Perspectives on the South China Sea: Diplomatic, Legal, and Security Dimensions of the Dispute

2014-07-16t013058z2013317671gm1ea7g0o0p01rtrmadp3china-vietnam-rig

Authors: Murray Hiebert, Gregory B. Poling, Phuong Nguyen (editors)

Source: Center for Strategic and International Studies

Summary: The South China Sea is arguably one of the world’s most dangerous regions, with conflicting diplomatic, legal, and security claims by major and mid-level powers. To assess these disputes, CSIS brought together an international group of experts—from Australia, Canada, China, Indonesia, Japan, Malaysia, the Philippines, the United Kingdom, the United States, and Vietnam. This volume gathers these experts’ analyses to provide a diverse and wide-ranging set of perspectives on the region and to explore possibilities for future cooperation. Continue reading “Perspectives on the South China Sea: Diplomatic, Legal, and Security Dimensions of the Dispute”

Cuộc chiến không hồi kết của Hoa Kỳ

ISIS-US-Airstrikes

Tác giả: Brahma Chellaney | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Thông tin chính thức: Tổng thống Mỹ và người nhận giải Nobel Hòa bình Barack Obama lại một lần nữa tham chiến! Sau khi lật đổ nhà lãnh đạo Muammar el-Qaddafi của Libya và đánh bom các mục tiêu ở Somalia và Yemen, ông Obama đã tiến hành không kích vành đai Syria-Iraq, thực chất là tuyên bố chiến tranh với Nhà nước Hồi giáo (IS) – một quyết định sẽ vi phạm, nếu không thì cũng làm suy yếu, chủ quyền quốc gia của Syria. Trong nỗ lực tích cực can thiệp, Tổng thống Obama một lần nữa đang bất chấp luật pháp Hoa Kỳ và quốc tế vì đã không tìm cách có được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ cũng như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Continue reading “Cuộc chiến không hồi kết của Hoa Kỳ”

Những hạn chế của việc chống lại Nhà nước Hồi giáo

ISIS-620x350

Tác giả: Gareth Evans | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Trách nhiệm bảo vệ

Đã có một lịch sử lâu dài về can thiệp quân sự nước ngoài sai lầm và vượt mức tại Trung Đông, và quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama tiến hành chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo được hy vọng sẽ không trở thành điều tương tự. Không có nhóm khủng bố nào đáng bị tiêu diệt hoàn toàn hơn những phần tử thánh chiến chuyên cướp bóc, diệt chủng này. Nhưng với cách sứ mệnh do Mỹ dẫn đầu đang được hình thành và miêu tả hiện nay, việc có đạt được mục tiêu của nó với chi phí chấp nhận được về mặt thời gian, tiền bạc và phí tổn sinh mạng hay không vẫn còn chưa rõ ràng. Continue reading “Những hạn chế của việc chống lại Nhà nước Hồi giáo”

Động lực địa chính trị: Trung Quốc, Tây Tạng và Dalai Lama

image4545628x

Tác giả: Zhixing Zhang | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

“Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan,”[i] câu văn mở đầu cho Tam quốc diễn nghĩa, cuốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc về chiến tranh và chiến lược, là cách tóm lược tốt nhất các động lực cốt yếu của địa chính trị Trung Quốc. Trọng tâm của nó là cuộc đấu tranh kéo dài hàng thiên niên kỷ của những kẻ muốn làm người cai trị của Trung Quốc nhằm thống nhất và cai trị phần lớn vùng địa lý gần như bất trị của nước này. Đó là câu chuyện của những lực lượng ly tâm và sự chia rẽ không thể vượt qua bắt nguồn từ địa lý và lịch sử cũng như, có lẽ cơ bản hơn, những lực lượng hướng tâm hướng tới sự thống nhất cuối cùng. Continue reading “Động lực địa chính trị: Trung Quốc, Tây Tạng và Dalai Lama”

Cộng đồng học giả và vai trò trong việc nghiên cứu Biển Đông

t1larg.marine.research.usf

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Nguyễn Việt Vân Anh

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển,  số 5 (112), 2014, trang 5-16.

Tóm tắt: Cách đây hai mươi năm, nhà khoa học chính trị người Mỹ Peter M. Haas cho ra đời khái niệm “cộng đồng học giả” (epistemic community), giả định rằng các nhóm chuyên gia có thể ảnh hưởng lên nhìn nhận về lợi ích của những người làm chính sách. Cách tiếp cận cộng đồng học giả được chú ý không những trong giới học thuật mà cả chính trị với lý do chủ yếu nằm ở giả thuyết cộng đồng này có khả năng gia tăng ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế (cụ thể là ở các vấn đề an ninh phi truyền thống) nếu thỏa mãn ở cấp độ cao một số điều kiện. Dựa trên cách tiếp cận này, bài viết đề xuất phuong pháp tìm hiểu cộng đồng học giả xuyên quốc gia như một hướng nghiên cứu trong việc hợp tác và giải quyết các tranh chấp tại vùng Biển Đông. Continue reading “Cộng đồng học giả và vai trò trong việc nghiên cứu Biển Đông”

Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái

moscow_1375008c

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Nhóm Chiến lược Aspen, một nhóm phi đảng phái gồm những chuyên gia về chính sách đối ngoại mà cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Brent Scowcroft và tôi đồng chủ trì, gần đây đã trăn trở với vấn đề làm thế nào để đối phó lại những hành động của Nga tại Ukraine. Và giờ đây NATO cũng đang phải vật lộn với cùng vấn đề như vậy.

Dù phương Tây phải chống lại thách thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với quy tắc từ sau năm 1945 là không yêu sách đòi lãnh thổ bằng vũ lực, họ không thể hoàn toàn cô lập Nga, một nước có nhiều lợi ích chồng chéo với phương Tây về an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, Bắc Cực và các vấn đề khu vực như Iran và Afghanistan. Hơn thế nữa, yếu tố địa lý đơn giản mang lại cho Putin lợi thế trong bất kì sự leo thang nào của cuộc xung đột tại Ukraine. Continue reading “Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái”

Cách đối phó với lực lượng bán quân sự hùng hậu của Trung Quốc trên Biển Đông

14154964437_ff3a4f31ce_c_800

Tác giả: David Brown | Biên dịch: Lê Văn Sang

Mùa mưa bão bắt mọi thứ tuân theo đúng với nhịp điệu hàng năm của nó, và tháng vừa rồi, Trung Quốc đã phải kéo giàn khoan nước sâu của họ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đã tuyên bố. Các nhà phân tích ngay lập tức bắt đầu tranh luận ai “thắng” ai “thua”. Nhưng thực ra, ý nghĩa của mười tuần thử thách ý chí chủ yếu là các bài học rút ra bởi Bắc Kinh, Hà Nội và chính phủ các quốc gia cảm thấy bất an bởi tham vọng “chủ quyền không thể thay đổi được” của Trung Quốc.

Mẫu hình xâm lấn của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng từ khi nước này trình lên Liên Hiệp Quốc năm 2009 một bản yêu sách rất rộng dựa vào một bản đồ không rõ ràng. Bắc Kinh đã dương oai diễu võ thể hiện sức mạnh hàng hải của minh kể từ đó, trục lợi từ sự bối rối và hoài nghi kéo dài tại nhiều thủ đô khác nhau, trong đó có Washington. Continue reading “Cách đối phó với lực lượng bán quân sự hùng hậu của Trung Quốc trên Biển Đông”

Những khoảng tối dân chủ ở châu Á

987007-imran-khan

Tác giả: Shashi Tharoor | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Nền dân chủ ở châu Á gần đây đã tỏ ra dày dặn hơn nhiều người từng mong đợi, với các cuộc bầu cử công bằng và tự do đã cho phép những xã hội lớn và chia rẽ như Ấn Độ và Indonesia xoay xở vượt qua những cuộc chuyển giao chính trị quan trọng. Nhưng một số nền dân chủ châu Á – điển hình là Thái Lan và Pakistan – lại dường như đang đi lạc hướng.

Người Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm với việc thay đổi chính phủ qua thùng phiếu bầu, và cuộc bầu cử năm nay – lần bầu cử thứ 16 của nước này kể từ sau độc lập năm 1947 – cũng không có gì khác. Trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu dân chủ lớn nhất thế giới này, cử tri Ấn Độ đã bác bỏ Liên minh Tiến bộ Thống nhất, đảng đã cầm quyền qua hai nhiệm kỳ, và đưa phần thắng về cho Đảng Bharatiya Janata do Narendra Modi dẫn dắt. Continue reading “Những khoảng tối dân chủ ở châu Á”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

article-2650257-1e8689df00000578-786_964x704

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố

Foley001_3015027b

Tác giả: Robert Kaplan | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sự kiện nhà báo người Mỹ James Foley bị Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS) chặt đầu không chỉ đơn thuần là một thảm kịch đáng ghê tởm. Đó còn là một đoạn phim được quay rất tinh vi và chuyên nghiệp với những biểu tượng được nhấn mạnh một cách có chủ đích. Foley mặc một chiếc áo liền quần màu da cam gợi nhớ tới các tù nhân Hồi giáo bị giam giữ bởi Hoa Kỳ tại nhà tù ở Guantanamo. Anh ấy thú tội một cách dõng dạc, như thể đã được diễn tập từ trước. Kẻ đã hành hình anh, đeo mặt nạ và mặc quần áo toàn màu đen, đưa ra một tuyên bố dài và đều đều với một chất giọng Anh rất bình tĩnh, một lần nữa, như thể đã được luyện tập trước. Tất cả mọi thứ diễn ra như thể vụ hành hình này chỉ là thứ yếu so với thông điệp mà nó đưa ra. Continue reading “Vở kịch của Chủ nghĩa Khủng bố”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”

#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản

13.07.19_Turning_Point_1

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter One: The Trajectory of Japan’s Remilitarisation”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 21-34.

Biên dịch & Hiệu đính: Nông Thị Nghi Phương

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản

Nhật Bản thể hiện những đặc trưng của một quốc gia nửa vũ trang nửa phi vũ trang. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và tình hình vũ trang của Nhật Bản từ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến thời kỳ đương đại, với trọng tâm cụ thể là những diễn biến trong vòng thập kỷ gần đây nhất nhằm đưa ra bối cảnh và các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông. Continue reading “#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản”

Thế kỉ Trung Quốc?

ST-Seah Kwang Peng -LKY & Schmidt

Phạm Thị Hoài lược dịch

Cuộc trò chuyện kéo dài ba ngày mới đây giữa hai chính khách kì cựu, một ở phương Đông và một ở phương Tây: cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt (Đảng Dân chủ Xã hội) có thể cung cấp cho người đọc Việt Nam một số góc nhìn tham khảo về những đề tài lớn, đặc biệt về sự dịch chuyển quyền lực, sự phân cực trên thế giới và vai trò của Trung Quốc trong thế kỉ này. Continue reading “Thế kỉ Trung Quốc?”

Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu

Hong Kong, Sunday, Sept. 28, 2014. (AP Photo/Vincent Yu)

Tác giả: George Chen | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc lo sợ dân chủ sẽ lan truyền vào đại lục nếu cho phép phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.

Mười bảy năm sau khi nắm quyền kiểm soát đối với Hồng Kông và cam kết thực hiện phổ thông đầu phiếu ở vùng lãnh thổ này, Bắc Kinh đã biến nguyên tắc mỗi người một phiếu trở nên vô nghĩa bằng cách tự cho mình đặc quyền lựa chọn ứng cử viên. Trong khi Hồng Kông gồng mình trước cú sốc từ sự đảo ngược xu thế dân chủ hóa này, cộng đồng quốc tế nghi ngại về tương lai của Hồng Kông và vị thế của họ trong con mắt của thế giới.

Năm 1997, Hồng Kông trở về với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng lời hứa từng bước chuyển đổi sang một chính quyền dân cử. Năm 2010, Trung Quốc làm dấy lên hi vọng rằng trong cuộc bầu cử năm 2017, quyền phổ thông đầu phiếu có thể sẽ được áp dụng với các chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ sau. Continue reading “Trung Quốc và Hồng Kông: Chúng tôi cử, các anh bầu”

Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Gary Collinson & Christopher B. Roberts, “The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment”, National Security College Occasional Paper, No. 5, September 2013, pp. pp.34-39

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan: ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Chính sách ngoại giao thời gian gần đây của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở thành chủ đề tâm điểm quan trọng của quốc tế. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thống nhất trong ASEAN cũng như tiềm năng cho một biện pháp xử lý hiệu quả, chúng ta cần phải phân tích chính sách ngoại giao dài hạn của khối về vấn đề này.

Vì vậy, bài viết này sẽ được chia thành hai phần. Phần đầu tiên sẽ nghiên cứu cơ sở lịch sử dẫn đến một lập trường thống nhất tương đối của ASEAN trong vấn đề Biển Đông vào giai đoạn những năm 1990. Continue reading “Vai trò của ASEAN trong tranh chấp Biển Đông”

#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?

chinamao

Nguồn: Ian Bremmer. “China: superpower or superbust”, The National Interest Magazine, Nov/Dec 2013.

Biên dịch: Trần Hạnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đảng cộng sản có thể tồn tại bao lâu nữa ở Trung Quốc? 

Như thể thị trường tài chính toàn cầu sụp đổ, kinh tế Mỹ suy thoái sâu sắc nhất trong vòng 70 năm qua, cuộc khủng hoảng tồn tại trong khu vực đồng euro và biến động ở Trung Đông đã không tạo ra đủ rắc rối cho một thập kỷ, giờ đây tình trạng bất ổn và lo lắng đã mở rộng tới một số thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Chỉ trong vài tháng qua, chúng ta đã chứng kiến một thời kỳ khó khăn đối với đồng tiền của Ấn Độ, các cuộc biểu tình giận dữ khắp toàn quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, đình công và bạo lực ở Nam Phi, và một điềm báo suy thoái kinh tế tại tất cả các quốc gia này. Continue reading “#203 – Trung Quốc: Bùng nổ hay sụp đổ?”

#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

470037-china-politics-congress

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “China: A Strong Centre”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 14-27.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World 

TRUNG QUỐC: MỘT CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG MẠNH

Để hiểu được Trung Quốc và tương lai của quốc gia này trong 20 năm tới, bạn phải hiểu về con người và xã hội của họ. Trong 5.000 năm, người Trung Quốc tin tưởng rằng đất nước chỉ an toàn khi chính quyền trung ương mạnh. Một chính quyền trung ương yếu có nghĩa là lộn xộn và hỗn loạn. Một chính quyền trung ương mạnh sẽ đưa đến một đất nước Trung Hoa hòa bình và thịnh vượng. Mọi người Trung Quốc đều hiểu điều đó. Đó là nguyên tắc cốt yếu của họ, được rút ra từ những bài học lịch sử sâu sắc nhất. Sẽ không có sự chệch hướng khỏi nguyên tắc này trong tương lai gần. Đây là một tư tưởng có trước thời cộng sản. Nó đã tồn tại qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Continue reading “#201 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc”

“Chứng cứ lịch sử” của TQ và lập trường của VN về Biển Đông

2-1404102965_660x0

Tác giả: Nguyễn Hữu Túc

Tiến sỹ Li Daxie và nhà nghiên cứu Tan Keng Tat trong bài viết có tựa đề “Tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc có bằng chứng cho những tuyên bố lịch sử” trên trang RSIS Commentaries đã khẳng định “Tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên nhiều tài liệu lịch sử đã được kiểm chứng, những văn bản luật, điều ước và luật tục quốc tế cộng với những ghi chép từ những chuyến đi biển vĩ đại có từ thời nhà Nguyên và nhà Minh”. Tuy nhiên, tôi cho rằng những chứng cứ này không thuyết phục và do đó Trung Quốc không thể biện minh hay bảo vệ lập luận của mình theo khuôn khổ luật pháp quốc tế. Continue reading ““Chứng cứ lịch sử” của TQ và lập trường của VN về Biển Đông”

#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông

scarborough china vs phil 01

Nguồn: Renato Cruz De Castro (2013). “The Philippines in the South China Sea dispute”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper No. 5, pp. 30-33.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Cơ sở pháp lý tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với Biển Đông

Tuyên bố chủ quyền của Philippines ban đầu dựa trên tuyên bố cá nhân của Thuyền trưởng Thomas Cloma. Vào năm 1956, ông đã tuyên bố phát hiện ra một nhóm đảo trên Biển Đông và đặt tên là Nhóm đảo Kalayaan (nghĩa là Tự do). Kể từ năm 1971, Philippines đã chiếm giữ sáu đảo trong quần đảo Trường Sa. Vào năm 1978, chính phủ Philippines chính thức Continue reading “#200 – Philippines và tranh chấp Biển Đông”

#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước

putin

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung (2014). “Breaking the News: The Role of State-run Media”, Journal of Democracy,  Vol. 25, No. 1, pp. 71-85.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: Quan hệ giữa truyền thông và dân chủ dưới góc nhìn lịch sử

Mặc dù có nhiều phương tiện truyền thông mới đang dần vươn lên, và môi trường truyền thông nhìn chung đã trở nên đa dạng và cạnh tranh hơn rất nhiều so với trước, các chế độ chuyên chế đang tìm ra những cách thức đáng ngạc nhiên (và hiệu quả đến mức đáng báo động) để sử dụng truyền thông nhằm củng cố quyền lực của mình. Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát một cách chính thức hoặc không chính thức đã trở nên rất cần thiết đối với sự bền vững của các chính quyền phi dân chủ trên khắp thế giới. Những thông điệp mà các phương tiện truyền thông này đưa ra Continue reading “#199 – Kiểm soát tin tức: Vai trò của truyền thông nhà nước”