Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)

pb-121111-rabbis-cannon.photoblog900

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những dấu ấn văn hóa lớn

Thời đại của các Ngôn Sứ [thế kỷ 8 – thế kỷ 5 TCN]

Một phần ba của Kinh Thánh Hebrew được viết bởi các ngôn sứ hay còn gọi là tiên tri (prophets). Theo ngữ nghĩa, nevi’im, trong tiếng Hebrew là ngôn sứ hay tiên tri, tức là người phát ngôn thay mặt Thiên Chúa, nhân danh Thiên Chúa. Họ có đặc sủng nhìn thấy những viễn ảnh qua sự linh ứng của Thiên Chúa. Ngoài chức năng nhân danh Thiên Chúa, ngôn sứ còn đóng những vai trò chính trị quan trọng trong xã hội, là người tư vấn cho hoàng gia, khởi xướng tình cảm quốc dân và hướng dẫn đạo đức cho xã hội. Nói cách khác, ngôn sứ là người đại diện cho lương tâm của Thiên Chúa, bênh vực cho công lý và con người. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.4)”

Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro

Russian-jet-Syria-jpg

Nguồn: Thomas Graham, “Putin’s Dramatic Syria Move Raises Russian Profile – With Risks,” YaleGlobal, 06/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Putin muốn ổn định Syria, ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan, và làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tái định hình Trung Đông bằng cách táo bạo tạo ra các sự kiện trên thực địa. Sự tăng cường quân sự gần đây và những cuộc không kích ban đầu nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria đánh dấu sự trở lại của Nga trong vai trò một chủ thể chiến lược lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 khi các quốc gia Ả Rập đọ sức với Israel.

Điện Kremlin đang khó lòng che giấu được thái độ tự hài lòng với sự can thiệp quân sự nhanh chóng của mình ở Syria. Về mặt chiến thuật nó đã khiến Hoa Kỳ hoàn toàn bất ngờ – đến giờ ngay cả Washington cũng tuyên bố không biết Nga có ý đồ gì – và Putin chắc hẳn cũng sửng sốt khi Washington đang loay hoay tìm cách phản ứng, đưa ra những lời đe dọa và cảnh báo sáo rỗng mà không có hành động cụ thể nào để hỗ trợ các tuyên bố đó. Continue reading “Chiến dịch của Putin ở Syria: Hiệu quả đi kèm rủi ro”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)

Jerus-n4i

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Những vị vua vĩ đại ban đầu Saul, David, Solomon

Saul là một nông dân thuộc bộ tộc Benjamin, là bộ tộc chịu rất nhiều tổn thất do những cuộc tấn công của người Philistines. Tại thời điểm khi người Do Thái đòi hỏi cần phải có một chính quyền trung ương dưới sự cai trị của một vị vua, và sau rất nhiều lựa chọn khó khăn, Saul đã được nhà tiên tri Samuel xức dầu[1] và trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Thống nhất Israel gồm 12 bộ tộc [1052 TCN]. Saul rất hiểu hoàn cảnh lúc đó của người Do Thái, và theo Sách Samuel, Saul rất thành công trong việc chiến đấu với kẻ thù từ mọi phía – người Philistines, Edomites và Ammonites, người Gibeonites, và người du mục Moabites. Trong thời gian trị vì, Saul và vị tổng chỉ huy quân đội đã xây dựng nên lực lượng quân đội chuyên nghiệp đầu tiên của Israel gồm các đơn vị dựa trên đặc điểm của các bộ tộc và lãnh thổ. Tuy nhiên, theo Sách Samuel, Saul đã đôi lần không vâng lời nhà tiên tri Samuel và cuối cùng thì Samuel đã tuyên bố rằng Thiên Chúa đã từ chối Saul trong vai trò của một vị vua. Đến thời điểm này thì “nhân vật” David bước vào câu chuyện của cung đình. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.3)”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)

Book_of_Joshua_Chapter_6-7_(Bible_Illustrations_by_Sweet_Media)

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Trở về Cannaan

Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), kể lại chuyện đoàn người Do Thái do Joshua dẫn đầu đã vượt sông Jordan và bao vây thành cổ Jericho,[1] rồi thổi vang kèn chiến thắng và kéo đổ tường thành vào ngày thứ bảy của cuộc tấn công. Câu chuyện trên được viện dẫn từ Kinh Thánh. Còn chuyện thực là như thế nào?

Cuộc tấn công Canaan của người Do Thái – sự thực hay hư cấu?

Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng các bức tường thành Jericho đã đổ rất lâu trước khi người Israel trở về. Một số học giả đặt câu hỏi cuộc tấn công quân sự của người Do Thái như mô tả ở trên có thực sự xảy ra hay không, và tin rằng người Do Thái đã mất tới trên 2 thế kỷ để xâm nhập Canaan. Những lời kể về cuộc chinh phục Canaan của Joshua trong các Sách Dân số (The Book of Numbers – cuốn thứ 4 trong Kinh Thánh Hebrew), Sách Joshua (The Book of Joshua – cuốn thứ 6 trong Kinh Thánh Hebrew), và Sách Thủ Lĩnh (The Book of Judges – cuốn thứ 7 trong Kinh Thánh Hebrew) cho thấy những bất đồng. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.2)”

Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?

APTOPIX US Russia Obama Mexico G20 Summit

Nguồn: Richard A. Werner & Vladimir I. Yakunin, “Are Sanctions Saving Russia?”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt lên Nga vào tháng 3 năm 2014 quả thực vô cùng khắc nghiệt, nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu làm suy yếu tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên thực tế chúng còn gây ra tác động ngược lại, khiến Nga và người đứng đầu đất nước này trở nên mạnh hơn trước.

Các nước thành viên Liên minh châu Âu ước tính đã bị thiệt hại 100 tỉ đô la Mỹ trong giao thương với Nga, gây tác động nặng nề tới một số ngành nghề, tiêu biểu là những người nông dân nuôi bò sữa ở Bavaria và các công ty xuất khẩu công nghiệp ở miền đông nước Đức. GDP của Nga vốn tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2014, đã sụt giảm khoảng 4,6% trong quý II năm nay so với cùng kỳ năm trước. Đồng rúp đã mất một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ trong nửa cuối năm ngoái, gây ra lạm phát, và lạm phát  vào tháng 7 lại tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Các lệnh trừng phạt kinh tế có thể có lợi cho Nga?”

Tại sao các công đoàn đang co lại?

20151003_blp504

Nguồn: “Why trade unions are declining”, The Economist, 28/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khoảng 500 đại diện đến từ 90 công đoàn khác nhau sẽ tụ họp tại Paris để tham dự Đại hội Liên đoàn Công đoàn châu Âu vào ngày 29 tháng 9. Trong vòng bốn ngày ở đây, họ sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng, từ thất nghiệp trong giới trẻ đến khủng hoảng di dân của châu Âu. Và tất nhiên, họ sẽ phải nhắc đến những diễn biến tiêu cực của một vấn đề sát sườn hơn. Đó là, trừ một vài ngoại lệ, số lượng thành viên công đoàn tại các nước giàu đang giảm đáng kể trong suốt ba thập niên qua. Theo OECD, một tổ chức hợp tác của phần lớn các nước giàu có, con số đã giảm từ đỉnh cao là 20 triệu thành viên năm 1979 xuống còn 14,5 triệu năm 2013 ở Mỹ, và từ 12 triệu xuống còn 6,5 triệu ở Anh. Các quốc gia châu Âu, bao gồm Đức và Pháp, cũng đang phải chứng kiến sự sụt giảm nặng nề này. Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Continue reading “Tại sao các công đoàn đang co lại?”

Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)

Lastman,_Pieter_-_Abraham's_Journey_to_Canaan_-_1614

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mọi sự đều sẽ hết, nhưng người Do Thái thì không. Tất cả các thế lực khác sẽ qua đi, nhưng Họ vẫn còn. Bí mật trong sự bất tử của Họ là gì?” – Văn hào Mark Twain

Người Do Thái trên vùng đất Israel (Canaan)

Sự ra đời của đức tin

Người Do Thái có nguồn gốc từ người Hebrew cổ đại xuất hiện tại Trung Đông vào 4.000 năm trước. Theo truyền thuyết, người Do Thái và người Ả Rập là con cháu dòng dõi từ Abram (tên lúc sinh của Abraham) là người đã vâng theo lời gọi của Thượng Đế rời bỏ quê hương ở thành Ur thuộc phía Bắc vùng Mesopotamia (Lưỡng Hà) – nay là Đông-Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đến lập nghiệp tại xứ Canaan, một vùng đất kéo ngang từ bờ sông Jordan tới biển Địa Trung Hải ngày nay. Continue reading “Lịch sử thăng trầm 4000 năm của người Do Thái (P.1)”

Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?

brics640

Nguồn: Ana Palacio, “The BRICS Fallacy”, Project Syndicate, 29/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Theo sau sự rớt hạng tín dụng xuống mức rất thấp gần đây của Brazil là một loạt các bài báo dự đoán sự sụp đổ của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Điều đó cũng dễ dự đoán thôi: người ta luôn vui mừng sau mỗi tin xấu về BRICS, nhóm gồm các thành viên đã từng được xem là các cường quốc kinh tế đang trỗi dậy và là các thế lực chính trị lớn tiếp theo.

Tuy nhiên mọi thứ không hẳn đơn giản như vậy. Sự quan tâm quá mức về sự nổi lên hay chìm xuống của BRICS phản ánh mong muốn xác định quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào sẽ có thể thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo toàn cầu. Tuy nhiên, trong công cuộc tìm kiếm “điều vĩ đại tiếp theo”, thế giới lờ đi sự thật rằng Mỹ vẫn là cường quốc duy nhất có thể lãnh đạo thế giới và đảm bảo sự tồn tại chính thức của một trật tự thế giới. Continue reading “Đâu là vị trí thật sự của nhóm BRICS?”

Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành

sirkashingli

Nguồn: Sin-ming Shaw, “Beijing versus the billionaire”, Project Syndicate, 07/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giữa chính phủ Trung Quốc và người giàu nhất Hồng Kông được nhiều người mến mộ Lý Gia Thành (Li Ka-shing) đang diễn ra một cuộc cãi vã kịch liệt ngày càng trông giống một cuộc ly hôn cay đắng được phơi bày trên các báo lá cải. Thật vậy, truyền thông Trung Quốc gần đây đã đả kích không thương tiếc ông Lý. “Tội danh” của ông Lý ư? Mua rẻ ở châu Âu và bán đắt ở Trung Quốc, nghĩa là vì ông Lý hành động như một nhà đầu tư.

Việc kích hoạt cho làn sóng khinh miệt ông Lý ở Trung Quốc là do ông bán tháo các tài sản quan trọng ở Thượng Hải sau khi chuyển nơi đăng ký doanh nghiệp của mình từ Hồng Kông sang quần đảo Cayman. Đây là một quyết định kinh doanh hoàn toàn thực tế và hợp lý nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Thật vậy, khoảng 70% các công ty niêm yết tại Hồng Kông có đăng ký doanh nghiệp tại vùng Caribê, và thậm chí một số công ty lớn của đại lục, bao gồm cả người khổng lồ Internet Alibaba, đã đăng ký trụ sở tại các thiên đường thuế ở nước ngoài. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và tỷ phú Lý Gia Thành”

Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?

Where-R2P-Goes-From-Here

Nguồn: Sarah Brockmeier & Philipp Rotmann, “Making R2P Work”, Project Syndicate, 9/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mười năm trước, các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận rằng cộng đồng quốc tế cần phải có “trách nhiệm bảo vệ” người dân khỏi nạn diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và thanh lọc sắc tộc. Một thập niên sau đó, hồ sơ của thế giới về việc thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ (Responsibility to Protect – R2P) vẫn còn rất nghèo nàn. Hàng trăm ngàn người tại Iraq, Syria, Myanmar, Sudan, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Burundi, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn còn đang bị đe dọa bởi những tội ác quy mô lớn. Nếu muốn R2P bảo vệ họ, chúng ta cần phải dẹp bỏ những quan điểm sai lầm phổ biến và tập trung mọi nguồn lực vào việc giải quyết những thách thức thực sự của việc bảo vệ. Continue reading “Làm sao để thực hiện Trách nhiệm Bảo vệ hiệu quả?”

Milton Friedman là ai?

milton-friedman

Nguồn: Paul Krugman, “Who Was Milton Friedman?”, New York Review of Books, Bộ 54, Số 2, 15/02/2007.

Biên dịch: Trương Trí Vĩnh và toà soạn Thời Đại Mới

Lời toà soạn:  Milton Friedman (sinh năm 1912, Nobel 1976), người Mỹ, một trong những nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất trong nửa sau của thế kỷ 20, vừa từ trần ngày 16 tháng 11 năm 2006. Để giới thiệu Friedman với bạn đọc, Thời Đại Mới xin dịch bài sau đây của Paul Krugman, một nhà kinh tế ở thế hệ sau Friedman, và tuy không là một đồ đệ của Friedman, đã thẩm định Friedman một cách khá khách quan, chính xác và đầy đủ.

1.

Lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 có chút gì đó giống với lịch sử Cơ-đốc giáo thế kỷ 16. Mãi cho tới khi John Maynard Keynes xuất bản tác phẩm Lý thuyết tổng quát về lao động, lãi suất và tiền tệ vào năm 1936, kinh tế học – ít ra là trong các nước nói tiếng Anh – hoàn toàn bị tư tưởng chính thống về thị trường tự do thống trị. Những tư tưởng khác biệt đôi khi cũng xuất hiện, nhưng luôn bị lấn át. Kinh tế học cổ điển, theo như Keynes viết năm 1936, “thống trị hoàn toàn nước Anh giống hệt như Tòa án Dị giáo thống trị Tây Ban Nha.” Và kinh tế học cổ điển tuyên bố rằng lời giải cho hầu hết các vấn đề là cứ để mặc mọi việc dưới các tác động của cung và cầu. Continue reading “Milton Friedman là ai?”

TPP và rủi ro đến từ dòng vốn ngoại

20141117ShiftingCapitalFlows

Tác giả: Hồ Quốc Tuấn

Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ liên quan đến các vấn đề về thương mại và sức cạnh tranh, mà còn là vấn đề về tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư và sự phân bố không đều của lợi ích TPP đối với các đối tượng trong nền kinh tế.

TPP và tác động đối với dòng vốn đầu tư

Sau khi hoàn tất đàm phán TPP vào ngày 5/10, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, TPP sẽ tác động tích cực với tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn, tính tới năm 2025, xuất khẩu sẽ tăng thêm 28%, tăng trưởng GDP có thể thêm 10% so với tình huống không có TPP (tạm tính thì nghĩa là bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 2% xuất khẩu và gần 1% GDP).

Tất nhiên, những con số trên xuất phát từ những mô hình kinh tế với nhiều giả định mà khả năng thành hiện thực là rất thấp. Nhưng nó cho thấy, giới quan sát rất lạc quan với tác động của TPP ở Việt Nam. Continue reading “TPP và rủi ro đến từ dòng vốn ngoại”

Liên Hiệp Quốc (United Nations)

United Nations Nominates Next Secretary-General

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở của tổ chức tiền thân là Hội Quốc Liên. Tên gọi “Liên Hiệp Quốc” (United Nations) được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt sáng tạo ra và được chính thức lựa chọn vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 khi 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, cam kết thúc đẩy những nỗ lực chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít. Vào năm 1944, đại diện của các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc gặp tại Dumbarton Oaks (Mỹ) để soạn thảo những bản kiến nghị cho sự ra đời của tổ chức mới này. Vào năm 1945, 51 quốc gia nhóm họp tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở San Francisco để đàm phán về những quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập, với trụ sở chính đóng ở thành phố New York. Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia được thế giới công nhận. Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977. Continue reading “Liên Hiệp Quốc (United Nations)”

János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch

051407_Kornai_022.jpg

Tác giả: Nguyễn Hoàng Hà

Sinh ngày 21/01/1928 tại thủ đô Budapest của đất nước Hungary, Janos Kornai nổi tiếng là một nhà kinh tế học có những phân tích, đánh giá, và nhận định sâu sắc mang tính phê phán, chỉ trích đối với mô hình kinh tế của hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu cũ ở Liên Xô, các nước Đông Âu, và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Quyết tâm trở thành một nhà kinh tế học của Kornai được bắt đầu sau khi ông đọc xong cuốn Tư bản của Karl Marx và do vậy ông đã đã theo học tại Đại học Kinh tế lớn nhất của Hungary bấy giờ – Đại học Karl Marx ở thủ đô Budapest. Tại đây, Kornai đã trở thành một sinh viên tích cực trong nhiều hoạt động đoàn thể và có kết quả học tập tốt. Ông từng là uỷ viên của Hiệp hội Thanh niên Dân chủ Hungary (1945-1947) và được được nhận bằng Phó Tiến sỹ của Học viện Khoa học Hungary. Sau khi ra trường, Janos bắt đầu làm việc cho tờ báo Cộng sản của Hungary, Szabad Nép, nhưng đến tháng 4 năm 1955 ông bị sa thải do thiếu sự tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “János Kornai: Người phê phán nền kinh tế kế hoạch”

Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc

china-economy_625x300_61414980210

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Containing China’s Slowdown”, Project Syndicate, 23/09/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia thường thích tranh luận về những viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, và hiện nay phe bi quan đang chiếm ưu thế. Dù Trung Quốc có một mẫu hình tăng trưởng kinh tế riêng biệt trong suốt ba thập kỷ qua nhưng rất nhiều người vẫn xây dựng dự đoán của mình dựa trên những bài học của các nền kinh tế khác. Vì thế, liệu viễn cảnh kinh tế Trung Quốc có thực sự tồi tệ như lời dự đoán của phe áp đảo không? Và, nếu sự thực đúng là như vậy thì làm thế nào để có thể cải thiện tình hình?

Tình trạng của Trung Quốc hiện khá nghiêm trọng. Nền kinh tế này tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990; và nó sẽ khó có thể đạt được mục tiêu chính thức là 7% trong năm nay, và theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nền kinh tế này có khả năng sẽ chỉ tăng trưởng được khoảng 6,3% vào năm 2016. Rõ ràng là hoạt động nội địa yếu kém và nhu cầu giảm dần từ bên ngoài đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Continue reading “Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc”

Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung

USChina

Nguồn: Gideon Rachman, “The ideas that divide China and America”, Financial Times, 28/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington tin vào các giá trị phổ quát và sự tiến bộ tất yếu trong khi Bắc Kinh thì không.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc không thật sự biết cách nói chuyện với nhau. Họ như những chiếc máy tính được chạy trên các hệ điều hành khác nhau vậy”. Đó là nhận định tôi nghe được từ một quan chức Mỹ, người đã theo dõi cận cảnh nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung. Vậy nên tôi vẫn có những nghi ngờ dù cả hai bên đều nhấn mạnh rằng cuộc gặp cuối tuần trước giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Barrack Obama có tính chất xây dựng. Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt sâu sắc trong cách họ nhìn nhận thế giới. Tôi nhận thấy có năm điểm tương phản lớn.

