Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam 

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Tám năm qua, RCEP là ván cờ của Trung Quốc để đối trọng lại TPP (Trans-Pacific Partnership, nay là CPTPP – Comprehensive Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) do Mỹ cầm đầu. Việc Donald Trump rời bỏ TPP vào đầu năm 2017 là cơ hội vàng cho Trung Quốc. Mấy tháng qua, Mỹ và thế giới đã bị lôi cuốn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ quá nhiều nên sao nhãng các vấn đề khác, trong đó có Hiệp định RCEP.

Khi Trump và Biden tranh giành quyết liệt để xác định ai là chủ Nhà Trắng thì đó là thời điểm không thể tốt hơn để Trung Quốc thúc đẩy việc ký kết RCEP tại Hà Nội ngày 15/11. Trong khi Ấn Độ đã rút khỏi đàm phán RCEP năm ngoái vì lý do riêng thì 10 nước ASEAN và 5 đối tác Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, và New Zealand) không thể cưỡng lại RCEP vì tổn thương do đại dịch. Continue reading “Nhìn lại RCEP: Những ẩn ý với Mỹ và Việt Nam “

Michael Faraday: Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực điện

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Michael Faraday (1791 – 1867) là một nhà hóa học và vật lý người Anh, người đã có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu điện từ học và điện hóa học.

Michael Faraday sinh ngày 22/09/1791 tại phía nam London. Gia đình ông không khá giả và Faraday chỉ được học chương trình giáo dục chính quy cơ bản. Lên 14 tuổi, ông thực tập tại xưởng của một người đóng sách địa phương, và trong bảy năm sau đó, ông đã tự học bằng cách đọc sách về nhiều môn khoa học.

Năm 1812, Faraday tham dự bốn bài giảng của nhà hóa học Humphry Davy tại Viện Hoàng gia. Sau đó, ông đã viết thư cho Davy để xin làm trợ lý. Davy đã từ chối ông, song năm 1813 đã bổ nhiệm Faraday làm trợ lý hóa học tại Viện Hoàng gia. Continue reading “Michael Faraday: Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực điện”

Bài học quân sự từ cuộc chiến Nagorno – Karabakh

Nguồn: Gustav Gressel, “Military lessons from Nagorno-Karabakh: Reason for Europe to worry”, European Council on Foreign Affairs, 24/11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Suốt một thập niên qua, việc Azerbaijan dần xây mạnh lực lượng vũ trang không phải là điều gì bí mật. Song không mấy chuyên gia đoán được trước chiến thắng quân sự tuyệt đối trong tháng này của Azerbaijan trước Armenia. Phần lớn chiến thắng được cho là xuất phát từ khía cạnh kỹ thuật và tài chính của cuộc chiến: Azerbaijan có khả năng chi nhiều hơn và có công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Israel tốt hơn hẳn trang bị của Armenia. Nhưng những bài học của cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 sâu sắc và phức tạp hơn chuyện công nghệ, đồng thời mang lại những bài học đặc biệt cho quốc phòng châu Âu. Continue reading “Bài học quân sự từ cuộc chiến Nagorno – Karabakh”

Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình

Nguồn: James T. Areddy, “China Urges New Era of Mass Migration—Back to the Countryside”, WSJ, 17/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong nỗ lực chống lại nghèo đói, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn phục hồi dân số của các thị trấn ở vùng nông thôn, tạo thêm người mua và kẻ bán ở đây; “làng quê của chúng tôi lại lóe lên tia hy vọng”.

Trong suốt nhiều thập niên, gần như cách duy nhất để những người sinh ra ở làng Dawan có thể kiếm tiền là đi dọc theo con đường đất ngoằn ngoèo từ ngôi làng trên núi đến các thành phố lớn của Trung Quốc.

Đó là những gì Wang Liangcui đã làm vào đầu những năm 1990, khi bà 20 tuổi. Bà đến Thượng Hải làm nhiều nghề như công nhân, tài xế taxi hay bán bánh dạo. Trên khắp Trung Quốc, những người giống như bà, phải rời bỏ các làng quê tồi tàn đến thành phố tìm việc, chính là nguồn cung cấp nhân công giá rẻ khiến cho nền kinh tế quốc gia tỷ dân phát triển vượt bậc. Continue reading “Tham vọng hồi sinh vùng nông thôn Trung Quốc của Tập Cận Bình”

Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian

Tác giả: Lê Khánh Công

Cho đến gần giữa thế kỷ 19, mỡ động vật và dầu thực vật là nguồn thắp sáng chủ yếu cho tầng lớp giàu có trong xã hội. Mặc dù nhiều loại dầu đã được phát triển nhưng giá của chúng vẫn rất cao và chất lượng kém. Phần còn lại của thế giới vì thế vẫn chìm trong đêm tối.

Dòng sông dầu ở Pennsylvania (Mỹ) đã giới thiệu một loại nhiên liệu mới làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống con người: dầu hoả. Ngày 27 tháng 8 năm 1859, đại tá Drake đã khoan thấy dầu lần đầu tiên. Từ đây, thành thị và nông thôn nước Mỹ đã không còn phải đi ngủ sớm do thiếu ánh sáng. Dầu hoả trở thành nhiên liệu thắp sáng phổ biến và đưa John Davison Rockefeller Sr. thành người siêu giàu của thế giới. Nhu cầu thắp sáng trong tương lai lúc đó dự kiến sẽ làm nhu cầu dầu hoả tăng mạnh. Continue reading “Vai trò của dầu mỏ qua dòng chảy thời gian”

Nhật ký Bắc Kinh (28/08/20): TQ chuẩn bị cho trường hợp bị không kích

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi bắt gặp một tấm biển kỳ lạ, khá đáng lo ngại trên một con phố ở Bắc Kinh.

Tiêu đề của nó có nghĩa là “Nghĩa vụ phòng không dân sự.” Đề cập đến “phòng không thời chiến”, tấm bảng viết rằng “Tùy vào nhu cầu bảo vệ tổ quốc, các biện pháp bảo vệ được tiến hành bằng cách huy động và tổ chức quần chúng, và thiệt hại do các cuộc không kích được giảm bớt.”

Một bức ảnh về một tấm bảng tương tự khác cũng đang lan truyền trên mạng xã hội, có nội dung “Làm thế nào để bình tâm trở lại sau các cuộc không kích”. Sau đó, nó đưa ra lời khuyên về giảm thiểu ảnh hưởng tâm lý sau khi bị địch không kích. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/08/20): TQ chuẩn bị cho trường hợp bị không kích”

Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ Hán ra đời cách nay hơn 3.300 năm, từng có đóng góp lớn cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc (TQ). Chữ Hán là thứ tượng trưng cho văn hóa Trung Hoa, là báu vật thiêng liêng tổ tiên để lại. Người Hoa coi chữ Hán như chữ của thần thánh, mấy nghìn năm qua không ai dám nhận xét, cải tiến, phát triển loại chữ này. Cho tới nay ai đánh giá không tốt về chữ Hán sẽ bị dư luận đả kích ngay. Thiển nghĩ, nếu cứ để chữ Hán phát triển tự nhiên trong đông đảo dân chúng thì rất có thể nó cũng có lịch sử tương tự các loại chữ viết cổ đại khác (chữ Ai Cập cổ, chữ hình Nêm), tức là biến mất và thay bằng loại chữ tiên tiến hơn. Tiếc rằng, chữ Hán sau khi ra đời đã bị tầng lớp vua quan và trí thức phong kiến coi là thứ công cụ độc quyền dùng để giữ vững chế độ phong kiến, thi hành chính sách ngu dân nhằm dễ dàng áp bức bóc lột nhân dân lao động. Continue reading “Người Trung Quốc đánh giá chữ Hán như thế nào?”

Erdal Arıkan: Người đứng sau thành tựu 5G của Huawei

Biên dịch: Đăng Thiên

Một nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ vô danh đã giúp Huawei làm chủ công nghệ 5G bằng nghiên cứu mã cực.

Tháng 7/2018, tại trụ sở chính ở Thâm Quyến, tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc tổ chức một buổi lễ tri ân đặc biệt. Giai điệu bản hòa tấu Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Beethoven cất lên khi chiếc xe chở một vị khách đặc biệt tiến gần tới trung tâm hội nghị tráng lệ của công ty. Chủ tịch luân phiên của công ty, ông Guo Ping, bước ra đón một trong những nhân vật chính của buổi lễ vào khán phòng.

Sau phát biểu về lịch sử hình thành và quá trình xây dựng Huawei của các lãnh đạo công ty, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi bước lên sân khấu. Theo sau ông là ba người phụ nữ mặc đồng phục trắng vung tay theo phong cách quân đội. Continue reading “Erdal Arıkan: Người đứng sau thành tựu 5G của Huawei”

Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Henry Faulds (1843 – 1930) là một bác sĩ, nhà truyền giáo người Scotland và là nhân vật tiên phong trong việc dùng dấu vân tay để nhận dạng con người.

Henry Faulds sinh ngày 01/06/1843 tại Beith, Bắc Ayrshire. Ban đầu, ông làm thư ký ở Glasgow, sau đó quyết định theo học ngành y. Sau khi trở thành nhà truyền giáo, ông được cử sang Nhật Bản vào năm 1873, nơi Faulds thành lập bệnh viện Tuskiji ở Tokyo và trở thành người phụ trách khoa phẫu thuật. Bên cạnh đó, ông còn thành thạo tiếng Nhật và giảng dạy tại một trường đại học địa phương, đồng thời lập ra Viện Người Khiếm thị Tokyo. Continue reading “Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y”

Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?

Nguồn: Greg Barns, “Asia’s monarchies are no longer earning their keep”, Nikkei Asia, 13/11/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trên khắp châu Á, báo chí đang đưa tin rất nhiều về các vị quốc vương. Ở Thái Lan, nhiều người cảm thấy phẫn nộ với Vua Maha Vajiralongkorn, người không chỉ sống phần lớn thời gian ở Đức mà còn bận rộn tìm cách áp đặt chế độ quân chủ mang tính đàn áp lên người dân của mình.

Quốc vương Malaysia, Sultan Abdullah Ri’ayatuddin, đã tăng cường can thiệp vào chính trị, từ chối chấp nhận yêu cầu của lãnh đạo phe đối lập Anwar Ibrahim rằng ông cần được phép thành lập chính phủ khi giờ đây ông nhận được đa số ủng hộ trong quốc hội. Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ đã lỗi thời và cần bị hủy bỏ?”

Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi (22/08/2020) là kỷ niệm 116 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc “cải cách và mở cửa”.

Ông Đặng xem mối quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng hơn hai thập niên sau khi ông qua đời vào năm 1997 ở tuổi 92, cách tiếp cận của ông đã trở thành dĩ vãng.

Phấn khởi vì thời tiết đẹp, tôi ngẫu hứng đến thăm một ngôi nhà cũ của Đặng. Nó nằm gần công viên Jingshan, ngay phía bắc Tử Cấm Thành. Khi tôi đi dọc theo một hutong – ngõ hẹp hình thành bởi những dãy nhà truyền thống – cánh cổng tôi đang đi tìm hiện ra trước mắt. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’”

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số 4 người Hoa từng được tặng giải Nobel khoa học,1 Dương Chấn Ninh (Yang Zhen Ning) được chính quyền Trung Quốc (TQ) trọng vọng hơn cả, luôn luôn là nhân vật trung tâm được các nhà báo phỏng vấn, đưa tin. Đó là do ông đã đóng góp sớm nhất, tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc, và có nhiều ý kiến độc đáo trên các mặt KHKT, văn hóa giáo dục của TQ. Chính quyền, báo chí TQ và đặc biệt giới trí thức nước này rất coi trọng các ý kiến, quan điểm của ông, nhất là khi họ có tranh luận chưa ngã ngũ về một vấn đề nào đó. Continue reading “Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý”

Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng & Đỗ Thị Thủy

Cục diện thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết. Hệ thống quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang đối mặt với thách thức gia tăng từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên mạnh mẽ, sự thiếu hụt vai trò dẫn dắt các nghị sự toàn cầu trong khi các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đang nổi lên gay gắt (đại dịch COVID-19 là một ví dụ). Cục diện đó kéo theo nhiều hệ lụy sâu rộng, đa chiều, về lâu dài có thể làm thay đổi bản chất trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nước vừa và nhỏ làm sao bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Continue reading “Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030”

Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiều thứ Năm (20/08/2020), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm quận Đồng Nam, Trùng Khánh, nơi đang bị lũ lụt. Thủ tướng bay từ Bắc Kinh đến thành phố miền tây nam vào sáng hôm đó, rồi đi tàu hỏa và ô tô đến vùng này.

“Chúng ta phải bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân theo chỉ đạo quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình”, ông Lý được cho là đã nói như vậy với các quan chức cấp cao của quận, theo một trang web chính phủ.

Tất cả 8.000 cư dân của quận đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ông Lý đi dọc theo những con đường lầy lội để động viên họ. Ông mang ủng dài, nhưng chiếc quần tây của ông dính đầy bùn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vừa mới thua trận trở về vào năm trước, vào đầu năm Chí Nguyên thứ 23 [1286] Nguyên Thế Tổ lại ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt, mệnh các hành tỉnh điều phái các tướng sĩ cùng quân lính:

“…. Ngày Tân Mão tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 23 [18/2/1286] mệnh bọn A Lý Hải Nha bàn những điều cần làm để đánh dẹp Giao Chỉ. Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump

Tác giả: Walter Russell Mead

Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.

Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020). Continue reading “Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump”

Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Mọi người vẫn còn nói về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm ở Trung Quốc gần ba năm trước.

Trump tiếp tục đăng tweet như thường lệ trong chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 2017. Một trong những dòng tweet của ông viết: “CẢM ƠN vì một buổi chiều và buổi tối khó quên tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên.”

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã đưa ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania đi tham quan hoàng cung, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sinh sống, và hiện là một trong những Di sản Thế giới UNESCO hút khách nhất. Cung điện đóng cửa cả ngày chỉ để đón họ trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”