Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ

Nguồn: Max Boot, “Reagan Didn’t Win the Cold War,” Foreign Affairs, 06/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Huyền thoại về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Đảng Cộng hòa đi chệch hướng trong vấn đề Trung Quốc.

Khi các đảng viên Cộng hòa lập ra chiến lược đối phó với Trung Quốc ngày nay, nhiều người trong số họ xem cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Xô như một hình mẫu để noi theo. H. R. McMaster, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, lập luận rằng “Reagan có một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Liên Xô. Cách tiếp cận của Reagan – gây áp lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ lên một đối thủ siêu cường – đã trở thành nền tảng cho tư duy chiến lược của Mỹ. Nó đã đẩy nhanh hồi kết của cường quốc Liên Xô và dẫn đến một kết cục hòa bình cho Chiến tranh Lạnh đã kéo dài nhiều thập kỷ.” Continue reading “Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ”

Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?

Nguồn: Joshua Kurlantzick và Abigail McGowan, “Why Tensions in the South China Sea Are Bolstering the U.S.-Philippines Alliance,” Council on Foreign Relations, 05/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Manila đã liên minh toàn diện với Washington trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, làm dấy lên viễn cảnh về một cuộc chiến tranh diện rộng.

Biển Đông và nguồn cơn điểm nóng tranh chấp trong khu vực

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên tục thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là tại châu Á, chủ yếu nhằm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh, trong đó bao gồm Biển Đông (ở Philippines được gọi là Biển Tây Philippines). Không chỉ có ý nghĩa về mặt chiến lược bởi là điểm nóng của nhiều xung đột tiềm tàng trong khu vực, là tuyến hàng hải chính và đóng vai trò quan trọng nếu chiến tranh với Đài Loan xảy ra, Biển Đông còn là một trong những nguồn tài nguyên cá phong phú nhất thế giới và có thể có trữ lượng lớn dầu chưa được khai thác. Continue reading “Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?”

Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm

Nguồn:  M. Taylor Fravel, George Gilboy, và Eric Heginbotham, “China’s Defense Spending: The $700 Billion Distraction”, War on the Rock, 02/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ đang khuếch đại những ước tính sai lệch về chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc, cho rằng con số này cao hơn nhiều so với thực tế. Trong những tính toán sai lầm này, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã đạt 700 tỷ USD, gần bằng mức ngân sách quốc phòng của Mỹ. Những ước tính phóng đại này đã thu hút sự chú ý ở Quốc hội, giới truyền thông và giới quốc phòng. Continue reading “Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm”

Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine

Nguồn: Peter Schroeder, “Putin Will Never Give Up in Ukraine,” Foreign Affairs, 03/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây không thể thay đổi toan tính của Putin – họ chỉ có thể chờ ông ra đi.

Hai năm rưỡi sau khi Nga xâm lược Ukraine, người Mỹ vẫn giữ nguyên chiến lược chấm dứt chiến tranh: đặt ra cái giá đủ lớn cho Nga để tổng thống nước này, Vladimir Putin, phải quyết định rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dừng xung đột. Trong một nỗ lực thay đổi phép tính chi phí-lợi ích của Putin, Washington đã cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa việc ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga với giảm thiểu rủi ro leo thang. Dù cách tiếp cận này có vẻ hợp lý, nhưng nó dựa trên một giả định sai lầm: rằng suy nghĩ của Putin có thể thay đổi. Continue reading “Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine”

Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?

Nguồn:  Lynn Kuok, “America Is Losing Southeast Asia”, Foreign Affairs, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Gần đây, Mỹ liên tục nhấn mạnh về sự “hội tụ” (convergence) với các đối tác châu Á. Tại Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đặt tiêu đề cho bài phát biểu của mình là “Sự hội tụ mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tại Viện Brookings vào một tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định rằng Mỹ đang có “sự hội tụ lớn hơn nhiều” với các đối tác quan trọng ở châu Á, trích dẫn mối quan hệ đang cải thiện với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các liên kết an ninh ngày càng mạnh mẽ giữa NATO và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, Antony Blinken nhắc lại rằng ông “chưa từng thấy thời điểm nào có sự hội tụ mạnh mẽ hơn giữa Mỹ với các đối tác châu Âu và các đối tác châu Á không những về cách tiếp cận đối với Nga, mà còn cả về cách tiếp cận đối với Trung Quốc”. Continue reading “Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?”

Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây

Nguồn: Trung Phi Đằng, Trương Hân, 张昕、钟飞腾:普京此访,是给蒙古国和美西方提个醒, Guancha, 04/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 3/9, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Putin lên chuyên cơ tới vùng Viễn Đông để tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức tại đây.

Chuyến thăm của Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh. Trong ba ngày, lãnh đạo hai nước đã tổ chức các cuộc hội đàm quy mô lớn và nhỏ, đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế. Sau các cuộc hội đàm, hai bên cũng đã ký kết một số văn kiện song phương. Continue reading “Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây”

Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Murky Meaning of Ukraine’s Kursk Offensive,” Foreign Policy, 28/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành công ngắn hạn không nhất thiết sẽ có tác động lâu dài.

Liệu cuộc phản công bất ngờ của Ukraine vào Nga là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến, hay một trò hề vô nghĩa, hay một bước đi sai lầm chiến lược của Kyiv? Về cơ bản, chiến dịch đã thành công trong ngắn hạn, nhưng quan trọng vẫn là trung hạn đến dài hạn. Liệu nó có tác động sâu rộng nào đến chính sách của phương Tây đối với Nga nói chung và cuộc chiến ở Ukraine nói riêng hay không? Continue reading “Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine”

Netanyahu đang cố gắng dùng kỳ bầu cử Mỹ để tự cứu mình

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Netanyahu Is Trying to Save Himself, Elect Trump and Defeat Harris,” New York Times, 03/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris cần một lời nhắc nhở rằng Benjamin Netanyahu không phải là bạn của họ, không phải là bạn của nước Mỹ và, đáng xấu hổ nhất, không phải là bạn của những con tin Israel ở Gaza, thì vụ Hamas giết hại sáu con tin Israel trong khi Netanyahu kéo dài các cuộc đàm phán chính là lời nhắc nhở đó. Netanyahu chỉ có một quan tâm duy nhất: sự sống còn chính trị trước mắt của chính ông ta, ngay cả khi điều đó làm suy yếu sự sống còn lâu dài của Israel. Continue reading “Netanyahu đang cố gắng dùng kỳ bầu cử Mỹ để tự cứu mình”

Bên trong kênh liên lạc bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc

Nguồn: Demetri Sevastopulo, “The inside story of the secret backchannel between the US and China,” Financial Times, 25/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hai quan chức hàng đầu Jake Sullivan và Vương Nghị đã lặng lẽ gặp nhau để ổn định quan hệ Mỹ-Trung tại các hội nghị thượng đỉnh ‘âm thầm và kín đáo’ trên khắp thế giới.

Ba tháng sau khi khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Mỹ, khiến quan hệ với Bắc Kinh rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập vào năm 1979, Jake Sullivan đã bắt đầu nhiệm vụ bí mật của riêng mình. Continue reading “Bên trong kênh liên lạc bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc”

Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk

Nguồn: Gideon Rachman, “Elon Musk is an unguided geopolitical missile,” Financial Times, 02/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù ảnh hưởng của Musk đang lan rộng từ Ukraine đến Trung Quốc, ông ta vẫn thiếu khả năng định hình luật pháp.

Các doanh nghiệp lớn và tỷ phú thường tránh xa các tranh cãi chính trị. Nếu họ sử dụng quyền lực, họ thích làm điều đó trong bóng tối hơn.

Nhưng Elon Musk thì khác. Trong những tuần gần đây, ông đã lên tiếng ủng hộ Donald Trump và thực hiện một cuộc phỏng vấn nhẹ nhàng với cựu tổng thống trên X, nền tảng mạng xã hội mà ông sở hữu. Musk cũng đang tham gia vào một cuộc đấu khẩu công khai gay gắt với Tòa án Tối cao Brazil, những người đã ra lệnh cấm X vào tuần trước. Ông còn tuyên bố rằng nội chiến là điều không thể tránh khỏi ở Anh, và phản ứng về vụ bắt giữ Pavel Durov, nhà sáng lập Telegram, tại Pháp bằng cách viết rằng: “Góc nhìn: Bây giờ là năm 2030 ở châu Âu và bạn đang bị xử tử vì thích một hình meme.” Continue reading “Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk”

Triển vọng hão huyền của các cuộc tấn công thọc sâu vào Nga của Ukraine

Nguồn: Stephen Biddle, “The False Promise of Ukraine’s Deep Strikes Into Russia”, Foreign Affairs, 28/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Mỹ đã cung cấp cho Kyiv một lượng lớn viện trợ quân sự. Nhưng những gói viện trợ đó từ lâu đã phải chịu những hạn chế. Một số hạn chế liên quan đến loại thiết bị được cung cấp, chẳng hạn như giới hạn về việc chuyển giao tên lửa tầm xa hoặc máy bay. Những hạn chế khác giới hạn cách thức vũ khí của Mỹ có thể được sử dụng. Washington đã thiết kế những điều kiện này để hạn chế khả năng tấn công các mục tiêu xa phía sau tiền tuyến của Ukraine, vì sợ rằng các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ làm leo thang tình hình một cách không cần thiết. Continue reading “Triển vọng hão huyền của các cuộc tấn công thọc sâu vào Nga của Ukraine”

Liệu NATO có thể cô lập Trung Quốc và Nga ở Bắc Cực?

Nguồn: Matthew P. Funaiole và Aidan Powers-Riggs, “Can NATO Ice Out China and Russia in the Arctic?”, Foreign Policy, 28/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Một hiệp ước mới đặt mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các đối tác NATO và các đối thủ của họ trong việc sản xuất tàu phá băng.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 7 tại Washington, một liên minh công nghiệp mới đã âm thầm ra đời. Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Canada và Phần Lan đã công bố Nỗ lực Hợp tác Tàu phá băng, hay còn gọi là Hiệp ước ICE, một thỏa thuận ba bên về sản xuất tàu phá băng vùng Bắc cực. Thỏa thuận này nhằm mục đích tận dụng chuyên môn công nghệ và năng lực sản xuất của ba quốc gia Bắc Cực này để xây dựng một đội tàu phá băng hiện đại cho các quốc gia NATO và các đối tác toàn cầu. Continue reading “Liệu NATO có thể cô lập Trung Quốc và Nga ở Bắc Cực?”

Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất

Nguồn: Dư Đông Huy, 中评关注:中美最新战略沟通之同与不同, CRNTT, 29/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 27 đến 28 tháng 8, ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, Vương Nghị – Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã tiến hành một vòng trao đổi chiến lược mới với Jake Sullivan – Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.

Đánh giá từ báo cáo cuộc họp được hai bên công bố, lập trường của hai bên có những điểm tương đồng và đã đạt được một số đồng thuận mới. Tuy nhiên, giữa hai bên vẫn còn nhiều khác biệt và bất đồng sâu sắc. Continue reading “Tương đồng và khác biệt trong trao đổi chiến lược Mỹ – Trung mới nhất”

Vũ khí sinh học mới sẽ gây bất ổn cho thế giới như thế nào?

Nguồn: Roger Brent, T. Greg McKelvey, Jr., và Jason Matheny, “The New Bioweapons”, Foreign Affairs, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong lĩnh vực an ninh mạng, bài kiểm tra xâm nhập (penetration test) là một cuộc tấn công mô phỏng vào hệ thống phòng thủ của máy tính bằng cách sử dụng các công cụ và kỹ thuật mà kẻ tấn công cũng sẽ sử dụng. Các bài kiểm tra này được áp dụng bởi tất cả các chính phủ và công ty. Ví dụ, các ngân hàng thường xuyên thuê chuyên gia máy tính đột nhập vào hệ thống của họ và chuyển tiền đến các tài khoản trái phép, thường bằng cách lừa đảo để lấy thông tin đăng nhập từ nhân viên. Sau khi người thực hiện bài kiểm tra thành công, họ trình bày kết quả cho các tổ chức và đưa ra các khuyến nghị về cách cải thiện an ninh. Continue reading “Vũ khí sinh học mới sẽ gây bất ổn cho thế giới như thế nào?”

Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine has crossed Moscow’s and Washington’s red lines,” Financial Times, 26/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Zelenskyy sẵn sàng bỏ qua lời đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng chính quyền Biden vẫn cảnh giác với việc leo thang chiến tranh.

Bằng cuộc tấn công vào Kursk, Ukraine không chỉ vượt qua biên giới Nga mà còn vượt qua cả những lằn ranh đỏ được Washington đặt ra.

Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ và tồn tại như một quốc gia có chủ quyền. Bất kỳ gợi ý nào cho rằng cuộc chiến có thể diễn ra trên đất Nga đều bị xem là nguy hiểm. Continue reading “Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington”

Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân

Nguồn: Chu Ba, “The U.S. and China Can Lead the Way on Nuclear Threat Reduction,” Foreign Policy, 20/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính sách “không sử dụng trước tiên” là hình mẫu cho các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vai trò của vũ khí hạt nhân đã dần được nâng cao. Các kho vũ khí hạt nhân đang được tăng cường trên khắp thế giới, với nhiều quốc gia hạt nhân tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí của họ. Hồi tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết liên minh này đang đàm phán để triển khai thêm vũ khí hạt nhân, đưa chúng ra khỏi kho và đặt chúng ở chế độ chờ. Robert C. O’Brien, cựu cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã thúc giục ông tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân nếu ông giành được nhiệm kỳ mới, lập luận rằng điều đó sẽ giúp Mỹ “duy trì ưu thế về kỹ thuật và số lượng so với tổng dự trữ hạt nhân của Trung Quốc và Nga.” Continue reading “Cách Mỹ và Trung Quốc có thể giúp giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân”

Về cuộc tập trận không quân “Falcon Strike” của Thái Lan và Trung Quốc

Nguồn: Ian Seow Cheng Wei, “What Is Driving Thailand and China’s ‘Falcon Strike’ Air Force Exercises?”, The Diplomat, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thần thoại Trung Quốc và Thái Lan đều có những sinh vật bay huyền thoại: rồng và quái thú nửa người nửa đại bàng Garuda. Khi Trung Quốc và Thái Lan thực hiện cuộc tập trận không quân chung đầu tiên vào năm 2015, họ đã đặt tên cho nó là “Falcon Strike”, một sự gợi nhớ đến thần thoại phong phú của cả hai quốc gia.

Vào tháng tám, Bộ Quốc phòng Trung Quốc (MND) đã công bố cuộc tập trận “Falcon Strike 2024” sắp tới, dự kiến diễn ra tại Căn cứ Không quân Udorn Thani, một cơ sở quân sự cũ của Mỹ gần Vịnh Thái Lan. Cuộc tập trận, bắt đầu vào ngày 19 tháng 8, sẽ chứng kiến ​​hai lực lượng không quân tham gia các cuộc tập trận mô phỏng “hỗ trợ xuyên biên giới, triển khai lực lượng, phòng thủ không quân chung, [và] tấn công chung.” Continue reading “Về cuộc tập trận không quân “Falcon Strike” của Thái Lan và Trung Quốc”

Liệu Ukraine có thể lấy lại thế tấn công?

Nguồn: Mick Ryan, “Can Ukraine Get Back on the Offensive?”, Foreign Affairs, 08/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cuối năm 2023, quân đội Nga đã có cơ hội để thay đổi cục diện chiến tranh ở Ukraine. Lực lượng mặt đất của Kyiv đã kiệt sức trong cuộc phản công ở phía nam. Ukraine thiếu đạn dược và hệ thống đánh chặn phòng không, đồng thời gặp khó khăn trong việc tiếp tế. Cùng với đó, dự luật gây tranh cãi về việc mở rộng lệnh động viên quân sự bị trì hoãn ở quốc hội Ukraine, khi tình trạng thiếu nhân lực của Kyiv trở nên trầm trọng. Dự luật chỉ được thông qua vào tháng Tư sau nhiều tháng tranh luận và có hiệu lực vào tháng Năm. Tại Mỹ, sự ủng hộ dành cho Ukraine đang bị chia rẽ theo đảng phái, khiến gói viện trợ 61 tỷ USD bị trì hoãn tại Quốc hội. Continue reading “Liệu Ukraine có thể lấy lại thế tấn công?”

Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Dangerous Decline in Israeli Strategy,” Foreign Policy, 16/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều thập kỷ, dự án Phục quốc Do Thái đang dần thất bại trong việc tự bảo vệ mình.

Israel đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Người dân nước này đang bị chia rẽ sâu sắc và tình trạng này khó có thể cải thiện. Họ cũng đang sa lầy vào một cuộc chiến bất phân thắng bại ở Gaza, với quân đội bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng, và một cuộc chiến rộng lớn hơn với Hezbollah hoặc Iran vẫn có khả năng xảy ra. Nền kinh tế Israel đang gặp khó khăn nặng nề, và tờ Times of Israel gần đây đưa tin rằng có tới 60.000 doanh nghiệp có thể phải đóng cửa trong năm nay. Continue reading “Sự suy giảm năng lực ra quyết định chiến lược của Israel”

Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc

Nguồn: Trịnh Vĩnh Niên, 郑永年:印度、世界与中国, Aisixiang, 19/08/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là láng giềng mà còn là hai nền văn minh cổ xưa gánh trên vai những trách nhiệm lớn lao đối với thế giới. Tôi sẽ bàn về ba vấn đề từ góc độ vĩ mô của quan hệ quốc tế.

Công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài

Sau khi Thủ tướng Modi lên nắm quyền, công cuộc hiện đại hóa của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao. Sau cuộc bầu cử này, truyền thông phương Tây đã có thái độ tương đối tiêu cực đối với Ấn Độ, mà chủ yếu là chỉ trích ông Modi từ góc độ dân chủ và tự do, cho rằng ông độc tài, chuyên quyền và phản dân chủ. Continue reading “Ấn Độ, thế giới và Trung Quốc”