James Cook: Người khám phá New Zealand và Australia

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

James Cook (1728 – 1779) là một nhà thám hiểm và nhà hàng hải thế kỷ 18 với những thành tựu trong việc vẽ bản đồ Thái Bình Dương, New Zealand và Australia – điều đã thay đổi hoàn toàn nhận thức của phương tây về địa lý thế giới. Là một trong rất ít người vươn lên giữ cấp bậc cao trong lực lượng hải quân thế kỷ 18, Cook đặc biệt thấu hiểu các nhu cầu thiết yếu của những thủy thủ bình thường.

James Cook sinh ngày 27/10/1728 tại một ngôi làng nhỏ gần Middlesbrough, Yorkshire và có cha là một công nhân nông trại. Năm 17 tuổi, Cook chuyển tới vùng ven biển, định cư tại Whitby và làm việc cho một người bán than. Năm 1755, ông gia nhập Hải quân Hoàng gia và phục vụ tại Bắc Mỹ, từ đó học được cách khảo sát và lập biểu đồ vùng nước ven biển. Continue reading “James Cook: Người khám phá New Zealand và Australia”

Ernest Rutherford: Người khai sinh ngành vật lý hạt nhân

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Ernest Rutherford (1871 – 1937) là một nhà vật lý sinh ra tại New Zealand, người đã giành giải Nobel Hóa học cho công trình tiên phong của ông trong lĩnh vực vật lý hạt nhân.

Ernest Rutherford sinh ngày 30/08/1871 ở Nelson, New Zealand, và là con trai của một nông dân. Năm 1894, ông nhận được học bổng vào Đại học Cambridge và làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Sir Joseph Thomson. Năm 1898, ông trở thành giáo sư vật lý tại Đại học McGill ở Montreal, Canada. Tại đây, trong quá trình làm việc với nhà hóa học Frederick Soddy, Rutherford đã nghiên cứu hiện tượng phóng xạ mới được phát hiện. Ông và Soddy đã đề xuất rằng phóng xạ là kết quả của sự phân rã các nguyên tử. Continue reading “Ernest Rutherford: Người khai sinh ngành vật lý hạt nhân”

Macbeth: Vị vua Scotland giúp truyền bá Cơ đốc giáo

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Macbeth (1005 – 1057) là vua của người Scotland. Trong thời gian cai trị, ông đã điều hành chính phủ một cách hiệu quả và thúc đẩy Cơ đốc giáo. Thế nhưng, trong kịch của William Shakespeare, ông thường được biết đến là một kẻ giết người và đoạt ngôi.

Hình ảnh Macbeth của Shakespeare có rất ít điểm tương đồng với vị vua thực sự của người Scotland thế kỷ 11.

Mac Bethad mac Findláich, tên tiếng Anh là Macbeth, được sinh ra vào khoảng năm 1005. Cha của ông là Finlay, Bá tước (Mormaer) xứ Moray, và mẹ của ông nhiều khả năng là Donada, con gái thứ hai của Malcolm II. Continue reading “Macbeth: Vị vua Scotland giúp truyền bá Cơ đốc giáo”

Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97

Nguồn: Kensaku & Lauly Li,Lee Teng-hui, Taiwan’s ‘Father of Democracy,’ dies at 97”, Nikkei Asian Review, 31/07/2020.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Lee Teng-hui (Lý Đăng Huy), tổng thống đầu tiên được bầu một cách dân chủ của Đài Loan, đã qua đời ở tuổi 97 vì suy đa tạng tại bệnh viện Đài Bắc hôm thứ Năm (30/07/2020).

Cái chết của ông đã được bệnh viện xác nhận trong một tuyên bố.

Ông Lý, người từ lâu đã ủng hộ việc dân chủ hóa Đài Loan, được bầu làm tổng thống bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông vào năm 1996 sau nhiều thập niên thiết quân luật. Khi còn là một thành viên Quốc Dân Đảng theo chủ nghĩa dân tộc, ông đã nỗ lực cải thiện vị thế của hòn đảo này trong cộng đồng quốc tế. Các chính sách của ông đã tạo ra sự va chạm với Bắc Kinh. Continue reading “Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97”

Galileo Galilei: Nhà thiên văn học và triết gia nổi tiếng người Ý

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Galileo Galilei (1564 – 1642) là một nhà thiên văn học, nhà vật lý và triết gia người Ý có sức ảnh hưởng lớn.

Galileo Galilei sinh ngày 15/02/1564 gần Pisa và là con của một nhạc sĩ. Ban đầu, ông theo học ngành y tại Đại học Pisa nhưng sau đó đã đổi sang triết học và toán học. Năm 1589, Galileo trở thành giáo sư toán học tại Pisa, nhưng tới năm 1592, ông đã chuyển sang làm giáo sư toán tại Đại học Padua và giữ vị trí này cho đến năm 1610. Trong thời gian này, ông đã thực hiện nhiều thí nghiệm, bao gồm thí nghiệm về tốc độ rơi của các vật thể khác nhau, cơ học và con lắc. Continue reading “Galileo Galilei: Nhà thiên văn học và triết gia nổi tiếng người Ý”

Trần Quốc Hương: Người chỉ huy những nhà tình báo huyền thoại

Tác giả: Hoàng Hải Vân

1. Người chỉ huy 4 lưới tình báo chiến lược của trung ương và khối điệp báo chủ yếu của miền

Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương) hoạt động cách mạng từ tiền khởi nghĩa, từng bị thực dân Pháp cầm tù, là cộng sự thân cận gần gũi Cụ Hồ, Tổng bí thư Trường Chinh và nhiều nhà lãnh đạo “khai quốc” khác.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Phó giám đốc Nha Tình báo trung ương. Năm 1954, ông được cử vào Nam làm nhiệm vụ đặc biệt cùng với Xứ ủy Nam Bộ tổ chức mạng lưới tình báo nhằm chuẩn bị thi hành Hiệp định Genève thống nhất đất nước. Continue reading “Trần Quốc Hương: Người chỉ huy những nhà tình báo huyền thoại”

William II: Người thừa kế nước Anh từ William ‘Kẻ chinh phạt’

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Được biết đến với tên gọi William Rufus bởi nước da hồng hào của mình (rufus nghĩa là “tóc đỏ” trong tiếng Latin), William II là con trai thứ ba của William “Kẻ chinh phạt” (William I) và được thừa kế ngai vàng Anh từ cha mình.

William II sinh ra vào khoảng năm 1056 và có rất ít thông tin về thời thơ ấu của ông. Trước khi mất vào năm 1087, William I đã truyền lại quyền thừa kế ngôi vị đầu tiên của mình là Công tước xứ Normandy cho người con trai cả Robert Curthose. Ông đã trao nước Anh cho William, người con trai thứ ba mà ông rất yêu quý, và William đã lên ngôi vào tháng 09/1087. Năm 1088, William phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của các nam tước do chú của ông là Odo xứ Bayeux khởi xướng để ủng hộ Robert. Tuy nhiên, Robert đã không thể xuất hiện và cuộc nổi dậy sớm tan rã. Continue reading “William II: Người thừa kế nước Anh từ William ‘Kẻ chinh phạt’”

Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1922 nhà khoa học người Đức Albert Einstein được trao giải Nobel Vật lý. Cũng năm đó ông cùng vợ là bà Elsa làm một chuyến du lịch dài tới 5 tháng rưỡi để khám phá vùng Viễn Đông và Trung Đông.

Trong chuyến đi này ông bà từng được Hoàng hậu Nhật Bản tiếp và mời cơm, được yết kiến Vua Tây Ban Nha. Einstein đã ghi chép chuyến du lịch ấy trong cuốn nhật ký của mình, trong đó đôi khi ông dùng những từ ngữ có tính chất phân biệt chủng tộc khá nặng nề để ghi lại ấn tượng của mình về người dân ở Hong Kong, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và Pakistan, là những nơi ông có dừng lại thăm. Continue reading “Có phải Einstein là người chống phân biệt chủng tộc?”

John Snow: Người tiên phong trong lĩnh vực gây mê và dịch tễ học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

John Snow (1813 – 1858) là một bác sĩ người Anh và là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực dịch tễ học khi đã xác định được nguồn gốc của dịch tả vào năm 1854.

John Snow sinh ngày 15/03/1813 tại York trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động. Năm 14 tuổi, ông thực tập tại phòng khám của một bác sĩ phẫu thuật. Năm 1836, Snow chuyển đến London để theo học ngành y theo chương trình chính quy. Năm 1838, ông trở thành thành viên của Viện Phẫu thuật Hoàng gia, sau đó tốt nghiệp Đại học London vào năm 1844 và được nhận vào Viện Y học Hoàng gia vào năm 1850. Continue reading “John Snow: Người tiên phong trong lĩnh vực gây mê và dịch tễ học”

Marco Polo: Người khám phá Trung Quốc thế kỷ 13

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marco Polo (1254 – 1324) là một lữ khách, nhà văn người Venice, một trong những người phương Tây đầu tiên đến Trung Quốc.

Marco Polo sinh khoảng năm 1254 trong một gia đình thương nhân giàu có và cởi mở ở Venice. Cha và chú của Polo là Niccolò và Maffeo Polo đều là những người buôn bán kim hoàn. Năm 1260, họ rời Venice để tới Biển Đen, di chuyển tiếp đến Trung Á và tham gia một phái đoàn ngoại giao để gặp Kublai Khan (Hốt Tất Liệt), hoàng đế nhà Nguyên tại Trung Quốc. Hốt Tất Liệt đã yêu cầu hai anh em Polo trở về châu Âu và thuyết phục Giáo hoàng gửi các học giả tới để giải thích cho ông về Cơ đốc giáo. Họ trở lại Venice vào năm 1269. Continue reading “Marco Polo: Người khám phá Trung Quốc thế kỷ 13”

Gnaeus Julius Agricola: Thống đốc Anh người La Mã

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Agricola (40 – 93 SCN) là một chính trị gia và nhà quân sự người La Mã. Với tư cách là thống đốc Anh, ông đã chinh phục nhiều vùng đất rộng lớn gồm miền bắc nước Anh, Scotland và xứ Wales. Cuộc đời của ông hiện vẫn được biết đến nhờ con rể của Agricola – nhà sử học Tacitus – đã viết một cuốn tiểu sử chi tiết về ông mà đến nay vẫn được lưu hành.

Gnaeus Julius Agricola sinh ngày 13 tháng 7 năm 40 SCN ở miền nam nước Pháp (lúc đó là một phần của Đế chế La Mã) trong một gia đình quyền quý. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một thủ lĩnh quân sự tại Anh, và nhiều khả năng đã tham gia chống lại cuộc nổi dậy của Boudicca vào năm 61. Continue reading “Gnaeus Julius Agricola: Thống đốc Anh người La Mã”

Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Da Gama (1460 – 1524) là một nhà thám hiểm và nhà hàng hải người Bồ Đào Nha, đồng thời là người đầu tiên đi trực tiếp từ châu Âu đến Ấn Độ bằng đường biển.

Vasco da Gama sinh năm 1460 trong một gia đình quý tộc. Người ta biết rất ít về cuộc đời của ông khi còn trẻ. Năm 1497, Da Gama được bổ nhiệm làm chỉ huy cho một đoàn thám hiểm được hỗ trợ bởi chính phủ Bồ Đào Nha với mục tiêu tìm con đường biển đến phương Đông. Continue reading “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”

William Thomson: Người phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

William Thomson (1824 – 1907), tức Nam tước Kelvin xứ Largs, là một nhà toán học và nhà vật lý người Scotland, người đã phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin.

William Thomson sinh ngày 26/06/1824 tại Belfast. Ông được dạy dỗ bởi cha, một giáo sư toán học. Năm 1832, gia đình Thomson chuyển đến Glasgow. Tại đây, ông đã bắt đầu học đại học khi lên 10, sau đó học tại các đại học Cambridge và Paris. Năm 1846, Thomson trở thành giáo sư triết học tự nhiên tại Glasgow và chức danh này đã theo ông hơn 50 năm. Continue reading “William Thomson: Người phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin”

Andy Warhol: Người tiên phong của Nghệ thuật Đại chúng

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Andy Warhol (1928 – 1987) là một họa sĩ, nhà làm phim và tác giả người Mỹ, đồng thời là người tiên phong của phong trào Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art).

Andrew Warhola sinh ra ở Pittsburgh, Pennsylvania. Cha mẹ ông đã di cư sang Hoa Kỳ từ Ruthenia, một khu vực hiện thuộc Cộng hòa Slovakia. Từ năm 1945 đến 1949, Warhol học tại Học viện Công nghệ Carnegie. Năm 1949, ông chuyển đến New York và đổi tên thành Warhol. Ông từng làm nghệ sĩ quảng cáo cho các tạp chí, thiết kế quảng cáo và cửa sổ trưng bày. Continue reading “Andy Warhol: Người tiên phong của Nghệ thuật Đại chúng”

Attila the Hun: Người cai trị đế chế người Hung

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Attila (410 SCN – 453 SCN) là lãnh đạo của đế chế người Hung, người đã chỉ huy người Hung và những dân tộc lệ thuộc của họ trong bốn cuộc tấn công lớn, gồm hai lần tấn công phía đông và hai lần khác vào phía tây của đế chế La Mã.

Attila cai trị đế chế người Hung từ năm 440 đến năm 453 SCN, ban đầu cùng với anh trai là Bleda, sau đó ông sát hại Bleda để độc tôn ngôi vị. Một ghi chép từ quan sát trực tiếp về Attila của nhà sử học người La Mã Priscus cho thấy ông là một người thông minh và rất giản dị trong cách ăn mặc, dù cũng có thể nổi cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào. Continue reading “Attila the Hun: Người cai trị đế chế người Hung”

Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Claudius Galen (130 SCN – 210 SCN) là một nhà văn, nhà triết học và là bác sĩ nổi tiếng nhất của Đế chế La Mã với những lý thuyết làm nền tảng cho y học châu Âu trong suốt 1.500 năm.

Claudius Galen sinh ra ở Pergamum (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và có cha mẹ là người Hy Lạp. Ông từng học tại Hy Lạp, Alexandria và các vùng khác của Tiểu Á, sau đó trở về quê nhà và làm bác sĩ chính cho trường đấu sĩ ở Pergamum. Công việc này đã giúp ông có được kinh nghiệm phong phú trong việc điều trị vết thương. Continue reading “Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa”

Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Elizabeth Gaskell (1810 – 1865) là một tiểu thuyết gia dưới thời Victoria, người được biết đến bởi cuốn tiểu sử viết về bạn của bà là Charlotte Brontë.

Elizabeth Stevenson sinh ngày 29/09/1810 tại London và là con gái của một mục sư theo thuyết nhất vị (Unitarian). Sau khi mẹ mất sớm, bà được nuôi dưỡng bởi người dì sống ở Knutsford, Cheshire. Năm 1832, bà kết hôn với William Gaskell, người cũng là một mục sư theo thuyết nhất vị, và họ định cư tại thành phố công nghiệp Manchester. Continue reading “Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria”

Pythagoras: Nhà toán học và triết gia Hy Lạp cổ đại

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Pythagoras (580 TCN – 500 TCN) là một nhà toán học và triết học nổi tiếng người Hy Lạp, người được biết đến với định lý mang tên ông.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Pythagoras. Ông được cho là đã sinh ra ở đảo Samos thuộc Hy Lạp, và thời trẻ đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Ai Cập và Ba Tư. Ông định cư ở thành phố Crotone, miền nam nước Ý. Tại đây, ông bắt đầu công việc giảng dạy và sớm đào tạo ra những môn đồ với cách sống dựa trên những quy tắc khắt khe về học tập và rèn luyện – được lấy cảm hứng từ một lý thuyết toán học. Các môn đồ của ông thường được gọi là “Pythagoreans”. Continue reading “Pythagoras: Nhà toán học và triết gia Hy Lạp cổ đại”

James Watt: Người cải tiến công nghệ động cơ hơi nước

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

James Watt (1736 – 1819) là một nhà phát minh và kỹ sư cơ khí người Scotland, người nổi tiếng với những cải tiến  công nghệ động cơ hơi nước.

James Watt sinh ngày 18/01/1736 tại Greenock và có cha là một chủ hãng đóng tàu giàu có. Ban đầu, ông làm công việc sản xuất các dụng cụ toán học, sau đó sớm trở nên quan tâm đến động cơ hơi nước.

Năm 1698, động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới đã được cấp bằng sáng chế, và tới thời điểm Watt ra đời, động cơ của Newcomen đã bơm nước từ các mỏ khai thác trên toàn quốc. Continue reading “James Watt: Người cải tiến công nghệ động cơ hơi nước”

Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Francisco Goya (1746 – 1828) là một họa sĩ và nhà điêu khắc sáng tạo, và là một trong những bậc thầy vĩ đại của hội họa Tây Ban Nha.

Francisco Jose de Goya y Lucientes sinh ngày 30/03/1746 tại một nơi gần Saragossa, Aragon, và có cha là một họa sĩ. Goya bắt đầu theo học nghệ thuật chính thức vào năm 14 tuổi khi ông tập sự tại phòng vẽ của một họa sĩ địa phương. Năm 1763, Goya tới Madrid và làm việc cho một họa sĩ khác đến từ Aragon là Francisco Bayeu. Sau này, ông đã kết hôn với em gái của Bayeu. Continue reading “Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18”