Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính

Dollar-Map-650x360

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một thế hệ các nhà kinh tế phát triển nợ Ronald McKinnon, người vừa qua đời hồi đầu tháng này, một khoản nợ tri thức khổng lồ vì quan điểm thấu đáo của ông – được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1973 Tiền và Vốn trong Phát triển Kinh tế (Money and Capital in Economic Development). Quan điểm này nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính (financial repression)[1] làm cản trở phát triển tài chính. Thật vậy, McKinnon cung cấp chìa khóa để hiểu lý do tại sao các khu vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng kém phát triển. Continue reading “Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính”

Cái giá của sự bất công bằng: Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi

t1larg.china.superyacht.sunseeker.cnn

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Người giàu nắm quyền như thế nào?

Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ.  Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn.  Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%!  Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ).  Continue reading “Cái giá của sự bất công bằng: Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi”

Một nước Mỹ luôn thay đổi

download

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Quay trở lại nước Mỹ khi Mùa thu lá vàng 2014 vừa kết thúc. Tiết trời đầu đông chuyển sang se lạnh, cây cối đã trút hết các cành lá cũ và vươn “chân, tay” khẳng khiu, nhưng đầy thách thức lên trời để chuẩn bị “nghênh đón” một mùa đông lạnh giá phía trước. Chứng kiến cảnh cực đẹp của thiên nhiên khi cây lá khoe sắc với đủ “bộ cánh” rực rỡ và lộng lẫy nhất, rồi lại chứng kiến cũng chính những cây hoa ấy với sắc màu “thảm hại nhất” trong thời gian ngắn ngủi chưa đến 2 tuần khiến không nhiều người tránh khỏi cảm giác chạnh lòng và bùi ngùi tiếc nuối. Nó cũng tựa như cảm giác ngắm các hoa hậu vừa đăng quang, rạng ngời với vương miện, cánh áo, rồi lại chứng kiến chính họ ở ngoài đường với khuôn mặt “mộc” và khoác bộ đồ nhầu nhĩ trên người.

Tuy nhiên, tiết trời chính trị Mỹ thì luôn luôn nóng, bất kể tiết trời ra sao. Continue reading “Một nước Mỹ luôn thay đổi”

Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại

ming-tribute-system-small

Tác giả: June Teufel Dreyer | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

Khi Trung Quốc nổi lên như là một cường quốc kinh tế và quân sự vượt trội trên thế giới, một vài học giả Trung Quốc lại tiếc nuối nhắc về một thời kì khác, khoảng thế kỉ 5 trước Công nguyên, khi thiên hạ đã từng thái bình dưới sự cai trị của một hoàng đế đạo đức và nhân từ kiểu Nho gia. Những hồi tưởng về lịch sử này rõ ràng gợi ý rằng – dưới sự lãnh đạo của một nước Trung Quốc đức độ, người ta có thể quay trở lại thời kì hoàng kim.

Theo đó, hoàng đế nhân từ duy trì một pax sinica (nền hòa bình kiểu Trung Hoa) và cai trị thiên hạ (tianxia), hay toàn bộ thế giới dưới bầu trời này. Continue reading “Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại”

Những rủi ro địa chính trị ở châu Á

0,,16169685_303,00

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

Rủi ro địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc xung đột giữa Israel và Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay nguy cơ bất ổn kéo dài từ Maghreb (Ả-rập Bắc Phi) cho tới tận Hindu Kush (dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan). Thậm chí, đó cũng không phải là nguy cơ có thể xảy ra Chiến tranh Lạnh thứ Hai giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Những rủi ro địa chính trị ở châu Á”

Bản sắc Do Thái

d12Ewf8ddSsbRoKwMumvzucd

Tại Israel, để là một người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ”.[1]

-David Ben-Gurion (Thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Israel hiện đại)

Từ khi Nhà nước Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948, những đánh giá lịch sử về Israel thường chỉ đặt trọng tâm xoay quanh của các cuộc chiến nẩy lửa, các xung đột Ả Rập-Israel không bao giờ hết và các cuộc đàm phán ngoại giao bế tắc. Trọng tâm đó rất gây hiểu lầm. Israel đã trải qua nhiều cuộc chiến; Israel cũng luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào khác; cũng là một thành viên tích cực trong nỗ lực kiến tạo hòa bình của Trung Đông trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, các xung đột và thương lượng, mặc dù thường xuất hiện với tần suất rất cao trên các tiêu đề truyền thông hàng ngày, chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Cuốn sách này “Câu chuyện Do Thái: từ Do Thái giáo đến Nhà nước Israel hiện đại” cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh quan trọng hơn và bao quát hơn: thực tế của đất nước này và con người của nó là gì? Continue reading “Bản sắc Do Thái”

Mô hình tăng trưởng méo mó của Trung Quốc

ghost-city-china-ordos

Tác giả: Keyu Jin | Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Hầu hết các nhà kinh tế đều có lý do để lo lắng cho nền kinh tế Trung Quốc: mức tiêu thụ thấp và thặng dư xuất khẩu lớn, dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp, suy thoái môi trường, hoặc sự can thiệp của chính phủ như việc kiểm soát vốn hoặc áp chế tài chính (financial repression).[1] Nhưng nhiều người không nhận ra đó chỉ là những triệu chứng của một vấn đề cơ bản duy nhất: mô hình tăng trưởng sai lệch của Trung Quốc.

Trong một chừng mực nào đó, mô hình này là hệ quả của chính sách, của thành kiến lâu đời coi xây dựng và sản xuất là đầu tàu của phát triển kinh tế. Ưu tiên này nhắc chúng ta nhớ lại thời kỳ Đại nhảy vọt vào những năm 1950, khi kim loại phế liệu được nấu chảy để đáp ứng các mục tiêu sản xuất thép vô cùng lạc quan nhằm thúc đẩy giấc mơ công nghiệp hóa nhanh chóng của Mao Trạch Đông. Continue reading “Mô hình tăng trưởng méo mó của Trung Quốc”

Bước Đại Thụt lùi của Trung Quốc

download

 Tác giả: Xia Yeliang | Biên dịch: Nguyễn Chi  Lan

Trong tuần này, các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tham dự phiên họp toàn thể với trọng tâm về vấn đề nền pháp quyền. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, một số nhóm trên WeChat (mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc) đã thông tin về việc bắt giữ gần 50 nhà hoạt động người Trung Quốc vì đã ủng hộ các cuộc biểu tình tại Hong Kong. Một số nhóm khác thì thông báo về việc một lệnh cấm chính thức đã được đưa ra nhằm vào việc xuất bản hoặc bán các sách có tác giả là người ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong, hay ủng hộ hoạt động nhân quyền và vấn đề pháp quyền. Điều này đã gây nghi ngờ nghiêm trọng đối với lòng tin vào sự cam kết của chính phủ về mục tiêu đổi mới chính trị. Continue reading “Bước Đại Thụt lùi của Trung Quốc”

Tại sao tình hữu nghị Nga-Trung sẽ bền vững

130327162059-xi-jinping-vladimir-putin-614xa

Tác giả: Gilbert Rozman | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Gần đây, Trung Quốc và Nga đã thách thức trật tự quốc tế bằng cách hậu thuẫn lẫn nhau trên mặt trận ngoại giao để đối phó vấn đề Ukraine và Hồng Kông, theo thứ tự tương ứng. Nhưng các quan sát viên phương Tây gần như đã hiểu lầm những lý do khiến hai nước phải xây dựng các quan hệ thân thiết với nhau hơn trước. Nga và Trung Quốc được thúc đẩy bởi các lợi ích vật chất mà hai nước chia sẻ thì ít, nhưng bởi một ý thức thông thường về cái căn cước dân tộc [national identity] thì nhiều. Cái bản sắc dân tộc này tự định hình trong cuộc đối kháng chống phương Tây và trong việc củng cố cách nhìn của mỗi nước về di sản của chủ nghĩa cộng sản truyền thống. Continue reading “Tại sao tình hữu nghị Nga-Trung sẽ bền vững”

Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á

247706-files-china-forex-yuan-invest-business-asia

Nguồn: Yuriko Koike (2013). “Chapter seven: The new shape of Asia”, Adelphi Series, 53:439, pp. 127-132.

Biên dịch: Trần Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Vai trò của đồng nhân dân tệ trong nền kinh tế thế giới phải được nhìn nhận trong bối cảnh quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc trong trật tự quốc tế hiện tại, điều có lẽ là thách thức lớn nhất mà các nhà chiến lược về ngoại giao và quân sự đang phải đối mặt ngày nay. Hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai, đồng thời cũng là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Sức mạnh kinh tế này cho phép Trung Quốc gây ảnh hưởng lên nhiều khu vực trên toàn cầu, nơi mà cách đây một thập kỷ sự hiện diện của Trung Quốc còn rất hạn chế. Continue reading “Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á”

Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô

thanhdo

Tác giả: Lý Bằng | Biên dịch : Nguyên Hải

 [Năm 1986]

Ngày 26 tháng 12, Thứ Sáu, trời âm u, có mưa

Tại Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam [ĐCSVN], Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời hồi tháng 7.

[Năm 1989]

Ngày 26 tháng 8, Thứ Bảy, trời âm u, có mưa

Hôm nay Việt Nam tuyên bố đã “rút toàn bộ quân đội” từ Campuchia. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, cũng quét sạch trở ngại cho việc bình thường hóa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Continue reading “Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô”

Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới

shutterstock_170988695

Tác giả: Richard Rosecrance | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Khi cán cân sức mạnh nghiêng về phía những người thiện tâm, mọi sự đều thiên về hướng tốt lành – ngay cả đối với những người Trung Quốc.

Mọi sự tập trung quyền lực quy mô lớn trong chính trị quốc tế tất yếu sẽ sụp đổ, hay ít ra đó là điều đa số các sử gia và các nhà phân tích chính sách theo chủ nghĩa hiện thực coi là minh triết. Bất cứ thế “chênh lệch sức mạnh” nào, dù dưới hình thức các đế quốc ở tầm khu vực hay quốc tế, các vương triều hay những hệ thống bá quyền khác, sớm muộn sẽ thất bại bởi thành công tất yếu của các nỗ lực đối trọng lại. Nếu như thiên nhiên căm ghét sự trống rỗng của chân không thì chính trị quốc tế lại đánh đổ những sự bất cân bằng; các vị bá vương và những kẻ dàn sức quá mức khác luôn gánh chịu những sự trừng phạt đích đáng. Continue reading “Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới”

Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết”

maobook_edited

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Từ giữa năm 2005, cuốn tiểu sử này đã làm sôi nổi dư luận các nước nói tiếng Anh (xin đừng lầm với quyển “Mao: A life” của Philip Short, xuất bản năm 2001, vừa được dịch ra tiếng Pháp). Hai tác giả là vợ chồng: bà Jung Chang, sinh trưởng ở Trung Quốc, từng là một Hồng Vệ  Binh trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá, đã viết cuốn tự truyện về gia đình bà (“Hoang Nga” (Wild Swans) xuất bản năm 1991) được nhiều người khen, và ông Jon Halliday, sử gia người Anh, nguyên chủ biên tạp chí thiên tả New Left Review. Continue reading “Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết””

Quản trị một thế giới hỗn loạn

cgws_background

Tác giả: Anne-Marie Slaughter | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Liệu chúng ta có thể xây dựng một trật tự thế giới đủ sức để gìn giữ được hòa bình và đảm bảo các nước tuân thủ luật chơi hay không? Đó là câu hỏi mà Henry Kissinger đặt ra trong cuốn sách mới của ông mang tên World Order (Trật tự Thế giới). Thật không may, đó là một câu hỏi sai lầm.

Kissinger định nghĩa “trật tự thế giới” như một khái niệm về các dàn xếp quốc tế công bằng và “được cho là có thể áp dụng được trên toàn thế giới.” Ví dụ, trước khi Liên minh châu Âu ra đời, châu Âu quan niệm trật tự thế giới là một sự cân bằng giữa các cường quốc mà trong đó nhiều tôn giáo và hình thức chính thể khác nhau có thể cùng tồn tại. Continue reading “Quản trị một thế giới hỗn loạn”

Vốn xã hội và phát triển kinh tế

social_capital

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Một cách tóm tắt xu hướng phát triển của kinh tế học (Tây phương) về phát triển trong nửa thế kỉ qua là: nó đi từ các mô hình căn cứ trên những quan niệm khá hẹp hòi, thậm chí thiếu nhất quán, đến những mô hình phức tạp hơn, với nhiều yếu tố “ngoại kinh tế” (thể chế, văn hoá, lịch sử, địa lí).  Hai yếu tố nổi bật mà lý thuyết này đã dần dần hội nhập trong xu hướng ấy là con người và xã hội.

Có lẽ nên nhắc lại: theo kinh tế học cổ điển, ba thành tố quyết định tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, và vốn vật thể.  Cho đến khoảng những năm 1990, gần như mọi thuyết về phát triển kinh tế đều xem quan hệ xã hội là thứ yếu, thậm chí không cần bàn đến.  Vào nhữngthập niên 50 và 60, chẳng hạn, các liên hệ xã hội, lối sống cổ truyền bị xem là trở ngại cho phát triển (hiểu là hiện đại hoá).[1]  Continue reading “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”

Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP

yuan_dollar001_16x9

Tác giả: Simon Johnson | Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng

Nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang tìm cách thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do khu vực quy mô lớn với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có đang đi đúng hướng trong quá trình này hay không?

