Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”

Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự

Japan-TC90

Nguồn:Japan leasing 5 military aircraft to Philippines”, The Straits Times, 04/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Manila s dng các máy bay này đtun tra Bin Đông trong bối cảnh tham vng lãnh th ca Bc Kinh tăng cao.

Nhật Bản sẽ cho Philippines thuê năm máy bay quân sự mà Philippines dự kiến sẽ sử dụng để tuần tra các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani “tái khẳng định việc chuyển giao” các máy bay trinh sát TC-90 trong cuộc hội đàm qua điện thoại với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong tuyên bố. Continue reading “Nhật cho Philippines thuê 5 máy bay quân sự”

Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông

indn

Nguồn: Abhijit Singh, “India’s Strategic Stakes in the South China Sea”, Asia Policy No. 21, January 2016.

Biên dịch: Trần Quang

Trong ngắn hạn, Ấn Độ sẽ muốn Trung Quốc giảm bớt sự hung hăng của nước này và ngừng nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Trong trung và dài hạn, việc truyền bá sức mạnh biển trên chiến trường Thái Bình Dương nằm trong những lợi ích của Ấn Độ.

Sau các cuộc tuần tra thực thi quyền tự do hàng hải gần đây của Hải quân Mỹ ở Biển Đông vào tháng 11/2015, sự ổn định trên biển ở Đông Nam Á là chủ đề thảo luận nóng trong các giới chiến lược ở châu Á. Việc tàu USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Subi ở quần đảo Trường Sa được thực hiện sau khi máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua cùng khu vực, dẫn đến những lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Lợi ích chiến lược của Ấn Độ ở Biển Đông”

Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông

jpan

Nguồn: Yoji Koda, “Japan’s Perceptions of and Interests in the South China Sea“, The National Bureau of Asia Research, 01/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Đối với Nhật Bản, Biển Đông không đơn giản chỉ là liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ven biển, nó còn đặt ra một vấn đề lớn có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự trực tiếp, làm xói mòn sự ổn định hiện tại và có khả năng đưa khu vực và thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có.

Các hành động quyết đoán và cậy quyền của Trung Quốc ở các vùng biển châu Á – đặc biệt là ở biển Hoa Đông và Biển Đông – đang gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh trong cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, lập trường không giống ai và đơn phương của Trung Quốc đối với các vấn đề về biển, mà họ khẳng định được hỗ trợ bởi cách diễn giải rộng lớn hơn, và đôi khi tự cho mình là trung tâm của nước này về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các nguyên tắc quốc tế được thiết lập khác, đã làm cho các nước khu vực và các bên quyền lợi khác như Mỹ, khó xử. Đồng thời, những tranh chấp ở Biển Đông có nguy cơ leo thang thành những xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông”

TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?

519

Nguồn: François-Xavier Bonnet, “Archaeology and Patriotism: Long term Chinese Strateggies in the South China Sea“, Southeast Asia Sea conference, Ateneo Law Center, Makati, March 27 2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Nhiều tác giả của Trung Quốc nêu thời gian đoàn thám hiểm Trung Quốc tới quần đảo Hoàng Sa  là năm 1902. Tuy nhiên, không ai trong số họ đưa ra bất kỳ tài liệu nào cho thấy chuyến đi này đã diễn ra.

Trên thực tế, tư liệu của Trung Quốc lại cho thấy chuyến đi đó chưa bao giờ diễn ra. Thay vào đó là một chuyến đi bí mật nhiều thập kỷ sau để “cấy” bằng chứng khảo cổ ngụy tạo trên các đảo này nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Mưu chước tương tự cũng đã được áp dụng ở quần đảo Trường Sa: các bia chủ quyền năm 1946 trên thực tế đã được đặt sau đó 10 năm, vào năm 1956. Continue reading “TQ ‘cấy’ bằng chứng khảo cổ giả ở Biển Đông ra sao?”

Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc

bilahari

Nguồn:S China Sea ‘an existential issue to legitimise CCP rule”, Today Online, 31/03/2016.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề nơi mà các thông số cho sự cạnh tranh và lợi ích của Mỹ – Trung được xác định rõ ràng nhất. Từ đó, các nước Đông Nam Á sẽ rút ra kết luận cho riêng mình về quyết tâm của Mỹ và ý định của Trung Quốc đối với khu vực, nhà ngoại giao kỳ cựu Bilahari Kausikan (ảnh) của Singapore ngày hôm qua cho hay.

Phát biểu trong bài thứ ba trong số năm bài giảng tại Viện Nghiên cứu Chính sách (IPS), ông Kausikan lưu ý rằng tầm quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng vấn đề này nhằm biện minh cho tính chính danh của mình dựa trên lịch sử. Continue reading “Biển Đông: Vấn đề ‘sống còn’ đối với ĐCS Trung Quốc”

2016: Một năm ‘giông bão’ trên Biển Đông?

scs

Nguồn: Gregory Poling, “A Tumultuous 2016 in the South China Sea“, Cogitasia, 18/02/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Năm 2016 sẽ là một năm căng thẳng gia tăng trong khu vực Biển Đông và là năm thiết lập nền tảng của những chiến dịch đa phương liên tục nhằm ngăn chặn sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc.

Năm 2016 sẽ là một năm nhiều dấu mốc, bước ngoặt đối với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như các bên có liên quan trong cuộc xung đột ở khu vực này. Các diễn biến đã và đang xảy ra trong vài năm gần đây, đặc biệt là hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc tại Trường Sa và vụ Manila kiện Bắc Kinh, sẽ có kết quả cụ thể. Sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng quân sự Trung Quốc trong khu vực sẽ dẫn đến đụng độ thường xuyên hơn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Điều này cùng với những diễn biến khác trong khu vực sẽ thu hút sự chú ý và tham gia nhiều hơn của các quốc gia bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Những nhân tố này sẽ tác động trực tiếp đến diễn biến tình hình Biển Đông trong một số khía cạnh sau: Continue reading “2016: Một năm ‘giông bão’ trên Biển Đông?”

VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?

vn

Tác giả: Trường Sơn phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Việt Nam vẫn còn dư địa để tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông mà không vi phạm các nguyên tắc của chính sách “ba không”.

Đây là quan điểm của TS Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH-NV TP.HCM) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội.

Mỹ cũng đang thiếu ý tưởng mới để thách thức hiệu quả hơn tham vọng của TQ

* Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?
Continue reading “VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?”

Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông

0,,19069468_303,00

Nguồn:M’sian, Aussie Defence Ministers to discuss Beijing’s S China Sea actions”, Today Online, 15/03/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp là nhằm đảm bảo rằng có những nỗ lực được đưa ra để buộc Bắc Kinh giữ lời hứa của mình về việc phi quân sự hóa Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein hôm qua nói rằng ông sẽ gặp gỡ với người đồng nhiệm Australia vào tuần tới để thảo luận việc Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự tại khu vực Biển Đông đang bị tranh chấp và sẽ hội đàm với các bên đồng tranh chấp khác là Philippines và Việt Nam.

Ông Hishammuddin nói ông sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne để đảm bảo rằng có những nỗ lực được thực hiện để “buộc Trung Quốc giữ lời hứa không đặt các tài sản quân sự của họ trong khu vực này”. Continue reading “Malaysia và Úc họp về việc TQ quân sự hóa Biển Đông”

Tranh chấp Biển Đông: Phân tích từ lý thuyết trò chơi

south-china-sea-dispute-data

Tác giả: Lê Hồng Nhật

  1. Bản chất của tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông

Chủ quyền quốc gia về vùng đặc quyền kinh tế biển và trật tự hàng hải quốc tế đã được phân định rõ theo công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS). Tranh chấp chỉ trở nên căng thẳng, khi Trung Quốc đơn phương đòi hỏi chủ quyền, chiếm tới 80% Biển Đông. Và từng bước hiện thực hóa nó bằng việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước lân bang. Ví dụ như vụ đưa dàn khoan 981 vào vùng biển của Việt Nam vào năm 2014. Và tiếp đó trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục tôn tạo, xây đắp các đảo nhân tạo trên các bãi đá thuộc Trường Sa, đã chiếm của Việt Nam bằng vũ lực. Để hiểu tại sao những tranh chấp đó có thể xảy ra, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm về chủ quyền.  Continue reading “Tranh chấp Biển Đông: Phân tích từ lý thuyết trò chơi”

Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?

2064

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Huệ Việt

Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. [1] Continue reading “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”

Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ

Obama Aquino 2014

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông.

Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Continue reading “Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ”

Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện

plp laywer at pca

Tác giả: Quách Thị Huyền

Philippines đã kết thúc một tuần tranh tụng về nội dung thực chất và các vấn đề còn lại về thẩm quyền trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ ngày 24 – 30/11 tại La Haye, Hà Lan. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự khéo léo, Philippines đã đưa ra các đòn tấn công trực diện trong hiệp hai của cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục trốn tránh

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện này. Trước đó, tháng 12/2014, Trung Quốc đã ra văn bản thể hiện quan điểm của mình rằng PCA không có đủ thẩm quyền để xét xử, vì theo Trung Quốc những gì mà Philippines kiện không thể được phân xử mà không xét đến chủ quyền của các nước, điều mà theo Trung Quốc là PCA không có quyền làm.Tuy nhiên, tháng 10/2015, PCA đã đưa ra phán quyết tiếp tục xét xử vụ này và lắng nghe phần trình bày của phía Philippines. Continue reading “Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện”

Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung

cn_philippines_anti_china_protest_640x360_afp

Tác giả: TS. Dương Danh Huy

Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015. Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.

Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không. Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.

Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này. Continue reading “Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung”

Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ

1200x-11

Nguồn: Kor Kian Beng, “Scepticism over China’s new isle approach”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trung Quốc đã đưa ra một cách tiếp cận mới đối với tranh chấp Biển Đông trong một nỗ lực dường như là nhằm gạt Nhật Bản ra bên lề và giành lại ảnh hưởng đối với các quốc gia Đông Nam Á khi Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng chừng nào Bắc Kinh còn giữ lập trường rằng các đảo tranh chấp là tài sản của tổ tiên mình để lại thì nước này sẽ khó mà giữ vững được lời đề nghị này. Và nếu Trung Quốc duy trì các hành động quyết đoán như cải tạo đất ở Biển Đông thì ASEAN sẽ tiếp tục ủng hộ sự can dự của Nhật Bản.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thường niên diễn ra vào hôm Chủ nhật, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố một phương pháp tiếp cận năm điểm, qua đó cho thấy Bắc Kinh lần đầu tiên gắn vấn đề Biển Đông với lời kêu gọi tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và bảo vệ kết quả của Thế chiến II cũng như trật tự hậu chiến. Continue reading “Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ”

Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông

7845845240_77df55c9f1_b

Nguồn: Ankit Panda, “Amid Tensions, US, China Assert South China Sea Positions”, The Diplomat, 09/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần hai tuần sau chuyến tuần tra nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải đầu tiên của Mỹ gần một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, căng thẳng vẫn đang ở mức cao. Vào ngày thứ Bảy, ở hai bên bờ Thái Bình Dương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có hai bài phát biểu song song về Biển Đông, nhấn mạnh sự khác biệt giữa lập trường của hai nước về vấn đề này.

Ông Tập trong chuyến thăm Singapore để dự cuộc gặp gỡ lịch sử với đối tác bên kia eo biển Đài Loan, tổng thống Mã Anh Cửu, đã có bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Singapore, nơi ông thể hiện lập trường Trung Quốc rằng “các đảo ở Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại”. ÔngTập cũng cho biết thêm “chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải hợp pháp của Trung Quốc.” Continue reading “Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông”

Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông

image064

Nguồn: Reiji Yoshida, “Japan weighs course of action in disputed South China Sea“, The Japan Times, 06/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang xung quanh cuộc tuần tra gần đây của quân đội Mỹ nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở đó, các suy đoán hiện tập trung vào các động thái mà Nhật Bản có thể có tại  khu vực này.

Vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện một phong thái mạnh mẽ khi phát biểu trước một hội nghị chuyên đề tại Tokyo rằng ông đang có kế hoạch huy động hợp tác quốc tế về bảo vệ các quy tắc hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ankara và cuộc họp các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila tháng này.

Một số quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao của Mỹ đã thúc giục thủ tướng Abe cử Lực lượng Tự vệ tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Continue reading “Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông”

Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

4200

Nguồn: Bill Emmott, “Challenging China,” Project Syndicate, 29/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Mỹ điều tàu vào giới hạn 12 hải lý quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất của nước này trong nhiều năm qua. Mỹ chưa từng thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc một cách mạnh mẽ đến như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton gửi một nhóm tàu chiến đến eo biển Đài Loan năm 1996 như một động thái hỗ trợ cho Đài Loan lúc đó đang bị Trung Quốc đe dọa.

Bước đi này được chào đón như một cử chỉ tượng trưng. Nhưng như thế chưa đủ. Nếu thực sự cần phản đối những diễn giải của Trung Quốc về luật quốc tế – vốn lúc nào cũng phục vụ cho những tham vọng bành trướng của nó – thì những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của nước này sẽ cần phải được lặp lại thường xuyên và phối hợp cùng các quốc gia khác. Continue reading “Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông”

‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’

05018217

Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông gia tăng nhưng có thể coi đó là “sự căng thẳng lành mạnh”.

– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter xác nhận việc Hải quân Mỹ điều chiến hạm áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Xin ông bình luận về ý đồ của Mỹ khi thực hiện kế hoạch này?

– Lập trường của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng yêu cầu tất cả các bên phải tôn trọng một nguyên tắc cốt lõi là tự do hàng hải. Nguyên tắc này không chỉ thiết yếu đối với sự thịnh vượng của khu vực nói chung mà còn có vai trò quan trọng đối với việc duy trì sức mạnh và ảnh hưởng quân sự của Mỹ nói riêng khi hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc hải quân số một thế giới. Và Mỹ có nhu cầu duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng biển theo các quy định luật pháp quốc tế hiện hành. Continue reading “‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’”