Người châu Phi đang chế tạo máy bay không người lái tự sát cho Putin

Nguồn:Africans are building Putin’s suicide drones”, The Economist, 29/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc lắp ráp máy bay không người lái của Iran tại một nhà máy ở Nga là một lựa chọn khác thường đối với chương trình vừa học vừa làm. Có lẽ ít sinh viên hoặc lao động nhập cư, dù tuyệt vọng hay liều lĩnh đến mấy, sẽ tự nguyện đăng ký để trở thành mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, đó lại là tình cảnh mà hàng trăm phụ nữ trẻ châu Phi, một số người trong số họ chưa đủ 18 tuổi, đã vô tình rơi vào. Continue reading “Người châu Phi đang chế tạo máy bay không người lái tự sát cho Putin”

Đại Việt dưới thời vua Lê Duy Phường và Lê Thuần Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Kỷ Dậu, tức năm Bảo Thái thứ 10 [28/4-27/5/1729],[1] Chúa Trịnh Cương ép Vua Lê Dụ Tông truyền ngôi cho Thái tử Duy Phường. Duy Phường là cháu ngoại Trịnh Cương, trước đây 2 năm được lập làm Thái tử để chuẩn bị nối ngôi. Nay lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Vĩnh Khánh năm thứ nhất, ân xá người trong nước. Tôn Vua Lê Dụ Tông làm Thái thượng hoàng, lui ra ở điện Kiền Thọ.

Tháng 7 [26/7-23/8/1729] lụt lớn, nước sông Nhị Hà tràn ngập, đường đê nhiều chỗ bị vỡ. Triều đình sai bọn Tả thị lang Hồ Phi Tích đào sông Nghĩa Trụ [huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh][2] để cho thủy thế lưu thông. Một mặt mở kho thóc Vị Hoàng [Nam Định] chẩn cấp cho dân bị thủy tai. Những ruộng cấy lúa mùa, bị ngập lụt được cấp cho thóc giống. Lại sai quan khuyến nông chia ra từng đạo đi khám xét, chia dân lưu vong làm 4 hạng, bàn định thi hành việc cứu vớt. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Duy Phường và Lê Thuần Tông”

Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ

Nguồn: Isaac B. Kardon và Alexander Gabuev, “Trump’s Greenland Obsession Will Not Secure America”, Foreign Policy, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Một trong những mối bận tâm thường xuyên nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 100 ngày đầu nhậm chức là mong muốn “có được Greenland”. Khi biện minh cho ý định cấp tiến này, tổng thống và các phụ tá đã viện dẫn sự cần thiết phải “đối trọng” với sự hợp tác ngày càng tăng ở Bắc Cực giữa các đối thủ quan trọng nhất của Mỹ — Nga và Trung Quốc.

“Các tàu của Nga có mặt khắp nơi. Các tàu của Trung Quốc có mặt khắp nơi. Họ đang giong thuyền khắp Canada, họ đang giong thuyền ngay cạnh Greenland. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói đúng rằng sự hợp tác mở rộng giữa Bắc Kinh và Moscow ở vùng Cực Bắc thách thức an ninh quốc gia của Mỹ. Nhưng việc kiểm soát mối đe dọa mới nổi này đối với Tây Bán cầu đòi hỏi Washington phải hợp tác với các đồng minh Bắc Cực của mình, chứ không phải xa lánh hoặc sáp nhập họ. Các nhà hoạch định chính sách và chiến lược nên tập trung sự chú ý và nguồn lực của Mỹ vào vị trí của Mỹ ở Alaska, đặc biệt là gần eo biển Bering, vốn là điểm nút để Trung Quốc tiếp cận Bắc Băng Dương. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ”

Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, nhưng nó vẫn là đồng tiền mạnh nhất

Nguồn: Eswar Prasad, “The Dollar May Be Down, but It’s Still on Top,” Foreign Affairs, 23/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao đồng tiền của nước Mỹ có thể sống sót sau cú phá hoại của Trump?

Năm ngoái, nước Mỹ tưởng chừng đã củng cố vị thế dẫn đầu của mình như một thiên đường cho đầu tư quốc tế. Sức mạnh nổi bật của nền kinh tế Mỹ so với các nền kinh tế lớn khác đã giúp giải thích tại sao giá trị đồng đô la lại tăng gần 10% vào mùa thu năm 2024. Nền kinh tế và thị trường lao động tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trước và sau lễ nhậm chức của Donald Trump. Và lạm phát dần quay trở lại mức mục tiêu khoảng 2% của Cục Dự trữ Liên bang. Continue reading “Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, nhưng nó vẫn là đồng tiền mạnh nhất”

Liệu Mỹ có đạt được một thỏa thuận tốt về vấn đề hạt nhân với Iran?

Nguồn: Richard Nephew, “Is a Good Iran Deal Possible?”, Foreign Affairs, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong số những quyết sách đối ngoại đi ngược lại sự đồng thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện, ít có động thái nào đáng ngạc nhiên bằng việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Xét cho cùng, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), vào năm 2018. Và sau bốn năm chính quyền Biden không thể đàm phán một thỏa thuận thay thế JCPOA, triển vọng về một thỏa thuận mới dường như rất mong manh. Thay vào đó, trong bảy năm xen kẽ đó, Iran đã sản xuất đủ uranium được làm giàu gần cấp độ vũ khí cho nhiều đầu đạn. Continue reading “Liệu Mỹ có đạt được một thỏa thuận tốt về vấn đề hạt nhân với Iran?”

Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn

Nguồn: Christian Davies, “The ‘quiet’ crisis brewing between the US and South Korea,” Financial Times, 27/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng thương mại đang gia tăng, liên minh quân sự đang chịu áp lực, và chính trị nội bộ Hàn Quốc đang rối ren. Liệu Seoul có thể đàm phán để thoát khỏi tình hình này không?

Tháng này, Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung mới nhất. Các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã diễn tập ứng phó với các cuộc xâm nhập tiềm tàng của máy bay không người lái và lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên qua biên giới trên biển. Continue reading “Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn”

Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s love-bombing of Gen Z Taiwanese has its limits”, The Strategist, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Thông qua việc sử dụng kết hợp các tour du lịch được trợ cấp, học bổng đại học, tuyên truyền kiểu TikTok và tiếp cận những người có ảnh hưởng, Bắc Kinh đang cố gắng thu phục thế hệ ở Đài Loan lớn lên cùng với dân chủ, tự do và ý thức sâu sắc về bản sắc Đài Loan tách biệt với Trung Quốc.

Nhưng chiến dịch này đã thành công đến mức nào? Và những hậu quả chính trị là gì? Mặc dù quyền lực mềm của Trung Quốc đã tạo được những bước đột phá về văn hóa – đặc biệt thông qua các ứng dụng phổ biến và nội dung về lối sống – nhưng nhìn chung, nó đã thất bại trong việc thay đổi niềm tin chính trị của giới trẻ Đài Loan. Kết quả là một thế hệ có ý thức chính trị hơn – một thế hệ ngày càng quen thuộc với các chiến thuật cưỡng chế được sử dụng chống lại họ. Continue reading “Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan”

Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Brandon Yoder,  “The Taiwan Tightrope,” Foreign Affairs, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Răn đe là một hành động cân bằng, nhưng Mỹ đang bắt đầu gặp khó khăn trong khía cạnh này.

Trong lúc căng thẳng dâng cao ở Eo biển Đài Loan, cuộc tranh luận về chính sách tại Washington vẫn còn gây chia rẽ. Chiến lược của Mỹ nhìn chung xoay quanh việc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan, và trong ba nhiệm kỳ tổng thống gần đây, chiến lược này bao gồm ba thành phần cốt lõi: tăng cường khả năng phòng thủ quân sự của Mỹ và Đài Loan; sử dụng ngoại giao để báo hiệu quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan, đồng thời trấn an Trung Quốc rằng Washington không ủng hộ hòn đảo giành độc lập; và sử dụng áp lực kinh tế để làm chậm nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan”

Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?

Nguồn:  David Santoro, “The End of Extended Deterrence in Asia?”, Foreign Affairs, 22/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong hơn 5 năm qua, các tàu của Trung Quốc triển khai ở Biển Đông đã nhiều lần va chạm với tàu của Philippines, đôi khi dùng vòi rồng xịt nước và làm bị thương thủy thủ. Đáp lại, Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon tới quốc đảo này vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho một đồng minh một vũ khí có tầm cỡ như vậy kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc —và nó đã châm ngòi cho một cơn bão ngoại giao. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận rằng việc triển khai vũ khí này “phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực, làm suy yếu lợi ích an ninh hợp pháp của các quốc gia khác và đi ngược lại nguyện vọng hòa bình và phát triển của người dân”. Trung Quốc sẽ “không ngồi yên” nếu Philippines từ chối dỡ bỏ nó, bộ này nói thêm. Continue reading “Chiến lược ‘răn đe mở rộng’ ở châu Á đã đến hồi kết?”

Sự phân cực của giới tinh hoa Nga và nỗ lực đào tạo thế hệ kế thừa của Putin

Nguồn: Chu Lực, 周力:关于俄罗斯社会的精英问题, Aisixiang, 22/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Không rõ từ khi nào, thuật ngữ “tinh hoa” đã lan truyền khắp thế giới. Giới tinh hoa là những ai? Họ đóng vai trò gì trong sự phát triển của xã hội? Theo ấn bản thứ 5 của Từ điển Hán ngữ hiện đại, “tinh hoa” chỉ “những người vượt trội hơn mức bình thường”. Trong Từ điển tiếng Nga do Sergey Ivanovich Ozhegov biên soạn, từ “tinh hoa” được định nghĩa là “những đại diện xuất sắc nhất của một bộ phận hoặc một nhóm người nhất định trong xã hội”. Wikipedia thì định nghĩa tinh hoa là “một nhóm nhỏ sở hữu quyền lực xã hội mạnh mẽ, nắm giữ địa vị mà người bình thường không có được”. Trong khi đó, câu trả lời được đưa ra bởi Tencent Yuanbao mới ra mắt gần đây là: “Một nhóm thiểu số nắm giữ vị thế ưu thế trong xã hội, sở hữu tầm ảnh hưởng hoặc năng lực chuyên môn vượt trội, thường ở vị trí dẫn đầu về quyền lực, sự giàu có, tri ​​thức hoặc kỹ năng, và có tác động đáng kể đến sự phát triển của xã hội”. Continue reading “Sự phân cực của giới tinh hoa Nga và nỗ lực đào tạo thế hệ kế thừa của Putin”

Logic đằng sau nhận thức về mối đe dọa của Kim Jong Un

Nguồn: Hyunseung Yu, “Inside Kim Jong Un’s Threat Perception”, The Diplomat, 24/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc tìm hiểu quan điểm của Triều Tiên về răn đe mở rộng giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ làm sáng tỏ tình thế lưỡng nan về an ninh.

Vào ngày 26 tháng 4, Nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong Un đã có một bài phát biểu mang tính biểu tượng và chiến lược quan trọng tại Xưởng đóng tàu Nampo, khi ông chủ trì lễ hạ thủy một tàu khu trục 5.000 tấn mới. Mặc dù sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hải quân của Triều Tiên, nhưng bài phát biểu của ông không chỉ là để ăn mừng các tiến bộ trong ngành đóng tàu nước này. Nó đã cung cấp những hiểu biết chân thực về cách ông Kim nhìn nhận môi trường an ninh hiện tại trên Bán đảo Triều Tiên. Continue reading “Logic đằng sau nhận thức về mối đe dọa của Kim Jong Un”

Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s drug czar plays outsized role in US tariff talks,” Nikkei Asia, 22/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức thuế trả đũa fentanyl 20% của Donald Trump gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Thỏa thuận đình chiến thuế quan kéo dài 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại sự giải thoát vô cùng cần thiết đối với nhiều công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn, đặc biệt là các nhà sản xuất vừa và nhỏ chuyên về những mặt hàng tương đối rẻ để xuất khẩu sang Mỹ.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần đây đã đồng ý tạm thời giảm 115% thuế nhập khẩu hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày, chấm dứt tình trạng leo thang thuế quan ăn miếng trả miếng đã làm thị trường toàn cầu phải chao đảo. Continue reading “Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ”

Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao

Nguồn:Star wars returns”, The Economist, 21/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

“Ronald Reagan muốn có nó nhiều năm trước,” Donald Trump tuyên bố, “nhưng lúc đó họ không có công nghệ”. Giờ đây, ông Trump nói, Mỹ cuối cùng đã có thể chế tạo một “lá chắn phòng thủ tên lửa tiên tiến”. “Vòm Vàng” của ông Trump—tương tự như hệ thống Vòm Sắt khiêm tốn hơn của Israel—được thiết kế để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng cách sử dụng hàng trăm hoặc hàng nghìn vệ tinh, cùng với những thiết bị khác, để có thể vừa theo dõi, vừa tấn công tên lửa địch khi chúng cất cánh. Continue reading “Sự trở lại của Chiến tranh giữa các vì sao”

Trung Quốc nỗ lực phục hồi kinh tế trong lúc thuế quan được tạm dừng

Nguồn: James Palmer, “China Tries to Revive Economy Amid Tariff Pause”, Foreign Policy, 20/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Giới chức hy vọng thúc đẩy được chi tiêu nội địa, nhưng triển vọng là rất mong manh.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc tìm cách củng cố nền kinh tế trong lúc tạm ngừng leo thang thuế quan với Mỹ; Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố chiến dịch “thắt lưng buộc bụng”; Huawei ra mắt dòng laptop đầu tiên của hãng.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp kinh tế

Chỉ mới hơn một tuần kể từ khi giới chức Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm ngừng leo thang thuế quan, thuế suất thực tế hiện vẫn ở mức cao kỷ lục. Continue reading “Trung Quốc nỗ lực phục hồi kinh tế trong lúc thuế quan được tạm dừng”

Hiểm họa từ cơn sốt vàng toàn cầu

Nguồn: Sasha Lezhnev và John Prendergast, “The Deadly Global Gold Rush,” Foreign Affairs, 19/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để ngăn chặn việc khai thác và buôn bán vàng bất hợp pháp – nguồn cơn của chiến tranh và đàn áp?

Hàng năm, một lượng vàng bất hợp pháp trị giá hơn 30 tỷ USD đã được tuồn khắp thế giới, bao gồm vàng có nguồn gốc từ các khu vực xung đột và các quốc gia độc tài. Phần lớn số vàng này được buôn lậu đến các trung tâm giao dịch vàng như Dubai hoặc Hong Kong trước khi âm thầm len lỏi vào thị trường toàn cầu. Khác với buôn bán ma túy, nhiều người ở phương Tây không xem việc buôn bán vàng bất hợp pháp là vấn đề khẩn cấp, bởi vì nạn nhân chính của nó không nằm ở các quốc gia giàu có. Tuy nhiên, hoạt động này đang tiếp tay cho những cuộc khủng hoảng chết người trên khắp thế giới. Nó đang tài trợ cho cả hai phe trong cuộc nội chiến Sudan; chế độ độc tài của Nicolás Maduro ở Venezuela; các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, chẳng hạn như Tren de Aragua của Venezuela, mà gần đây đã bị Mỹ chỉ định là một tổ chức khủng bố nước ngoài; nhiều nhóm vũ trang ở Cộng hòa Dân chủ Congo; và cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Continue reading “Hiểm họa từ cơn sốt vàng toàn cầu”

Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn:  Andrei Yakovlev, Vladimir Dubrovskiy & Yuri Danilov, “Putin’s New Hermit Kingdom”, Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ động tiếp cận Nga kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sau nhiều năm cô lập Kremlin, chính quyền Trump đã đưa ra nhiều nhượng bộ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm dấy lên hy vọng trong một số nhà quan sát phương Tây rằng Mỹ có thể chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine sau hơn ba năm giao tranh. Tuy nhiên, dù Nga đã thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác với Trump, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt các chiến dịch quân sự. Thậm chí nếu nỗ lực của chính quyền Mỹ thành công trong việc đưa chính phủ Nga đến bàn đàm phán, thì vẫn còn một trở ngại lớn hơn nhiều để đạt được hòa bình: sự biến đổi nội bộ mạnh mẽ của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Continue reading “Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?”

Biden chỉ là vật tế thần. Đảng Dân chủ mới là vấn đề.

Nguồn: Carlos Lozada, “Biden Is a Scapegoat. The Democrats Are the Problem.,” New York Times, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mùa hè năm 1973, giữa lúc vụ bê bối Watergate đang diễn ra, Thượng nghị sĩ Howard Baker của Tennessee đã đặt ra một câu hỏi đáng nhớ về Richard Nixon: “Tổng thống đã biết những gì, và biết khi nào?” Câu trả lời, nói một cách nhẹ nhàng, hóa ra là ông biết khá nhiều, và từ rất sớm.

