Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?

newyork_2569619b

Nguồn: Jeffrey Frankel, “The End of Republican Obstruction”, Project Syndicate, 19/1/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khoảng thời gian hai tháng qua đã tạo nên một sự khác biệt rõ ràng. Khi Đảng Cộng hòa giành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái, cách lý giải được chấp nhận rộng rãi là do các cử tri đã bày tỏ sự chán nản và bực bội trước thành tích kém cỏi của nền kinh tế. Quả thật là khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu, phần lớn họ đã có chung suy nghĩ rằng tình trạng kinh tế đang xấu đi trầm trọng, nhiều người đã cho rằng trách nhiệm thuộc về Tổng thống Barack Obama và đã bỏ phiếu chống lại Đảng Dân chủ của ông.

Nhưng giờ đây, mọi người đột nhiên lại phát hiện ra rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở tình trạng khá tốt – tốt đến mức Thượng Nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng Viện Hoa Kỳ, đã chuyển từ đổ lỗi cho Obama vì gây nên tình trạng kinh tế yếu kém sang đòi được ghi nhận công lao (của Đảng Cộng hòa) vì mang lại một nền kinh tế hiệu quả. Continue reading “Nhờ đâu kinh tế Mỹ phục hồi?”

Các nhà kinh tế học mang lại ích lợi gì?

4economists

Nguồn: Robert J. Shriller, “What Good Are Economists?”, Project Syndicate, 15/01/2015.

Biên dịch: Tường Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế 2007 – 2009 diễn ra đến nay, những chỉ trích nhắm vào lĩnh vực kinh tế học ngày càng mạnh mẽ. Thất bại của hầu hết chuyên gia kinh tế trong việc dự báo sự kiện này mà hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng đã dẫn tới câu hỏi liệu các chuyên gia kinh tế có đóng góp bất kỳ điều gì quan trọng cho xã hội hay không. Nếu như họ không thể dự đoán những thứ quan trọng đối với sự thịnh vượng của người dân, vậy họ có tác dụng gì?

Thực vậy, các nhà kinh tế học đã không thể dự đoán được đa số các cuộc khủng hoảng lớn trong thế kỷ trước, bao gồm cuộc suy thoái kinh tế 1920-1921, những cuộc khủng hoảng diễn ra liên tiếp trong giai đoạn 1980-1982 và tồi tệ nhất là Đại suy thoái 1929 xảy ra sau khi thị thường chứng khoán đổ vỡ. Continue reading “Các nhà kinh tế học mang lại ích lợi gì?”

Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)

global-financial-crisis

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Vào ngày 5 tháng 11, 2008, trong lúc viếng thăm Trường Kinh tế Luân Đôn (London School of Economics) nổi tiếng, nữ hoàng Anh Elizabeth II hỏi các nhà kinh tế hiện diện: “Tại sao không ai tiên đoán được cuộc khủng hoảng tín dụng hiện nay?” (Nghe đâu hoàng gia đã mất ít nhất 50 triệu bảng Anh vì cuộc khủng hoảng này).

Câu hỏi của nữ hoàng  ̶  và có lẽ cũng của nhiều người khác  ̶  đã làm các giáo sư hiện diện vô cùng bối rối. Thật vậy, trong các “bong bóng” bị vỡ vì cuộc khủng hoảng tài chính hai năm nay, thì cái bị vỡ một cách “ngoạn mục” nhất có lẽ là “uy tín” của các nhà kinh tế vĩ mô.  (Nên nói cho rõ: những chỉ trích này thường nhắm vào kinh tế học vĩ mô (macroeconomics) và kinh tế tài chính (financial economics), còn kinh tế vi mô (microeconomics) thì được xem như “vô can”!). Continue reading “Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng trong kinh tế (học)”

Nguyên nhân chính trị của sự trì trệ kinh tế toàn cầu hiện nay

global_economic_crisis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The politics of Economic Stupidity”, Project Syndicate, 20/1/2015

Biên tập: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, nền kinh tế thế giới vẫn mắc kẹt trong vết lún xuất hiện từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bất chấp những hành động có vẻ mạnh tay của chính phủ các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, cả hai nền kinh tế này vẫn phải gánh chịu những cuộc suy thoái sâu sắc và kéo dài. Có một sự chênh lệch quá lớn giữa tình trạng hiện tại và sự thịnh vượng mà các nền kinh tế này rất có thể đã đạt được nếu cuộc khủng hoảng không diễn ra. Tại Châu Âu, sự chênh lệch này còn tăng dần qua từng tháng.

Những nước đang phát triển thì xoay sở tốt hơn, nhưng ngay cả ở đó tình hình cũng nhuốm màu ảm đạm. Những nền kinh tế thành công nhất – mà tăng trưởng vốn dựa vào xuất khẩu – vẫn tiếp tục phát triển sau cuộc khủng hoảng tài chính, ngay cả khi các thị trường xuất khẩu của họ đều chật vật. Nhưng đến 2014, thành tích của những nước này cũng đã bắt đầu chững lại đáng kể. Continue reading “Nguyên nhân chính trị của sự trì trệ kinh tế toàn cầu hiện nay”

Triển vọng kinh tế Trung Quốc

China-Economic-Growth

Nguồn: Zhang Monan, “The Next Chinese Economy,” Project Syndicate, 03/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thúc Cường | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hơn 30 năm phát triển vượt bậc, nền kinh tế Trung Quốc đang có xu hướng quay về với đường lối phát triển mang tính truyền thống hơn – và quá trình tái cân bằng khó khăn đang được tiến hành, ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Thứ nhất, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 10% GDP vào năm 2007 còn khoảng hơn 2% trong năm ngoái – mức thấp nhất trong 9 năm vừa qua. Trong quý 3 năm 2014, thặng dư ngoại thương đứng ở mức 81,5 tỉ USD và thâm hụt tài khoản vốn lên tới 81,6 tỉ USD, những con số này phản ánh một cán cân thanh toán ổn định hơn. Continue reading “Triển vọng kinh tế Trung Quốc”

Tại sao đồng Đô la Mỹ sẽ không tăng giá?

Dollar_7-16-2014_153990_l

Nguồn: Barry Eichengreen, “Don’t Bet on a Stronger Dollar,” Project Syndicate, 13/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều đang dự đoán rằng đồng đô la sẽ trở nên mạnh hơn trong năm 2015 – một kỳ vọng đang đưa đẩy các nhà đầu tư đến những khoản đánh cược rất lớn. Dẫu vậy chiến lược thị trường này có thể trở thành một sai lầm vô cùng tai hại.

Sự đồng thuận trong những dự đoán này phản ánh thực tế rằng Hoa Kỳ đang là nền kinh tế lớn duy nhất nơi mà triển vọng tăng trưởng đang được cải thiện. Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tăng con số ước tính tăng trưởng GDP của quý III năm ngoái (2014) lên 5% – mức cao nhất trong vòng 11 năm qua. Continue reading “Tại sao đồng Đô la Mỹ sẽ không tăng giá?”

#241 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.2)

democracy-voting-rights-voting-restrictions-and-tricks-e1317240867973

Nguồn: Georg Sørensen, “Domestic Consequences of Democracy: Growth and Welfare?”, in G. Sørensen, Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a Changing World, (Philadenphia: Westview Press, 2008), pp. 99-130.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Bài liên quan: #240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1) 

Các dạng chế độ chuyên chế

So sánh Ấn Độ và Trung Quốc giúp làm rõ hơn cuộc tranh luận lý thuyết về kết quả phát triển kinh tế của các chế độ dân chủ và chuyên chế. Tuy nhiên, rõ ràng không thể giải quyết tranh luận trên cơ sở so sánh một cặp trường hợp. So sánh như vậy không nói lên điều gì về quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc với các ví dụ khác của chế độ chuyên chế và dân chủ. Thậm chí nếu sự tương phản giữa Ấn Độ và Trung Quốc không đánh giá cao nền dân chủ Ấn Độ, thì cần thiết phải tìm hiểu thêm các dạng khác nhau của chế độ chuyên chế và dân chủ, và tìm hiểu xem Ấn Độ và Trung Quốc khớp với bức tranh toàn cảnh này ra sao trước khi rút ra kết luận xa hơn. Continue reading “#241 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.2)”

Tại sao nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ?

Nguồn: Charles Wyplosz, “Why Russia’s Economy Will Not Collapse,” Project Syndicate, 27/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cơn sụt giá chóng vánh của đồng rúp bất chấp nỗ lực tăng mạnh lãi suất đến dường như tuyệt vọng giữa đêm khuya[1] của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) hồi tháng trước đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về cuộc khủng hoảng kinh tế Nga năm 1998. Quả thật, phương Tây đã tìm cách làm sống lại bóng ma đó trong cuộc đối đầu đang tiếp diễn với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng dù nền kinh tế Nga chắc chắc đang gặp rắc rối, khả năng nó sụp đổ hoàn toàn lại rất thấp.

Dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Nga; phần còn lại là các hàng hóa cơ bản khác. Do đó, sự sụt giảm giá dầu thế giới gần đây rõ ràng là một cú sốc đủ lớn – khi kết hợp với tác động của các biện pháp trừng phạt ngày càng khắt khe của phương Tây – để châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng đáng kể. Continue reading “Tại sao nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ?”

Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?

china cics

Nguồn: Yu Yongding, “China faces challenges but bears beware of betting on collapse”,  East Asia Forum, 28/12/2014.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

George Orwell từng nhận xét: “Những kẻ đang chiến thắng có vẻ như sẽ luôn bất khả chiến bại”. Cách đây không lâu, nhiều người phương Tây đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Dù vậy, trong vòng hai năm qua nhiều người phương Tây đã bắt đầu nhận ra những nguy cơ sắp xảy ra ở Trung Quốc. Tình trạng bất ổn lao động, bong bóng nhà đất ngày càng phình to, hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banking), nợ chính quyền địa phương tăng cao và tình trạng dư thừa sản xuất (overcapacity) chung quy lại đều cho thấy một điều: sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc đang đến gần.

Nhưng không như kỳ vọng của những người có suy nghĩ bi quan về nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế nước này sẽ một lần nữa đi ngược lại những dự báo tồi tệ của năm 2014. Tăng trưởng năm 2014 được kỳ vọng sẽ gần đạt mục tiêu 7,5% mà chính phủ đặt ra. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc khó khăn nhưng sẽ không sụp đổ?”

Sự xói mòn của luật pháp quốc tế

uluslararasi-hukuk

Nguồn: Ana Palacio, “The Erosion of Law,” Project Syndicate, 07/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong việc đánh giá các sự kiện và xu hướng toàn cầu năm 2014, những từ như “hỗn loạn,” “rối loạn,” và “phân mảnh” trở nên nổi bật. Nhưng chữ “mềm” cũng nên xuất hiện trong danh sách này. Thật vậy, năm 2014 được đặc trưng bởi sự gia tăng liên tục của các công cụ “mềm” trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu: cam kết, nghị định, tự điều chỉnh, kế hoạch hành động chung, và những thỏa thuận bắt tay. Liệu thời đại của việc tổ chức các mối quan hệ quốc tế dựa trên pháp luật truyền thống chính thức đã qua?

Chắc chắn, sự thay đổi theo hướng pháp luật “mềm” này cũng đang diễn ra trong bối cảnh trong nước. Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama đã sử dụng quyền lực hành pháp của mình để tránh né Quốc hội về cải cách nhập cư. Ở cấp độ siêu quốc gia, Ủy ban châu Âu mới đang theo đuổi mục tiêu “điều tiết tốt hơn,” hạn chế tối đa việc lập pháp chính thức, thay vào đó là tập trung vào các khuyến nghị, quy tắc ứng xử, và hướng dẫn. Continue reading “Sự xói mòn của luật pháp quốc tế”

Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập

putin isolated

Nguồn: Harold James & Domenico Lombardi, “The Global Consequences of Russia’s Isolation“, Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Cuộc khủng hoảng hiện tại của Nga, đặc biệt là sự sụp đổ của đồng rúp, cho thấy sự mong manh không chỉ của nền kinh tế Nga, mà còn của trật tự quốc tế hiện tại và các nền tảng tư duy đương đại về tính bền vững kinh tế và chính trị. Quả thật, cuộc khủng hoảng của Nga chưa từng được cho là sẽ xảy ra – và sự cô lập ngày một tăng của Nga khiến nó ít được hưởng lợi từ cơ chế quản trị toàn cầu hiện nay.

Sau cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ Latinh những năm 1980 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 (cũng ảnh hưởng tới Nga), các nền kinh tế mới nổi đã quyết tâm tìm hiểu làm thế nào để tránh lặp lại kinh nghiệm đó. Continue reading “Hệ quả toàn cầu của việc Nga bị cô lập”

#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)

508649-voteeconomy-1361114600-524-640x480

Nguồn: Georg Sørensen, “Domestic Consequences of Democracy: Growth and Welfare?”, in G. Sørensen, Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a Changing World, (Philadenphia: Westview Press, 2008), pp. 99-130.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

 Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về Ấn Độ

Liệu dân chủ có thực sự đáng bận tâm? Liệu nó có mở đường cho cải tiến trong các lĩnh vực khác của đời sống ngoài những lĩnh vực liên quan chặt chẽ với tự do chính trị? Đối với nhân dân các nước hiện đang trải qua thời kỳ quá độ sang nền chính trị dân chủ hơn, vấn đề này cực kỳ quan trọng. Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu những hệ quả của dân chủ đối với việc phát triển kinh tế, được định nghĩa là tăng trưởng và phúc lợi xã hội. Mối quan hệ giữa dân chủ và nhân quyền cũng sẽ được xem xét. Trong khi dân chủ được coi là một biến phụ thuộc trong Chương 2 khi chúng ta tìm kiếm những điều kiện thuận lợi để nền dân chủ trỗi dậy, trong chương này nó lại được coi là một biến độc lập, khi chúng ta xét ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét câu hỏi liệu dân chủ, một khi đã đạt được, có khả năng đáp ứng kỳ vọng cải thiện thành tích về tăng trưởng kinh tế và phúc lợi hay không. Continue reading “#240 – Mối quan hệ giữa dân chủ với tăng trưởng và phúc lợi (P.1)”

Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics

Tokyo
Nguồn:
Koichi Hamada, ”The Renewed Promise of Abenomics,”Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản vừa giành được chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/12/2014, với sự đồng thuận áp đảo của cử tri Nhật Bản dành cho chương trình nghị sự về chính sách kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Shinzo Abe. Dù số lượng cử tri đi bầu là tương đối thấp, chủ yếu do điều kiện kỹ thuật, thông điệp của cuộc bầu cử đã trở nên rõ ràng: phần lớn người dân Nhật Bản đều vô cùng ghét viễn cảnh phải quay về quỹ đạo kinh tế ảm đạm lan khắp đất nước trước khi có “Abenomics.”

Khi “mũi tên” đầu tiên của Abenomics – một chương trình kích thích tài khóa – được đưa ra cách đây gần 2 năm, phản ứng tức thời của các thị trường tài sản là khá tích cực. Mũi tên thứ hai của Abenomics – chính sách nới lỏng tiền tệ – đã tăng cường những tác động này. Continue reading “Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics”

Mức trần mới cho giá dầu

obamarig

Nguồn: Anatole Kaletsky, “A New Ceiling for Oil Prices,” Project Syndicate, Jan. 14, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một con số quyết định được số phận của nền kinh tế thế giới thì nó chính là giá một thùng dầu. Trước mỗi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kể từ năm 1970 thì giá dầu ít nhất đều tăng gấp đôi, và mỗi khi giá dầu giảm một nửa và giữ ở mức thấp trong sáu tháng hoặc hơn, chắc chắn sau đó sẽ là một đợt tăng trưởng toàn cầu với tốc độ lớn.

Sau khi giảm từ 100 USD xuống còn 50 USD/thùng, giá dầu hiện đang dao động xung quanh mức then chốt này. Vậy chúng ta nên mong đợi mức giá 50 USD/thùng là sàn hay trần của biên độ giao dịch dầu mới? Continue reading “Mức trần mới cho giá dầu”

#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi

2012.03.30.china-africa

Nguồn: Harry Verhoeven (2014). “Is Beijing’s Non-Interference Policy History? How Africa Is Changing China”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No. 2, pp. 55–70.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Sự thắt chặt nhanh chóng trong mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) với 54 nước châu Phi mang ý nghĩa địa chính trị to lớn. Khó mà có thể hiểu được Trung Quốc đã duy trì được sự tăng trưởng ngoạn mục hàng năm của mình như thế nào nếu không có sự đóng góp của xuất khẩu nguyên liệu từ châu Phi và lợi nhuận của những doanh nghiệp Trung Quốc thu được từ nhu cầu của châu Phi về hàng tiêu dùng, về các dự án xây dựng, và về dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Lượng văn liệu đồ sộ về câu chuyện Trung Quốc- châu Phi gồm những nghiên cứu cho rằng chính Bắc Kinh đã dẫn đến sự tái thuộc địa hóa cả châu lục[1] đối  chọi với những phân tích tán dương Trung Quốc như là vị cứu tinh của châu Phi vào lúc mà phương Tây chỉ can dự tới châu lục này qua lăng kính của cuộc chiến quốc tế chống khủng bố và các dự án từ thiện được vận động bởi các ngôi sao nhạc rock.[2]  Continue reading “#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi”

Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc

4th plenum ccp

Tác giả: Timothy Heath, “Fourth Plenum: Implications for China’s Approach to International Law and Politics“, China Brief, Volume Vol.14, Issue No.22, 20/11/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 bế mạc gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tập trung các nỗ lực nhằm cải cách các thể chế và luật pháp quốc tế bên cạnh thúc đẩy các giá trị, nguyên tắc chính trị và lập luận pháp lý cho phù hợp hơn với nhu cầu của Trung Quốc. Những định hướng này cho thấy nỗ lực ở quy mô rộng lớn hơn, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính quyền, nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tại châu Á. Tuy nhiên nó cũng đồng thời mở ra cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực song trùng lợi ích và mở rộng đối thoại trong những vấn đề còn tồn tại nhiều bất đồng. Continue reading “Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Chứng khoán hóa và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08

20130907_SBD001

Nguồn: Eric Helleiner, “Understanding the 2007–2008: Global Financial Crisis: Lessons for Scholars of International Political Economy”, Annual Review of Political Science,  2011,  pp. 67 – 87 (trích dịch trang 69-72).

Biên dịch: Trần Nguyễn Dạ Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khía cạnh chính trị của thất bại thị trường và thất bại điều tiết

Cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 diễn ra qua nhiều giai đoạn (Roubini & Mihm 2010). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ với bong bóng địa ốc phát nổ và sự vỡ nợ của những khoản vay thế chấp tăng lên, đặc biệt là những khoản vay liên quan đến thế chấp dưới chuẩn vốn được cấp ngày càng nhiều cho những người đi vay có độ tín nhiệm thấp trong giai đoạn đỉnh cao của bong bóng nhà đất. Những trường hợp vỡ nợ ngày càng ảnh hưởng đến tính ổn định của các tổ chức tài chính nắm giữ những khoản thế chấp này cũng như những sản phẩm tài chính gắn liền với chúng (như miêu tả dưới đây). Continue reading “Chứng khoán hóa và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08”

Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?

Screen shot 2012-10-24 at 10.48.00 PM

Nguồn: Ye Qiang & Jiang Zong-qiang, “China’s “Nine-dash Line” Claim: US Misunderstands”, RSIS Commentaries, 14/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tài liệu của Bộ Ngoại giao (BNG) Mỹ về yêu sách biển của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông được phát hành ngày 05/12/2014. Tài liệu này đã hiểu sai yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc.

Yêu sách 9 đoạn gây tranh cãi của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông đã gây ra việc hiểu sai kéo dài trong Chính phủ Mỹ do sự lo lắng và việc xem đi xét lại vấn đề trong thời gian dài. Việc hiểu sai này về cơ bản bắt nguồn từ việc tồn tại các quan điểm khác nhau giữa Trung Quốc và phương Tây về các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ và vùng biển. Continue reading “Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?”

#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)

99-percent

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1) Căn nguyên của phát triển

Sự đồng thuận của chủ nghĩa tự do mới về phát triển

Khi phong trào đòi thiết lập một Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới bị khủng hoảng và những nỗ lực đạt được sự tự cung tự cấp lâm vào bế tắc, việc chú trọng những quan điểm tự do đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã xuất hiện trở lại vào thập niên 1980. Trong khoảng thời gian này, một số nước kém phát triển (đặc biệt ở Châu Phi và Mỹ Latinh) ngập chìm trong nợ nần, đối mặt với sự giảm sút doanh thu từ việc xuất khẩu các hàng hóa cơ bản, năng suất nông nghiệp giảm và nền kinh tế trì trệ toàn diện. Continue reading “#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)”

Gục ngã vì tài chính

140320140740-large

Nguồn: Dani Rodrik, “Death by Finance”, Project Syndicate, 10/2/2014.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các thị trường mới nổi đổi vận mới nhanh làm sao. Cách đây không lâu, chúng còn được ca tụng như những cứu tinh của nền kinh tế thế giới, là những đầu tàu kinh tế có thể thế chỗ các nền kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu trong khi những nền kinh tế này tỏ ra ì ạch. Các nhà kinh tế tại Citigroup, McKinsey, PricewaterhouseCoopers và nhiều nơi khác đều đưa ra dự đoán về một kỷ nguyên tăng trưởng toàn diện và ổn định ở cả châu Á và châu Phi.

Nhưng hiện tại thì hình ảnh ảm đạm từ các nền kinh tế mới nổi đã quay trở lại. Khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu thắt chặt chính sách tài khóa, đồng tiền của các nước này đã phải hứng chịu một cú đòn đau. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Dường như nhìn vào bất kì đâu ta cũng có thể nhận ra những vấn đề cố hữu. Continue reading “Gục ngã vì tài chính”