Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ, Lê Thành Lâm

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6-7 (104-105) . 2013

Tóm tắt:

“Thể chế hóa” có thể hiểu là đem luật, chuẩn tắc và thể chế vào nhằm quy định và kiểm soát hành vi của các chủ thể quan hệ. Một khu vực được cai trị bằng luật, hay bằng sự tương tác giữa những quy định và thang giá trị, về lý thuyết sẽ trật tự hơn, vì quan hệ giữa các thành viên cộng đồng có thể nhận diện bằng các tín hiệu được đoán trước. Đối với các nước nhỏ (hơn), “thể chế hóa” là một chiến lược khả dĩ, vì nó giúp giữ thế cân bằng với các nước mạnh hơn khi tất cả các bên đều phải ứng xử với nhau bằng luật và thể chế. Continue reading “Vai trò của “thể chế hóa” trong tranh chấp Biển Đông và lựa chọn chiến lược cho Việt Nam”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.11): Chính sách kinh tế mới và Thế Chiến II

Awesome Color Photos of the Attack on Pearl Harbor (6)

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 11.

“Chúng ta phải là kho vũ khí vĩ đại của nền dân chủ”
– Tổng thống Franklin D. Roosevelt,1941

Roosevelt và chính sách Kinh tế Mới

Vào năm 1933, vị tổng thống mới Franklin D. Roosevelt đã mang tới một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan, và điều đó đã mau chóng tập hợp được dân chúng đến với tấm biểu ngữ chương trình của ông mang tên Chính sách kinh tế mới (New Deal). Điều duy nhất khiến chúng ta sợ hãi chính là bản thân nỗi khiếp sợ – vị tổng thống đã tuyên bố như vậy trong diễn văn nhậm chức của mình trước dân tộc. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.11): Chính sách kinh tế mới và Thế Chiến II”

Ra mắt trang Ấn phẩm và thử nghiệm trang Góc bình luận

Kể từ hôm nay Nghiencuuquocte.net cho ra mắt trang “Ấn phẩm” tại ĐÂY và thử nghiệm trang “Góc bình luận” tại ĐÂY. 

Trang “Góc bình luận” hướng tới việc cung cấp các bình luận, phân tích về thời sự quốc tế và Việt Nam mà độc giả và các nhà làm chính sách có thể quan tâm. Chúng tôi sẽ sớm công bố thể lệ và hướng dẫn gửi bài cho trang.

Trang “Ấn phẩm: cung cấp đường link đến các bài viết nghiên cứu học thuật về lĩnh vực quan hệ quốc tế, chính trị học, kinh tế học, và nghiên cứu pháp lý do các học giả đóng góp, dưới dạng bài đã xuất bản hoặc chưa xuất bản. Continue reading “Ra mắt trang Ấn phẩm và thử nghiệm trang Góc bình luận”

#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Barbaric Metal”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 7.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính:Lịch sử và sự tiến hóa của đồng tiền; sự xuất hiện của vàng với tư cách là nguồn cung tiền phổ quát; những nỗ lực của chính phủ trong việc qua mặt người dân bằng cách cắt rìa hoặc hạ thấp giá trị tiền xu vàng; thực tế rằng hệ thống tiền tệ không phụ thuộc vào số lượng vàng nhiều hay ít, và rằng “[in] nhiều tiền hơn” không có nghĩa là phải cần nhiều vàng hơn. Continue reading “#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?

Nguồn: Mike M. Mochizuki & Samuel Parkinson Porter (2013). “Japan under Abe: Toward Moderation or Nationalism?”, The Washington Quarterly,  Vol. 36, No. 4, pp. 25–41.>>PDF

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản 

Vào tháng 7 năm 2013, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đối tác liên minh, Đảng Kōmeitō (Đảng Công Minh), đã giành được chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Trong tổng số 121 ghế tranh cử, LDP đã giành được 65 ghế và Đảng Kōmeitō giành được 11 ghế. Với chiến thắng này, liên minh cầm quyền LDP- Kōmeitō kiểm soát 135 ghế trong tổng số 242 ghế (chiếm khoảng 55%) của Thượng viện. Chiến thắng này tiếp sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 12 năm 2012 vốn đã đưa ông Shinzō Abe và LDP quay lại nắm quyền bằng việc giành được 294 ghế trong tổng số 480 ghế. Continue reading “#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?”

Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 17/3/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol tuyên bố độc lập khỏi Ukraine và đệ đơn xin gia nhập Liên bang Nga.