Sau mỗi cuộc bầu cử tổng thống, cánh nhà báo lại vội vã viết sách về chiến dịch tranh cử – về các cuộc bầu cử sơ bộ và đại hội, cử tri và thăm dò ý kiến, đến các chiến lược và trò đấu đá nội bộ. Tuy nhiên, những cuốn sách về cuộc đua năm 2024 cũng gợi ra một biến thể mới cho câu hỏi của Baker: Đảng Dân chủ biết gì về sự suy giảm về thể chất và tinh thần của Joe Biden, và họ biết điều đó khi nào? Và, nếu lịch sử là một chỉ dẫn, vậy thì tại sao khi biết điều đó, nhiều người trong số họ lại chọn không lên tiếng? Continue reading “Biden chỉ là vật tế thần. Đảng Dân chủ mới là vấn đề.”

Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?

Nguồn:  Bonny Lin, John Culver, và Brian Hart, “The Risk of War in the Taiwan Strait Is High—and Getting Higher”, Foreign Affairs, 15/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Nỗi lo của Bắc Kinh về tương lai có thể sớm dẫn đến một tính toán sai lầm chết người.

Tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan đang gia tăng. Ngay cả trước khi Đài Loan bầu ông Lại Thanh Đức làm tổng thống vào tháng 1 năm 2024, Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối ông, gọi ông là “kẻ ly khai” và “kẻ gây chiến”. Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã gia tăng các cuộc công kích bằng lời lẽ: vào giữa tháng 3, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc gọi ông Lại là “kẻ phá hoại hòa bình eo biển” và cáo buộc ông đẩy Đài Loan đến “bờ vực chiến tranh nguy hiểm”. Hai tuần sau, khi Bắc Kinh tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn xung quanh Đài Loan, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lan truyền các hình ảnh biếm họa mô tả ông Lại như một con côn trùng. Còn có một hình ảnh còn vẽ đôi đũa gắp “ký sinh trùng” Lại ra khỏi một Đài Loan đang bốc cháy. Continue reading “Tại sao nguy cơ chiến tranh tại Eo biển Đài Loan đang ngày càng cao hơn?”

Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới

Nguồn: Diane Coyle, “The World Needs Better Balance Sheets,” Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các biện pháp truyền thống không thể nắm bắt được hết sự phức tạp của nền kinh tế toàn cầu.

Những tranh chấp và hỗn loạn xảy ra sau khi Mỹ đột ngột áp đặt thuế quan toàn diện vào tháng 4 vừa qua đã đe dọa làm tan vỡ cấu trúc chặt chẽ của sản xuất toàn cầu. Khoảng 300 triệu công ty trên toàn thế giới, kết nối với nhau thông qua khoảng 13 tỷ liên kết cung ứng, hiện đang phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng có. Nhưng sự rối ren hiện tại chỉ là ví dụ mới nhất về những gián đoạn kinh tế vốn là đặc trưng trong nửa thập kỷ qua. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, những điểm nghẽn bất ngờ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến các nhà nghiên cứu phải đánh giá lại cách nền kinh tế vận hành. Việc sản xuất chậm lại và tình trạng thiếu hụt hàng hóa từ nước rửa tay (vốn cần các hóa chất đặc biệt nhập khẩu vào Mỹ trong thời kỳ đại dịch) đến máy bay (Airbus phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu do thiếu hụt các bộ phận quan trọng vào năm 2024) đã phơi bày những điểm yếu của một hệ thống kinh tế toàn cầu trong đó hàng hóa vượt qua biên giới nhiều lần ở các giai đoạn sản xuất và lắp ráp liên tiếp. Chúng cũng đặt ra thách thức cho những hiểu biết thông thường về cách tốt nhất để đo lường tăng trưởng và năng suất. Continue reading “Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới”

Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s basketball buddy at center of US trade talks,” Nikkei Asia, 15/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong sẽ bị thử thách trong thời gian “đình chiến” 90 ngày.

Người bạn cùng chơi bóng rổ thời xưa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu sau khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày.

Với tư cách là ông trùm kinh tế Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, người đồng thời là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tham dự các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ tại Thụy Sĩ vào thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 10-11/05. Continue reading “Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ”