Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD

Tác giả: Mỹ Châu*

 Tóm tắt: Xu thế phân tách Mỹ – Trung ngày càng được giới chuyên gia, học giả đề cập nhiều trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một quyết liệt hơn. Đây là một xu thế tất yếu, tuy mới ở giai đoạn đầu, song đã diễn ra khá mạnh mẽ trong một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư, tài chính, và dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng thời gian tới. Tiến trình phân tách giữa hai  cường quốc hàng đầu thế giới có tác động trực tiếp, đa chiều, lâu dài và sâu sắc không chỉ đến các quốc gia mà cả đến hệ thống thể chế, luật chơi và chuẩn mực toàn cầu, trong đó mặt thách thức lớn hơn mặt cơ hội. Mặc dù phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, song chưa có dấu hiệu cho thấy triển vọng xảy ra phân tách toàn diện, hay hình thành trở lại cục diện hai cực và phân tuyến rõ nét như thời Chiến tranh Lạnh trong ngắn hạn. Continue reading “Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc

Nguồn: The graveyard of empires calls to China”, Financial Times, 16/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Quốc, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình.

Khi cuộc chiến dài nhất của Mỹ dần kết thúc trước ngày mang tính biểu tượng là 11 tháng 9 năm 2021, các nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang phải vật lộn với những suy nghĩ mâu thuẫn nhau. Một mặt, Bắc Kinh luôn cảm thấy các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan là một phần của “Âm mưu vĩ đại” mới nhằm bao vây, kiềm chế và có khả năng gây bất ổn cho Trung Quốc, quốc gia có chung một dải biên giới nhỏ với nước này. Vì vậy, sự rút lui nhục nhã cuối cùng của Mỹ và khả năng tái lập quyền kiểm soát của Taliban ở nước này được Trung Quốc hoan nghênh trên khía cạnh đó. Continue reading “Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc”

Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay

Giới thiệu: Việt Hải

Ngày 14/5/2021, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc phối hợp cùng Đại học Bắc Kinh và Đại học Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Trật tự quốc tế thời kỳ hậu Covid”. Nội dung cụ thể của tọa đàm được đăng tải trên website Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược, Đại học Thanh Hoa. Tại tọa đàm, Giám đốc Cơ sở trao đổi nhân văn Trung – Mỹ, Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh Giả Khánh Quốc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay bao gồm: Thứ nhất, Mỹ ngày càng trở nên bất lực khi tiếp tục lãnh đạo thế giới. Thứ hai, năng lực của các nước phương Tây trong việc lãnh đạo trật tự quốc tế đang suy giảm. Thứ ba, cán cân quyền lực thế giới thay đổi lớn do sự trỗi dậy của các nước lớn phi phương Tây.

Nội dung bài phát biểu của ông Giả Khánh Quốc như sau: Continue reading “Học giả Trung Quốc nói về ba thay đổi lớn của trật tự quốc tế hiện nay”

Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới

Nguồn: Vũ Lê Thái Hoàng & Huy Nguyễn, “The Modern China-Russia-US Triangle“, The Diplomat, 04/06/2021.

Biên dịch: Duy Anh

Từ khi Chiến tranh Lạnh nổ ra giữa thế kỷ 20, cục diện giữa ba nước lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nga (Liên Xô trước đây) luôn đóng vai trò chi phối trật tự quan hệ quốc tế. Từ những năm Xô – Trung hòa thuận, cho tới thời khắc lịch sử Nixon tới Trung Quốc, quan hệ tay ba ấy luôn là hai nước này đi với nhau để chống nước kia.

Quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Moscow và Bắc Kinh lúc này, như một cách ứng phó lại chính sách cạnh tranh chiến lược của Washington, cho thấy xu hướng cũ trong cục diện tay ba đang tiếp tục hiện hữu. Tuy nhiên, những đặc điểm mới ngày càng phức tạp đòi hỏi cần có thêm những đánh giá trước khi có thể đưa ra nhận định về quan hệ Mỹ – Trung – Nga. Continue reading “Quan hệ tam giác Mỹ – Nga – Trung định hình trật tự thế giới”

Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn”

Nguồn: Che-Jen Wang, “Time for a ‘Semi-Quad’ Alliance”, The Diplomat, 28/05/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, vấn đề bán dẫn đã chiếm vị trí nổi bật trong chương trình nghị sự của chính phủ mới. Đây không chỉ liên quan đến vấn đề tạo công ăn việc làm cho những người dân và kế hoạch “Build Back Better”[1] (Xây dựng lại tốt hơn), mà nó còn gắn liền với sự phục hồi vị trí đầu tàu của Mỹ trong ngành sản xuất bán dẫn; và hơn hết là tương lai đối với sự lãnh đạo của Mỹ trong “thời đại châu Á”. Sau hai hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của mình với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào ngày 16/4 và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 21/5, ông Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và tính bền vững của chuỗi cung ứng bán dẫn, cũng như ý định hợp tác về các vấn đề bán dẫn với hai quốc gia này. Tuy nhiên, an ninh và tính bền vững về lâu dài của chuỗi cung ứng chất bán dẫn sẽ gặp rủi ro nếu như sự hợp tác đó không mở rộng sang các quốc gia cùng chí hướng khác. Continue reading “Đã đến lúc thành lập “Bộ Tứ Bán dẫn””

Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?

Nguồn: Victor Mallet, “Belarus hijack echoes events in Libya 50 years ago”, Financial Times, 26/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ngay sau khi Belarus buộc một chuyến bay của hãng Ryanair đang trên đường bay đến Litva phải hạ cánh ở Minsk trong tuần này để nhà chức trách có thể bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich và bạn đời của ông, một người nào đó đã hỏi trên Twitter: “Đã có tiền lệ nào về việc một quốc gia buộc máy bay dân dụng bay qua không phận của họ phải hạ cánh để bắt giữ một người bất đồng chính kiến chưa?”

Tôi biết câu trả lời là có, bởi vì tôi đã có mặt trên một chuyến bay cách đây 50 năm khi một hành động bắt cóc máy bay do nhà nước tổ chức tương tự đã xảy ra. Chuyến bay 045 của hãng BOAC đang bay từ London đến Khartoum nối chuyến ở Rome vào ngày 22 tháng 7 năm 1971 thì được lệnh phải hạ cánh xuống Benghazi bởi chính quyền Libya Muammar Gaddafi khi nó đang băng qua không phận nước này. Continue reading “Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?”

Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan

Nguồn:  Anne Patterson, Ali Jehangir Siddiqui, Syed Mohammad Ali, “Afghanistan’s Future Depends on the United State and Pakistan Working Together”, Foreign Policy, 16/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Theo một thỏa thuận được ký với Taliban hồi tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ đồng ý rút các lực lượng của mình khỏi Afghanistan trước tháng 5 năm nay. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cố gắng tuân thủ thỏa thuận hòa bình này, nhưng phải đối mặt với một số thách thức khó khăn do tình trạng bạo lực vẫn ở mức cao và các cuộc đàm phán trong nội bộ Afghanistan đạt được rất ít tiến bộ.

Để việc rút quân của Mỹ khả thi hơn nhưng vẫn không hoàn toàn từ bỏ thỏa thuận Mỹ-Taliban, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đưa ra một kế hoạch hòa bình sửa đổi với công thức chia sẻ quyền lực tạm thời và đề xuất có sự tham gia của các nước chủ chốt trong khu vực. Diễn biến trong những tuần tới sẽ quyết định liệu chính quyền Biden có thể tuân thủ thời hạn rút quân hay không. Tuy nhiên, chúng ta thấy được rõ ràng là sau 20 năm không có chính phủ nào ở Afghanistan có thể thành công nếu không có sự tham gia của Taliban và không có tiến trình hòa bình nào ở Afghanistan có thể đi đến thắng lợi nếu không có sự ủng hộ đầy đủ từ Pakistan. Continue reading “Tương lai Afghanistan phụ thuộc vào hợp tác Mỹ – Pakistan”

Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một

Tác giả: La Chiếu Huy | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Các quốc gia láng giềng là nơi đặt nền móng cho sự phát triển thịnh vượng của Trung Quốc. Trung Quốc luôn đặt các quốc gia láng giềng ở vị trị ưu tiên trong tổng thể nền ngoại giao, kiên định giữ vững mối quan hệ láng giềng hữu nghị, thực hành lý luận “thân, thành, huệ, dung”, làm sâu sắc thêm quan hệ láng giềng hợp tác đôi bên cùng có lợi, đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường láng giềng. Năm 2020 chứng kiến một thế cục chưa từng có, dưới tác động của đại dịch và cục diện Trung – Mỹ, các yếu tố phức tạp trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng gia tăng. Continue reading “Trung Quốc: Phát huy ngoại giao láng giềng trước cục diện trăm năm có một”

Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân

Nguồn: Morten Soendergaard Larsen, “North Korean Cyberthreat Poses Greater Risk Than Nuclear Arsenal”, Foreign Policy, 15/3/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Đội quân tin tặc của Bình Nhưỡng đã chứng tỏ sự thành thạo trong việc tìm kiếm các lỗ hổng và khai thác chúng – thế giới cần phải sẵn sàng đối phó.

Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, số tiền mà đội quân này đã đánh cắp lên đến hàng tỷ đô-la. Còn theo Văn phòng Đối ngoại, Thịnh vượng chung và Phát triển Vương quốc Anh, đội quân này cũng làm tê liệt Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh. Và có bằng chứng là họ đã xâm nhập vào nhà máy điện hạt nhân mới nhất của Ấn Độ để ăn cắp bản thiết kế của nhà máy.

Các tin tặc Triều Tiên đã đi từ việc do thám và gây gián đoạn hệ thống mạng của các đối thủ ở Hàn Quốc đến việc phá hoại, đánh cắp lượng tiền lớn hoặc những công nghệ tiên tiến. Tuần này, trong lúc các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Nhật Bản đang gặp nhau để thảo luận về tình hình an ninh khu vực, đặc biệt tập trung vào vấn đề tên lửa Triều Tiên, thì nhiều chuyên gia cho rằng tin tặc của Bình Nhưỡng có khả năng là mối đe dọa còn lớn hơn so với những chiếc tên lửa khổng lồ thường xuất hiện trong lễ duyệt binh hàng năm của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Continue reading “Tin tặc Triều Tiên còn nguy hiểm hơn kho vũ khí hạt nhân”

Thấy gì từ Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ?

Nguồn: Rebecca Beitsch và Maggie Miller, “Biden signals another reversal from Trump with national security guidance”, The Hill, 03/03/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Nhà Trắng đã công bố Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia tạm thời vào thứ Tư (03/03/2021), nhấn mạnh nhu cầu xây dựng liên minh và củng cố dân chủ, một sự bác bỏ ngầm chính sách “Nước Mỹ trên hết” của cựu Tổng thống Trump.

“Chúng ta sẽ chỉ thành công trong việc thúc đẩy các lợi ích của Mỹ và duy trì các giá trị phổ quát của chúng ta bằng cách làm việc vì mục tiêu chung với các đồng minh và đối tác thân cận nhất, và bằng cách đổi mới các nguồn sức mạnh quốc gia lâu dài của chúng ta,” Tổng thống Biden viết.

Chiến lược nêu ra một loạt các vấn đề mà chính quyền Biden hy vọng sẽ giải quyết, bao gồm đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế do đại dịch, bất bình đẳng chủng tộc, các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu và việc gia tăng sử dụng các công nghệ mới nổi và các cuộc tấn công mạng của các đối thủ nước ngoài nhắm vào Hoa Kỳ. Continue reading “Thấy gì từ Hướng dẫn tạm thời về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ?”

Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?

Nguồn: Joseph S. Nye, Jr., “What Could Cause a US-China War?”, Project Syndicate, 02/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gần đây kêu gọi cài đặt lại quan hệ song phương với Hoa Kỳ, một phát ngôn viên của Nhà Trắng đã trả lời rằng Hoa Kỳ coi quan hệ Mỹ – Trung là một trong những cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi vị thế của sức mạnh. Rõ ràng là chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không đảo ngược các chính sách của Trump đối với Trung Quốc.

Một số nhà phân tích, dẫn nhận định của Thucydides cho rằng Chiến tranh Peloponnese xuất phát từ nỗi sợ hãi của Sparta về một Athens đang trỗi dậy, tin rằng quan hệ Mỹ – Trung đang bước vào thời kỳ xung đột giữa một bá quyền cũ với một quốc gia thách thức ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ – Trung?”

Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?

Nguồn: Kurt M. Campbell and Rush Doshi, “How America Can Shore Up Asian Order”, Foreign Affairs, 12/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong suốt nửa thế kỷ trỗi dậy chưa từng có của châu Á, Henry Kissinger là một nhân vật quan trọng, giúp dẫn dắt việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 1970 và sau đó tiếp tục viết những cuốn sách quan trọng về chiến lược Trung Quốc và trật tự thế giới. Nhưng vào thời điểm chuyển giao này ở châu Á, những quan sát phù hợp nhất của Kissinger có thể được tìm thấy ở một nơi đáng ngạc nhiên hơn: một luận án tiến sĩ về châu Âu thế kỷ 19, luận án mà ông đã vật lộn để tìm nhà xuất bản nhiều năm trước khi ông nổi tiếng. Cuốn sách đó, A World Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace, 1812–22 (Một thế giới được khôi phục: Metternich, Castlereagh và những vấn đề của hòa bình, 1812–22), tìm hiểu cách hai chính khách châu Âu – một người Anh, một người Áo – đã làm việc cùng nhau để củng cố mối quan hệ bất hòa giữa hai quốc gia hàng đầu châu lục vào cuối Chiến tranh Napoléon. Những nỗ lực của họ đã đặt nền móng cho cái gọi là nền hòa bình lâu dài của châu Âu — 100 năm bình yên và thịnh vượng từ 1815 cho đến Thế chiến I. Tư tưởng của cuốn sách có những ý nghĩa đặc biệt đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày nay, với sự gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc và một trật tự khu vực căng thẳng. Continue reading “Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?”

Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?

Nguồn: How to deal with China”, The Economist, 09/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Các nền dân chủ trên thế giới rất cần một cách tiếp cận thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Đó là cường quốc đang lên của thế kỷ 21, nhưng cũng là một chế độ chuyên chế vốn không tin vào thị trường tự do và lạm dụng nhân quyền. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy chính sách của phương Tây đã trở nên kém hiệu quả như thế nào. Vào ngày 30 tháng 12, Liên minh châu Âu đã đồng ý về một hiệp định đầu tư với Trung Quốc nhằm giành được một số lợi ích nhỏ nhưng trao cho Trung Quốc một chiến thắng ngoại giao lớn. EU đã làm như vậy bất chấp những nghi ngờ trong đội ngũ của Joe Biden. Sở giao dịch chứng khoán New York đã cấm cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc, để rồi lại đổi ý hai lần chỉ trong vài ngày. Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn chưa thông qua được dự luật bảo vệ người Uyghurs khỏi lao động cưỡng bức. Continue reading “Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?”

Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia số một của Hoa Kỳ

Nguồn: John Ratcliffe, “China Is National Security Threat No. 1”, WSJ, 03/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Với tư cách là Giám đốc Tình báo Quốc gia, tôi được quyền tiếp cận nhiều thông tin tình báo hơn bất kỳ thành viên nào của chính phủ Hoa Kỳ ngoài tổng thống. Tôi giám sát các cơ quan tình báo và văn phòng của tôi soạn Báo cáo tin hàng ngày cho Tổng thống, nêu chi tiết về các mối đe dọa mà đất nước phải đối mặt. Nếu tôi có thể truyền đạt một thông điệp cho người dân Mỹ từ vị trí quan sát thuận lợi này, thì đó là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ ngày nay, và là mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ và tự do trên toàn thế giới kể từ Thế chiến II.

Thông tin tình báo cho thấy rất rõ ràng: Bắc Kinh có ý định thống trị Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới về kinh tế, quân sự và công nghệ. Nhiều sáng kiến ​​quốc tế lớn của Trung Quốc và các công ty nổi tiếng của họ chỉ là một lớp ngụy trang cho các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia số một của Hoa Kỳ”

Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Watch what you wish for, including a Biden victory”, Nikkei Asia, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.

Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.

Nhưng một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Obama quả thật tồi tệ. Obama không có khát vọng thực thi quyền lực. Thậm chí còn có lý do để tự hỏi liệu chính quyền của ông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai, có thực sự hiểu về quan hệ quốc tế hay không. Quan hệ quốc tế không phải chỉ là về quyền lực mềm. Continue reading “Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?”

Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ

Nguồn: Alexander Cooley & Daniel H. Nexon, “How Hegemony Ends: The Unraveling of American Power“, Foreign Affairs, July/August 2020.

Người dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia hình như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. Continue reading “Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ”

Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Quad Sharpens Its Edges”, Project Syndicate, 16/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Bộ tứ (the Quad), một liên minh chiến lược lỏng lẻo của bốn nền dân chủ hàng đầu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đang nhanh chóng củng cố trong năm nay để đối phó với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc. Sau cuộc họp gần đây của các quan chức ngoại giao hàng đầu các nước thành viên tại Tokyo, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ hiện đang tích cực làm việc để thiết lập một cấu trúc an ninh đa phương mới cho khu vực. Ý tưởng không phải là tạo ra một phiên bản Châu Á của NATO mà là phát triển quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ dựa trên các giá trị và lợi ích chung, bao gồm pháp quyền, tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thị trường tự do và thương mại tự do. Continue reading “Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào?”