Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?

678e9ac35b4160eec2b2c85e0b120019

Nguồn: Andrew Chubb, “Should the US patrol around China’s artificial islands?”, East Asia Forum, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kế hoạch mang tính khiêu khích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về việc khẳng định quyền tự do hàng hải bằng cách tuần tra gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông dường như đã bị đình trệ. Nhưng nếu Mỹ từ bỏ chính sách này, nó sẽ bỏ qua một cơ hội quan trọng giúp ổn định các vùng biển tranh chấp ở châu Á.

Trong tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter được đưa tin là đã yêu cầu quân đội Mỹ phát triển các kế hoạch gửi máy bay và tàu vào trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc – phạm vi bán kính vùng lãnh hải và không phận theo luật quốc tế đối với các cấu trúc lãnh thổ hợp pháp. Continue reading “Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?”

Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo

philippines-have

Nguồn: James Borton & Nguyễn Chu Hồi, “China and the Deep Blue Sea,” Project Syndicate, 08/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ tháng 12 năm 2013, Trung Quốc đã bồi đắp thêm 1.200 hecta vào các đảo trên Biển Đông. Những nỗ lực bồi đắp này có ngụ ý địa chính trị rõ ràng: Hầu hết các hoạt động bồi đắp đều diễn ra ở Trường Sa, một quần đảo nằm trong vùng nước có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Malaysia, và Philippines, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, và Brunei.

Tuy nhiên, người ta lại ít bàn đến tác động đang tiến gần đến mức thảm họa của dự án này đối với môi trường. Các hoạt động của Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho các quần thể cá, đe dọa sự đa dạng sinh học biển, và tạo ra mối đe dọa dài hạn đối với một trong những sinh cảnh biển đẹp mắt nhất của thế giới. Continue reading “Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo”

Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?

Philippines-vs-China

Nguồn: Mark Valencia, “What China can do to build its case in  South China Sea territorial claims”, South China Morning Post, 09/08/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Mark Valencia tin rằng Trung Quốc có thể củng cố các yêu sách về chính trị và pháp lý của mình trên Biển Đông.

Với các chính sách và động thái trên Biển Đông, Trung Quốc đã bị cáo buộc là có thái độ hung hăng; bắt nạt các quốc gia có tranh chấp khác; vi phạm các Hiệp ước đã ký, Luật quốc tế và quy chuẩn quốc tế; quân sự hóa các thực thể; thay đổi nguyên trạng; gây mất ổn định; hủy hoại môi trường và đe dọa tự do hàng hải. Rắc rối hơn về mặt chính trị là việc Philippines nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Continue reading “Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?”

Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi

1569966_-_main

Nguồn: Lynn Kuok, “Tides of Change: Taiwan’s evolving position in the South China Sea and why other actors should take notice“, East Asia Policy Paper No. 5, 05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Cùng với Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dù điều này đôi khi lại bị bỏ qua. Trên giấy tờ, Đài Loan và Trung Quốc có các tuyên bố tương tự nhau. Đường chín đoạn hay đường chữ U bao lấy hầu hết Biển Đông xuất hiện trên các tấm bản đồ của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều chưa chính thức làm sáng tỏ ý nghĩa của đường chín đoạn, vốn có thể được xem như một yêu sách đối với vùng nước mênh mông bên trong các đường đứt đoạn đó hoặc (đơn thuần chỉ là yêu sách đối với) các thực thể đảo nằm bên trong và các khu vực hàng hải tính từ các hòn đảo đó theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Continue reading “Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi”

Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ

russel

Xin chào quý vị, thật vinh dự cho tôi khi được quay lại CSIS. Tôi sẽ bắt đầu bài phát biểu của mình bằng việc nêu ra bối cảnh tình hình hiện nay. Mỹ đã luôn có lợi ích ở Châu Á và lợi ích đó ngày càng lớn hơn khi các nền kinh tế của chúng ta kết nối chặt chẽ với nhau và người dân chúng ta gần gũi nhau hơn nhờ việc đi lại thuận tiện và internet.

Trong vòng bảy thập kỷ qua chúng tôi đã cùng làm việc với các nước đồng minh và đối tác để cùng nhau bảo vệ an ninh và phát triển thịnh vượng. Và đặc biệt trong vòng sáu năm rưỡi qua, chúng tôi đã đầu tư để xây dựng quan hệ hợp tác với từng nước một trong khu vực – đây chính là chính sách tái cân bằng. Continue reading “Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ”

Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Nguồn: Nong Hong, “The Post-Hearing Reality in the South China Sea Arbitration Case”, Asia Maritime Transparency Initiative, 15/07/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Phiên điều trần về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện về tranh chấp Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague đã kết thúc vào ngày 13/07 sau một tuần diễn ra mà không có sự tham gia từ phía Trung Quốc. Phiên điều trần là đề tài nóng của giới truyền thông, chính phủ các nước và các học giả trong suốt tuần qua. Các vấn đề được đặt ra là liệu Tòa Trọng tài có đưa ra quyết định về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ kiện hay không, quyết định sẽ theo hướng có lợi cho bên nào, phạm vi thẩm quyền của Tòa Trọng tài đến đâu, phản ứng của Trung Quốc và Philippines ra sao, cũng như các nước quan sát như Maylaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản được hưởng những lợi ích bên lề nào. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông sau phiên điều trần tại Tòa Trọng tài”

#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền

timthumb

Nguồn: Alan E. Boyle* (1997), “Dispute Settlement and the Law of the Sea Convention: Problems of Fragmentation and Jurisdiction”, International and Comparative Law Quarterly, Vol. 46, No. 1, pp 37-54.

Biên dịch & Hiệu đính: Đinh Ngân Hà

  1. Giới thiệu

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (“UNCLOS”) có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 có thể được xem là một bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế kể từ khi Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế được thông qua. Công ước không chỉ thiết lập nên một tòa án quốc tế mới, Tòa án Luật biển Quốc tế (“ITLOS”), mà còn xác lập các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc liên quan đến các Quốc gia, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương (“ISBA”), các đối tác hợp đồng khai khoáng ở đáy đại dương, và có thể cả nhiều bên khác. Việc thực hiện Công ước đã tạo ra một loạt các tranh chấp mới giữa các Quốc gia, chưa kể đến các vụ việc đang được Tòa án Quốc tế thụ lý. Việc thiết lập Tòa ITLOS không chỉ mở ra khả năng mới cho việc giải quyết các tranh chấp này mà còn có tác động đến vai trò tương lai của Tòa án Quốc tế và các tòa trọng tài tạm thời (ad hoc) trong lĩnh vực luật biển và luật pháp quốc tế nói chung. Continue reading “#259 – Giải quyết tranh chấp và UNCLOS: Vấn đề tình trạng phân tán và thẩm quyền”

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

econ_china26__01__970-630x420

Nguồn: Do Thanh Hai, “S China Sea: The beginning of Chinese rule?,” Today (Singapore), 12/06/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền. Continue reading “Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?”

Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Dương Danh Huy, Massive Island-Building and International Law“, AMTI, 15/06/2015.

Trong thời gian một năm, việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp tại quần đảo Trường Sa đã thay đổi quang cảnh địa lý và an ninh ở Biển Đông.

Cho đến nay việc xây đảo này đã tạo ra hơn tám triệu mét vuông đất tại các vùng biển rộng, vượt xa các hoạt động cải tạo của các nước khác cho đến nay, và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hàng trăm triệu tấn cát đã được vét từ đáy biển và đổ trên các rạn san hô mỏng manh, những thành phần quan trọng của hệ sinh thái biển. Các chuyên gia hải dương học dự đoán rằng việc này đã và đang gây tác hại không thể đảo ngược về môi trường. Continue reading “Xây đảo ồ ạt và luật pháp quốc tế”

Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông

mod6

Nguồn: Joseph S. Nye, “Avoiding Conflict in the South China Sea,” Project Syndicate, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chiếc máy bay trinh sát P8-A của Hải quân Hoa Kỳ bay tới gần đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông mới đây, nó đã tám lần nhận được cảnh báo rời khỏi khu vực từ Hải quân Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là vững như bàn thạch.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đáp lại, “Không nên lầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, chạy tàu, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên toàn thế giới.” Vậy có phải là một cuộc xung đột Mỹ – Trung trên biển Đông sắp xảy ra? Continue reading “Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông”

Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm

Nguồn: Patrick Cronin, “Chinese Regional Hegemony in slow motion”, War on The Rocks, 18/5/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt ở châu Á. Kẻ thúc đẩy cuộc cạnh tranh này chính là một đất nước Trung Quốc đang ngày càng trở nên hùng mạnh, với mục tiêu thiết lập lại các quy tắc ứng xử trên toàn bộ khu vực ngoại vi của mình; trong đó biển Đông chính là trọng tâm đối đầu chính yếu. Thông qua quá trình mở rộng ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, Trung Quốc có thể chỉ đơn giản nghĩ rằng bản thân đang cố gắng xác lập lại vị thế lịch sử vốn có của mình như là một cường quốc thống trị khu vực. Trung Quốc cũng có thể cho rằng các hành động mà nước này đang thực hiện chỉ mang tính chất phòng thủ, được tạo ra nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tiếp cận với các nguồn tài nguyên và những tuyến đường hàng hải quan trọng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nhận ra rằng trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai chủ yếu do Hoa Kỳ xây dựng vẫn là một lực cản cho việc hoàn thành các mục tiêu kể trên. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế vị trí của Hoa Kỳ và, một cách chậm rãi, thống trị toàn bộ các quốc gia láng giềng theo một cách thức tránh tạo ra những phản ứng dữ dội, đúng thời điểm và mang tính quyết định (từ các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ – ND). Continue reading “Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm”

Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông

92de2523-28d2-4b5a-85d5-ddf8c0620a41-620x372

Nguồn: Bill Hayton, “Fact, Fiction and the South China Sea”, Asia Sentinel, 25/05/2015.

Biên dịch: Phan Văn Song

Chỉ trong vài tuần nữa, các thẩm phán quốc tế sẽ bắt đầu xem xét tính hợp pháp của yêu sách ‘đường chữ U’ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nơi sự việc diễn ra sẽ là Toà Trọng Tài Thường Trực tại The Hague và bước đầu tiên của tòa – trong thời gian nghị án vào tháng 7 – sẽ là xét xem liệu ngay cả toà [có quyền] xem xét vụ kiện này hay không.

Điều Trung Quốc hi vọng lớn nhất là các thẩm phán sẽ phán quyết chính họ không có thẩm quyền bởi vì nếu không, và vụ kiện của Philippines tiến tới, rất có khả năng Trung Quốc sẽ bị bẽ mặt rất lớn.

Philippines muốn Tòa phán quyết rằng, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Trung Quốc chỉ có thể yêu sách chủ quyền và quyền đối với tài nguyên cách lãnh thổ đất liền một khoảng cách nhất định trong biển này. Nếu tòa đồng ý thì điều đó sẽ có tác dụng thu hẹp ‘đường chữ U’ to rộng đó thành một vài vòng tròn có đường kính không quá 24 hải lý (khoảng 50km). Continue reading “Các thực tế lịch sử và sự bịa đặt ở Biển Đông”

Các tác phẩm hư cấu và chiến tranh dư luận của Trung Quốc trên Biển Đông

1127-china-passport-propaganda

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Những ngày tháng 5/2015, Biển Đông đột ngột nhộn nhịp khác thường với những chuyến qua lại, phát biểu của lãnh đạo các nước trong và ngoài khu vực, bình luận của các chuyên gia và lo lắng của cộng đồng về các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo chưa từng có trên các rặng san hô. Đây cũng là thời gian thế giới online phát sốt vì trailer của bộ phim Đạo mộ bút ký, được hứa hẹn sớm ra mắt khán giả ngày 18/06/2015 trên trang Ái Kỳ Nghệ. Các facebooks, fanpages tràn ngập hình ảnh các thần tượng của giới trẻ Đường Yên, Lý Dịch PhongDương DươngLưu Thiên TáLý Thần Hạo. Các trang mạng Việt Nam cũng đã có nhiều bài giới thiệu, ca ngợi về dự án đình đám này.

Đạo mộ bút ký được dàn dựng từ bộ tiểu thuyết đề tài trộm mộ đình đám của Nam Phái Tam Thúc. Hoàn thành trong 5 năm (2006-2011) tác phẩm được coi là “thần tác” trong giới xuất bản Trung Quốc. Lượng tiêu thụ sách tại Trung Quốc luôn đứng đầu bảng, nhận được sự ủng hộ cuồng nhiệt và lời khen ngợi của trăm vạn độc giả. Tác phẩm thực hiện theo hình thức TV series, dự kiến kéo dài 8 phần, mỗi phần gồm 12 tập, mỗi tập 60 phút phát sóng liên tục trong 8 năm. Vì vậy sức ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn. Continue reading “Các tác phẩm hư cấu và chiến tranh dư luận của Trung Quốc trên Biển Đông”

Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea

Source: Le Hong Hiep, “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”, Trends in Southeast Asia, No.6, 2015.

Executive summary: 

– Vietnam has long maintained “no alliance” as a core principle in its foreign policy. However, as China becomes increasingly assertive in the South China Sea, there are indications that Vietnam is moving towards “alliance politics”, or efforts to forge close security and defense ties short of formal, treaty-bound alliances with key partners, to deal with the new situation. Continue reading “Vietnam’s Alliance Politics in the South China Sea”

Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông

060508-N-4166B-030

Nguồn: Richard Javad Heydarian & Truong-Minh Vu, “South China Sea: Time for US-ASEAN Maritime Cooperation,” RSIS Commentary No. 094, 20/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Những hoạt động xây dựng gấp rút của Trung Quốc trên Biển Đông đã tăng cường hơn nữa các tranh chấp hàng hải đang diễn ra giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Không chỉ làm phức tạp thêm bản chất của các tranh chấp đang diễn ra gây phương hại tới các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền, các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông còn báo hiệu cho sự hung hăng ngày càng tăng về mặt quân sự của nước này, khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang hướng tới “phòng thủ ngoại vi” và củng cố chiều sâu chiến lược của nó trong khu vực. Continue reading “Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông”

Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?

Krepinevich_HowtoDeterChina

Nguồn: Andrew F. Krepinevich Jr., “How to Deter China: The Case for Archipelagic Defense“, Foreign Affairs, March/April 2015 Issue.

Biên dịch: Hương Trà

Trong quân đội Mỹ, ít nhất, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á đã bắt đầu. Đến năm 2020, hải quân và không quân dự kiến bố trí 60% lực lượng của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang đầu tư một phần ngày càng tăng các nguồn lực đang thu hẹp lại vào máy bay ném bom tầm xa mới và tàu ngầm năng lượng hạt nhân được thiết kế để hoạt động trong các môi trường có mức độ đe dọa cao.

Những sự thay đổi này rõ ràng nhằm ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng quyết đoán. Và với một lý do chính đáng: các tuyên bố chủ quyền ngày càng bành trướng của Bắc Kinh đe dọa gần như mọi quốc gia nằm dọc cái thường được biết đến là “chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm các khu vực của Nhật Bản, Philippines và Đài Loan – tất cả các khu vực mà Washington có nghĩa vụ phải bảo vệ. Continue reading “Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc?”

Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển

1024px-thumbnail

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quá trình chuyển biến nhận thức về chiến lược biển của người Trung Quốc

Thực tế lịch sử cho thấy Trung Quốc tuy là nước lớn nhưng trong thời kỳ cận đại lại yếu hèn, bị các cường quốc bắt nạt, xâm chiếm. Đầu tiên, năm 1840, hạm đội Anh chiếm Quảng Châu, chính quyền nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh nhục nhã; cuối cùng, năm 1937 phát xít Nhật tấn công Trung Quốc và dần dần chiếm đóng hầu hết nước này. Đại tá, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lưu Minh Phúc nhận xét: Căn nguyên của tất cả các thất bại đó là do “Trung Quốc lạc hậu về chiến lược”. Đồng thời ông đánh giá “Mỹ là nước lớn về chiến lược…, người Mỹ chưa từng có những sai sót chiến lược gây ra sự tụt lùi của đất nước.” Continue reading “Trung Quốc: Chiến lược trở thành cường quốc biển”

Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?

People's_Republic_of_China_Vietnam_Locator

Tác giả: Đỗ Thanh Hải

Bài liên quan: Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn. Continue reading “Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào?”

Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?

Tác giả: Mặc Lâm (phỏng vấn)

Bài liên quan: Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

Việt Nam có nên liên minh với nước khác để tự bảo vệ cho chính mình hay không là câu hỏi đang cần được trả lời nhất trong hoàn cảnh hiện nay khi Trung Quốc tiến hành xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo trên vùng biển đang tranh chấp, trong đó có các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

Việt Nam vẫn còn cơ hội?

Trong thời gian gần đây khi Trung Quốc công khai xem thường dư luận thế giới cho xây dựng quy mô một loạt những đảo nhân tạo lớn trên các dãy đảo đá tại quần đảo Trường Sa. Những căn cứ này có khả năng biến thành cứ điểm quân sự uy hiếp cả một vùng Biển Đông rộng lớn đang có tranh chấp với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Continue reading “Tại sao liên minh không phải là một chọn lựa?”

#246 – Hợp tác ở Địa Trung Hải và Caribê: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Biển Đông

 creatures-montage

Nguồn: Shih-Ming Kao (2014). “Regional Cooperation in the Mediterranean and the Caribbean Seas: Lessons Learned and Possible Alternatives to the South China Sea Disputes, Coastal Management, Vol. 42, No. 3, pp. 263-279.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Tóm tắt

Trong khi triển vọng giải quyết hiệu quả các tranh chấp trên Biển Đông còn xa vời thì có nhiều việc cần thiết mà các bên liên quan vẫn có thể cùng nhau giải quyết. Các ví dụ về hợp tác khu vực từ những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là từ những khu vực tương tự như Biển Đông, sẽ cung cấp những bài học có giá trị về vấn đề này. Bài viết này có mục đích tìm hiểu xem việc hợp tác khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biển, được thực hiện ở biển Địa Trung Hải và vùng biển Caribê như thế nào và thấy rằng cả hai khu vực đã thiết lập cơ chế hợp tác khu vực trên hầu hết các vấn đề. Tuy nhiên các cơ chế hợp tác có sự khác biệt đáng kể về hình thức, nguồn gốc, khuôn khổ pháp lý, và thể chế. Bài học có thể áp dụng được cho Biển Đông là nên có một quy chế có tính ràng buộc pháp lý để quản lý các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường biển; nên có một tổ chức quản lý nghề cá khu vực để quản lý tài nguyên sinh vật biển; một số vấn đề chỉ nên có sự tham gia của các quốc gia có biên giới trên Biển Đông trong khi các quốc gia ngoài khu vực chỉ nên có tư cách quan sát viên; và hợp tác nên được bắt đầu từ các lĩnh vực ít nhạy cảm chính trị. Cũng như tại các khu vực có tranh chấp khác, ý chí chính trị từ tất cả các bên trong khu vực là tối quan trọng cho sự thành công của bất kỳ cơ chế nào trong các cơ chế đã nói ở trên. Continue reading “#246 – Hợp tác ở Địa Trung Hải và Caribê: Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho Biển Đông”