Tương lai nào cho đối đầu Mỹ – Trung?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Câu chuyện Mỹ-Trung tranh giành vị trí bá chủ thế giới như một vở kịch lớn nhiều tập vẫn đang tiếp diễn, với những màn kịch vẫn còn chưa biết. Tuy Mỹ-Trung ngừng bắn đã gần một tháng (từ 1/12/2018), nhưng con đại bàng Mỹ và con rồng Trung Quốc vẫn đang vờn nhau. Thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày để đàm phán như một khoảng lặng trước cơn bão lớn. Bước vào năm mới 2019 với những bất định từ đối đầu Mỹ – Trung, chúng ta thử điểm lại một số sự kiện trong năm cũ 2018, vì câu chuyện năm mới thường bắt đầu từ năm cũ.

Cuối năm cũ có gì mới?

Hai năm qua, đã có 12 quan chức hàng đầu trong chính quyền Trump từ chức (hoặc bị sa thải). Bộ trưởng quốc phòng James Mattis là “người lớn” và vị tướng cuối cùng phải ra đi, sau H.R. McMaster (Cố vấn An ninh Quốc gia) và John Kelly (Chánh văn phòng Nhà Trắng). Tuy tin này không bất ngờ, nhưng Mattis từ chức chủ yếu vì bất đồng quan điểm với Trump về quyết định rút quân đột ngột khỏi Syria làm “giọt nước tràn li”. Điều đó càng bộc lộ tình trạng bất hòa và bất ổn trong Nhà Trắng.  Đơn từ chức của Mattis đã nói lên nhiều điều. Continue reading “Tương lai nào cho đối đầu Mỹ – Trung?”

Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á

Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Four Flashpoints: How Asia Goes to War. Tác giả: Brendan Taylor. Melbourne, Australia: La Trobe University Press, 2018. Bìa mềm: 241pp.

Bốn điểm nóng của Châu Á được nhiều người biết đến gồm: Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Đài Loan. Cả bốn nơi này đều có đặc điểm là tồn tại căng thẳng âm ỉ, có nguy cơ rơi vào chiến tranh với ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng. Đã có rất nhiều sách phân tích bình luận về các điểm nóng, nhưng Brendan Taylor đi xa hơn nữa bằng việc vẽ một bức tranh chung cho thấy bốn điểm nóng này đang làm xấu đi môi trường chiến lược của Châu Á. Taylor phác họa cách thức khủng hoảng có thể xảy ra như thế nào ở mỗi điểm nóng và lập luận rằng chỉ có thể tránh khủng hoảng bằng cách hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa chúng với nhau. Taylor cho rằng khả năng xảy ra một cuộc chiến lớn ở Châu Á là lớn hơn so với mọi người lầm tưởng, vì khu vực có khả năng “trượt vào khủng hoảng” (trang 177), với sức ép từ cả bốn điểm nóng đẩy khu vực gần hơn tới đụng độ. Continue reading “Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á”

Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á

Tác giả: Chin-Hao Huang | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China, the United States and the Future of Southeast Asia. David B. H. Denoon chủ biên. New York: New York University Press, 2017. Bìa mềm: 464 trang.

Tập sách mới nhất do David B.H. Denoon chủ biên tập hợp bài viết từ các chuyên gia nổi tiếng về an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Điểm nhấn chung của tập sách này là: khi Đông Nam Á đang trở thành một trọng tâm mới trong gia tăng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới vận động quyền lực đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực?

Mức độ phát triển kinh tế và chính trị đa dạng cùng ưu tiên đối ngoại khác nhau của mười nước ASEAN khiến việc tìm được một chính sách chung của khu vực này đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên khó khăn. Ở phần giới thiệu, Denoon thừa nhận rằng “mẫu hình hành vi của các thành viên ASEAN là khá đa dạng” (trang 6). Tuy nhiên, vẫn có một vài xu hướng chung. Continue reading “Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á”

Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ

Biên dịch: Hương Trà

Đài Loan đang bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc này. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đe dọa nền kinh tế xuất khẩu và phát triển công nghệ của hòn đảo tự trị Đài Loan, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường, nhất là đối với ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn (đang chi phối 25% tổng sản phẩm quốc nội của Đài loan). Một khó khăn nữa là chiến lược song song hai hướng của Bắc kinh nhằm cô lập hòn đảo này về ngoại giao, đồng thời mua chuộc các công ty cũng như những nhân tài Đài Loan nhằm đưa hòn đảo này trở lại là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ”

Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?

Tác giả: Phạm Phú Khải

Bài nói chuyện của ông Trump trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, của PTT Mike Pence tại Viện Hudson, của Bolton trên chương trình phát thanh Hugh Hewitt Show, hay chuyến viếng thăm Việt Nam và Singapore của Mattis, tất cả những hành động nhắm tới Trung Quốc này đều diễn ra chỉ hơn hai tuần trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (6 tháng 11 năm 2018).

Điều này cho thấy tính quan trọng của thời điểm thi hành chiến lược. Một chiến lược hay ho đến mấy vẫn chưa đủ. Kế hoạch thi hành, trong đó chi tiết thực hiện từng bước, từng nước cờ, khi nào bắt đầu hay chấm dứt, liên tiếp hay song hành,vv…, mang tính quyết định sự thành bại. Continue reading “Căng thẳng Mỹ-Trung: Tại sao lúc này?”

Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Pence ngày 4/10 đọc bài diễn văn lên án toàn diện Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson – một think-tank của Washington, có rất nhiều người Trung Quốc  ở trong và ngoài nước đối chiếu bài này với bài “Diễn văn Bức Màn sắt” của Churchill đọc năm 1946 và cho rằng bài nói của Pence có thể trở thành dấu hiệu khởi đầu “Cuộc Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ”.

Nếu Trung Quốc đứng trên tư thế có tính chiến đấu trả đũa các trò khiêu khích của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây và xác định bài nói của Pence là “Lời hịch Chiến tranh Lạnh” mà Mỹ phát ra đối với Trung Quốc, từ đó triển khai sự đối đầu với Mỹ, thì cuộc “Chiến tranh Lạnh” sẽ có thể thực sự mở màn và dần dần trở thành sự thật. Continue reading “Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ”

Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á

Nguồn: Joseph S. Nye, “China, Japan, and Trump’s America”, Project Syndicate, 04/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Vấn đề chiến lược quan trọng nhất ở Đông Á là sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm một hình thức bá quyền ở Đông Á làm dẫn đến xung đột. Không giống như châu Âu, Đông Á vẫn chưa bao giờ chấp nhận những gì đã xảy ra trong những năm 1930, và những chia rẽ Chiến tranh Lạnh sau đó đã hạn chế sự hòa giải.

Bây giờ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc và các cuộc đàm phán với Nhật Bản nhằm mục đích giảm thặng dư thương mại của Nhật với Hoa Kỳ. Dù các thông báo gần đây về đàm phán song phương đã trì hoãn đe dọa của Trump rằng sẽ đánh thuế lên sản phẩm ô tô của Nhật Bản, các nhà phê bình lo ngại Trump có thể đẩy Nhật Bản xích lại gần hơn với Trung Quốc, khi chủ tịch Tập Cận Bình đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe vào cuối tháng này. Continue reading “Trump và thế chân kiềng Mỹ-Trung-Nhật ở Đông Á”

Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông

Nguồn: Vince Beiser, “The Secret Ingredient to China’s Aggression? Sand,  New York Times, 31/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một trong những cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Mỹ với Trung Quốc đang nóng lên. Các biên đội tàu chiến ra khơi, máy bay ném bom cất cánh; hai bên đe dọa lẫn nhau – tất cả những điều đó đều có nguyên nhân là do Trung Quốc ngày càng nắm được nhiều hơn thứ tài nguyên thiên nhiên bị coi thường nhất trên thế giới – cát.

Ở đây, tiêu điểm tranh cãi là Trung Quốc đã xây dựng được một loạt đảo nhân tạo ở các vùng biển bị tranh chấp nhiều nhất và cực kỳ có ý nghĩa chiến lược tại Biển Đông. Nơi đó là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất, và là nơi sở hữu 10% các loài cá trên thế giới. Điều quan trọng hơn là đáy biển vùng này có thể chứa hàng tỷ thùng dầu và hàng nghìn tỷ khối khí đốt. Continue reading “Cát: Vũ khí bí mật của Trung Quốc tại Biển Đông”

Campuchia ngã theo Trung Quốc

Nguồn: Charles Edel, “Cambodia’s Troubling Tilt Toward China”, Foreign Affairs, 17/08/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Và điều đó có ý nghĩa gì cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ?

Khi thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử ngày 29-7 của nước này, đa số các quan sát viên quốc tế đều nhanh chóng tố cáo kết quả đó là gian lận. Với cuộc bầu cử giúp củng cố việc nắm giữ quyền hành kéo dài đã 33 năm và ngày càng chuyên chế của Hun Sen, lời tố cáo đó gây lo lắng. Nhưng còn đáng lo hơn nữa có lẽ là chuyện Hun Sen gần đây đã ngã theo Trung Quốc, cùng những lợi ích địa phương và khu vực ngày càng tăng mà Bắc Kinh nhận được từ mối quan hệ với Campuchia. Continue reading “Campuchia ngã theo Trung Quốc”

Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Thuật ngữ “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do” gần đây đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump lựa chọn chiến lược này làm chính sách chủ chốt của mình ở châu Á. Nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lẽ dĩ nhiên các nước Đông Nam Á muốn hiểu rõ khái niệm an ninh mới này có ý nghĩa như thế nào đối với toàn khu vực cũng như từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, vốn tích cực can dự các nước thành viên ASEAN khác và các cường quốc khu vực then chốt để định hình môi trường an ninh của mình, đặc biệt quan tâm đến cách thức chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào.

Bài viết này phân tích những thách thức và cơ hội mà Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do của chính quyền Trump mang lại cho Việt Nam, các phản ứng ban đầu của Việt Nam đối với chiến lược, và cách Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tiến hóa của chiến lược trong tương lai. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu ngày 04/08/2018 đăng bài “Cần cảnh giác trước việc Nhật tích trữ một lượng lớn Plutonium” của  Dương Thừa Quân (Yang Cheng Jun), Nghiên cứu viên cấp cao Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc. Bài báo viết:

Báo “Tin tức Kinh tế Nhật ” hôm qua đưa tin: Hiện nay lượng dự trữ vật liệu Plutonium của Nhật là hơn 47 tấn, vượt xa nhu cầu [sản xuất điện] của các nhà máy điện hạt nhân. Nếu dùng số lượng Plutonium này chế tạo vũ khí hạt nhân (VKHN) thì có thể làm được hơn 6000 trái bom nguyên tử.

Nhật tích trữ một lượng Plutonium nhiều như vậy phải chăng có tồn tại khả năng mất kiểm soát? Theo ý kiến tác giả, ở đây cần phân tích xem liệu Nhật có hay không có ý đồ chủ quan và hành động khách quan nghiên cứu triển khai VKHN. Continue reading “Trung Quốc lo ngại Nhật phát triển vũ khí hạt nhân”

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Biên dịch: Trần Quang

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy. Continue reading “Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ”

Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ

Nguồn: Satoru Nagao, “Japan’s nuclear reactors can power US–Asian security”, East Asia Forum, 23/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Hồi tháng Tư, chính sách xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Itochu, một công ty lớn của Nhật Bản, đã quyết định rút khỏi một dự án nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ do chi phí dành cho các biện pháp an toàn nhà máy điện hạt nhân tăng cao.

Sau trận động đất năm 2011 và thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau đó, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã không được tái khởi động. Kết quả là thị trường duy nhất cho ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản là ở nước ngoài. Nhưng nếu một công ty lớn như Itochu không thể tìm thấy đủ lợi ích kinh tế ở thị trường nước ngoài, thì việc liệu ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có thể tồn tại được hay không đang là một câu hỏi lớn. Continue reading “Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Hình hài của xung đột Mỹ – Trung

Nguồn: Min Xinpei, “The Shape of Sino-American Conflict”, Project Syndicate, 06/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với hầu hết những người quan sát cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nguyên nhân gây ra cuộc chiến là sự hội tụ giữa các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc với xu hướng bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cách hiểu này bỏ qua một diễn tiến quan trọng: sự sụp đổ của chính sách can dự kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tranh chấp thương mại không có gì là mới. Khi các đồng minh tham gia vào các tranh chấp đó – như Mỹ và Nhật Bản đã từng làm cuối những năm 1980 – chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng vấn đề thực sự liên quan đến khía cạnh kinh tế. Nhưng khi chúng xảy ra giữa các đối thủ chiến lược – chẳng hạn như giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay – có thể sẽ có nhiều điều khác nữa đằng sau câu chuyện đó. Continue reading “Hình hài của xung đột Mỹ – Trung”

Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc

Tác giả: Gordon Chang | Biên dịch: Trần Quang

Khi giới thiệu Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình, Nhà Trắng của Tổng thống Trump đã xác định Trung Quốc là một cường quốc “theo chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh”. Trong suốt 68 trang, Chiến lược an ninh quốc gia liệt kê hành vi thù địch của Bắc Kinh và cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ và những nơi khác là “độc hại”. Làm như vậy là hợp lý.

May mắn thay cho Mỹ và đối lập với lẽ phải thông thường của Washington, nhà nước Trung Quốc nhìn có vẻ hùng mạnh trên thực tế lại đặc biệt dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Thứ nhất, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, chủ yếu do tầm nhìn bành trướng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đang khiến các nước khác xa lánh, củng cố một liên minh đang phát triển nhằm chống lại Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát tuyệt đối tại quê nhà đã làm suy yếu các thể chế của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang bồn chồn. Continue reading “Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc”

Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?

Nguồn: Christopher R. Hill, “What to Expect From the Trump-Kim Summit,” Project Syndicate, 1/5/2018 .

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hội nghị thượng đỉnh ngày 27 tháng 4 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un, không bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khắc hoạ bản thân là vị quân sư đứng sau mối quan hệ ngoại giao liên Triều. Nhưng bất chấp những hy vọng nhen nhóm từ bán đảo này, Trump có thể sẽ hối hận vì đã biến mình thành tâm điểm chú ý, nhất là khi hội nghị thượng định của chính ông với Kim đang đến gần.

Khi chuẩn bị cho sự kiện ấy, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, rất có thể Trump sẽ tránh đọc hoặc nghe ý kiến từ các chuyên gia, mà đắm chìm bản thân giữa dòng thông tin trái chiều. Suy cho cùng thì ông vẫn thường được cho là không hiểu được các báo cáo chính sách toàn diện, có tổ chức, và ý kiến của Trump thường phản ánh quan điểm của bất cứ ai mà ông vừa nói chuyện. Hơn nữa, Trump nhìn chung thường được dẫn dắt bởi cảm giác tiêu cực với những người tiền nhiệm, đặc biệt là Tổng thống Barack Obama, vì cho rằng họ quá cả tin hoặc không tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. Continue reading “Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?”

Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều

 

Biên dịch: Hồ Anh Hải

Sáng 10/5 (giờ Washington), Tổng thống Trump tuyên bố ngày 12/6 ông sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 11/5 có bài phân tích 5 lý do Trump-Kim chọn Singapore làm địa điểm gặp nhau.

Dương Hy Vũ, chuyên gia Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, nói: trước hết đó là sự xem xét về mặt chính trị: đây là địa điểm của bên thứ ba mà hai bên Mỹ-Triều Tiên đều có thể chấp nhận. Singapore được Mỹ coi là một “quốc gia trung lập”, hơn nữa trong lịch sử, Singapore là đồng minh của Mỹ, hiện có quan hệ khăng khít với Mỹ về chính trị, quân sự. Đối với Triều Tiên thì Singapore cũng không phải là địa điểm Triều Tiên không thích, mấy năm qua hai nước không có quan hệ xấu và xung đột với nhau, cho nên là nơi có thể chấp nhận. Continue reading “Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều”