Lý Thái Tổ khởi nghiệp

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thuận Thiên:1010-1027      

Gạt ra ngoài những lời sấm ký về việc vua Lý Thái Tổ thay họ Lê lên ngôi:

Thụ căn diểu diểu,/  Mộc biểu thanh thanh./ Hòa Đao mộc lạc, / Thập tử thành…..”

(Gốc rễ nước Nam sâu sâu thẳm; /Cành lá xanh tốt;/ Cây Lê  [梨 = chiết tự: hòa禾+đao刀+mộc木]  rơi đổ; / Chồi Lý [李= thập 十+bát八+tử 子] mọc lên….”)

Ý chỉ mệnh trời để vua Lý Thái Tổ lên ngôi. Continue reading “Lý Thái Tổ khởi nghiệp”

Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?

Tác giả: Thanh Tuấn & Thu Hằng pv Elbridge Colby

Ngay từ 2014, giới quốc phòng Mỹ đã hiểu rõ thách thức quân sự từ Bắc Kinh sẽ là vấn đề thật sự. So với các nhánh khác trong chính quyền, khối quốc phòng nhìn rõ hơn về điều này.

Một thế hệ chuyên gia mới về Trung Quốc của Mỹ đang ủng hộ thông điệp cứng rắn và mạnh mẽ hơn nhiều với Bắc Kinh so với cách tiếp cận truyền thống, nhấn mạnh tới đối thoại, của các chiến lược gia cũ.

Ở Washington, thay đổi này có thể thấy rõ nhất trong Chiến lược Quốc phòng Mỹ (NDS) 2018 khi Trung Quốc được nhắc tới như là tâm điểm về cạnh tranh chiến lược dài hạn của Washington. Continue reading “Mỹ sẽ công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông?”

Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?

Giới thiệu: Trần Quang

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh mới của quốc gia để thách thức trật tự do phương Tây lãnh đạo – hành động gây tranh cãi trong nước và tiềm ẩn nguy cơ chống đối trên toàn thế giới.

Khi quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây xấu đi sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đường lối dẫn dắt tiến trình phát triển của Bắc Kinh trong nhiều thập kỉ. Ông đã đưa ra quan điểm “giấu mình chờ thời, giỏi về phòng thủ, quyết không đi đầu”. Khi Đặng Tiểu Bình và những người kế nhiệm đưa Trung Quốc vươn ra thế giới và tránh xung đột quốc tế, họ đã tạo ra phép màu kinh tế giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói. Continue reading “Có phải Tập Cận Bình châm ngòi chống đối?”

Tại sao Trump có thể tái đắc cử?

Nguồn: Yascha Mounk, “Trump Could Win Again”, The Atlantic, 20/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có nhiều lý do Tổng thống Donald Trump có thể thất cử vào năm 2020. Ông vô cùng không được ưa thích. Hầu hết người Mỹ ghê tởm sự cố chấp thiếu khoan dung của ông. Chính quyền của ông đã đầy các vụ bê bối đủ kiểu. Ông không thực hiện được nhiều lời hứa to tát của mình. Nước Mỹ có thể đang trượt vào suy thoái.

Đặt tất cả những thứ này lại với nhau, sẽ thật dễ dàng để tưởng tượng rằng Đảng Dân chủ đang cưỡi một cơn sóng lớn màu xanh vào Nhà Trắng trong năm tới. Nhưng tôi sợ rằng khả năng cao hơn là Trump có thể sẽ tuyên bố chiến thắng vào ngày 3 tháng 11 năm 2020. Continue reading “Tại sao Trump có thể tái đắc cử?”

Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước

Nguồn: Carl Bildt, “Remembering the Miracle of 1989”, Project Syndicate, 19/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng này đánh dấu 30 năm kể từ khi châu Âu – và nền văn minh nhân loại nói chung – bắt đầu trải qua một sự biến đổi kỳ diệu mà hiện đã được khắc sâu trong ký ức của thế giới. Vào mùa hè năm 1989, Liên Xô đã lâm vào cảnh hấp hối. Câu hỏi duy nhất là liệu chủ nghĩa cộng sản sẽ tan rã một cách hòa bình hay trong cảnh bạo lực và tàn phá.

