Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Xem thêm: Phần 1

Khi Lý Đăng Huy lên đảm nhận chức vụ Tổng thống tháng 1/1988, nhìn vào những quan hệ thực tế, chính trường Đài Loan không nghĩ ông sẽ đủ lực trụ được dài lâu. Sinh trưởng ở Đài Loan, ông được Tưởng Kinh Quốc để ý, mời tham chính qua nhiều chức vụ như Chính vụ (Bộ trưởng không Bộ), Thị trưởng Đài Bắc và Chủ tịch Tỉnh Đài Loan, trước khi trở thành Phó Tổng thống. Từng học đại học và rồi trở thành giảng viên Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), ông cũng từng du học tại Đại học Tokyo, Nhật, và làm Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp Đại học Cornell, Mỹ. Ông được đánh giá là có phong cách một trí thức hơn là một chính khách lão luyện. Cho tới 1988, do không có nhiều hậu thuẫn trong hệ thống đảng và chính quyền, lại bị bao vây bởi nhiều chức sắc Quốc dân đảng có thế lực từ Trung Quốc đại lục, đại diện cho nhiều khuynh hướng quyền lợi khác nhau, vì vậy, theo nhiều nhân vật Quốc dân đảng gốc Trung Quốc đại lục, việc để ông tham chính chẳng qua chỉ là mang tính chất tạm thời. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ 20. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ 20) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)”

Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Thái Hòa thứ 6 [3/1448], Đèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ vùng Lai Châu có tội. Triều đình bắt Mạnh Vượng tự tử, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em Vượng:

Tháng 2, Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ tri châu Phục Lễ, thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)”

Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định

Tác giả: Trần Chí Trung[1]

Trong khoảng ba năm trở lại đây, nhất là năm 2022, thế giới trải qua một giai đoạn biến động chưa từng có, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy phát triển chung của toàn cầu. Xâu chuỗi những sự kiện và dấu ấn của mỗi năm cho thấy sự tiếp nối của những xu thế chuyển dịch trước đó, đồng thời mang hàm ý chỉ dấu về một cục diện thế giới mới đang manh nha định hình. Continue reading “Nhìn lại cục diện thế giới năm 2022: Định hình trong bất định”

Thế giới hôm nay: 05/04/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã đến tòa hình sự Manhattan trình diện và nghe công bố quyết định truy tố. Cựu tổng thống Mỹ bị đại bồi thẩm đoàn buộc tội hồi tuần trước liên quan đến cáo buộc che đậy khoản tiền bịt miệng trả cho một nữ diễn viên khiêu dâm. Ông phủ nhận hành vi sai trái. Cuộc biểu tình gần nơi ông trình diện đã không thu hút được nhiều người như dự đoán.

Phần Lan chính thức gia nhập NATO và trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự, sau buổi lễ bên ngoài trụ sở của tổ chức ở Brussels. Quốc gia Bắc Âu nộp đơn xin gia nhập liên minh từ tháng 5 năm 2022, chưa đầy ba tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine. Việc nước này gia nhập đã tăng gấp đôi chiều dài biên giới của NATO với Nga. Người phát ngôn Nga Dmitry Peskov nói động thái này là một “sự xâm phạm” an ninh của Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/04/2023”

Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

Nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao vị thế của mình và nâng cấp hệ thống quân đội. Bên cạnh đó, cũng có lo ngại rằng hành động này sẽ làm Trung Quốc không hài lòng, từ đó sẽ gia tăng các hành động gây hấn trên Biển Đông.

Các chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải, trong bài viết này, sẽ phân tích góc nhìn của họ về những mặt lợi và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi xích lại gần hơn với Mỹ. Continue reading “Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

Năm nay là thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam có thể nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên tầm Đối tác chiến lược, trước khi bỏ lỡ nhiều lợi ích mà Hoa Kỳ có thể mang lại, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng.

Đó nhà nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị sau cuộc điện đàm của Tổng bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 vừa qua. Continue reading “Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt”

Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời

Nguồn: “Gordon Moore, a chip pioneer who set the stage for Google, Apple”, Nikkei Asia, 26/3/2023

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Dự đoán của người đồng sáng lập Intel về tốc độ nâng cấp chip đã dẫn đường cho Thung lũng Silicon.

Sáu thập niên trước, Gordon Moore đã dự đoán chính xác về tốc độ tiến bộ của chip máy tính, điều vốn sẽ biến đổi cuộc sống hiện đại.

Bằng cách đó, người đồng sáng lập và cựu chủ tịch của Intel, người vừa qua đời hôm thứ Sáu (24/3/2023) ở tuổi 94, đã tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Continue reading “Gordon Moore, tác giả ‘Định luật Moore’, qua đời”

Singapore: Nghịch lý phát triển

Tác giả: Hồ Sĩ Quý *

Tóm tắt: Singapore là hiện tượng kỳ diệu của thế giới ở thế kỷ 20. Từ một thị trấn nghèo qua 3 thập niên với ý chí quyết đoán của người đứng đầu là Lý Quang Diệu, Singapore đã trở thành “thiên đường của chủ nghĩa tư bản”. Năm 2014, GNP đầu người của nước này là 72.000 USD tính theo PPP. Xã hội thịnh vượng. Môi trường trong lành. Quan chức liêm khiết. Cả thế giới muốn bắt chước, nhưng có nhiều điều không thể bắt chước và cũng có nhiều điều người ta không muốn bắt chước. Bởi Singapore phát triển trong những nghịch lý không dễ lý giải, mà nghịch lý lớn nhất là “cất cánh” rồi “hóa rồng” trong môi trường ít nhiều độc đoán, độc tài. Tự do, dân chủ bị quản lý chặt. Nhà nước can thiệp sâu vào đời sống, thậm chí đời sống riêng tư của người dân. Kinh tế thị trường sôi động nhưng “bàn tay vô hình” của nó bị điều khiển bởi nhà nước. Tôn vinh đặc thù châu Á nhưng rất gần với phương Tây. Rất chú ý đến tính xã hội của sự phát triển nhưng lại xây dựng thành công một kiểu xã hội tư bản chủ nghĩa. Continue reading “Singapore: Nghịch lý phát triển”

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ và được Tổng thống Obama tiếp chính thức tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng như khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Trong phát biểu của Phó Tổng thống Biden khi chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại Giao, ông đã đọc câu thơ Kiều “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Không biết ông Biden có định “bói Kiều” hay không, nhưng có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để “vén mây giữa trời” và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ. Continue reading “Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?”

Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới

Nguồn: The world’s interest bill is $13trn—and risingThe Economist.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau thập niên 2010 với lãi suất đầy ưu đãi, giá cả tăng cao đang khiến các ngân hàng trung ương trở nên bận rộn hơn. Trong quý đầu năm 2021, lãi suất chính sách ở 58 nền kinh tế giàu và mới nổi chỉ ở mức trung bình 2,6%. Nhưng đến quý cuối năm 2022, con số này đã tăng lên 7,1%. Trong khi đó, tổng nợ ở các nước trên cũng tăng lên mức 298 nghìn tỷ đô la, tương đương 342% tổng GDP, so với mức 255 nghìn tỷ đô la, tương đương 320% GDP thời trước đại dịch.

Thế giới càng mắc nợ nhiều thì càng nhạy cảm hơn với lãi suất tăng. Để đánh giá tác động của vay mượn và lãi suất tăng, The Economist đã ước tính hóa đơn lãi suất của các công ty, hộ gia đình và chính phủ ở 58 nước trên. Tổng cộng các nền kinh tế này chiếm hơn 90% GDP toàn cầu. Hóa đơn lãi suất của họ đạt 10,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2021, tương đương 12% GDP. Nhưng chỉ một năm sau, con số này đã lên tới 13 nghìn tỷ đô la, tương đương 14,5% GDP. Continue reading “Tác động từ gánh nặng lãi suất tăng cao của kinh tế thế giới”

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Nguồn: Louis Raymond, “Nguyễn Thế Anh, l’historien sur le fil”, Les Cahiers du Nem, 19/07/2021

Biên dịch: Phản Tư

Nguyễn Thế Anh là sử gia chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á, sinh năm 1936, tác giả của hơn 120 ấn phẩm gồm sách và bài viết. Nhà làm phim tài liệu Florence Tran, sau khi lên kế hoạch quay một loạt phỏng vấn với ông trong tháng Sáu và tháng Bảy năm 2021, đã đề nghị tôi dẫn chương trình cho một trong số đó. Tôi nhận lời với tất cả nhiệt tình vì đây là lần đầu tiên tôi được gặp một tác giả mà các tác phẩm của ông chưa bao giờ thôi cuốn hút tôi. Nguyễn Thế Anh là một nhà trí thức đi trên lằn ranh, luôn cố gắng làm công việc của mình và không dính dáng tới chính trị, ngay cả khi bị kẹt giữa hai làn đạn. Continue reading “Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Nhân Tông tên húy Bang Cơ, con thứ ba của Thái Tông; mẹ là Tuyên Từ hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Vua sinh ngày mồng 9 tháng 6 năm Tân Dậu Đại Bảo thứ 2 [27/6/1441]; ngày 16 tháng 11 [29/11/1441] lập làm Hoàng thái tử. Ngày 12 tháng 8 năm Đại Bảo thứ 3 [15/9/1442], đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn lên ngôi, lúc ấy Vua mới 2 tuổi; lấy năm sau làm Thái Hòa năm thứ 1.

Mở đầu kỷ nguyên Thái Hòa năm thứ nhất [1443], bấy giờ vua mới 3 tuổi, nên Thái hậu Nguyễn Thị Anh coi chính sự, quyết đoán việc nước. Xuống chiếu cầu lời nói thẳng, để sửa chữa những chỗ thiếu sót: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)”

Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn. Bài viết muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này. Continue reading “Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ”

Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

“Vì chiến tranh bắt đầu từ trong đầu óc con người, nên việc bảo vệ hòa bình phải được kiến tạo từ trong đầu óc con người” – Hiến chương UNESCO.

Người ta nói chiến tranh là sự nối tiếp của chính trị. Mọi cuộc chiến tranh đều phải kết thúc, dù sớm hay muộn. Nhưng một khi đã nổ ra thì chiến tranh như một con quái vật hung dữ, rất khó kiểm soát. Chiến tranh Ukraine mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tuy đã diễn ra hơn một năm, gây tổn thất nặng nề cho cả Ukraine và Nga, nhưng đa số các chuyên gia cho rằng chiến tranh Ukraine “còn lâu mới kết thúc”. Continue reading “Chiến tranh Ukraine còn lâu mới kết thúc”

Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?

Nguồn:What’s behind France’s fatal fascination with Russia”, The Economist, 16/02/2023.

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Lịch sử lâu dài giữa hai nước đã khiến Paris khó hoàn toàn tách khỏi Moscow

Nhà triết học người Pháp Voltaire bị quyến rũ bởi nước Nga đến mức ông viết những bức thư ca ngợi gửi cho nữ hoàng Ekaterina (Catherine) Đại đế. Trong những năm 60, 70 của thế kỉ 18, nhà tư tưởng thời Khai sáng và nữ hoàng Nga đã trao đổi 197 bức thư tay bằng tiếng Pháp, ngôn ngữ được ưa chuộng bởi tầng lớp quý tộc Nga lúc bấy giờ. Voltaire khen ngợi Ekaterina là “đức vương khai minh”, và nói rằng: “Nếu tôi trẻ hơn, tôi sẽ trở thành người Nga”. Vào năm 1773, nữ hoàng còn đón tiếp nhà bác học Denis Diderot tại cung điện St. Petersburg. Từ đó, trong trí tưởng tượng của người Pháp, Nga là điểm hẹn của nghệ thuật và văn chương, là nơi văn minh vượt lên trên hỗn mang. Continue reading “Điều gì khiến Nga mê hoặc Pháp?”

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

Nguồn:Chinese arms could revive Russia’s failing war”, The Economist, 02/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Nhưng đồng thời các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cẩn thận trong từng bước đi của mình

Trong nhiều thập niên qua, Nga đã cung cấp vũ khí cho Trung Quốc. Trung bình, từ năm 2001 đến 2010, mỗi năm Nga bán cho Trung Quốc 2 tỷ đô la vũ khí, cùng với một hợp đồng lớn trị giá 7 tỷ đô la vào năm 2015. Nhưng bây giờ gió đã đổi chiều khi Nga đã mất hơn 9.400 thiết bị, trong đó có hơn 1.500 xe tăng, trong cuộc xâm lược bất thành vào Ukraine. Họ thiếu vũ khí đạn dược một cách trầm trọng. Mỹ tuyên bố có thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đang xem xét liệu có nên cung cấp vũ khí cho Nga hay không. Việc này có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn nữa trong quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu. Continue reading “Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?”

Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Phong trào Me Too – phong trào chống quấy rối và bạo hành tình dục đang lan tỏa nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông xã hội khắp thế giới từ tháng 10/2017 – đã trở thành một sức mạnh khiến các thế lực đen tối run sợ và chùn bước.

“Me Too”, tiếng Anh nghĩa là “Tôi cũng thế”, lần đầu tiên được một phụ nữ hoạt động xã hội tên là Tarana Burke sử dụng năm 2006 trên mạng xã hội Myspace nhằm gây sức mạnh thông qua sự đồng cảm giữa các phụ nữ da màu thuộc cộng đồng yếu thế thường bị quấy rối tình dục. “Me Too”, nay được viết thành hashtag #MeToo, tái xuất hiện sau khi một phụ nữ tố cáo trên mạng xã hội hành vi quấy rối tình dục do Harvey Weinstein gây ra đối với mình. Continue reading “Phong trào “Me Too” đánh đổ hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc”

Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi

Nguồn: Matt Davls, “Is Rwanda in line to become one of Africa’s major tech hubs?”, Big Think, 18/10/2019.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Trong vài thập niên qua, Châu Phi đã và đang thay đổi. Bất chấp lịch sử các thất bại do chủ nghĩa thực dân, tham nhũng, và nội chiến, các quốc gia ở châu lục này đã bắt đầu chứng kiến cơ sở hạ tầng và đầu tư ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài và hàng loạt công ty địa phương khởi nghiệp mới.

Cụ thể, bối cảnh công nghệ của Châu Phi dường như đặc biệt phát triển mạnh. Theo công ty đầu tư mạo hiểm Partech Africa, các công ty công nghệ khởi nghiệp Châu Phi đã huy động được 1,163 tỷ đô la vốn cổ phần vào năm 2018, tăng 108% so với năm trước. Các công ty khởi nghiệp này đang tập trung tại gần 450 trung tâm công nghệ rải rác khắp châu lục này. Hiện tại, Rwanda đang nỗ lực để nổi bật trong nhóm này. Continue reading “Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi”

Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?

Nguồn: How gas stoves became part of America’s culture wars”, The Economist, 17/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Một đề xuất về việc cấm sử dụng bếp ga đã kích động nhiều đảng viên Cộng hòa.

Một cuộc tranh luận nảy lửa đang diễn ra ở Mỹ xoay quanh việc nấu ăn bằng bếp ga. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, nói với Bloomberg rằng tổ chức này đang cân nhắc việc cấm các loại bếp dùng khí đốt tự nhiên và gọi chúng là một “mối nguy hiểm tiềm ẩn”. Động thái này đã khơi dậy phản ứng dữ dội từ những người bảo thủ, nhiều người trong số đó đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Joe Biden. Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ronny Jackson đại diện bang Texas đã đăng lên Twitter: “Nếu những kẻ điên ở Nhà Trắng muốn lấy bếp ga ra khỏi nhà tôi thì hãy bước qua xác tôi trước. Có giỏi thì đến mà lấy!” Đầu bếp truyền hình Andrew Gruel đã tự dán mình vào một cái bếp ga để phản đối. Ngay cả một số đảng viên Dân chủ cũng nổi giận: Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện Tây Virginia Joe Manchin cho rằng lệnh cấm sẽ để lại những “hậu quả không mấy dễ chịu”. Điều gì đã khiến bếp ga trở thành một cuộc chiến văn hóa ở Mỹ – và liệu có thể thực sự cấm việc sử dụng chúng? Continue reading “Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?”