Chính trị dầu lửa

10262153_866970069993345_2599219049952750966_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Về các diễn biến an ninh, chính trị hiện nay, những điều được bàn và trao đổi thường xuyên là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông, khủng hoảng ở miền Đông Ucraina, Mỹ xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc trỗi dậy… Điều đó đúng, không sai. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế cũng như các các tác động của kinh tế đối với an ninh, chính trị lại ít được bàn đến. Thực ra, trên bình diện quốc gia và quốc tế, kinh tế chính là chính trị và làm chính trị cũng vì mục tiêu kinh tế là chính.

Đáng chú ý là một diễn biến kinh tế quan trọng, bắt đầu từ vài tháng vừa qua nhưng lại ít được xem xét đúng mực cả về khía cạnh kinh tế, lẫn chính trị và an ninh, đó là: giá dầu giảm từ mức 114 USD/thùng trong tháng 6/2014 xuống còn 83 USD/thùng vào ngày 17/10/2014 và vẫn đang tiếp tục giảm. Continue reading “Chính trị dầu lửa”

Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?

macau-12

Tác giả: Chen Dingding | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].

Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD. Continue reading “Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?”

Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?

_78151348_0066c8ca-8e78-4903-adb8-6a5a0bfd1e28

Tác giả: Tim Summers | Biên dịch: Phạm Thị Thoa

Thế giới đang dõi theo các sự kiện nổ ra ở Hong Kong trong những tuần gần đây sau khi hàng vạn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường và chiếm cứ các địa điểm then chốt giữa lòng trung tâm tài chính này. Trong khi mục tiêu của những người biểu tình đã nhận được sự ủng hộ từ quốc tế, các chính phủ nước ngoài vẫn đang cân nhắc xem họ nên tuyên bố gì về những sự kiện này.

Đó là điều nên làm, bởi lẽ Hong Kong là một thành phố có tầm quan trọng toàn cầu, nơi mà những biến động về chính trị  không chỉ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới hay những lợi ích thương mại ở châu Á mà còn hơn thế nữa. Continue reading “Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?”

Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

participants-rally-support-vladimir

Tác giả: Maxim Trudolyubov | Biên dịch: Đào Tuấn Ninh

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?

Dõi theo quỹ đạo đáng lo ngại của nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin, nhiều nhà quan sát quốc tế thắc mắc làm thế nào một vị lãnh đạo rõ ràng đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm lại vẫn được ái mộ đến vậy. Câu trả lời đơn giản là: những người ủng hộ ông Putin – một lượng đa số người Nga – không thấy được mối nguy trước mắt.

Theo một cuộc điều tra độc lập của Trung tâm Levada, tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng từ 65% vào tháng 1 lên 80% vào tháng 3, ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tỉ lệ này đạt mức cao nhất vào đầu tháng 8, lên tới 87%, khi nhiều người tin rằng Nga và Ukraine đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh tổng lực. Mặc dù tỉ lệ sau đó đã giảm xuống còn 84% vào đầu tháng 9, nhưng sự giảm đi đó vẫn nằm trong phạm vi sai số. Nói cách khác, không hề có cơ sở để nói rằng tỉ lệ ủng hộ ông Putin đang giảm xuống. Continue reading “Tại sao người Nga “nghiện” Putin?”

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái

329295_US Jews

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Có rất nhiều câu hỏi đeo đẳng trong suốt quá trình tìm hiểu để có câu trả lời thấu đáo, đại loại như: Continue reading “Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái”

Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

120730123442-jerusalem-skyline-horizontal-gallery

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di, lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 Trước công nguyên (BCE). Trải qua 21 thế kỷ lưu vong, tứ tán khắp nơi và đến năm 1948 người Do Thái mới thực hiện được ước mơ “Phục quốc” (Zionism), vốn được một nhà báo Do Thái gốc Áo-Hung khởi xướng tại châu Âu từ năm 1896. Trong cùng cảnh ngộ tương tự, nhiều sắc tộc, dân tộc khác trong cùng khu vực Lưỡng Hà đã bị tiêu vong hoặc đồng hóa từ lâu. Nhưng ngược lại, mặc dù chịu những đau khổ, mất mát (như nạn diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã rồi nạn lưu đày, trại tập trung) nhưng người Do Thái không chỉ duy trì được tôn giáo, văn hóa, nòi giống, bản sắc của mình, mà có những ảnh hưởng vượt trội trong cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng góp vào sự tiến bộ chung của nhân loại. Continue reading “Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái”

Tương lai nào cho Hong Kong?

_75957292_hi022976930(1)

Tác giả: Chris Patten | Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: Biểu tình Hong Kong: Tại sao lại là Ruy băng vàng?

Cho rằng cả thế giới đang đổ mắt về Hong Kong là không hoàn toàn đúng. Nếu người dân đại lục được phép biết điều gì đang diễn ra tại thành phố thành công nhất của nước mình thì sẽ là như vậy. Nhưng chính phủ Trung Quốc đã tìm cách ngăn tin tức về các cuộc biểu tình dân chủ của Hong Kong lan ra cả nước. Đây không hẳn là dấu hiệu cho thấy các nhà cầm quyền Trung Quốc tin tưởng vào hệ thống chính phủ độc đoán của mình.

Có ba điều cần làm rõ trước khi gợi ý giải pháp cho chính quyền vụng về của Hong Kong. Continue reading “Tương lai nào cho Hong Kong?”

Những khoảng tối dân chủ ở châu Á

987007-imran-khan

Tác giả: Shashi Tharoor | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Nền dân chủ ở châu Á gần đây đã tỏ ra dày dặn hơn nhiều người từng mong đợi, với các cuộc bầu cử công bằng và tự do đã cho phép những xã hội lớn và chia rẽ như Ấn Độ và Indonesia xoay xở vượt qua những cuộc chuyển giao chính trị quan trọng. Nhưng một số nền dân chủ châu Á – điển hình là Thái Lan và Pakistan – lại dường như đang đi lạc hướng.

Người Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm với việc thay đổi chính phủ qua thùng phiếu bầu, và cuộc bầu cử năm nay – lần bầu cử thứ 16 của nước này kể từ sau độc lập năm 1947 – cũng không có gì khác. Trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu dân chủ lớn nhất thế giới này, cử tri Ấn Độ đã bác bỏ Liên minh Tiến bộ Thống nhất, đảng đã cầm quyền qua hai nhiệm kỳ, và đưa phần thắng về cho Đảng Bharatiya Janata do Narendra Modi dẫn dắt. Continue reading “Những khoảng tối dân chủ ở châu Á”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”

Thế kỉ Trung Quốc?

ST-Seah Kwang Peng -LKY & Schmidt

Phạm Thị Hoài lược dịch

Cuộc trò chuyện kéo dài ba ngày mới đây giữa hai chính khách kì cựu, một ở phương Đông và một ở phương Tây: cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt (Đảng Dân chủ Xã hội) có thể cung cấp cho người đọc Việt Nam một số góc nhìn tham khảo về những đề tài lớn, đặc biệt về sự dịch chuyển quyền lực, sự phân cực trên thế giới và vai trò của Trung Quốc trong thế kỉ này. Continue reading “Thế kỉ Trung Quốc?”

Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Hong Kong, Sunday, Sept. 28, 2014. (AP Photo/Vincent Yu)

Tác giả: George Chen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc lo sợ dân chủ sẽ lan truyền vào đại lục nếu cho phép phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.

Mười bảy năm sau khi nắm quyền kiểm soát đối với Hồng Kông và cam kết thực hiện phổ thông đầu phiếu ở vùng lãnh thổ này, Bắc Kinh đã biến nguyên tắc mỗi người một phiếu trở nên vô nghĩa bằng cách tự cho mình đặc quyền lựa chọn ứng cử viên. Trong khi Hồng Kông gồng mình trước cú sốc từ sự đảo ngược xu thế dân chủ hóa này, cộng đồng quốc tế nghi ngại về tương lai của Hồng Kông và vị thế của họ trong con mắt của thế giới.

Năm 1997, Hồng Kông trở về với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng lời hứa từng bước chuyển đổi sang một chính quyền dân cử. Năm 2010, Trung Quốc làm dấy lên hi vọng rằng trong cuộc bầu cử năm 2017, quyền phổ thông đầu phiếu có thể sẽ được áp dụng với các chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ sau. Continue reading “Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu”

#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?

chinamao

Nguồn: Ian Bremmer. “China: superpower or superbust”, The National Interest Magazine, Nov/Dec 2013.

Biên dịch: Trần Hạnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc? 

Như thể thị trường tài chính toàn cầu sụp đổ, kinh tế Mỹ suy thoái sâu sắc nhất trong vòng 70 năm qua, cuộc khủng hoảng tồn tại trong khu vực đồng euro và biến động ở Trung Đông đã không tạo ra đủ rắc rối cho một thập kỷ, giờ đây tình trạng bất ổn và lo lắng đã mở rộng tới một số thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Chỉ trong vài tháng qua, chúng ta đã chứng kiến một thời kỳ khó khăn đối với đồng tiền của Ấn Độ, các cuộc biểu tình giận dữ khắp toàn quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, đình công và bạo lực ở Nam Phi, và một điềm báo suy thoái kinh tế tại tất cả các quốc gia này. Continue reading “#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?”

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”

#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước

putin

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy,  Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Mặc dù có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên, và môi trường truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh hơn rất nhiều so với trước, các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức đáng ngạc nhiên (và hiệu quả đến mức đáng báo động) để sử dụng truyền thông nhằm củng cố quyền lực của mình. Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính thức đã trở nên rất cần thiết đối với sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới. Những thông điệp mà các phương tiện truyền thông này đưa ra Continue reading “#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”

Liệu Putin có thể sống sót?

hi-putin-852-cp-03451715-8col

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nhiều người cho rằng Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong hoàn cảnh những sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy thoái của nước Nga

Trước hết hiển nhiên phải bắt đầu từ Ukraine. Đây là quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng, được Nga xem như một nước đệm để chống lại phương Tây, và là con đường vận chuyển năng lượng sang châu Âu – một yếu tố nền tảng của kinh tế Nga. Continue reading “Liệu Putin có thể sống sót?”

#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Nguồn: Richard Robison (1996). “The politics of ‘Asian values’”, The Pacific Review, Vol. 9, No. 3, pp. 309-327.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này lập luận rằng một loạt các tư tưởng chính trị chuyên chế và bảo thủ đã được những người châu Á ủng hộ coi như là một cấu thành văn hóa trong xã hội Á châu. Thông qua đó, họ cố bảo vệ quan điểm của mình trước giới phê bình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những giá trị về hệ thống trung ương tập quyền ẩn chứa trong các “giá trị châu Á” phải hứng chịu sức ép khi mà chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm chuyển đổi xã hội châu Á và các nền kinh tế khu vực trở nên quốc tế hóa. Trớ trêu thay, các giá trị châu Á được các nhà tân bảo thủ theo định hướng thị trường ở phương Tây mô tả như là mô hình cho tương lai. Các giá trị này kết hợp với nhautrong phức hợp giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội với các chính sách nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế. Continue reading “#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á”

#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Population”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 217-227.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Nếu tôi phụ trách Singapore ngày nay, tôi sẽ áp dụng chương trình thưởng sinh nở tương đương với 2 năm lương trung bình của một người Singapore. Tổng số tiền sẽ đủ để nuôi đứa bé tới khi nó bắt đầu vào tiểu học là ít. Tôi có kỳ vọng số lượng trẻ em sẽ tăng lên đáng kể không? Không. Tôi tin rằng thậm chí cả những khoản khuyến khích bằng tiền hậu hĩnh cũng sẽ chỉ có tác động nhỏ lên tỉ lệ sinh nở. Nhưng tôi vẫn sẽ hành động và đưa ra chương trình thưởng, ít nhất 1 năm, chỉ để chứng minh rằng tỉ lệ sinh nở thấp của chúng ta chẳng liên quan gì tới những nhân tố kinh tế hay tài chính, như chi phí sống đắt đỏ hay thiếu hụt trợ giúp của chính phủ cho các bậc cha mẹ. Thực ra đây là kết quả của phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi. Continue reading “#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore”

Thế giới sẽ nguy hiểm nếu Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo

Tác giả: Robert Kogan | Biên dịch: Phạm Việt Vinh

2012101011552363734_20

I.

Cách đây gần 70 năm, một trật tự thế giới mới đã hình thành từ đống hoang tàn của Thế chiến thứ hai. Trung tâm của trật tự mới này là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, ở trật tự thế giới đó đã xuất hiện những vết nứt. Thực ra thì những khủng hoảng ví dụ như giữa Nga và Ukraine hay như ở Syria không phải là hy hữu và cũng chẳng phải là không kiểm soát nổi. Ngay cả những phản ứng rụt rè của Liên Hiệp Quốc trước các biến động tại Ukraine, rồi các vụ nổi dậy tại Trung Cận Đông, tại Bắc Phi, các chiến thắng của lực lượng Thánh chiến khủng bố tại Syria và Iraq, sự căng thẳng mang tính quốc gia chủ nghĩa ngày càng gia tăng giữa các cường quốc tại Đông Á hay là sự lấn lướt của toàn trị và sự thoái lui của dân chủ trên khắp thế giới cũng không là điều đặc biệt và bất khả kháng. Nhưng tất cả những điều đó gộp lại cho thấy một cái gì đó đã thay đổi; và sự thay đổi này diễn ra nhanh hơn chúng ta tưởng. Có vẻ như một trật tự thế giới mới đang xuất hiện. Continue reading “Thế giới sẽ nguy hiểm nếu Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo”

#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: The Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 228-237.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi chúng ta tách khỏi Malaysia, chúng ta đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, chúng ta không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Chúng ta thịnh vượng đi lên từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới sau Thế chiến thứ hai. Ngày nay, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ lệ thương mại trên GDP của chúng ta (416%) vượt xa con số của láng giềng Malaysia (167%) và Indonesia (47%) cũng như những nền kinh tế Châu Á khác vốn cùng theo đuổi chính sách hướng tới xuất khẩu trong nỗ lực hiện đại hoá, như Đài Loan (135%), Hàn Quốc (107%), và Thái Lan (138%). Chỉ có Hồng Kông (393%) là có nền kinh tế mở như của Singapore – và đó là nếu tính cả việc kinh doanh với Trung Quốc là ngoại thương. Continue reading “#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore”

Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia

Indonesia

Tác giả:  Vũ Lê Thái Hoàng – Lê Linh Lan*

Tóm tắt: Với mục tiêu tìm hiểu về định nghĩa, tiêu chí phân loại và kiểu chính sách/hành vi đặc thù của nhóm các nước “tầm trung” trong quan hệ quốc tế, bài viết nghiên cứu mảng lý thuyết về các nước nhỏ/yếu (vốn được chú ý ít hơn mảng lý thuyết về các nước lớn) trong chủ nghĩa Tân Hiện thực và Thể chế Tân Tự do bởi đây là nền tảng khơi nguồn cho lý thuyết về các nước tầm trung. Qua đó, các tác giả nhận thấy chính sách ưu tiên ngoại giao đa phương và kiểu hành vi đối với các thể chế quốc tế, khu vực tạo nên một trong những đặc thù cơ bản nhất của các nước tầm trung nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu những rủi ro của chính sách cân bằng, phù thịnh hay trung lập trong quan hệ với các nước lớn. Bài viết cũng vận dụng khuôn khổ lý thuyết trên để hiểu rõ hơn về chính sách “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia tầm trung In-đô-nê-xi-a dưới thời Tổng thống Xu-xi-lô Giút-đô-dô-nô, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia tầm trung ở khu vực trong một môi trường chiến lược đang có nhiều biến chuyển nhanh chóng, phức tạp.

Continue reading “Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia”