Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Nguồn: Paul Scharre, “Between a Roomba and a Terminator: What is Autonomy“, War on The Rocks, 18/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời giới thiệu: Đây là bài viết đầu tiên trong loạt 6 bài viết mang tên The Coming Swarm (tạm dịch: Cuộc đổ bộ sắp đến) về công nghệ rô-bốt (robotics) và tự động hóa (automation) trong quân sự. Loạt bài là một phần của dự án “Vượt ra khỏi Sáng kiến Bù đắp”[1] (Beyond Offset Initiative), hợp tác thực hiện bởi trang mạng War on The Rocks và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for New American Security). Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu loạt bài này như là một cách để giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về công nghệ rô-bốt, cũng như tác động và hàm ý của công nghệ này tới các cuộc chiến tranh trong tương lai. Loạt bài này được đặt dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, vốn đang là cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ rô-bốt và các ứng dụng của nó đối với quân sự nói chung. Continue reading “Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?”

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý tuần qua có lẽ là việc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng “lâu đài cát” trên biển (Great Wall of Sand), gia tăng rủi ro đối đầu quân sự tại các vùng biển tranh chấp. Đây được coi là chỉ trích mạnh mẽ nhất và ở cấp cao nhất cho tới hiện nay của một quan chức Hoa Kỳ. Theo Chris Johnson tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trong 5 tháng vừa qua với khối lượng công việc nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại trong vòng 5 năm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)”

Ông Lý Quang Diệu như tôi được biết

ly-quang-dieu-0624

Tác giả: Vũ Khoan

Trong những ngày này, người dân Singapore đau buồn tiễn đưa về nơi vĩnh hằng ông Lý Quang Diệu – người được tôn vinh là người cha của quốc đảo phồn vinh, tươi đẹp, yên bình với một bộ máy quản lý hữu hiệu và trong sạch. Cả thế giới đều bày tỏ niềm tiếc thương một chính khách uyên thâm, tài ba đã ra đi.

Cá nhân tôi có may mắn được trực tiếp tiếp xúc, chuyện trò với ông Lý nhiều lần và không bao giờ quên những kỷ niệm sâu sắc về ông. Số là, đầu thập niên 1990, khi thoát dần khỏi thế bị bao vây, cấm vận, nước ta quyết định ưu tiên nối lại quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Singapore. Với mục đích đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu một Đoàn đại biểu Chính phủ ta đi thăm các nước trong khu vực và với tư cách Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi đã được cử đi tiền trạm rồi tham gia Đoàn. Continue reading “Ông Lý Quang Diệu như tôi được biết”

Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?

leepic

Nguồn: Bill Emmott, “What Comes after Lee Kuan Yew?”, Project Syndicate, 25/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị đều lo lắng về các di sản của họ. Lý Quang Diệu – người đã nắm quyền lãnh đạo Singapore trực tiếp hoặc gián tiếp hơn nửa thế kỷ và vẫn duy trì được ảnh hưởng cho đến khi qua đời ở tuổi 91 – có nhiều thời gian cầm quyền hơn hầu hết các nhà lãnh đạo khác để làm việc đó. Nhiều cuốn hồi ký đã chứng thực mối bận tâm của Lý Quang Diệu về di sản của mình, mặc dù thành công phi thường của Singapore dưới sự lãnh đạo của ông là minh chứng cho di sản đó. Thích ông hay không – và có nhiều người đã không thích ông – thì không ai có thể phủ nhận sự thịnh vượng và ổn định lâu dài và nổi bật của quốc gia-thành phố này.

Tuy nhiên, nỗ lực đưa vào những cuốn hồi ký của người đàn ông đã tự gọi mình là “Bộ trưởng Cố vấn” trong những năm gần đây cung cấp một đầu mối về mối quan tâm chủ yếu của Lý Quang Diệu. Di sản của ông về sự thành công trong quá khứ của Singapore có thể rõ ràng, nhưng còn tương lai thì sao? Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)

lead_large

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Vấn đề “liên minh” đối với Việt Nam hiện nay là một đề tài mang tính chiến lược rất lớn, gây ra nhiều tranh luận. Trong phiên bảo vệ tại buổi Tổng kết giải thưởng Nghiên cứu Biển Đông do Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu biển Đông (Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao) tổ chức vừa qua ở Hà Nội, Tiến sỹ Trương Minh Huy Vũ và cộng sự (Khoa Quan hệ Quốc tế – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đã trình bày một đề tài đáng chú ý liên quan đến “chính sách hợp tác mới” của Việt Nam. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (02/04/2015)”

Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?

Nguồn: www.chinadaily.com.cn

Nguồn: Jim O’Neill, “Making Space for China”, Project Syndicate, 17/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Vương quốc Anh đồng ý trở thành một thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng vào đầu tháng 3, phần lớn các tiêu đề báo chí không phải tập trung vào sự kiện này mà vào những bất đồng giữa Anh và Mỹ do quyết định này gây ra.

Nhà Trắng đã đưa ra một tuyên bố thúc giục chính phủ Anh “sử dụng tiếng nói của mình để thúc đẩy đưa ra các tiêu chuẩn cao“ (đối với AIIB). Một viên chức cấp cao của Mỹ còn được trích lời là đã buộc bội Anh “liên tục thỏa hiệp với Trung Quốc, vốn không phải là cách tốt nhất để can dự với một cường quốc đang lên”. Tuy nhiên trên thực tế, chính Hoa Kỳ mới đang áp dụng một hướng tiếp cận sai lầm. Continue reading “Mỹ nên dành chỗ cho Trung Quốc?”

Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ

south-korea-japan-20140213

Nguồn: Kent Harrington, “America’s Bickering Asian Allies”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các nhà ngoại giao Mỹ thích mô tả các đồng minh của mình bằng những lời khen có cánh. Vì vậy, thế giới cần lưu ý mỗi khi họ không làm vậy – chẳng hạn như khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, tại một hội nghị về an ninh châu Á gần đây tại Washington DC, đã giận dữ chỉ trích Hàn Quốc một cách công khai vì những lời lẽ xúc phạm Nhật Bản dường như vô tận của nước này. Theo bà Sherman, lập trường của Hàn Quốc, vốn được thể hiện trong yêu cầu buộc Nhật Bản phải xin lỗi một lần nữa vì đã ép nhiều phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục cho Quân đội Hoàng gia Nhật trong suốt Thế chiến II, chỉ dẫn đến “bế tắc chứ không phải tiến triển”. Continue reading “Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ”

Di sản quý nhất của Lý Quang Diệu: Đảng Hành động Nhân dân

 15321544e

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử gia nổi tiếng Lord Acton từng nói: Quyền lực thì có xu hướng suy đồi; quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối. Danh ngôn bất hủ này được lịch sử chứng minh là có tính quy luật phổ biến trên toàn cầu và đúng với hầu hết các trường hợp. Sự kiện Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa của siêu cường Liên Xô tan rã là một thí dụ điển hình về sự suy đồi của quyền lực, cho dù Đảng và nhà nước này được vũ trang bằng hệ tư tưởng được coi là tiên tiến nhất và trên thực tế cũng từng giành được những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng, trong chiến tranh chống xâm lược và trong xây dựng đất nước.

Singapore là một trường hợp không tuân theo quy luật lịch sử mà Lord Acton đã tổng kết. Đảng Hành động nhân dân tại đây liên tục sử dụng quyền lực tuyệt đối để lãnh đạo đất nước Singapore trong suốt hơn nửa thế kỷ qua mà không xảy ra suy thoái, tham nhũng biến chất. Trường hợp hi hữu này rất đáng để các nước nghiên cứu học tập. Continue reading “Di sản quý nhất của Lý Quang Diệu: Đảng Hành động Nhân dân”

Đương đầu với một nước Nga xét lại

russia-east

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Taking on Revisionist Russia,” Project Syndicate, 09/3/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với một số quốc gia, thất bại trên mặt trận quân sự hay chính trị là không thể chấp nhận và vô cùng nhục nhã, đến mức họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì mà họ xem là một trật tự quốc tế bất công. Một đất nước theo chủ nghĩa xét lại như vậy là Ai Cập, quốc gia đã quyết tâm đảo ngược thất bại của mình trước Israel năm 1967 và giành lại Bán đảo Sinai. Cuối cùng Ai Cập cũng đạt được mục đích này, nhưng chỉ sau khi Tổng thống Anwar Sadat theo đuổi một chiến lược hòa bình bằng chuyến công du lịch sử đến Jerusalem. Tuy nhiên, trường hợp đáng lo ngại nhất vẫn là nước Đức trong những năm 1930, quốc gia đã xé vụn trật tự châu Âu sau Thế chiến I thành từng mảnh. Continue reading “Đương đầu với một nước Nga xét lại”

Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?

In-the-East-or-West-Turkey-and-the-Rest-of-the-World

Nguồn: Martti Ahtisaari, Emma Bonino & Albert Rohan, “An EU- Turkey Reset”, Project Syndicate, 13/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2015, cuộc họp thường niên lần thứ mười của nguyên thủ các quốc gia G20 . Sự nổi bật của nước này trên trường quốc tế lại diễn ra vào một thời điểm kỳ lạ, khi họ nhận ra mình bị bao vây bởi một vòng cung bất ổn đang mở rộng.

Thật vậy, hai trật tự địa chính trị đang dần đổ vỡ ở những nước lân cận của Thổ Nhĩ Kỳ: Tình trạng hòa dịu thời Hậu Chiến tranh Lạnh với Nga, và các đường biên giới quốc gia ở Trung Đông được xác định bởi Hiệp định Sykes-Picot 1916 và Hòa ước Versailles 1919. Chưa bao giờ Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ lại cần nhau như lúc này, nhưng cũng hiếm khi họ lại xa cách như thế. Continue reading “Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản

warship-Izumo_5b94d66183a7682fb58b8791

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Five: Japan’s External Military Commitments”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 79-98.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Quá trình tái quân sự hóa ở bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản cần được đánh giá không chỉ về khía cạnh triển khai trực tiếp các lực lượng quân sự của họ ra nước ngoài thông qua các cơ chế của liên minh Mỹ – Nhật và các hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà còn thông qua việc mở rộng hỗ trợ về vật chất và tài chính của Nhật Bản cho quá trình triển khai sức mạnh của Hoa Kỳ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, dưới hình thức cung cấp các căn cứ và khả năng phối kết hợp các năng lực quân sự. Quá trình triển khai quân đội ra nước ngoài và việc tái cơ cấu liên minh Mỹ – Nhật trong thời kỳ hậu Koizumi đã bị giảm sút và tiến triển chậm hơn mong muốn của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bất chấp tranh cãi chính trị trong nước về khả năng triển khai lực lượng ra nước ngoài, Nhật Bản vẫn kiên trì trong việc tái cơ cấu liên minh của mình với Hoa Kỳ và tiếp tục tìm kiếm cách thức để triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) ra nước ngoài. Do đó, Nhật Bản đã tiếp tục củng cố các cam kết quân sự của mình ở nước ngoài. Continue reading “#249 – Các cam kết quân sự bên ngoài của Nhật Bản”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)

china-anti-satellite-missile-test-cartoon

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Giữa tháng ba, Viện Nghiên cứu Hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đã đưa ra một báo cáo cho thấy Trung Quốc đã vượt Pháp để trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nga. Thông tin này gây nhiều chú ý không đơn thuần về vấn đề thứ hạng, mà còn về những tác động lớn hơn trong tương lai đối với thị trường vũ khí và môi trường an ninh toàn cầu.

Từ trước tới nay, Trung Quốc nổi tiếng là nhà cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ hàng đầu (chủ yếu là các loại súng và pháo). Tuy nhiên nước này, và cả Ấn Độ, đang nổi lên như là những cường quốc xuất khẩu vũ khí đứng đầu thế giới, bao gồm cả các hệ thống vũ khí hạng nặng, kỹ thuật cao. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (25/03/2015)”

Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu

_81195609_020914365afp

Nguồn:In quotes: Lee Kuan Yew“, BBC, 22/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Lý Quang Diệu là chính khách nổi tiếng đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Ông cho rằng người dân nên được uốn nắn bởi chính phủ để thành các quốc gia (hiệu quả) – và ông cũng không hối hận về những chính sách mà mình đã đề ra cho mục tiêu này.

Tách ra khỏi Malaysia

Trích từ một buổi họp báo đầy xúc cảm vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau khi Malaysia bỏ phiếu trục xuất Singapore: Continue reading “Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu”

#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?

0,,16690831_303,00

Nguồn:  David Miliband, “The Deadth Toll of a Dying Order”, Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng tại Ukraine không nên ngăn chúng ta nhận ra nghịch lý chính của tình hình quan hệ quốc tế ngày nay: trong khi thế giới trở nên hòa bình hơn so với 300 năm trở lại đây nếu tính theo số lượng chiến tranh giữa các nước, thì mức độ rối loạn lại ngày càng tăng cao. Trên thực tế, tình trạng vô chính phủ ngày càng tăng tại các điểm nóng trên thế giới.

Xu hướng này có thể thấy không chỉ qua sự sụp đổ của Syria và tình trạng xung đột, di tản và sự thống khổ quy mô lớn của người dân lan tràn sang các nước láng giềng. Tại Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, có ít nhất 2.500 dân thường đã bị giết hại bởi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram riêng một tháng vừa qua. Ước chừng 1,5 triệu người đã phải di tản từ các bang phía đông bắc Yobe, Borno và Adamawa, và bạo lực đã lan sang nước láng giềng Niger và Chad. Continue reading “Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?”

#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”