Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?

Nguồn: David Zucchino, “The U.S. War in Afghanistan: How It Started, and How It Ended“, The New York Times, 07/10/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sứ mệnh của người Mỹ tại Afghanistan đã đi đến hồi kết trong hỗn loạn và bi thương. Mỹ hoàn tất việc rút quân vào ngày 30 tháng 8, sớm hơn một ngày so với dự kiến, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm chiếm đóng Afghanistan và để quốc gia này rơi vào tay lực lượng Taliban. Theo một ước tính, khi chuyến bay sơ tán cuối cùng cất cánh, ít nhất 100.000 người có thể đủ điều kiện xin thị thực khẩn cấp đi Mỹ đã bị bỏ lại.

Ngày 15 tháng 8, vài giờ sau khi tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, chiến dịch tấn công mùa hè dữ dội của Taliban đã đem lại thắng lợi cho lực lượng này. Các lãnh đạo của Taliban tiến vào tiếp quản Dinh Tổng thống, sự kiện đã khiến hàng chục nghìn người kéo ra khu vực biên giới. Những người người khác thì tràn vào phi trường quốc tế ở Kabul, tranh giành để được lên các chuyến bay sơ tán dành cho công dân nước ngoài và người Afghanistan cộng tác với NATO. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Minh Thái Tông xua quân xâm lăng, với dã tâm vĩnh viễn đặt nước ta dưới ách cai trị; nên cử rất nhiều quan lại, như bọn Tham chính Vương Bình đi kèm với đoàn quân Chu Năng; liệu tính chiếm cứ được chỗ nào thì sẵn sàng cai trị chỗ đó:

Ngày 18 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [1/8/1406]. Sai bọn Tham chính Phúc Kiến Vương Bình theo Thành quốc công Chu Năng đến An Nam làm việc. Từ nay, phàm những nhân tài có thể đảm nhiệm được chức vụ được lần lượt sai đi.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 230)

Với nhu cầu đòi hỏi nhiều nhân lực, nhà vua ra lệnh các quan văn võ có tội, cho phép đi theo đoàn viễn chinh để lập công chuộc tội: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát”

Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân”

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương- Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua Trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) và ở làng Trà Lũ, thuộc huyện Giao Thủy.[1] Continue reading “Xuất xứ và ý nghĩa của hai từ “lương dân” – “giáo dân””

Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Analysis: Xi’s need to overtake Deng poses big risk for Taiwan”, Nikkei Asia, 18/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khoảng một phần tư thế kỷ sau khi qua đời, cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình vẫn được nhiều người tôn kính vì đã giúp Trung Quốc giàu lên. Chính sách “cải cách khai phóng” của ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “nghị quyết thứ ba về lịch sử” vào tuần trước, câu hỏi lớn là: Tập Cận Bình, đương kim tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, có thực sự vượt qua Đặng về mặt thành tích?

Nhiều đảng viên không còn cách nào khác là phải im lặng trước câu hỏi cực kỳ nhạy cảm này, điều mà mọi người chắc chắn đang quan tâm. Continue reading “Hàm ý từ nghị quyết thứ ba về lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines

Nguồn: Aries A. Arugay, “The 2022 Philippine Elections: Like Father, like Daughter-te”, Fulcrum, 17/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Con trai của vị cựu độc tài Ferdinand Marcos và con gái của vị tổng thống dân túy đương nhiệm Rodrigo Duterte đang tìm cách củng cố quyền lực của liên minh giữa hai gia đình. Việc hình thành một liên minh giữa các “triều đại” này sẽ có những tác động đến bối cảnh chính trị của đất nước trong nhiều năm tới.

Trong gần một tuần, người dân Philippines đã chứng kiến ​​sự hỗn loạn chính trị chưa từng thấy trong suốt lịch sử của nền dân chủ bầu cử ở nước mình. Màn kịch chính trị xoay quanh việc ai sẽ là ứng cử viên tổng thống đại diện chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đảng chính thức của ông Duterte là PDP-Laban đã đăng ký được một thượng nghị sĩ đương nhiệm cho vị trí này, Ronald dela Rosa chỉ được coi là người giữ chỗ cho con gái ông, Thị trưởng thành phố Davao Sara Duterte. Continue reading “Kịch tính trước thềm bầu cử tổng thống Philippines”

Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?

Nguồn: Will the world economy return to normal in 2022?”, The Economist, 8/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Liệu tình trạng lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ (stagflation) đang tác động lên nền kinh tế thế giới có kéo dài? Trong suốt năm 2021, các ngân hàng trung ương và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các yếu tố khiến lạm phát tăng đi kèm tăng trưởng chậm sẽ chỉ mang tính tạm thời. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng sẽ được khơi thông, giá năng lượng sẽ quay trở lại mặt đất, và công nhân ở các nước giàu trên thế giới đang không tham gia lực lượng lao động — vì những lý do không ai hiểu rõ — sẽ quay trở lại làm việc. Nhưng khi năm 2021 sắp kết thúc, các thị trường tài chính, công chúng và thậm chí chính các ngân hàng trung ương bắt đầu mất dần niềm tin. Continue reading “Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?”

Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam

Tác giả: Mã Đạt* | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trích yếu [của Mã Đạt]: Trước giữa thế kỷ 10, vùng Bắc và Trung bộ Việt Nam hiện nay từng thuộc về Trung Quốc. Năm 968, sau khi xây dựng quốc gia tự chủ, Việt Nam lại giữ mối “quan hệ phiên quốc — chính quốc” lâu dài với Trung Quốc. Chữ Hán là chữ viết thông dụng của vùng này. Năm 1945, chữ Việt Nam Latin hoá trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam. Trong tiến trình lịch sử lâu dài, văn hoá Trung Quốc với vật mang là chữ Hán đã được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và có ảnh hưởng quan trọng tới nước này.

Bốn giai đoạn truyền bá chữ Hán tại Việt Nam

Nhà văn tự học nổi tiếng Châu Hữu Quang từng có lời bàn rất sâu sắc về sự truyền bá và phát triển chữ viết. Ông nói: “Ở phương Tây lưu truyền một quan điểm nói ‘chữ viết đi theo tôn giáo ’, thực tế là ‘chữ viết đi theo văn hoá‘ . Chữ viết nào thay mặt nền văn hoá cao hơn thì mãi mãi truyền bá tới các dân tộc có văn hoá thấp. Nói chung, sự truyền bá và phát triển chữ viết trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn học tập, giai đoạn mượn dùng, giai đoạn phỏng tạo và giai đoạn sáng tạo. Tính giai đoạn của sự truyền bá thể hiện rõ nhất trong lịch sử chữ Hán.”[1] Continue reading “Bàn về sự truyền bá và ảnh hưởng của chữ Hán ở Việt Nam”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Bộ chỉ huy

Minh Thái Tông là vị vua túc trí đa mưu, tính toán trước mọi đường tiến thoái; nên khi Đô đốc Hoàng Trung triều kiến tâu trình việc quân An Nam giết Trấn Thiên [Thiêm] Bình; sự việc không làm ông ngạc nhiên. Nhà Vua đã đặt sẵn con bài sắp sử dụng làm Tổng binh chinh phạt An Nam là Đô đốc Chu Năng, cho hiện diện trong buổi gặp mặt Hoàng Trung, Năng xin đánh dẹp cho kỳ được:

“Ngày 11 tháng 4 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [29/4/1406]. Trấn thủ Đô đốc Thiêm sự bọn Hoàng Trung tâu về việc Hồ Đê nước An Nam giết Trần Thiên Bình. Thiên tử giận dữ bảo Thành quốc công Chu Năng rằng: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế”

Huyền thoại ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trong mắt một giáo sư Harvard

Tác giả: Thomas Valleley – Trường Minh

Giáo sư Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lần đầu tiên năm 1985.

Ông Vallely khi đó là hạ nghị sĩ bang Massachusetts, có mặt trong đoàn cựu chiến binh Mỹ trở lại thăm Việt Nam vào đúng dịp kỉ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh.

Ông Thạch gây ấn tượng sâu sắc cho đoàn cựu binh Mỹ với trí tuệ, nhãn quan chiến lược và địa chính trị sắc bén, cũng như những nỗ lực không mệt mỏi nhằm bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Đầu năm 1989, ông Vallely cùng một nhóm học giả Harvard quay lại Việt Nam lần hai trong vai trò Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard. Việt Nam thời bấy giờ mới bắt đầu tiến trình Đổi mới và đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Continue reading “Huyền thoại ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trong mắt một giáo sư Harvard”

Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra

Nguồn: Derek Grossman, “Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat”, Nikkei Asia, 10/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

Kể từ đó, các nhà quan sát đã dựa vào các bình luận của Davidson – vốn rõ ràng ám chỉ dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027 có thể là một sự kiện mà Trung Quốc muốn kỷ niệm bằng cách chinh phục Đài Loan – để ủng hộ quan điểm của họ về việc Bắc Kinh có sớm thực hiện một bước đi nguy hiểm hay không. Continue reading “Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra”

“Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. Continue reading ““Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp”

Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?

Nguồn: Changing the clocks is unpopular. Why do it?”, The Economist, 04/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Mặc dù có diện tích rộng lớn, nhưng cả nước Trung Quốc đều vận hành theo giờ Bắc Kinh – một quyết định do Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 nhằm tăng cường đoàn kết quốc gia. (Tội nghiệp cho những người dân Tân Cương ở vùng viễn tây của Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời vẫn chưa mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong gần ba năm, cho đến năm 2018, Triều Tiên duy trì một múi giờ riêng của mình, chậm hơn nửa giờ so với Hàn Quốc, điều phù hợp với khuynh hướng “ẩn dật” của nước này. Tuy nhiên, các quốc gia thường điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do thực tế. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Savings Time) trong những tháng mùa hè. Hầu hết các bang ở Mỹ (trừ Arizona và Hawaii) sẽ vặn ngược đồng hồ trở lại một lần nữa vào cuối tuần này (7/11). Nhưng liệu điều đó có cần thiết không? Continue reading “Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?”

Việt Nam học nhìn từ ngành xuất bản

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Những công trình nghiên cứu về văn hóa – lịch sử Việt Nam nhìn từ bên ngoài được tổ chức dịch sang Việt ngữ và xuất bản trong 30 năm qua không nhiều, thiếu vắng sự hiện diện của nhiều nhà Việt Nam học lớn và các tuyến đề tài quan trọng.

Những công trình nghiên cứu của giới Việt Nam học quốc tế đã được dịch

Thời gian gần đây, độc giả trong nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến dòng sách khoa học nhân văn và lịch sử, đặc biệt là dòng sử Việt. Các cơ sở xuất bản (gồm nhà xuất bản và công ty sách) ở Việt Nam đã cố gắng khai thác dịch mới, hoặc tái bản, một số công trình nghiên cứu của các nhà Việt Nam học liên quan đến Việt Nam. Continue reading “Việt Nam học nhìn từ ngành xuất bản”

Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuối cùng thì cơn khát giải Nobel của cả tỷ người Trung Quốc đã được giải toả khi giải Nobel Văn học năm 2012 được trao cho một đồng bào của họ — nhà văn Mạc Ngôn. Trước đó, hàng năm, mỗi lần đến “Mùa Nobel”, họ đều ngạc nhiên và thất vọng vì chờ đợi mãi mà vẫn chưa thấy công dân Trung Quốc nào được trao giải. Không năm nào dư luận nước này không bình luận, tranh cãi om xòm về chuyện này.

Có thể thông cảm: Trung Quốc có nền văn minh vẻ vang 5000 năm, số dân chiếm một phần 5 nhân loại, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới… cái gì cũng nhất nhì toàn cầu, chỉ riêng bảng vàng giải Nobel thì trước năm 2012 vẫn vắng bóng trên cả hai lĩnh vực khoa học kỹ thuật và văn học. Họ không thể không bực bội, suy nghĩ, tranh cãi vì sao lại có nghịch lý quái ác như vậy. Continue reading “Người Trung Quốc bình luận về giải Nobel văn 2009”

Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Đặt vấn đề

Tam giác chiến lược là “mối quan hệ giữa 2 trong 3 nước thuộc tam giác sẽ định hình các lợi ích chiến lược của nước thứ ba và bị những lợi ích đó chi phối; những lợi ích chiến lược này bao gồm mục tiêu áp đặt trật tự toàn cầu theo ý một nước, tạo ra mâu thuẫn và thúc đẩy tranh giành quyền lực giữa chính các nước nay”.[1]

Tham luận có mục tiêu làm rõ thực trạng quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau Chiến tranh Lạnh và dự báo quan hệ giữa ba nước từ nay đến 2030. Do vấn đề lớn, nên tham luận chỉ tập trung vào phân tích quan hệ Mỹ-Trung-Nga trong giai đoạn từ năm 2014 cho đến nay. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Trung-Nga sau 1990 và dự báo xu hướng thời gian tới”

Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mekong

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bởi Hạ lưu Mekong có địa hình đa dạng, chia cắt bởi rừng rậm, đầm lầy, sông ngòi, đất ngập úng nhiễm mặn… vì thế cần nhiều nhân lực để xây dựng hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc, khu định cư, xác lập chủ quyền lãnh thổ. Do vậy, vùng đất này chỉ có thể được thiết lập dựa trên các nhà nước tập quyền mạnh với nguồn lực phong phú. Chính vì thế, trong hơn ba thế kỷ qua, bàn tay sắp đặt của các dự án nhà nước đã góp phần “thiết kế” hình hài mới của vùng châu thổ, cho đến khi trở thành Nam Bộ của Việt Nam. Continue reading “Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mekong”

Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s ‘common prosperity’ puts cake debate back in oven”, Nikkei Asia, 04/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu suy yếu, các chính sách của Chủ tịch Tập Cận Bình đang gặp phải những trở ngại khi ông theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, hay nói cách khác là chia sẻ thành quả của sự phát triển.

Một nguồn tin Trung Quốc quen thuộc với các chính sách kinh tế của nước này nhận định rằng một bài báo đăng ngày 24/10 của Tân Hoa xã cho thấy sự lo lắng đó.

Nguồn tin cho biết: “Chúng ta cần nghĩ xem tại sao ‘cuộc tranh luận về chiếc bánh’ lại tái xuất hiện sau 10 năm. Đó là bằng chứng cho thấy đã có cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi về việc làm thế nào để tiến tới thịnh vượng chung.” Continue reading “Tranh luận ‘chiếc bánh kinh tế’ quay lại TQ trước thềm Đại hội Đảng”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ

Nguồn: No one loves Joe Biden”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người Mỹ đã bầu cho Joe Biden để loại bỏ người tiền nhiệm của ông. Họ không chắc ông ấy có thể làm được gì khác.

Arlington, quê hương của tướng Robert E. Lee và là nơi đặt một nghĩa trang được đào một cách thù hận ngay trên bãi cỏ phía trước nhà ông, tưởng như không phải nằm ở Virginia trong những ngày này. Các khu căn hộ các công ty từ lâu đã khiến thành phố này trông giống như một phần mở rộng của Washington. Điều đó giúp cho Joe Biden cảm thấy tương đối an toàn trong một buổi tối giá lạnh và nhiều gió trong tuần này, khi ông băng qua sông Potomac để tham gia vận động cho cuộc đua giành ghế thống đốc bang Virginia. Continue reading “Tương lai ảm đạm của Joe Biden và Đảng Dân chủ”

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại. Continue reading “Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng”