Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết quả là, giá trị của đồng rúp sụt giảm, tình trạng thiếu hụt gia tăng khắp các bộ phận của nền kinh tế Nga, và chính phủ nước này dường như sắp vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ. Dư luận – và nỗi sợ bị ảnh hưởng lây từ lệnh trừng phạt– đã buộc các doanh nghiệp phương Tây ồ ạt rời Nga. Chẳng bao lâu nữa, Nga sẽ không thể sản xuất các nhu yếu phẩm, cho quốc phòng lẫn tiêu dùng, vì nước này thiếu các thành phần đầu vào thiết yếu. Continue reading “Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?”

Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng

Nguồn: Ryosuke Hanafusa, Energy guru Yergin: Putin has destroyed the economy he built, Nikkei Asia, 21/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc thế giới tranh giành dầu mỏ, Iran sẽ nổi lên như một nguồn thay thế quan trọng

Daniel Yergin, phó chủ tịch tập đoàn S&P Global, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về năng lượng, chia sẻ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin từng hét vào mặt ông trong một diễn đàn quốc tế, vì dám hỏi về một chủ đề nhạy cảm: khí đá phiến.

Câu hỏi của Yergin thực chất là về kế hoạch của Nga nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Nhưng từ “đá phiến” đã khiến nhà lãnh đạo Nga phản ứng gay gắt, vào năm 2013.

Putin biết rõ khí đá phiến cuối cùng sẽ cạnh tranh với khí đốt của Nga ở châu Âu. Ông cũng hiểu rằng đá phiến sẽ nâng cao vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, Yergin nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Continue reading “Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng”

Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Niên, nhà nghiên cứu chính trị quốc tế nổi tiếng, do Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) thực hiện, đăng trên trang mạng Huanqiu.com ngày 18/3/2022.

Xung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng gì tới châu Âu và thế giới?

Hỏi: Ông cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ có thể chấm dứt với hình thức nào? Là hai bên thoả hiệp hay là có thể mở cái “Hộp Pandora” dẫn đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn, liên quan tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ?

Đáp: Mặc dầu cho tới nay NATO luôn không muốn trực tiếp đối mặt với quân đội Nga nhưng chúng ta vẫn rất khó nói cuộc xung đột này chỉ là sự đọ sức giữa hai bên Nga và Ukraine. Cũng chính vì các nhân tố phức tạp phía sau ấy mà cho dù các bên đều kêu gọi ngừng bắn nhưng Nga, Ukraine đều chưa có dấu hiệu ngừng chiến. Continue reading “Trịnh Vĩnh Niên: Bài học từ xung đột Nga-Ukraine là Trung Quốc nên mở cửa hơn”

Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường. Continue reading “Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine”

Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), 10/3/2022.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nga còn chưa trả đũa. Đòn đáp trả của Moskva còn chưa được tung ra”. Ngày 9/3, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga đang chuẩn bị các biện pháp phản đòn sự trừng phạt của phương Tây. Các quan chức Nga nói rõ: sự trả đũa của Nga sẽ “nhanh chóng, toàn diện và sẽ được cảm nhận rõ ràng”. Đồng thời, để đối phó với áp lực trừng phạt và việc các công ty phương Tây rút khỏi Nga, một nửa chủ thể Liên bang Nga đang được động viên. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nâng cấp đến nay, Mỹ và phương Tây tới tấp trừng phạt Nga, động tác lớn mới nhất là Mỹ và Anh ra lệnh cấm nhập năng lượng từ Nga. Nhưng lần này Đức, Pháp và EU không theo Mỹ, Anh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 9/3 nói, Trung Quốc kiên quyết phản đối sự trừng phạt đơn phương không có căn cứ luật quốc tế, chưa gì đã vung cây gậy trừng phạt, chẳng mang lại hòa bình và an ninh mà chỉ tạo ra khó khăn nghiêm trọng cho kinh tế và dân sinh của các nước liên quan, đem lại tình trạng hai bên hoặc nhiều bên cùng thua, làm cho chia rẽ và đối kháng càng tăng lên. Continue reading “Nga động viên cả nước ‘nghênh chiến’ đòn trừng phạt của Phương Tây”

Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc chiến sự tại Ukraine ngày càng khốc liệt, Mỹ và các đồng minh phương Tây đang nỗ lực dùng các đòn bẩy kinh tế khác nhau để gây sức ép khiến Nga chùn bước. Lá bài mới nhất mà Mỹ và các đồng minh tính tới là cấm vận dầu khí với Nga.

Hôm 8-3 (giờ Mỹ), Tổng thống Joe Biden tuyên bố cấm mọi hoạt động nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga vào Mỹ. Tiếp bước Mỹ, Anh tuyên bố từ giờ tới cuối năm sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu từ Nga. Có thể dự đoán các nước EU cũng sẽ chịu sức ép trong việc tham gia lệnh cấm vận này. Continue reading “Mỹ và EU cấm vận dầu khí Nga: Lá bài nhiều rủi ro”

Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu

Nguồn: Ukraine-Konflikt: „Wir haben etwas getan, womit Putin nicht gerechnet hat“, WELT, 02/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thế giới phương Tây đang dốc toàn bộ sức mạnh kinh tế của mình vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Tomas Sedlacek (45 tuổi) là một nhà kinh tế học người Séc, nổi tiếng với cuốn sách “Kinh tế học của cái thiện và ác”. Ông từng là cố vấn cho cựu tổng thống Séc Vaclav Havel. Sau đó, ông có giúp cải tổ hệ thống thuế của Cộng hòa Séc.

Sedlacek từng theo học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. Ông hiện giảng dạy tại Đại học Charles ở Praha. Trong cuộc trò chuyện với báo WELT (Thế giới), ông đã tính toán cuộc chiến này tốn kém như thế nào, và vì sao đã đến lúc phải giải phóng người Nga khỏi Putin. Continue reading “Lý do Putin cũng phải bất ngờ trước cuộc chiến kinh tế của châu Âu”

Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ

Nguồn: Toru Takahashi, Thai ‘land bridge’ project caught in Sino-U.S. tug of war, Nikkei Asia, 20/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu Nhật Bản có tham gia vào dự án để giúp ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương hay không?

Địa điểm tiềm năng để xây dựng cửa ngõ vào Ấn Độ Dương của Thái Lan là một bán đảo nhỏ nhô ra Biển Andaman.

Phần lớn huyện Ao Ang thuộc tỉnh Ranong ở tây nam Thái Lan, nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía nam, được che phủ bởi rừng nguyên sinh, và chỉ có thể đi đến đó bằng đường biển. Tuy nhiên, huyện vùng sâu vùng xa này đang ngày càng thu hút nhiều người hơn, vì nó vừa được đề xuất trở thành nơi mở một cảng mới, một ngư dân chèo chiếc thuyền mà tác giả thuê tại một ngôi làng gần đó cho biết. Phải mất một giờ để đi thuyền đến khu vực gần địa điểm xây cảng. Continue reading “Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ”

Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?

Nguồn: Ukraine-Invasion: “Der Verlustschmerz eines KGB-Agenten kann keinen Angriffskrieg rechtfertigen”, DER SPIEGEL, 24/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Giáo sư luật quốc tế Daniel-Erasmus Khan coi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ông giải thích liệu Putin có thể bị đưa ra xét xử vì điều này tại Tòa án quốc tế La Hay hay không.

SPIEGEL: Thưa ông Khan, có thể nào biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hay không?

Khan: Hiếm khi trong các cuộc xung đột quốc tế, lại có thể dễ dàng có một câu trả lời như vậy, đó là không. Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền, thậm chí còn là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Người ta khó có thể tưởng tượng một trường hợp rõ ràng hơn. Việc cấm một cuộc tấn công như vậy có lẽ là điều then chốt, quan trọng nhất của trật tự pháp lý quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và Nga cũng đang vi phạm nhiều hiệp ước quốc tế khác, bao gồm cả những hiệp ước liên quan đến mối quan hệ của nước này với Ukraine. Continue reading “Putin có thể bị truy tố trước Tòa án Hình sự Quốc tế hay không?”

Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?

Nguồn: Rana Foroohar, What Biden’s competition crusade tells us about globalisation, Financial Times, 16/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền Biden đã bắt đầu đưa ra minh chứng rằng có một mối liên hệ giữa lạm phát và quyền lực của các tập đoàn.

Joe Biden, trong phần lớn thời gian kể từ khi bắt đầu lên nắm quyền, đã duy trì một chính sách thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ hơn bất kỳ Tổng thống Mỹ nào trước đây. Ông đưa những người ủng hộ chống độc quyền (antitrust) vào Ủy ban Thương mại Liên bang, Bộ Tư pháp, và Nhà Trắng. Ngoài ra còn ban hành một sắc lệnh hành pháp về tập trung thị trường (corporate concentration) hồi tháng 7 năm ngoái, trong đó bao gồm 72 điều khoản khác nhau, được thiết kế để hạn chế ảnh hưởng của các công ty khổng lồ. Continue reading “Tại sao lạm phát sẽ có xu hướng kéo dài ở Mỹ?”

Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP

Nguồn: Nguyễn Anh Dương, “Time for Vietnam to get cracking on CPTPP reforms”, East Asia Forum, 13/01/2022.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau nhiều năm thương thảo, Việt Nam đã khép lại đàm phán Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2015. Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định, Việt Nam đã cùng với các thành viên khác hồi sinh lại hiệp định dưới tên gọi mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bản thân Việt Nam là thành viên thứ bảy phê chuẩn hiệp định này.

Thái độ nhiệt tình của Việt Nam đối với CPTPP chủ yếu là vì Việt Nam muốn thúc đẩy cải cách bằng cách gây áp lực từ bên ngoài lên các nhóm lợi ích trong nước, một cách tiếp cận mà Việt Nam đã áp dụng kể từ năm 1986. Quãng đường dài từ đàm phán đến phê chuẩn đã cho phép Việt Nam xây dựng năng lực thể chế trong một số lĩnh vực, bao gồm luồng dữ liệu, doanh nghiệp nhà nước và quyền sở hữu trí tuệ. Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam đẩy mạnh cải cách theo CPTPP”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới

Nguồn: Chinas Wandel – die neue Doktrin und ihre Folgen für die Welt”, WELT, 29/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Chế độ Trung Quốc đang thay đổi sâu rộng mô hình kinh tế của mình. Phương châm là “Thịnh vượng chung”. Nhưng đằng sau việc tạo ra sự bình đẳng lớn hơn, chính quyền cộng sản còn có một mục tiêu thực sự khác. Kế hoạch này có tác động toàn cầu.

Người khổng lồ đã lung lay từ nhiều tháng nay. Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande đang gồng mình, rên siết vì gánh nặng nợ nần, điều này làm cho cả thế giới phải nín thở vì lo lắng. Đầu tháng 12, các khoản thanh toán cho các chủ nợ đã đến hạn, nhưng thanh toán thì không thấy đâu. Continue reading “Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới”

So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Sỹ Thành (*)

Vào ngày 1-12-2021, Ủy ban châu Âu phát đi một thông cáo báo chí nêu rằng tổ chức này sẽ dành EUR (euro) để thành lập sáng kiến Cổng toàn cầu (Global Gateway) nhằm hỗ trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nằm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù không có từ “Trung Quốc” nào xuất hiện trong thông cáo này, nhưng nhiều phân tích cho rằng thật khó để không coi Global Gateway là một phản ứng chính sách của châu Âu đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Continue reading “So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc”

Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?

Nguồn: Will the world economy return to normal in 2022?”, The Economist, 8/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Liệu tình trạng lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ (stagflation) đang tác động lên nền kinh tế thế giới có kéo dài? Trong suốt năm 2021, các ngân hàng trung ương và hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các yếu tố khiến lạm phát tăng đi kèm tăng trưởng chậm sẽ chỉ mang tính tạm thời. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng sẽ được khơi thông, giá năng lượng sẽ quay trở lại mặt đất, và công nhân ở các nước giàu trên thế giới đang không tham gia lực lượng lao động — vì những lý do không ai hiểu rõ — sẽ quay trở lại làm việc. Nhưng khi năm 2021 sắp kết thúc, các thị trường tài chính, công chúng và thậm chí chính các ngân hàng trung ương bắt đầu mất dần niềm tin. Continue reading “Kinh tế thế giới có quay lại bình thường trong năm 2022?”

Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?

Nguồn: Joseph Nye, “When It Comes to China, Don’t Call It a ‘Cold War’”, The New York Times, 02/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một ý tưởng mới đang ngày càng phổ biến trong số các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách ở Washington là Hoa Kỳ đang ở trong một cuộc “Chiến tranh Lạnh” với Trung Quốc. Đó là một ý tưởng tồi trên cả khía cạnh lịch sử lẫn chính trị và không tốt cho tương lai của chúng ta.

Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi cách đóng khung như vậy. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể đã bị ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh Lạnh, điều khiến tâm trí của chúng ta bị khóa chặt vào mô hình bàn cờ hai chiều truyền thống. Continue reading “Tại sao sai lầm khi gọi cạnh tranh Mỹ – Trung là ‘Chiến tranh Lạnh’?”

Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?

Nguồn: A real-time revolution will up-end the practice of macroeconomics”, The Economist, 23/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đại dịch đã thúc đẩy sự chuyển hướng sang dữ liệu mới và phân tích nhanh.

Có ai thực sự hiểu những gì đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới? Đại dịch đã khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Ít ai dự đoán được giá dầu lên mức 80 đô la, chưa nói đến các đội tàu container  đang chờ bên ngoài các cảng của California và Trung Quốc. Khi Covid-19 xuất hiện vào năm 2020, các nhà kinh tế đã dự báo quá cao tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm. Hiện tại, giá cả đang tăng nhanh hơn dự kiến ​​ và không ai dám chắc liệu lạm phát và tiền lương  có tăng cao hay không. Bất chấp tất cả các phương trình và lý thuyết của họ, các nhà kinh tế học thường vẫn dò dẫm trong bóng tối, với quá ít thông tin để họ có thể dựa vào  và chọn ra các chính sách tối đa hóa việc làm và tăng trưởng. Continue reading “Dữ liệu thời gian thực sẽ biến đổi chính sách kinh tế vĩ mô?”

Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc

Nguồn: Janan Ganesh, “America’s political and business elites no longer agree on China”, Financial Times, 19/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tin tức kinh doanh đã trở thành cách thức để chúng ta đánh giá tình hình thời sự gần đây. Các nhà phân tích tại BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, khuyên các nhà đầu tư nên tăng gấp ba mức đầu tư liên quan tới Trung Quốc. Goldman Sachs đã được cho phép có toàn quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán của họ tại Trung Quốc. Còn Apple, ít nhất là cho tới lúc này, đang chặn một ứng dụng kinh Koran ở Trung Quốc, sau khi các quan chức nước này bày tỏ lo ngại.

“Ba điểm xếp thành một hàng”, đúng như quy tắc. Nhưng không chỉ có ba. Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải báo cáo rằng các thành viên của họ đang tự tin hơn bất kỳ lúc nào kể từ khi bắt đầu căng thẳng thương mại song phương. Cũng giống như Goldman, JPMorgan Chase cũng đã được cho phép sở hữu toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ở Trung Quốc. Continue reading “Giới chính trị và kinh doanh Mỹ không còn chung suy nghĩ về Trung Quốc”

Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh

Nguồn: The first big energy shock of the green era”, The Economist, 16/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Vào tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp tại hội nghị thượng đỉnh COP26, để tuyên bố rằng họ có ý định đặt ra một lộ trình để lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050. Khi họ chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực kéo dài 30 năm này, mối lo ngại về năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh đang mở ra trước mắt họ. Kể từ tháng 5, giá tổng hợp các mặt hàng dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã phải cho hoạt động trở lại các nhà máy nhiệt điện than, giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 đô la một gallon, mất điện đã nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ, và Vladimir Putin vừa nhắc nhở châu Âu rằng nguồn cung cấp nhiên liệu của họ phụ thuộc vào thiện chí của Nga. Continue reading “Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh”

Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?

Nguồn: Hydrogen’s moment is here at last”, The Economist, 09/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hydro đã gây tranh cãi kể từ sau thảm kịch Hindenburg, một khí cầu sử dụng hydro vốn đã bốc cháy và chìm trong biển lửa vào năm 1937. Những người ủng hộ hydro nói rằng loại khí này là một phép màu carbon thấp, có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các hộ gia đình. Họ hy vọng nền kinh tế hydro sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng. Những người hoài nghi lại lưu ý rằng một số làn sóng đầu tư vào hydro kể từ những năm 1970 đã kết thúc trong thất bại khi những khiếm khuyết của loại khí này được phơi bày. Như chúng tôi đã giải thích, thực tế nằm ở giữa hai quan điểm trên. Vào năm 2050, các công nghệ hydro có thể loại bỏ khoảng một phần mười lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày nay. Đó là một tỉ lệ không lớn, nhưng nếu xét quy mô khổng lồ của quá trình chuyển đổi năng lượng, đây là một ngành kinh doanh quan trọng và béo bở. Continue reading “Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?”