1. Tuần hoàn và tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu dài. Mỹ có một lịch sử rất ngắn. Ông Tập thích chỉ ra rằng “Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại. Chúng tôi có 5.000 năm lịch sử”. Ngược lại, Mỹ mới chỉ tồn tại hơn 250 năm. Continue reading “Các quan niệm gây chia rẽ Mỹ – Trung”

Trở về chủ nghĩa xã hội?

clinton-sanders_3437918b

Nguồn: Ian Buruma, “Back to Socialism,” Project Syndicate, 02/10/2015.

Biên dịch: Tôn Thất Thông | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Điều đáng chú ý về Jeremy Corbyn – người ngoại cuộc thiên tả đã làm giới cầm quyền chính thống của nước Anh sửng sốt khi giành được quyền lãnh đạo Công đảng – không phải là chuyện ông thiếu lòng yêu nước như người ta cáo buộc. Liệu ông có muốn hát bài quốc ca God Save the Queen (Cầu Thượng đế phù hộ Nữ hoàng) trong những dịp lễ công cộng hay không có vẻ là chuyện khá tầm thường. Điều đáng chú ý về nhãn hiệu thiên tả của ông là việc nó rất phản động.

Corbyn là nhà xã hội chủ nghĩa lỗi thời thích dìm người giàu xuống và đặt ngành giao thông và các dịch vụ công cộng trở lại dưới sự kiểm soát của nhà nước. Luận điệu của ông về đấu tranh giai cấp cho thấy một sự cách xa hoàn toàn so với tư tưởng dân chủ xã hội chính lưu. Continue reading “Trở về chủ nghĩa xã hội?”

Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh

ktt_20-5_noidanh5_kienthuc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Trường hợp Hồ Nguyên Trừng

Khó mà tin được rằng Lê Trừng, tức Hồ Nguyên Trừng, người Việt Nam thành công nhất dưới thời nhà Minh, lại phải ôm một niềm đau. Thành công của Hồ Nguyên Trừng lớn đến nỗi đã là mục tiêu ghen tỵ của dân bản xứ. Qua tác phẩm Hoàng triều kỳ sự thuật [Thuật việc lạ thời triều Minh], Vương Thế Trinh, một sử gia nổi tiếng thời Gia Tĩnh chép: “Một người Giao Chỉ, tên Lê Trừng, chưa hề đậu đại khoa [Tiến sĩ], được đặc cách giữ chức Thượng thư bộ Công!”

Sách Vạn Lịch dã hoạch biên ca tụng Lê Trừng là người đầu tiên chế tạo hỏa khí cho Trung Quốc: Continue reading “Niềm đau của một số người Việt lưu vong thời nhà Minh”

Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu

middle-east-conflict

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Middle East Meltdown and Global Risk”, Project Syndicate, 01/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong số các nguy cơ địa chính trị hiện nay, không có nguy cơ nào lớn hơn vòng cung bất ổn kéo dài từ Maghreb (Bắc Phi) tới biên giới Afghanistan – Pakistan. Dù phong trào Mùa xuân Ả-rập dần trôi xa, bất ổn trong vòng cung này ngày càng sâu sắc. Thực vậy, trong số ba quốc gia đầu tiên bùng phát phong trào, Libya đã trở thành một nhà nước thất bại, Ai Cập đã quay trở lại nền cai trị độc đoán, còn Tunisia đang mất ổn định về kinh tế và chính trị bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Bạo lực và bất ổn ở Bắc Phi đang lan rộng qua vùng châu Phi hạ Sahara với việc Sahel – một trong những khu vực nghèo nhất và có môi trường bị phá hủy nặng nề nhất – đang tê liệt dưới phong trào thánh chiến vốn cũng đang lan sang vùng Sừng châu Phi ở phía Đông. Giống như ở Libya, các cuộc nội chiến đang diễn ra ác liệt tại Iraq, Syria, Yemen và Somalia khiến chúng ngày càng giống như các nhà nước thất bại. Continue reading “Khủng hoảng Trung Đông và nguy cơ toàn cầu”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”