters”, The Economist, 08/03/2023.
Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai
Các vùng biển quốc tế bị lãng quên từ lâu cuối cùng sẽ nhận được nhiều sự bảo vệ hơn
Biển cả, thứ bao phủ gần ba phần tư bề mặt Trái đất, có vai trò duy trì và điều hòa sự sống trên hành tinh. Mỗi năm, nó hấp thụ khoảng một phần tư lượng carbon dioxide do nhân loại thải ra. Ngoài ra nó cũng có giá trị kinh tế. Thực phẩm, vận tải biển, du lịch và các hoạt động khác trên đại dương có trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la hàng năm. Nhưng gần hai phần ba đại dương nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế, kéo dài 200 hải lý (370km) từ bờ biển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 219 triệu km vuông đại dương, được gọi là “biển cả”, nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Continue reading “Tại sao hiệp ước mới của LHQ về “Biển cả” lại quan trọng đến vậy?”
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Tên lửa dùng trong lĩnh vực thăm dò vũ trụ đều phải có công suất cực lớn, có như thế mới có thể phóng vật thể đi với vận tốc cực nhanh, cân bằng hoặc thắng được sức hút (lực hấp dẫn) của Trái Đất. Thống kê của Liên Xô và Mỹ cho thấy các trục trặc về tên lửa chiếm 51% tổng số lần phóng vệ tinh thất bại, gây tổn thất rất lớn về người và tài sản. Vì thế, bảo đảm độ an toàn cao khi phóng tên lửa là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong ngành hàng không vũ trụ.
Hãy xem ngành du hành vũ trụ Trung Quốc đã thực hiện công tác bảo đảm an toàn như thế nào khi phóng thành công vệ tinh Mặt Trăng đầu tiên Thường Nga-1 (Chang e-1) ngày 24/10/2007. Continue reading “Cách Trung Quốc bảo đảm an toàn khi phóng tên lửa vũ trụ”
Nguồn: Faizal Bin Yahya, “Singapore’s digital banking oversight lags behind demand”, East Asia Forum, 13/05/2023
Biên dịch: Lê Như Ngọc
Đông Nam Á có khoảng 687 triệu dân, tạo nên hệ sinh thái ngân hàng số vô cùng đa dạng. Năm nền kinh tế phát triển hơn (ASEAN-5) và Brunei có các lĩnh vực dịch vụ tài chính vững mạnh, trong khi ở những quốc gia khác – đặc biệt là khu vực nông thôn – có lượng lớn dân số chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng truyền thống và công ty khởi nghiệp fintech dần chuyển sang sử dụng ngân hàng số để giải quyết vấn đề này, tuy nhiên phát sinh nhiều vấn đề khác nhau đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý. Continue reading “Giám sát ngân hàng số tại Singapore vẫn đi sau so với nhu cầu”
Tác giả: Nguyễn Thành Trung
Giới trẻ Trung Quốc đã sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới để phản ánh cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực, nhất là với đòi hỏi mua nhà.