Theo đó, một hiệp ước cho phép Crimea sáp nhập vào Nga đã được Quốc hội Nga thông qua và sau đó được Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn vào ngày 21/3. Hành động của Nga đã bị nhiều nước trên thế giới lên án và phản đối kịch liệt vì Nga đã vi phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hay Ngoại trưởng Canada John Baird thậm chí còn so sánh hành động nuốt chửng Crimea của Nga với việc Đức Quốc xã thôn tính Sudetenland của Tiệp Khắc ngay trước Thế chiến II với cùng một lý do là bảo vệ các kiều dân của mình sống ở các vùng đất đó. Continue reading “Crimea và nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam”

#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 2), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị Continue reading “#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới”

#167 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.6): Xây dựng Trật tự Thế giới Mới

Nguồn: G. Edward Griffin, “Building the New World Order”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 6.

Biên dịch: Nguyễn Đức Chánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Trò chơi Giải cứu đã được kiểm tra lại và cho thấy không chỉ là một phương tiện được dùng vào việc lấy tiền từ những người nộp thuế để bù vào chi phí của những khoản vay xấu; cuộc chơi cuối cùng được tiết lộ như là nhằm sáp nhập các quốc gia vào một chính phủ toàn cầu; sự hé mở của chiến lược đã từng được áp dụng cho Panama, Mexico, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Đông Âu và Nga. Continue reading “#167 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.6): Xây dựng Trật tự Thế giới Mới”

Deconstructing the “Socialist” Rule of Law in Vietnam: The Changing Discourse on Human Rights in Vietnam’s Constitutional Reform

Title: Deconstructing the “Socialist” Rule of Law in Vietnam: The Changing Discourse on Human Rights in Vietnam’s Constitutional Reform

Author: Bùi Hải Thiêm

Source: Contemporary Southeast Asia Vol. 36, No. 1 (2014), pp. 77–100.

Abstract: 

Over the past two decades, efforts by the Communist Party of Vietnam (CPV) to build a “socialist” rule of law through legal and judicial reforms have contributed to the vibrant constitutional politics in the country. During the process of amending the 1992 Constitution, the socialist theoretical foundations of the Constitution quietly shifted as a result of new thinking and values. The complex interactions of old and new ideological precepts were prominently reflected by the changing discourse of human rights during debates about amendments to the 1992 Constitution. This article investigates the development of the “socialist” rule of law and the changes taking place in the discourse of human rights during the constitutional reform process in Vietnam. In setting out the context and content of constitutional reform, it seeks to deconstruct the socialist rule of law and interpret the discourse of human rights accordingly. In doing so, the mechanisms by which human rights have been socialized will be unpacked to make sense of subtle changes in the human rights discourse. Furthermore, the paper aims to uncover the implications of such a change for the development of Vietnam’s human rights regime.

Download: >>PDF

Business associations and the politics of contained participation in Vietnam

Title: Business associations and the politics of contained participation in Vietnam

Author: Nguyễn Phương Tú

Source: Australian Journal of Political Science, DOI: 10.1080/10361146.2014.896317

Abtract:

The development of the private sector in Vietnam since the mid-1990s has accompanied the emergence of organised business interests, which is recognised as vital to pursuing the agenda of economic modernisation. This article aims to explore the significance of the interactions between the state and business associations representing small-and-medium enterprises. It demonstrates that business associations have transformed state–business relations in a way that is distinguishable from state corporatism or societal pluralism. The analysis examines the interplay between state actors and emerging non-state entities, and the deliberative capacity of intermediary organisations in the policy-making process, specifically through the Vietnam Association of Small and Medium Enterprises. It is argued that this process constitutes a new mode of political participation that reflects the entanglement of the state and private capital interests. It reveals features of contained participation and contributes to the research agenda on deliberative and governance practices in post-socialist transitional economies. 

Download: >>PDF

#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137-146.

Biên dịch và Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục

Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Continue reading “#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên”

Rethinking the end of the Cold War and Francis Fukuyama’s ‘End of History’ hyphothesis

Title: Rethinking the end of the Cold War and Francis Fukuyama’s ‘End of History’ hyphothesis

Author: Đỗ Thị Thủy

Source: International Studies, No. 24, June 2011, pp. 239-260.

Abstract:

The year 1991 marked a turning point in the world history – one of the two superpowers (the Soviet Union – USSR) collapsed, putting an end to the bipolar system and nearly half a century of the intense confrontation between the United States (US) & the USSR in their global Cold War. Two decades have passed since that day but scholars keep debating about its end, perhaps no less heated as they did about its origins. The fact that no single international relations theory managed to predict such an end and even had difficulties explaining it makes the end of the Cold War more attractive and controversial for both historians and theorists. Coming out right after this very end, Francis Fukuyama‟s book “The end of history and the last man” furthered the debate as it provoked the idea that the end of the Cold War would be the end of all kinds of IR theory and mankind‟s history toward a long-lasting peace and stability dominated by liberalism and Western values.

How can we explain the end of the Cold War? Did it really end? Why did IR theory fail to predict such an end? Is the end of the Cold War an end to theory and history? These questions have been and are still shaping a great debate between international historians and IR theorists. This year marks the 20th anniversary of the Cold War‟s end – a perfect time for revisiting these issues. With the hope to contribute to the clarification of the aforesaid puzzles, this paper will review the debate and give its own assessment.

Download: >>PDF

#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). “Reductionist and Systemic Theories” (Chapter 4) in K. N. Waltz, Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 60-78.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Các Chương 23 ở trên mang tính phê phán rất cao. Nói gì thì nói, phê phán là một công việc mang tính tiêu cực nhưng nhằm đạt được kết quả tích cực sau này. Để có được những kết quả tích cực như vậy, trong chương này tôi sẽ suy xét lại các thiếu sót lý thuyết đã được chỉ ra ở các chương trước, sau đó chỉ ra một lý thuyết chính trị quốc tế mang tính hệ thống bao gồm những gì, cái gì một lý thuyết như vậy có thể mang lại và cái gì nó không thể. Continue reading “#165 – Lý thuyết giản lược và lý thuyết hệ thống”

APEC 2011 and the Future of Regional Architecture in Asia Pacific

Author: Vu, Le Thai Hoang, Ph.D. [1]

Source: International Studies, No. 24 (June – 2011), pp. 203-219.

Being the first-ever symbol of open regionalism[2] in Asia-Pacific since 1989, APEC with the principle of non-discrimination is seen as the premier forum to promote regional trade liberalization and economic integration while strengthening cooperation to address non-traditional security issues. In the overall regional strategy of the Obama Administration, APEC continues to serve as an important and most appropriate bridge to link US economic interests to regional economies, thereby helping the US achieve its short-term target of doubling exports within five years while delivering on its long-term “back-to-Asia” commitment and vision to consolidate leadership, at least economically, in the evolving two-pronged regional architecture to be founded on the East Asia Summit (EAS) (as the politico-security pillar) and APEC (as the economic pillar). 2011 when the US hosts APEC is a golden opportunity for the Obama Administration to create next breakthroughs in the grand journey to return to the region in all dimensions and in the immediate future earn significant points in the race for presidency for Obama himself. Continue reading “APEC 2011 and the Future of Regional Architecture in Asia Pacific”

Từ ngữ thú vị (41-50)

 

50. Phân biệt Bill và Act
Trong một số hệ thống pháp luật, đặc biệt là Mỹ, ‘Bill’ chỉ một ‘dự luật’ được đưa ra thảo luận tại quốc hội và chưa có giá trị pháp lý, còn ‘Act’ là một “đạo luật” hoặc ‘luật’, tức là dự luật đã được quốc hội thông qua và tổng thống ký ban hành thành luật, đã có hiệu lực pháp lý.
Trong bối cảnh Việt Nam, ‘dự luật’ và ‘luật’ thường được dịch lần lượt sang tiếng Anh là ‘draft law’ và ‘law’. Continue reading “Từ ngữ thú vị (41-50)”

Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Title: Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Contemporary Southeast Asia, Volume 35, Number 3, December 2013, pp. 333-368.

Abstract:

Since the normalization of Sino-Vietnamese relations in 1991, Vietnam’s China policy has been shaped by a combination of approaches which can be best described as a multi-tiered, omni-directional hedging strategy. The article argues that hedging is the most rational and viable option for Vietnam to manage its relations with China given its historical experiences, domestic and bilateral conditions, as well as changes in Vietnam’s external relations and the international strategic environment. The article examines the four major components of this strategy, namely economic pragmatism, direct engagement, hard balancing and soft balancing. The article goes on to assess the significance of each component and details how Vietnam has pursued its hedging strategy towards China since normalization.

Download: >>PDF

#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa

Nguồn: Suzanne Berger (2000). “Globalization and Politics”, American Review of Political Science, No. 3, pp. 43-62.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: #28 – Hãy suy nghĩ lại: Toàn cầu hóa 

Chương này tập trung vào các vấn đề quan trọng được công chúng và các học giả quan tâm hiện nay, đó là ảnh hưởng của sự thay đổi kinh tế thế giới đến chính trị và xã hội của các quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, đã có sự tăng trưởng đáng kể của vốn đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trao đổi thương mại qua biên giới song song với việc nhiều rào cản thương mại về hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia được gỡ bỏ. Continue reading “#164 – Tác động chính trị của toàn cầu hóa”