Phạm vi ban đầu của TPP khá khiêm tốn, bao gồm Mỹ và một số đối tác thương mại (Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam). Nhưng nay Nhật Bản đã tham gia và Hàn Quốc cũng đang theo dõi rất sát hiệp định. Có khả năng Trung Quốc cũng sẽ can dự thông qua hiệp định này hoặc một khuôn khổ tương tự trong tương lai không xa. Continue reading “Chống thao túng tiền tệ: Phần còn thiếu của TPP”

Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)

Mao-Zedong_2705376b

Tác giả: Lí Lị & Hàn Đức Cường | Biên dịch: Nguyên Hải

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P.1)

Nhân dịp lần thứ 120 ngày sinh Mao Trạch Đông, mạng BBC tiếng Trung đã phỏng vấn hai học giả đại diện cho hai loại quan điểm (về Mao Trạch Đông) hoàn toàn khác nhau trong nước Trung Quốc, một là sử gia hiện đại Chương Lập Phàm [Zhang Lifan] và một là Hàn Đức Cường [Han Deqiang] Giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh. Hai bài phỏng vấn đăng vào hai ngày. Hôm nay đăng bài phỏng vấn Hàn Đức Cường.

Hàn Đức Cường  là giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nhà kinh tế không thuộc dòng chính của Trung Quốc, cũng là một trong những nhà sáng lập trang mạng phái tả nổi tiếng ở Trung Quốc “Miền quê hư ảo” [Wu you zhi xiang]. Trong giới tư tưởng Trung Quốc hiện nay, Hàn Đức Cường hoạt động rất sôi nổi, tự xưng “không phải là người theo chủ nghĩa Mác-Lê, mà là người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông”. Continue reading “Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay (P. 2)”

Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay

Tác giả: Marc Grossman & Simon Henderson | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Sự bất mãn và hỗn loạn tại khu vực Trung Đông bắt nguồn từ những hiệp ước được soạn từ cuối Thế Chiến I.

Mùa hè năm 2014 là thời gian của những so sánh tương đồng và các lễ kỷ niệm. Các nhà lãnh đạo châu Âu kỷ niệm ngày Thế Chiến I bùng nổ. Việc Tổng thống Nga Putin sáp nhập Crimea, phá vỡ sự ổn định tại Ukraine và xâm chiếm miền Đông nước này đã gợi lại những ngày đầy hiểm họa và thử thách trước tháng 9 năm 1939.

Nhưng trong lúc Trung Đông và Bắc Phi chìm trong bất ổn khu vực, có lẽ chúng ta nên chuyển sự tập trung sang sự kết thúc của Thế Chiến I – và đặc biệt là thỏa thuận do Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, Thủ tướng Anh David Lloyd George và Thủ tướng Pháp George Clemenceau xây dựng nên tại Versailles năm 1919. Continue reading “Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay”

Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập

sixdaywar

Tác giả: Đặng Hoàng Xa

Mười năm yên tĩnh 1957-1967 dường như chỉ là giả tạm. Bên dưới sự yên tĩnh đó, những đợt sóng ngầm của chiến tranh vẫn âm ỉ. Mâu thuẫn giữa Israel với các quốc gia Ả Rập láng giềng dâng cao trong một vài năm trước 1967. Các cuộc tấn công khủng bố của fedayeen[1] được Ai Cập hỗ trợ vào các trung tâm dân cư của Israel tiếp tục tiếp diễn.

Mùa xuân năm 1967, phía Liên Xô cung cấp cho chính phủ Syria những tin giả là Israel đang chuẩn bị tấn công Syria; Syria thông báo cho Ai Cập. Ngày 22 tháng Năm, để đáp lại, Ai Cập tuyên bố ngoài việc yêu cầu quân Liên Hiệp Quốc rút lui khỏi Bán đảo Sinai, họ cũng sẽ đóng cửa Eo biển Tiran với tàu thuyền “mang cờ Israel hoặc chuyên chở vật liệu chiến lược”, bắt đầu từ ngày 23 tháng Năm. Continue reading “Cuộc chiến Sáu ngày giữa Israel và các nước Ả-rập”

TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu

TPP_map-680x365

Tác giả: Shuaihua Cheng | Biên dịch: Trần Tuấn Minh

Việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu (gọi tắt là TPP) thiếu vắng sự hiện diện của Trung Quốc đã gợi lên nhiều câu hỏi: Liệu TPP có phải là một câu lạc bộ “ai cũng được trừ Trung Quốc”, được thiết lập nhằm kiềm chế quốc gia này hay không? Liệu Trung Quốc có phản ứng lại bằng các khối thương mại cạnh tranh tương tự, từ đó gia tăng sự thù địch trên lĩnh vực kinh tế đối với Hoa Kỳ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của trật tự thương mại toàn cầu? Continue reading “TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu”