Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?

Nguồn: Raghuram G. Rajan, “Why Capitalism Needs Populism”, Project Syndicate, 06/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tập đoàn lớn đang bị công kích mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Amazon đã hủy bỏ kế hoạch mua trụ sở mới tại quận Queen của thành phố New York do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Nam Carolina, đã nêu quan ngại về vị thế thị trường áp đảo của Facebook, trong khi đồng nghiệp phía đảng Dân chủ của ông, bà Elizabeth Warren đại diện cho bang Massachusetts, đã kêu gọi chia nhỏ công ty. Warren cũng đã đưa ra các dự luật quy định dành 40% số ghế trong hội đồng quản trị các công ty cho người lao động. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?”

Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa

Nguồn: The independence of central banks is under threat from politics”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình kinh tế học thích nói rằng các lý thuyết trừu tượng của ngành học này không mang lại hiệu quả trong thế giới thực. Nhưng có một ví dụ rõ ràng phản bác lại quan điểm đó, đó chính là sự trỗi dậy khắp toàn cầu của các ngân hàng trung ương độc lập trong 25 năm qua. Trong những năm 1970, việc các chính trị gia thao túng lãi suất để phục vụ mục tiêu chính trị là điều bình thường. Điều đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Và vì vậy, các nước giàu lẫn nhiều nước nghèo đều chuyển sang một hệ thống trong đó các chính trị gia chỉ đặt ra mục tiêu chung là ổn định giá cả, còn để cho các ngân hàng trung ương độc lập thực hiện mục tiêu đó. Chỉ trong vòng một thế hệ, hàng tỷ người trên thế giới đã dần quen với lạm phát thấp và ổn định cũng như ý tưởng rằng lãi suất tiền gửi và thế chấp ngân hàng của họ nằm trong tầm kiểm soát. Continue reading “Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa”

Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Great Leveller: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century. Tác giả: Walter Scheidel. Princeton University Press, 2017. 504 trang.

Thoạt đầu, sẽ không ai nghĩ cuộc Đại Khủng hoảng là một điều tốt. Nhưng khi giở đến trang 363 cuốn “Sự kiện Cào bằng” của Walter Scheidel, bạn sẽ thấy cuộc Đại Khủng hoảng là có lợi. Đó là lần duy nhất trong lịch sử, không một cuộc khủng hoảng kinh tế nào khác ở Hoa Kỳ đạt được kết quả tương tự – khi lương thực tế (của người lao động) tăng và thu nhập của người giàu giảm đến mức “có ảnh hưởng lớn đến bất bình đẳng kinh tế”. Đúng vậy, Đại Khủng hoảng tạo ra nhiều khổ đau, nhưng nó nổi bật ở chỗ không khiến hàng triệu người bị chết, và về khía cạnh này cuộc khủng hoảng có tác động nổi bật. Continue reading “Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21”

Di sản đáng lo ngại nhất của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Most Worrisome Legacy”, Project Syndicate, 09/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Kirstjen Nielsen bị buộc phải từ chức Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ không phải là lý do để ăn mừng. Phải, bà ta giám sát việc cưỡng bức chia tách các gia đình ở biên giới Hoa Kỳ, tai tiếng với việc nuôi các trẻ nhỏ trong lồng sắt. Nhưng sự ra đi của Nielsen ít có khả năng mang lại bất kỳ sự cải thiện nào vì Tổng thống Donald Trump muốn thay thế bà bằng một người sẽ thực hiện các chính sách chống nhập cư của ông một cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Continue reading “Di sản đáng lo ngại nhất của Trump”

Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?

Nguồn: Joseph Nye, “Does China Have Feet of Clay?”, Project Syndicate, 04/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang được hưởng một chuỗi thành công. Ông đã cho phóng một tên lửa lên bề tối của mặt trăng, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông, và gần đây đã lôi kéo nước Ý phá vỡ sự đồng thuận với các láng giềng châu Âu để tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Trong khi đó, xu hướng đơn phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm giảm sức mạnh mềm và ảnh hưởng của nước Mỹ.

Thành tích kinh tế của Trung Quốc trong bốn thập niên qua là thực sự ấn tượng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của hơn một trăm quốc gia so với khoảng 50 nước trong trường hợp của Hoa Kỳ. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, nhưng tỷ lệ tăng trưởng chính thức hàng năm 6% của nước này vẫn cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ của Mỹ. Nhiều người dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ về quy mô trong thập niên tới. Continue reading “Trung Quốc: Người khổng lồ trên đôi chân đất sét?”

Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?

Nguồn: China’s leaders should study James Bond films”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các nhà kiểm duyệt Trung Quốc cuối cùng cho phép một bộ phim James Bond được trình chiếu tại một rạp chiếu phim ở đại lục vào năm 2007, chuỗi phim này đã tồn tại hơn bốn thập niên. Nhưng nhờ tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan mà người Trung Quốc từ lâu đã quen thuộc với điệp viên người Anh này, vốn thường được gọi bằng biệt danh Ling ling qi (007). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy hữu ích nếu nghiên cứu một tình tiết được yêu thích trong các bộ phim đầu tiên: Một kẻ ác nhân thiên tài đang giải thích kế hoạch thống trị thế giới của mình cho Bond, người đang bị trói, tin rằng chẳng mấy chốc nữa Bond sẽ chết. Với sự giúp sức của một chiếc siêu xe Aston Martin, sự khoe khoang hóa ra lại diễn ra quá sớm. Trong phút chốc Bond được giải thoát, còn hang ổ của kẻ ác nhân phản diện bốc cháy và âm mưu thống trị thế giới của hắn bị chặn đứng. Continue reading “Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?”

Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The High Costs of the New Cold War”, Project Syndicate, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thật tiện khi gọi cuộc ganh đua địa chính trị đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Nhưng cách mô tả đó không được phép làm che khuất một thực tế rõ ràng, dù chưa được hiểu hết, rằng cuộc ganh đua mới này sẽ khác hoàn toàn với cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đã khiến hai liên minh quân sự đối đầu nhau. Ngược lại, sự cạnh tranh Trung-Mỹ liên quan đến hai nền kinh tế được hội nhập chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới. Do đó, các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh ngày nay sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan chẳng hạn. Continue reading “Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”

Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’

Biên dịch: Trần Quang

Khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục mà chưa biết đến bao giờ mới kết thúc, “kỷ nguyên mới” của quan hệ Mỹ-Trung này có đặc trưng là những bất đồng về công nghệ và sản xuất nổi bật hơn bao giờ hết. Đặc biệt, kế hoạch “Made in China 2025” tiếp tục chi phối các tiêu đề báo chí. Kể từ khi ra mắt vào năm 2015, sáng kiến này đã trở thành chủ đề gây lo ngại căng thẳng và tranh cãi tái diễn, dẫn đến một mức độ nổi bật khá kỳ lạ đối với một vấn đề khá khó hiểu về chính sách công nghiệp. “Made in China 2025” là một phần then chốt trong cấu trúc phức tạp gồm các kế hoạch và chính sách nhằm mục đích tạo ra “sự phát triển theo định hướng đổi mới”, một chương trình nghị sự nổi lên như một ưu tiên rõ ràng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Continue reading “Đánh giá Kế hoạch ‘Made in China 2025’”

Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc

Tác giả: Roger Boyes | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Belt and Road: A Chinese World Order. Tác giả: Bruno Maçães, Hurst, 2018, 288 trang, giá: 20 bảng.

Những cư dân đầu tiên của Forest City sẽ chuyển đến vào hè này. Nó được gọi là Forest City (Thành phố Rừng) vì khu này trước là rừng ở Malaysia. Bruno Maçães cho rằng trong 10 năm tới, thành phố này sẽ có tới 1 triệu cư dân. Các tòa nhà chọc trời đang được hoàn thiện sau một tuần xây dựng suốt ngày đêm. Nó là một phần của thế giới được xây dựng bên ngoài Trung Quốc, nhưng theo các quy tắc của Trung Quốc để thực hiện một giấc mơ Trung Quốc. Maçães quá khéo léo nên không muốn nói ra điều hiển nhiên: chỉ có ai điên hoặc hết lựa chọn mới tới đó sống. Continue reading “Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc”

Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc

Tác giả: Xiang Songzuo (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Ngày 16/12/2018, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Thượng Hải, giáo sư Xiang Songzuo [Hướng Tùng Tộ], nhà kinh tế nổi tiếng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đọc tham luận đưa ra một số nhận định trái với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc (TQ). Bài nói đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận. Vì bản gốc tiếng TQ bài nói bị cấm đưa lên mạng, chúng tôi chỉ tìm được bản tiếng Anh dưới tiêu đề “Tình hình bi đát của kinh tế TQ” do AsiaNews sưu tầm. Bài rất dài, dưới đây chỉ lược dịch. Điểm đáng chú ý là bài này nhận định cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không phải là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề hệ giá trị, tức vấn đề chế độ nhà nước.

Biến đổi lớn chưa từng thấy trong 40 năm qua

Năm 2018 kinh tế Trung Quốc liên tục đi xuống. Đây là một năm vô cùng đặc biệt, xảy ra quá nhiều chuyện lớn, chủ yếu nhất là kinh tế chậm lại. Continue reading “Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc”

Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung bắt đầu tiến hành tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15/2. Đây là cuộc hội đàm cuối cùng trước thời hạn chót chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương (ngày 1/3, do Mỹ ấn định), vì thế dư luận rất quan tâm. Gọi là cấp cao vì nó có sự góp mặt của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.

Nếu không đạt được một thỏa thuận trước ngày 1/3 thì chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục và Mỹ sẽ nâng thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cuộc đàm phán gần đây nhất kết thúc cuối tháng 1 tại Washington đã không đạt thỏa thuận nào. Phía Mỹ chỉ nói còn rất nhiều việc phải làm. Xem ra họ quyết đi đến thỏa thuận. Continue reading “Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?”

Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ

Nguồn: Martin Feldstein, “There Is No Sino-American Trade War”, Project Syndicate, 29/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thêm thuế sau khi kết thúc thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày hiện tại vào ngày 01/03/2019. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc gọi cuộc xung đột là một cuộc chiến thương mại vì hy vọng rằng nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ sẽ chấm dứt việc áp thuế. Các nhà đàm phán Trung Quốc gần đây đã đề nghị mua đủ số sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ xuống 0% vào năm 2024. Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ đã bác bỏ biện pháp này như là một cách để chấm dứt cuộc tranh chấp. Continue reading “Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ”

Dẫn độ là gì?

Nguồn: What is extradition?”, The Economist, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joaquín Guzmán Loera là một trùm ma túy người Mexico được biết đến với biệt danh El Chapo (Gã Lùn), người từng cầm đầu băng đảng tội phạm Sinaloa dẫn đến cái chết của hàng ngàn người ở quê nhà. Khi chính quyền Mexico bắt được Loera lần thứ ba vào năm 2016, sau khi anh ta đã vượt ngục hai lần trước đó, họ đã dẫn độ anh ta đến Hoa Kỳ. Kẻ được chính quyền Mỹ gọi là “tên buôn lậu ma túy khét tiếng nhất thế giới” đang bị xét xử tại một tòa án ở New York với các cáo buộc liên quan đến điều hành một tập đoàn tội phạm và có thể sống cả đời trong nhà tù Mỹ nếu bị kết án. Vậy dẫn độ là gì? Continue reading “Dẫn độ là gì?”

Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu?

Nguồn: Michael Schuman, “Forget the Trade War. China Is Already in Crisis”, Bloomberg Businessweek, 17/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới đang hướng ánh mắt lo lắng về phía Trung Quốc. Và họ có lý do để làm điều đó. Tăng trưởng kinh tế trong quý thứ ba đã giảm xuống còn 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Lần đầu tiên số lượng tiêu thụ xe hơi đã giảm trong hơn hai thập niên. Thông báo của Apple vào đầu tháng 1 rằng doanh số iPhone tại Trung Quốc đang chùng xuống đã cảnh báo thế giới về việc một Trung Quốc đang trì trệ sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận của các công ty. Nhưng người Trung Quốc đã nhận thấy điều đó một thời gian trước. Ngay cả sau một đợt tăng giá gần đây, thị trường chứng khoán Thượng Hải vẫn sụt giảm hơn một phần tư so với mức đỉnh năm 2018. Triển vọng cũng không sáng sủa hơn. Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy của nước này. Một sự sụt giảm mạnh và bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu tháng 12 cho thấy nền kinh tế đang giảm tốc mạnh như thế nào. Điều đó đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước và đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột. Continue reading “Khủng hoảng tài chính Trung Quốc đã bắt đầu?”

Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?

Tác giả: Võ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thu Hương, Quách Thị Huyền, Hoàng Thị Ngọc Anh

Marties Danguluan Vitug, Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China, Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 2018, 315 trang.

Tháng 7/2018, nhà báo Marties Danguluan Vitug, Tổng biên tập báo Rappler (Philippines) xuất bản cuốn sách “Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China” (Tạm dịch: “Vững như bàn thạch: Philippines làm thế nào để giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc”). Cuốn sách tổng kết và phân tích những nhân tố làm nên chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông trên các khía cạnh pháp lý, chính trị và con người; trần thuật những thời khắc phải đưa quyết định có tính bước ngoặt cho vụ kiện và trình bày một số suy nghĩ về bước đi Philippines cần làm trong thời gian tới. Continue reading “Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?”

Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?

Nguồn: Graham Allison, “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên vào ngày hôm qua tại Bắc Kinh, con đường phía trước để Mỹ và Trung Quốc tránh một cuộc chiến thuế quan toàn diện đã trở nên rõ ràng. Vẫn còn 50 ngày nữa mới tới ngày 1/3, thời điểm kết thúc thỏa thuận đình chiến mà Trump và Tập đã tuyên bố nhằm ngăn chặn đà tăng thuế của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và các vòng đàm phán dường như sẽ được tiếp tục cho đến hạn chót. Nhưng trước ngày 1/3, Trump sẽ tuyên bố “chiến thắng” trong giai đoạn này của cuộc chiến – rồi kéo dài thỏa thuận đình chiến thêm 6 tháng nữa, trong giai đoạn đàm phán thứ hai đó hai bên sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây. Continue reading “Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?”

Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?

Nguồn: Koichi Hamada, “Who Benefits from Trump’s Trade War?”, Project Syndicate, 31/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm 1950, nhà kinh tế sinh ra tại Canada làm việc cho Đại học Princeton Jacob Viner đã giải thích rằng một liên minh thuế quan tạo ra hiệu ứng “thúc đẩy thương mại” (trade creation), vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp hơn thúc đẩy dòng trao đổi hàng hóa gia tăng giữa các nước thành viên. Nhưng Viner lưu ý rằng một liên minh thuế quan cũng tạo ra hiệu ứng chuyển hướng thương mại (trade diversion), vì các quốc gia không phải là thành viên của khối phải đối mặt với việc giảm thương mại với các quốc gia là thành viên của khối này. Bằng cách nâng các rào cản thương mại với các đối tác thương mại lớn – đặc biệt là Trung Quốc – Hoa Kỳ hiện có nguy cơ tạo ra các hiệu ứng thúc đẩy thương mại âm và chuyển hướng thương mại tiêu cực. Continue reading “Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?”

Sự bí mật đáng ngờ của Trung Quốc và Nga

Nguồn: Ricardo Hausmann, “China’s Malign Secrecy”, Project Syndicate, 02/01/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Bí mật có thể là một trong những tài sản quý nhất mà các chính phủ sở hữu: Con ngựa thành Troa, mật mã Enigma, Dự án Manhattan, và các cuộc tấn công bất ngờ như trận Trân Châu Cảng, Chiến tranh Sáu ngày và Chiến tranh Yom Kippur chỉ là một vài ví dụ được biết đến nhiều nhất. Nhưng trong một số trường hợp, mong muốn giữ bí mật của các chính phủ rất khó phù hợp với lợi ích quốc gia – và thậm chí có thể là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với lợi ích của quốc gia đó. Mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn khi sự bí mật được thúc đẩy bởi những lợi ích của một chính phủ nước ngoài muốn đạt được mục đích của mình. Continue reading “Sự bí mật đáng ngờ của Trung Quốc và Nga”

Tại sao Fed vẫn tăng lãi suất?

Nguồn: Martin Feldstein, “Why Is the Fed Still Raising Interest Rates?”, Project Syndicate, 27/12/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Đầu tháng này, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã bỏ phiếu nhất trí tăng lãi suất ngắn hạn thêm 0,25%, đưa tỷ lệ này từ mức 2,25% lên 2,5%. Đây là lần tăng thứ tư trong 12 tháng, một chuỗi diễn tiến đã được dự kiến ​​một năm trước, và các thành viên FOMC cũng chỉ ra rằng sẽ có thêm hai lần tăng nữa, mỗi lần 0,25%, trong năm 2019. Thông báo này sớm gặp phải sự phản đối rộng khắp.

Các nhà phê bình lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong quý hiện tại và biện pháp tính lạm phát ưa thích của Fed (dựa trên tỷ lệ tăng giá của chi tiêu tiêu dùng) đã giảm xuống dưới mục tiêu chính thức là 2%. Do Fed từ lâu đã nói rằng chính sách lãi suất của cơ quan này được quyết định dựa trên dữ liệu, vậy tại sao Fed lại tiếp tục kế hoạch được công bố trước đó nhằm tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ? Continue reading “Tại sao Fed vẫn tăng lãi suất?”

Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The War on Huawei”, Project Syndicate, 11/12/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt giữ CFO của Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một động thái nguy hiểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc xung đột ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Như Mark Twain từng có phát ngôn nổi tiếng, lịch sử thường gieo vần, thời đại của chúng ta ngày càng trở nên giống giai đoạn trước năm 1914. Giống như các cường quốc châu Âu hồi đó, Hoa Kỳ, được lãnh đạo bởi một chính quyền muốn khẳng định sự áp đảo của Mỹ đối với Trung Quốc, đang đẩy thế giới về phía thảm họa.

Bối cảnh của vụ bắt giữ rất quan trọng. Hoa Kỳ yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver trên đường đến Mexico từ Hồng Kông, và sau đó dẫn độ bà sang Mỹ. Một động thái như vậy gần như là một lời tuyên chiến của Hoa Kỳ đối với cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Gần như chưa từng có tiền lệ, điều này khiến các doanh nhân Mỹ đi ra nước ngoài gặp rủi ro cao hơn nhiều trước các hành xử tương tự của các nước khác. Continue reading “Thấy gì từ cuộc chiến của Mỹ đối với Huawei?”