#192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21

the_september_11th_terrorist_attacks

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 7), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Chiến tranh là vấn đề quan trọng bậc nhất của quốc gia: là việc sống hay chết; là con đường đến sự tồn tại hay suy vong

Tôn Tử (Sun Tzu) – Chiến lược gia quân sự Trung Quốc cổ đại

Vào tháng 8 năm 2008, lực lượng gìn giữ hòa bình kết hợp của Liên Hiệp Quốc và Liên Minh Châu Phi đã bị tập kích khi tuần tra cách đông Al Farshir 60 dặm, tại tỉnh Darfur của Sudan. Khoảng 200 người có vũ trang hạng nặng trên xe tải và trên ngưạ đã tấn công lực lượng này và khiến 7 người thiệt mạng, làm bị thương 21 người trong một cuộc chiến dữ dội kéo dài suốt 2 giờ đồng hồ. Continue reading “#192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21”

Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia

Abeaustralia

Tác giả: Evelyn Goh | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Australia có thể đang bỏ quên mất chiến lược lâu dài bằng cách ủng hộ Nhật Bản chống lại đối tác thương mại hàng đầu của mình – Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chuẩn bị nhiều sửa đổi có tính quyết định về những hạn chế sử dụng vũ lực trong hiến pháp Nhật Bản. Ông cũng đã không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế chống lại những yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông Á. Ông đã hoàn thành trọn vẹn 18 tháng ngoại giao con thoi quanh khu vực Đông Nam Á và có một chuyến thăm lịch sử kéo dài một tuần đến Australia. Continue reading “Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia”

Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không

586018-shanghai-skyline

Tác giả: Zach Montague | Biên dịch: Nguyễn Chi Lan

Chưa hẳn là dân chủ hơn sẽ dẫn tới tăng trưởng cao hơn.

Cho dù nền kinh tế Trung Quốc thăng hoa hay lụi bại thì nó vẫn sẽ luôn là chủ đề cho một cuộc tranh luận lớn hơn về lợi ích của dân chủ đối với phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc, phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai, sẽ chứng minh hoặc đánh tan giả thuyết cho rằng dân chủ sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.  Chế độ kỹ trị tàn nhẫn mà hiệu quả cùng việc kiểm soát chính quyền chặt chẽ của Bắc Kinh đã luôn được ca ngợi như là nền tảng cho một hình mẫu tăng trưởng mới và là bằng chứng cho sự lỗi thời của dân chủ. Tuy nhiên, lập luận ủng hộ một nền dân chủ mở rộng hơn ở Trung Quốc đang bắt đầu hồi sinh trở lại, đặc biệt là khi có những dấu hiệu trong năm nay cho thấy con tàu kinh tế Trung Quốc đang hướng thẳng đến vùng nước dữ. Continue reading “Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không”

#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực

business-comment_04_temp-1338448209-4fc71951-620x348

Nguồn: Walter Mattli (2000). “Sovereignty Bargains in Regional Integration”, International Studies Review, Vol. 2, No. 2, pp. 149-180.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Giới thiệu

Mô hình nhà nước Westphalia thường được định nghĩa là một hệ thống quyền lực chính trị dựa trên lãnh thổ và quyền tự trị. Tính lãnh thổ hàm ý rằng quyền lực chính trị được xác định dựa trên một không gian địa lý nhất định, và quyền tự trị có nghĩa là không một chủ thể bên ngoài nào có thể có quyền lực trong biên giới của một quốc gia (Krasner 1990: 115 – 116). Như Stephen Krasner (1990) đã chỉ ra gần đây, những sự xâm phạm chống lại mô hình Westphalia – thông qua các hiệp định, giao ước, cưỡng ép, hay áp đặt – đã trở thành một đặc điểm lâu bền của môi trường quốc tế.[1] Continue reading “#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực”

Việt Nam giữa trật tự thế giới mới

rbth_cover_china_r_2922800b

Tác giả: Phan Công Chánh

Câu hỏi tôi muốn đặt lại để suy nghĩ trong bài này là: Có phải một trật tự thế giới mới đang trong tiến trình hình thành với cuộc tranh hùng quyền lực toàn cầu kiểu mới giữa ba tay chơi quyền lực quốc tế siêu cường Mỹ, đại cường Nga, đại cường Trung Quốc là nội dung chính của nó?

Sự sụp đổ của đế quốc Nga Xô đã dẫn đến sự thay thế của “một trật tự thế giới lưỡng cực” (với cuộc tranh hùng bá chủ thế giới tay đôi Mỹ – Nga) bằng “một trật tự thế giới nhất cực” (với sự lãnh đạo hoàn cầu của siêu cường Mỹ). Nhưng sự “trỗi dậy” nhanh chóng của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo có viễn kiến của Đặng Tiểu Bình và những lãnh tụ kế nghiệp cũng như sự phục hồi quyền lực nội tại của Nga dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Vladimir Putin đã góp phần tạo dựng điều kiện cho sự hình thành một trật tự thế giới mới. Continue reading “Việt Nam giữa trật tự thế giới mới”

Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc: Phần Lan hóa hay Crimea hóa?

_76019336_023004488-1

Tác giả: Sukjoon Yoon | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Chuyến thăm Seoul cấp nhà nước gần đây của Chủ tịch Trung Quốc có thể báo trước tình trạng “Phần Lan hóa” (trung lập hóa -NBT) mà theo đó Hàn Quốc có thể khôn ngoan duy trì một mức độ tự chủ nhất định thông qua việc cân bằng giữa các cường quốc; hoặc “Crimea hóa” khi mà lợi ích của Seoul ngày càng gắn chặt với ảnh hưởng địa chính trị ngày càng lớn của Trung Quốc. Continue reading “Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc: Phần Lan hóa hay Crimea hóa?”

#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Nguồn: Richard Robison (1996). “The politics of ‘Asian values’”, The Pacific Review, Vol. 9, No. 3, pp. 309-327.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này lập luận rằng một loạt các tư tưởng chính trị chuyên chế và bảo thủ đã được những người châu Á ủng hộ coi như là một cấu thành văn hóa trong xã hội Á châu. Thông qua đó, họ cố bảo vệ quan điểm của mình trước giới phê bình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những giá trị về hệ thống trung ương tập quyền ẩn chứa trong các “giá trị châu Á” phải hứng chịu sức ép khi mà chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm chuyển đổi xã hội châu Á và các nền kinh tế khu vực trở nên quốc tế hóa. Trớ trêu thay, các giá trị châu Á được các nhà tân bảo thủ theo định hướng thị trường ở phương Tây mô tả như là mô hình cho tương lai. Các giá trị này kết hợp với nhautrong phức hợp giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội với các chính sách nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế. Continue reading “#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á”

Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981

140528144128-china-vietnam-ship-5-14-2-horizontal-gallery

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Ngày 15/07/2014 có thể nói là Bắc Kinh đã bất ngờ cho rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đòi chủ quyền cũng như hơn 80% còn lại của Biển Đông. Nhiều giả thuyết đã được nêu lên về lý do khiến Bắc Kinh phải giảm nhiệt sau hơn hai tháng gây căng thẳng với Hà Nội. Các giả thuyết đó có thể đúng, có thể sai, tuy nhiên, theo giới chuyên gia, có một điều chắc chắn là hệ quả của vụ HD 981 là quan hệ Việt Trung không thể nào được như trước đây. Continue reading “Quan hệ Việt-Trung không thể như xưa sau vụ giàn khoan HD-981”

Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á

363585_Iran-CICA

Tác giả: Timothy R. Heath | Biên dịch: Anh Thư

Tập Cận Bình đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý, qua đó muốn thay đổi trật tự trong nước và quốc tế để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và hiện thực hóa giấc mơ hồi sinh Trung Quốc.

Trong khi bài phát biểu của các diễn giả từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La thu hút được đông đảo sự chú ý thì người ta ít quan tâm hơn đến những bình luận ủng hộ “khái niệm an ninh mới ở Châu Á” của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung. Ông Vương nhắc lại quan điểm của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đưa ra ý tưởng về một trật tự an ninh Châu Á do chính các quốc gia Châu Á quản lý tại Hội nghị lần thứ 4 về Phối hợp Hành động và Các Biện pháp Xây dựng Lòng tin (CICA) hôm 20-21/5 ở Thượng Hải, Trung Quốc (Xinhua, 21/5/2014). Continue reading “Trung Quốc và tham vọng Trật tự An ninh Mới ở Châu Á”

Bao nhiêu bản đồ thì đủ?

Tác giả: Phạm Thị Hoài

BandoTQkocoHoangSa

Người ngoại đạo như tôi, sống ở thời Google Map, đứng trước những tấm bản đồ cổ phương Tây, chữ Latinh hẳn hoi, thường chỉ ngắm chứ không thực sự hiểu. Giống như xem những chiếc răng, hộp sọ, lưỡi rìu mấy ngàn năm gì đó trong bảo tàng. Còn bản đồ cổ, châu Á, lại chữ Hán, trông như tranh của Hans Hartung đè lên Tề Bạch Thạch trong tinh thần “Phẳng chung thủy“, thì chịu, hoàn toàn phải nhờ giới chuyên môn thuyết trình. Continue reading “Bao nhiêu bản đồ thì đủ?”

Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn

ChinaVietnamProtest-621x343

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố dịch chuyển dàn khoan HYSY 981 ra khỏi vùng nước tranh chấp, cuộc khủng hoảng vẫn chưa chấm dứt trong con mắt của người Việt Nam. Trò chơi “kẻ được-người mất” của Tập Cận Bình đã làm tổn hại nghiêm trọng đến nền tảng quan hệ Việt – Trung. Continue reading “Quan hệ Việt – Trung: Lòng tin xói mòn”

#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Population”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 217-227.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Nếu tôi phụ trách Singapore ngày nay, tôi sẽ áp dụng chương trình thưởng sinh nở tương đương với 2 năm lương trung bình của một người Singapore. Tổng số tiền sẽ đủ để nuôi đứa bé tới khi nó bắt đầu vào tiểu học là ít. Tôi có kỳ vọng số lượng trẻ em sẽ tăng lên đáng kể không? Không. Tôi tin rằng thậm chí cả những khoản khuyến khích bằng tiền hậu hĩnh cũng sẽ chỉ có tác động nhỏ lên tỉ lệ sinh nở. Nhưng tôi vẫn sẽ hành động và đưa ra chương trình thưởng, ít nhất 1 năm, chỉ để chứng minh rằng tỉ lệ sinh nở thấp của chúng ta chẳng liên quan gì tới những nhân tố kinh tế hay tài chính, như chi phí sống đắt đỏ hay thiếu hụt trợ giúp của chính phủ cho các bậc cha mẹ. Thực ra đây là kết quả của phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi. Continue reading “#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore”

Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?

Tác giả: Julian Ku | Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung

Hiến chương Liên Hiệp Quốc nghiêm cấm các nước tham gia phòng vệ giúp Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược hòn đảo này.

Dạo này tôi đang ngập đầu trong các dự án và hoạt động khác nhau tại Đài Loan (hầu hết là liên quan đến chuyện ăn uống), để đến tận hôm nay tôi mới để ý đến một bài báo thú vị thu hút đến 110 bình luận của Zachary Keck về việc Nhật Bản mới đây quyết định diễn giải lại Hiến pháp để cho phép các hoạt động quân sự mở rộng ở nước ngoài sẽ giúp Nhật Bản hỗ trợ phòng vệ cho Đài Loan chống lại một cuộc tấn công từ Trung Quốc như thế nào. Đó là một bài báo hay, nhưng nó cũng khiến tôi nghĩ đến một điểm yếu thú vị chống lại lập luận của tác giả. Hầu như chắc chắn là luật pháp quốc tế nghiêm cấm bất cứ hành động quân sự nào của Nhật Bản (hoặc Hoa Kỳ) nhằm bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công từ Trung Quốc. Continue reading “Tại sao giúp phòng vệ Đài Loan là bất hợp pháp?”

Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm

Tác giả: Rory Medcalf | Biên dịch: Phạm Duy

post-116-0-05757100-1388425030

Trung Quốc phô diễn sức mạnh và thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực quá sớm tạo ra rủi ro đối với trật tự an ninh ở khu vực. Giới hoạch định chính sách các nước, đặc biệt là Mỹ, cần phải theo sát các hành động của Trung Quốc và có đối sách kịp thời.

Giữa năm 2014, cuộc cạnh tranh chiến lược ở Châu Á diễn ra rất gay gắt. Trên thực địa, tàu Trung Quốc tấn công, đâm va các tàu Việt Nam xung quanh khu vực giàn khoan HD981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn phong tỏa, ngăn chặn Philippines tiếp tế cho đơn vị đồn trú của nước này ở bãi cạn tranh chấp (bãi Cỏ Mây) ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc cũng bác bỏ việc Philippines kiện ra tòa trọng tài. Trên phía bắc, máy bay chiến đấu của Trung Quốc và Nhật Bản suýt chút nữa thì đâm nhau. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc và Nga thì tập trận ngay gần đó (ngoài khơi Thượng Hải trên biển Hoa Đông). Continue reading “Trung Quốc sai lầm khi phô diễn sức mạnh quá sớm”

#188 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.10): Cơ chế tạo ra tiền của Cục Dự trữ Liên bang

backsdone-notfront1

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Mandrake Mechanism”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 10.

Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Phương pháp Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ tạo ra tiền từ con số không; khái niệm cho vay nặng lãi là tiền lãi từ những khoản nợ không có thật; nguyên nhân thật sự của thứ thuế ẩn gọi là lạm phát; cách Cục Dự trữ Liên bang tạo ra những vòng tuần hoàn bùng nổ – suy thoái của nền kinh tế.

Trong những năm của thập niên 1940, có một nhân vật truyện tranh vui trên báo tên là Nhà ảo thuật Mandrake. Chuyên môn của ông là tạo nên mọi thứ từ hư không và làm chúng biến mất vào hư không ở thời điểm thích hợp.  Điều đó giống với quá trình sắp được miêu tả trong chương này, vì thế quá trình này được đặt theo tên của ông. Continue reading “#188 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.10): Cơ chế tạo ra tiền của Cục Dự trữ Liên bang”

Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á

Tác giả: Kurt M. Campbell & Ely Ratner | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

china-seeks-to-counterbalance-the-us-pivot-to-asia

Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn đầu của một đề án quốc gia quan trọng: tái định hướng chính sách đối ngoại của mình để dồn thêm quan tâm và nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc trình bày lại một cách có hệ thống các ưu tiên của Mỹ đang diễn ra trong một giai đoạn mà Mỹ khẩn thiết đánh giá lại các vấn đề chiến lược, sau hơn một thập kỷ lún sâu vào khu vực Nam Á và Trung Đông. Việc này đặt cơ sở trên quan niệm cho rằng lịch sử của thế kỷ 21 phần lớn sẽ được viết tại châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực sẵn sàng đón chào sự lãnh đạo của Mỹ và sẽ tưởng thưởng cho sự tham gia của Mỹ bằng một lợi nhuận tích cực trên các đầu tư chính trị, kinh tế, và quân sự. Continue reading “Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á”

Bắc Kinh gây hấn: Những cơ hội cho Việt Nam

Tác giả: Zachary Abuza | Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương

VIETNAMCHINA

Các nhà lãnh đạo Việt Nam rõ ràng đang bị thách thức bởi sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và những nguy cơ đánh mất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cuộc xung đột xung quanh vị trí hạ đặt giàn khoan dầu HYSY-981 chỉ cách bờ biển của Việt Nam150 hải lý, bao gồm các vụ đâm tàu diễn ra hàng ngày từ phía Trung Quốc về phía tàu thuyền Việt Nam, có khả năng leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn, mặc dù đã có sự kiềm chế của Hà Nội. Kể từ tháng 5, vấn đề chủ quyền đã tràn ngập cả các phương tiện truyền thông lẫnquan hệ chính trị và dẫn đến các cuộc biểu tình của người dân chưa từng có tiền lệ. Continue reading “Bắc Kinh gây hấn: Những cơ hội cho Việt Nam”

#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Engergy & Climate Change: Prepare for the Worst”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 280-293.

Biên dịch: Nguyễn Quế Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

Tôi tin rằng trái đất đang dần nóng lên do chính những hoạt động của con người. Điều này xem ra cũng nhận được sự nhất trí rộng rãi của các nhà khoa học đang nghiên cứu về vấn đề trên.

Có nhiều quan điểm bất đồng, bao gồm quan điểm cho rằng sự gia tăng nhiệt độ có thể là một phần chu kỳ bình thường mà trái đất thi thoảng trải qua trong quãng thời gian 4,5 tỉ năm của nó và vì thế không liên quan gì đến sự phát thải khí cacbon của con người. Nếu điều này đúng, chúng ta không nên làm gì cả ngoại trừ ngồi yên và chờ đợi nhiệt độ giảm xuống khi chu kỳ này dần qua. Continue reading “#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu”

Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam

P-800 missile

Tác giả: Robert Farly | Biên dịch: Trần Quang

Năm 1979, hai bên đã nổ ra chiến tranh và Trung Quốc đã không thực sự giành chiến thắng. Ngày nay, sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai bên. Continue reading “Năm loại vũ khí Trung Quốc sẽ phải e sợ nếu gây chiến với Việt Nam”

Joint Development Possibilities in the South China Sea: a Vietnamese Perspective

forage vietnam afp

Author: Truong-Minh Vu & Huynh Tam Sang

Source: East Asia Policy, Volume 6, Number 2, Apr/Jun 2014, 117-123.

Abstract: Southeast Asian countries have refused to accept China’s proposal to set aside disputes and pursue joint development since 2009. Why? This paper argues that China is becoming too powerful and has increasingly possessed more hard power such as economic and military capability. It, however, has not agreed to limit its power by institutional frameworks. Southeast Asian countries have little sympathy for China’s cooperative projects given the lack of “constitutional order”. Continue reading “Joint Development Possibilities in the South China Sea: a Vietnamese Perspective”