Ở Liên Xô, chính sách glasnost (công khai hóa) và perestroika (cải tổ) của Mikhail Gorbachev đã mở toang một loạt thay đổi, nhưng Gorbachev dường như vẫn tin rằng hệ thống cộng sản có thể được cứu vãn nhờ cải cách. Trong khi đó, ở ngoại vi của đế chế Xô-viết, nhiều người lo ngại rằng sự sụp đổ tiềm tàng của hệ thống sẽ đưa xe tăng của Hồng Quân trở lại đường phố và các quảng trường thành phố. Ký ức về các cuộc đàn áp của Liên Xô tại Berlin năm 1953, Budapest năm 1956 và Prague năm 1968 vẫn còn sống động, cũng như sự đàn áp khốc liệt đối với các quốc gia vùng Baltic trong thời gian sắp sửa diễn ra Thế chiến II. Continue reading “Nhìn lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản 30 năm trước”

Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Robert J. Thompson, “Pacification, Through the Barrel of a Gun”, The New York Times, 10/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

11.000 lính thiệt mạng nhưng không có thành tựu lớn nào, khi nhìn lại, 1967 thật ra là một năm chẳng mấy tốt đẹp cho người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào lúc ấy, người ta vẫn còn rất lạc quan. Các chiến dịch tấn công của Mỹ trong suốt năm 1966 đã ngăn chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (mà phía Mỹ gọi là Việt Cộng). Những bước tiến đó, kết hợp với những nỗ lực “bình định” thường dân, dường như là con đường dẫn đến chiến thắng – nếu không phải vào năm 1967, thì cũng là ngay sau đó.

Nỗ lực bình định của Mỹ bao gồm một loạt các chiến lược khác nhau để loại bỏ ảnh hưởng của Cộng sản khỏi nông thôn Nam Việt Nam. Và trên một phuong diện nào đó, đây chính là trung tâm thực sự trong những nỗ lực của Mỹ ở nơi này: Dù cái mà chúng ta nhớ nhất về cuộc chiến này là các trận đánh, nhưng những trận đánh ấy thường là để mở đường cho các đội bình định thực hiện công việc của họ. Continue reading “Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông

Tác giả: Hoàng Việt

Giới thiệu

Truyền thông thế giới cho biết, trong chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Philippines gần đây, hai bên đã ký kết 29 thỏa thuận, trong đó có một bản ghi nhớ (MOU) về khai thác chung trên khu vực biển Đông.[1] Biển Đông vốn là khu vực có nhiều tranh chấp phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Chính vì vậy, khai thác chung luôn là vấn đề mà nhiều quốc gia trong khu vực cùng quan tâm, vì có thể dẫn tới những thay đổi nhất định trên khu vực biển Đông.

Bài báo này nhằm giới thiệu những vấn đề pháp lý về khai thác chung và thông qua các quy định của luật pháp liên quan, nhằm tìm kiếm những đánh giá về triển vọng khai thác chung giữa Trung Quốc – Philippines trong thời gian sắp tới. Continue reading “Triển vọng khai thác chung Trung Quốc – Philippines trên Biển Đông”

Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Những năm qua, giới sử học Trung Quốc (TQ) đã và đang ráo riết tiến hành các nghiên cứu nhằm phục vụ âm mưu bành trướng lãnh thổ, lấn chiếm Biển Đông. Cho rằng Việt Nam (VN) là trở ngại lớn nhất ngăn cản âm mưu đó, gần đây TQ một mặt công kích lập trường Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, một mặt tung ra luận điệu lôi kéo nước ta ‘lãng tử hồi đầu’, trở về ‘đại gia đình Bách Việt’ của họ. Luận điệu này đang được giới sử học TQ ra sức chứng minh bằng các nghiên cứu.

Qua các nghiên cứu ấy ta thấy họ đang lợi dụng những tư liệu sử học tù mù về cộng đồng Bách Việt và Lạc Việt xa xưa, nhất là sự nhập nhèm giữa ‘người Việt’ (Việt nhân) trong Bách Việt với người VN, và sự phụ thuộc của giới sử học VN vào các thư tịch cổ Trung Hoa để dẫn dắt dư luận TQ, VN và thế giới hiểu sai về mối quan hệ TQ-VN thời cổ đại, cho rằng VN thời xưa vốn là một bộ phận của TQ, có quan hệ khăng khít phụ thuộc vào chủng tộc và văn hóa TQ; mối quan hệ lịch sử lâu đời đó định hướng chính sách đối ngoại của VN hiện nay là phải ‘thân’ TQ. Continue reading “Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị”

Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?

Nguồn: What comes after Bretton Woods II?”, The Economist, 13/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Hoa Kỳ không còn cần phải cạnh tranh với một tay bị trói sau lưng”, Richard Nixon, lúc đó là tổng thống Mỹ, nói với người dân của mình như vậy vào tháng 8 năm 1971. Với bài phát biểu đó, ông đã báo trước sự kết thúc của trật tự kinh tế hậu Thế chiến II, chấm dứt việc chuyển đổi đồng đô la Mỹ sang vàng và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu. Sự tồn tại của trật tự ngày hôm nay, vốn xuất hiện sau những hỗn loạn xảy ra sau đó, giờ đây trông ngày càng mong manh hơn. Trong các trường hợp khác, sự sụp đổ của nó có thể không làm người ta thương tiếc. Nhưng với mỗi ngày tháng 8 này trôi qua, triển vọng cho một sự thay đổi tốt đẹp từ một chế độ tiền tệ toàn cầu này sang một chế độ khác trông ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?”

Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?

Nguồn: Minxin Pei, “A Tiananmen Solution in Hong Kong?”, Project Syndicate, 12/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông dường như đang hướng đến một cao trào thảm khốc. Với việc chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng các luận điệu gợi nhớ đến giai đoạn trước khi xảy ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông – và thực sự là cả nền dân chủ của nó – có thể đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Trong hơn hai tháng qua, Hồng Kông đã bị bao vây bởi các cuộc biểu tình. Bị kích động bởi một dự luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục, các cuộc biểu tình đã phát triển thành các lời kêu gọi bảo vệ – hoặc có lẽ chính xác hơn là khôi phục – nền dân chủ bán tự trị của vùng lãnh thổ này, bao gồm cả việc tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước (đặc biệt là lực lượng cảnh sát). Continue reading “Giải pháp Thiên An Môn cho Hồng Kông?”

Đất nước dưới thời vua Lê Long Đĩnh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Long Đĩnh:1006-1007; Cảnh Thụy:1008-1009

Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, nhằm duy trì ngôi báu, các vị vua thường chọn một trong những giải pháp sau đây để trị nước: hoặc chia quyền cho người trong họ, hoặc giao cho quan võ giữ các phiên trấn, hoặc dùng quan văn để khống chế quan võ. Giải pháp nào cũng có nhược điểm:  trường hợp các võ quan nắm trọng quyền, dễ sinh ra nạn sứ quân, như Thập Nhị Sứ Quân thời nhà Ngô; hoặc cướp ngôi, như trường hợp Mạc Đăng Dung dưới thời Lê Mạt. Dùng quan văn để khống chế quan võ, có thể bớt được nạn phiên trấn đoạt quyền, nhưng đất nước dễ trở nên duy nhược; đó là căn bệnh dưới triều Thiệu Trị, Tự Đức; chính vua Tự Đức cũng phải tự phê về triều đại mình như sau: Continue reading “Đất nước dưới thời vua Lê Long Đĩnh”

Những hậu quả từ chính sách kinh tế sai lầm của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Deficit Economy”, Project Syndicate, 09/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong thế giới mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo ra, nơi hết cú sốc này lại đến cú sốc khác, không bao giờ chúng ta có đủ thời gian để suy nghĩ đầy đủ về tác động của các sự kiện mà chúng ta phải đối mặt. Vào cuối tháng 7, Hội đồng điều hành Cục Dự trữ Liên bang đã đảo ngược chính sách đưa lãi suất về mức bình thường hơn, sau một thập kỷ lãi suất cực thấp kể từ sau cuộc Đại suy thoái. Sau đó, Hoa Kỳ chứng kiến thêm hai vụ giết người hàng loạt trong vòng chưa đến 24 giờ, nâng tổng số vụ xả súng hàng loạt trong năm lên 255 – nhiều hơn một vụ một ngày. Và cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, thứ Trump đã tweet là “tốt, và dễ chiến thắng”, đã bước vào một giai đoạn mới nguy hiểm hơn, làm náo loạn thị trường và đặt ra mối đe dọa từ một cuộc chiến tranh lạnh mới. Continue reading “Những hậu quả từ chính sách kinh tế sai lầm của Trump”

Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tái khởi động việc thúc đẩy dân chủ

Không có một biện pháp kỹ thuật nào có thể giải quyết các vấn đề gây thiệt hại cho tiến trình thúc đẩy dân chủ . Vấn đề là rất lớn, sâu sắc và đã tồn tại từ lâu. Do đó giải pháp cũng phải dài hơi như thế. Trước tiên, các nhà lãnh đạo Mỹ phải nhận thức rằng họ đang một lần nữa đứng giữa cuộc cạnh tranh toàn cầu về các giá trị và tư tưởng. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Điện Kremlin đều đang chiến đấu quyết liệt và bất chấp. Chiến thuật trung tâm của Kremlin là bác bỏ việc tồn tại sự thật khách quan, chứ đừng nói đến các giá trị phổ quát. Nếu không tồn tại sự thật khách quan, và không có giá trị đạo đức nào sâu sắc hơn bản thân quyền lực, thì kẻ nói dối vĩ đại nhất sẽ thắng – và dĩ nhiên đó là Putin. Giới lãnh đạo của Trung Quốc thì đang chơi một cuộc chơi dài hơi hơn: thâm nhập vào các xã hội dân chủ và chậm rãi làm suy yếu chúng từ bên trong. Họ có trong tay nhiều thủ pháp hơn, cùng với một nền tảng tài lực mạnh hơn hẳn Nga – trong đó quan trọng nhất là mạng lưới khổng lồ các cá nhân và tổ chức thuộc đảng Cộng sản, nhà nước và các chủ thể phi chính phủ. Continue reading “Mỹ nên thúc đẩy dân chủ ở Nga và Trung Quốc như thế nào?”

Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay

Nguồn: Larry Diamond, “Democracy Demotion Foreign Affairs, July/August 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong ba thập niên kể từ giữa những năm 1970, thế giới chứng kiến một làn sóng mở rộng dân chủ đầy ấn tượng – thường được gọi là “làn sóng thứ ba” – với việc nhiều chế độ chuyên chế bị sụp đổ hay phải cải tổ lại. Đến năm 1993, phần lớn các nước với dân số trên 1 triệu người đã trở thành các quôc gia dân chủ. Mức độ tự do, theo Freedom House, cũng dần tăng. Trong phần lớn các năm từ 1991 đến 2005, có nhiều quốc gia giành được tự do hơn là mất tự do.

Song vào khoảng năm 2006, đà tiến lên của dân chủ bị chững lại. Mỗi năm kể từ 2007, trái ngược với xu thế hậu Chiến tranh Lạnh trước đó, nhiều quốc gia chứng kiến tự do của họ suy giảm hơn là tăng. Pháp quyền bị giáng một đòn nặng, đặc biệt là ở châu Phi và các nước hậu cộng sản; tự do dân sự và các quyền bầu cử cũng đồng thời suy thoái. Continue reading “Lý giải sự suy thoái toàn cầu của dân chủ hiện nay”

Thế lưỡng nan của Việt Nam khi đối đầu với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính ở Biển Đông đã kéo dài hơn một tháng. Bất chấp các phản đối ngoại giao lặp đi lặp lại của Việt Nam và áp lực quốc tế, Trung Quốc vẫn chưa chịu rút tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 và các tàu đi kèm ra khỏi khu vực, vốn là một phần của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Phản ứng của Việt Nam đối với cuộc đối đầu này được coi là mạnh mẽ hơn phản ứng đối với một sự cố vào tháng 7 năm 2017 khi Hà Nội quyết định ngừng việc khoan thăm dò dầu khí tại Lô 136/03, cũng thuộc Bãi Tư Chính, được cho là sau khi gặp phải các lời đe dọa tấn công vũ lực từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những phản ứng như vậy vẫn hạn chế hơn nhiều so với phản ứng của Hà Nội đối với việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm 2014, sự cố mà trong đó ​​các tàu thực thi pháp luật của hai nước đã va đâm vào nhau và Hà Nội cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc được diễn ra tại các thành phố lớn. Continue reading “Thế lưỡng nan của Việt Nam khi đối đầu với Trung Quốc ở Bãi Tư Chính”

11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính

Trung Quốc khảo sát và uy hiếp bên trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam – Bản đồ Phan Van Song

Tác giả: Dương Danh Huy

“Tránh sao khỏi tai họa về sau”

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác. Continue reading “11 câu hỏi quanh khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc về Bãi Tư Chính”

Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá

Nguồn: Why a weakening yuan is rattling markets“, The Economist, 05/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Milton Friedman từng nói hồi những năm 1960 rằng tỷ giá hối đoái tự do có thể dẫn đến “thương mại quốc tế tự do hơn … và giảm thuế quan”. Trong trường hợp Trung Quốc, logic của ông đang bị đảo ngược. Việc áp thuế quan đang dẫn đến tỷ giá hối đoái tự do hơn. Vào ngày 1 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ sớm áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa trị giá khoảng 300 tỷ đô la của Trung Quốc vốn chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại. Bốn ngày sau, Trung Quốc đáp trả bằng cách cho tỷ giá đồng nhân dân tệ được giảm tự do, một điều rất hiếm khi xảy ra. Đồng nhân dân tệ đã xuống dưới ngưỡng bảy nhân dân tệ đổi một đô la Mỹ, một ngưỡng tâm lý quan trọng, lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua. Và giá cổ phiếu ở Mỹ cũng đã giảm theo, với Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones giảm 2%. Continue reading “Lý do và tác động của việc đồng nhân dân tệ rớt giá”

Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 01/08/2019 chứng kiến đợt leo thang mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc kể từ ngày 1-9.

Có thể rút ra một số nhận định từ động thái mới này của Mỹ.

Thứ nhất, trái với nhận định của một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống năm 2020, ông Trump sẽ muốn đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, hoặc chí ít không leo thang cuộc chiến, bởi nếu không có thỏa thuận hoặc cuộc chiến leo thang thì nền kinh tế Mỹ sẽ bị tổn thương, qua đó ảnh hưởng tới triển vọng tái đắc cử của ông Trump. Continue reading “Thương chiến và ‘sóng thần’ địa chính trị Mỹ – Trung”

Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển

Giới thiệu: Trần Quang

Tuyến đường sắt tương lai có hơn 400 km cắt ngang qua các khu rừng nhiệt đới của Lào. Những con tàu sẽ sớm lăn bánh – qua những cây cầu, những đường hầm và những con đập được xây dựng riêng cho tuyến đường sắt, chạy từ biên giới phía Bắc của Trung Quốc cho đến thủ đô Viêng Chăn của Lào bên bờ sông Mekong này.

Sau 5 năm xây dựng, tuyến đường sắt dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021. Trưởng bộ phận phía Trung Quốc chắc chắn rằng nó sẽ được hoàn thành đúng hạn. Ông nói: “Riêng văn phòng của chúng tôi tuyển 4.000 công nhân”. Ngân sách cũng không thiếu: Chính phủ Trung Quốc đã dành khoảng 6 tỷ USD cho dự án này và gần đây đã trở thành chủ nợ lớn nhất cũng như nhà cung cấp viện trợ phát triển quan trọng nhất của Lào. Continue reading “Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển”

Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’

Tác giả: Hồ Anh Hải

Vào ngày 02/05/2014, Trung Quốc (TQ) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và tiến hành khoan thăm dò dầu khí một cách phi pháp. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ tố cáo hành động này của Trung Quốc. Hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Đến ngày 16/07, Trung Quốc rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Sự kiện này để lại cho chúng ta những bài học hữu ích đến nay vẫn cần ôn lại. Continue reading “Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’”