Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc

bilahari

Nguồn:S China Sea ‘an existential issue to legitimise CCP rule”, Today Online, 31/03/2016.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề nơi mà các thông số cho sự cạnh tranh và lợi ích của Mỹ – Trung được xác định rõ ràng nhất. Từ đó, các nước Đông Nam Á sẽ rút ra kết luận cho riêng mình về quyết tâm của Mỹ và ý định của Trung Quốc đối với khu vực, nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan (ảnh) của Singapore ngày hôm qua cho hay.

Phát biểu trong bài thứ ba trong số năm bài giảng tại Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS), ông Kausikan lưu ý rằng tầm quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng vấn đề này nhằm biện minh cho tính chính danh của mình dựa trên lịch sử. Continue reading “Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc”

Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh

DV1444686

Nguồn: Fu Ying, “How China Sees Russia – Beijing and Moskva  Are Close, but Not Allies, Foreign Affairs, 14/12/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng  Trang

Vào thời điểm khi quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đang ngày càng lạnh đi, mối quan hệ tương đối ấm áp giữa Trung Quốc và Nga đã và đang thu hút sự chú ý. Các học giả, các nhà báo phương Tây tranh luận về bản chất của quan hệ đối tác Trung – Nga và tự hỏi liệu nó có phát triển thành một liên minh hay không.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hai quan điểm chính có xu hướng định hình đánh giá của phương Tây về mối quan hệ Trung – Nga và những dự đoán về tương lai của mối quan hệ này. Quan điểm thứ nhất cho rằng mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Moskva dễ bị tổn thương, mang tính thời cơ và được đặc trưng bởi những bất ổn – một kiểu “hôn nhân vụ lợi”, cụm từ được nhiều người ủng hộ lập luận này ưa chuộng, những người không cho rằng hai nước sẽ trở nên quá gần gũi và rất có thể sẽ bắt đầu xa cách. Continue reading “Quan hệ Nga-Trung: Gần gũi nhưng không là đồng minh”

5 hiểu lầm về bom nguyên tử

bom

Nguồn: Gregg Herken, “Five myths about the atomic bomb”, The Washington Post, 31/7/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Một quả bom khác đã được thả vào ngày 9 tháng 8 ở Nagasaki. Nhiều thập niên sau đó, những tranh cãi và thông tin sai lệch vẫn bao quanh quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trong Thế chiến II. Kỷ niệm lần thứ 70 của sự kiện này là một cơ hội để sửa lại cho đúng năm quan điểm sai lầm đã được ghi nhận rộng rãi về bom nguyên tử.

  1. Bom nguyên tử đã kết thúc chiến tranh

Đối với người Mỹ và hầu như tất cả các sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ, quan điểm cho rằng bom nguyên tử đã dẫn đến sự đầu hàng của Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã là kiến thức mặc định về việc cuộc chiến đã kết thúc như thế nào và tại sao.  Continue reading “5 hiểu lầm về bom nguyên tử”

Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?

s-400

Nguồn: Timothy R. Heath, “How China’s New Russian Air Defense System Could Change Asia“, War on the Rocks, 21/01/2016.

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Tên lửa đất đối không (SAM) TRIUMF S-400 của Nga (SA-21 – theo cách gọi của NATO) đã lọt vào tầm ngắm của giới truyền thông vào cuối năm 2015 – thời điểm mà Moscow triển khai hệ thống này sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay ném bom tấn công Su-24 của Nga gần biên giới Syria vào ngày Lễ Tạ ơn. Động thái này của người Nga buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng các hoạt động không quân của mình và được cho là cũng đã tác động đến các hoạt động không quân của Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực. Điều đó đã minh chứng cho sức mạnh của hệ thống phòng không tối tân này.

Sự việc này đã cho thấy tiềm năng chiến lược của S-400, một tiềm năng mà Trung Quốc – quốc gia đầu tiên trên thế giới nhập khẩu hệ thống này – đang tìm kiếm để tận dụng trong trường hợp khủng hoảng xảy ra trong tương lai. Vào tháng 4 năm 2015, Nga thông báo đã bán 4 đến 6 tiểu đoàn S-400 cho Trung Quốc. Continue reading “Hệ thống S-400 giúp TQ thay đổi Châu Á như thế nào?”

Các chuỗi đảo và chiến lược quốc phòng tại Châu Á

JP-204

Tổng hợp: Nguyễn Thế Phương

Tại sao các đảo và quần đảo vẫn hết sức quan trọng trong chiến lược quốc phòng ở Châu Á ngày nay? Các chuỗi đảo ở phía Tây Thái Bình Dương là đặc điểm địa lý hàng hải đóng vai trò hết sức quan trọng về mặt chiến lược vốn thay đổi theo thời gian. Các cường quốc khác nhau đã diễn giải, và lại tái diễn giải và tái định nghĩa lại giá trị của các chuỗi đảo này, về vai trò mà chúng có thể có trong tổng thể chiến lược quốc phòng quốc gia.

Các chiến lược gia Trung Quốc tiêu biểu như Đô đốc Lưu Hoa Thanh đã dành nhiều sự chú ý vào các chuỗi đảo Tây Thái Bình Dương từ giữa những năm 1980, nghiên cứu xem các chuỗi đảo này có thể giúp ích gì cho chiến lược hải dương của Trung Quốc. Tuy nhiên từ trước đó, các chiến lược gia từ Đức, Nhật Bản cho tới Mỹ cũng đã cố gắng cân nhắc và suy nghĩ tới vị thế địa chính trị của các chuỗi đảo trong cả thời bình lẫn thời chiến. Continue reading “Các chuỗi đảo và chiến lược quốc phòng tại Châu Á”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”

Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ

Obama Aquino 2014

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông.

Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Continue reading “Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ”

Hiện đại hoá PLA: Thông tin và những nghi vấn

Tổng hợp: Nguyễn Thế Phương

Hiện nay có rất nhiều thông tin đề cập tới quá trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc vốn đang là tâm điểm chú ý của giới phân tích. Tuy nhiên, không phải bất cứ thông tin nào được đề cập trên các bài báo hay các blog chính trị đều đúng. Các thông tin chính xác cần được tổng hợp và tham khảo từ các nguồn chính thống của nhà nước Trung Quốc như từ trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc, từ China Daily hay hãng tin Tân Hoa Xã.

Những gì chúng ta đã biết chính xác tập trung vào bốn mảng cải cách chính: (1) quy mô và cấu trúc lực lượng; (2) tổ chức chỉ huy từ Quân uỷ Trung ương (CMC) xuống các đơn vị chiến đấu; (3) khả năng tác chiến hiện đại thể hiện qua các “lực lượng chiến đấu kiểu mới” và (4) năng lực huấn luyện chuyên nghiệp của quân đội Trung Quốc (PLA) thông qua các trường, các học viện quân sự của nước này. Continue reading “Hiện đại hoá PLA: Thông tin và những nghi vấn”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/02/2016)

HQTarantul4-1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quyền lực biển được gói gọn trong nỗ lực nhằm kiểm soát hoàn toàn biển cả – hay các tuyến đường liên lạc trên biển (Sea Lanes of Communication – SLOCs) quan trọng như thuật ngữ mà các nhà chiến lược hải dương hay đề cập tới. Xuyên suốt lịch sử thì đó là những cố gắng nhằm kiểm soát các dòng chảy thương mại hàng hải, qua đó tạo ra của cải và thịnh vượng. Các cường quốc xây dựng lực lượng hải quân cũng nhằm phục vụ mục đích này.

Từ người Phoenicia cho tới người La Mã, từ Đế quốc Anh cho tới Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ, các lực lượng hải quân hùng mạnh này xây dựng hạm đội của mình theo một nguyên tắc căn bản và có vẻ hợp lý: tàu càng to và được trang bị càng nhiều hoả lực thì sẽ càng hiệu quả (trong chiến đấu). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/02/2016)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2016)

j15

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quá trình phát triển khoa học và công nghệ quân sự của Trung Quốc luôn được xem là một chiếc “hộp đen” bí ẩn. Sự bí ẩn bao trùm quá trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc (PLA) này tạo ra nhiều đồn đoán về tiềm lực, khả năng và vai trò của quân đội dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Những bài viết có sẵn thường tập trung vào các trang thiết bị kỹ thuật (ví dụ như chương trình tàu sân bay hay tên lửa đạn đạo) hay phân tích các đại chiến lược quan trọng (ví dụ như tham vọng cải cách quân đội gần đây của Tập Cận Bình).

Tuy nhiên, rất ít các bài viết đề cập tới những cá nhân, những quân nhân nổi bật trên mặt trận phát triển công nghệ; những kỹ sư và nhà khoa học đã thiết kế và chế tạo (hay thậm chí là ăn cắp) các thông tin và vũ khí mà PLA đang sử dụng. Robert Beckhausen đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về một trong những cá nhân quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (27/01/2016)”

Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?

us-military-bans

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có một đặc điểm quan trọng là luôn luôn giữ được sự cảnh giác chiến lược cao độ đối với các thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này bắt đầu từ nhà lãnh đạo khai quốc công thần Washington.

Washington nói: phải luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu quỷ kế của nước ngoài

Trong diễn văn từ biệt năm 1796, Washington từng nhắc nhở nhân dân Mỹ như sau: “Nên xoá bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc từ lâu với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm tốt đẹp mạnh mẽ đối với các quốc gia khác, không có gì quan trọng hơn điều này …… Để đối phó với mọi âm mưu quỷ kế của các thế lực nước ngoài …… một dân tộc tự do nên luôn luôn giữ đầu óc cảnh giác.” Continue reading “Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?”

Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ

newyork

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm là tốc độ nhanh, chi phí thấp, trả giá nhỏ, nếu so với một số nước lớn trả giá đắt nhưng “trỗi mà không dậy được” thì có thể nói sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy ít tốn kém nhất.

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”. Continue reading “Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ”

Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

american-symbols-dale-jackson

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Trong số tất cả các nước lớn trỗi dậy, kinh nghiệm của Mỹ có ý nghĩa nhất đối với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm nhanh, thuận lợi, trả giá nhỏ, hiệu ích cao, là sự trỗi dậy thông minh nhất, trí tuệ nhất, nghệ thuật nhất, ly kỳ nhất. Sự trỗi dậy của nước Mỹ đứng trước tình trạng các đối thủ cạnh tranh vừa nhiều lại vừa hùng mạnh. Đức, Nhật, Liên Xô lần lượt tiến hành cạnh tranh chiến lược và đua tài với Mỹ, nhưng cuối cùng Mỹ thắng.

Kinh nghiệm trỗi dậy của Mỹ chủ yếu thể hiện trên ba mặt: một là Mỹ có kinh nghiệm vượt qua sự ngăn chặn, trỗi dậy thành công; hai là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn kẻ khác, bảo vệ bá quyền; ba là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn chia rẽ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia. Con đường nước Mỹ đi qua trên ba phương diện này đều là tài sản chiến lược quý giá Trung Quốc có thể tham khảo. Continue reading “Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ”

Chuyển động quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương (13/1/2016)

ChinaCoastGuard

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Các tàu chiến thuộc lực lượng chấp pháp biển bán vũ trang (CMLE) thường được cho là ít mang yếu tố gây căng thẳng hơn các tàu chiến hải quân. Các tàu CMLE trang bị nhẹ, thông thường là với ra-đa, các cảm biến quang điện từ, các hệ thống thông tin hàng hải cũng như súng nước. Các tàu này cũng thường được trang bị một hoặc hai chiếc ca-nô nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Đối với những tàu CMLE lớn hơn và được trang bị tốt hơn, thiết kế cho phép chúng có thể tiến hành nhiệm vụ ở những vùng biển xa bờ hơn, và trong mọi hình thái thời tiết. Các tàu này có thể sở hữu sàn đáp hay hầm chứa máy bay máy bay trực thăng và thích hợp với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, từ tìm kiếm cứu nạn, kiểm soát ô nhiễm cho tới ứng phó thiên tai. Continue reading “Chuyển động quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương (13/1/2016)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương (06/01/2016)

Picture_67

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính sách an ninh trong giai đoạn hiện nay của Trung Quốc là gì? Giáo sư Andrew S. Erickson thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ và chuyên gia Timothy Heath nhận định, các chính sách an ninh của Bắc Kinh đang hướng tới việc tái cấu trúc khu vực và ngăn chặn can thiệp (từ Mỹ). Hai tác giả thừa nhận, trong bối cảnh nguồn thông tin còn hạn chế như hiện nay thì nhận định này chỉ mang tính tham khảo, dựa trên các thông tin đã được công khai và những chỉ dấu gần đây sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Các chỉ dấu quan trọng bao gồm nỗ lực kiểm soát các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông của lãnh đạo Trung Quốc; tăng cường vai trò và nâng cao vị thế thông qua các sáng kiến, đề xuất các cơ chế hợp tác khu vực như Hội nghị Tương tác và Xây dựng Niềm tin (CICA), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)…để đối chọi lại các cơ chế do Mỹ dẫn đầu. Ở cấp độ quân sự, Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào nâng cao năng lực tác chiến, củng cố chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD), phát triển và trang bị thêm nhiều loại vũ khí – khí tài hiện đại. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á-Thái Bình Dương (06/01/2016)”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)

nagasaki21

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

Ý nghĩa chiến lược

Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[1] Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Đầu tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã đưa ra một lời khiển trách công khai tới Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus dưới hình thức một bản ghi nhớ về việc cắt giảm số lượng các tàu chiến đấu gần bờ (LCS) sẽ tiếp nhận trong tương lai. Ông Carter muốn cắt giảm số lượng các LCS sẽ tiếp nhận từ 52 xuống còn 40 chiếc. Ông ra lệnh cho hải quân phải tái phân bổ ngân sách để cải thiện hoả lực của 40 tàu còn lại, mua thêm nhiều hàng không mẫu hạm và tên lửa định hướng, cũng như cải tiến các tàu ngầm để có thể mang nhiều tên lửa hơn nữa. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/12/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Chính sách đối ngoại của một quốc gia vừa là sự nối dài của chính sách đối nội, vừa là bức tranh phản ánh cách nhìn của quốc gia đó đối với thế giới. Nói cách khác, chính sách đối ngoại chính là một phần thế giới quan của nước đó. Tác giả Merriden Varrall thuộc Viện Phân tích Lowy, đã có một bài viết phân tích thế giới quan của Trung Quốc dựa trên các động thái gần đây của nước này. Ông Varrall lập luận, nếu muốn biết Trung Quốc sẽ củng cố và triển khai chính sách đối ngoại ra sao và làm thế nào để các đối sách của các nước khác không phản tác dụng, thì không nên bỏ qua khía cạnh thế giới quan của họ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (23/12/2015)”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2015)

bilde

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều cuộc tranh luận về chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc. Tất cả đều dẫn đến một hình dung rằng các tàu sân bay của Hoa Kỳ sẽ rất dễ bị tổn thương nếu xảy ra xung đột giữa hai cường quốc ở Tây Thái Bình Dương. Điều đáng lo ngại ở đây chính là sự gia tăng tiềm lực tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong những năm gần đây. Chuyên gia phân tích cao cấp Ben Ho Wan Beng thuộc Chương trình Nghiên cứu Quân sự, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore đã có bài viết về vấn đề này. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (16/12/2015)”