Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore

Nguồn:Multi-party political system could ruin Singapore: Ong Ye Kung”, TODAY, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Nếu bối cảnh chính trị ở đây phát triển thành một hệ thống với nhiều hơn một đảng chính trị chi phối, thì điều đó có thể có nghĩa là xảy ra rất nhiều “va chạm trên thực tế” bởi các công đoàn và hiệp hội khác nhau và thậm chí là cả các phương tiện truyền thông trở nên bị chia rẽ khi các bên đều tìm kiếm sự ủng hộ, Bộ trưởng Giáo dục Ong Ye Kung (phục trách Giáo dục đại học và Kỹ năng) cho biết.

Và nếu các đảng chính trị tập hợp với nhau theo những ngọn cờ “xấu”, như chủng tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo, thì “thứ kết hợp độc hại” này có thể làm đất nước bị phá hỏng, ông Ong cho biết, và lưu ý rằng ngay cả khi các đảng chính trị đại diện cho các quan điểm đa dạng, chính bản chất đó “vẫn có thể biến tướng, gây bất hòa và chia rẽ xã hội”. Continue reading “Hệ thống chính trị đa đảng có thể hủy hoại Singapore”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)

Tác giả: Ngọc Lan & Thục Trâm

Các quốc gia theo chế độ cộng hòa thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)

Tác giả: Thuỳ Dương & Thục Trâm

Các quốc gia quân chủ thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P1)”

Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?

trump-sea

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Southeast Asia Gets Trumped?”, Project Syndicate, 12/11/2016.

Với chiến thắng gây sốc trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Donald Trump đã làm nên lịch sử – và làm rất nhiều người e ngại. Thực tế là sự trỗi dậy của ông đe dọa kích động một cuộc cách mạng làm lung lay nền tảng không chỉ của nền chính trị Mỹ, mà còn của cả hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Một khu vực có thể sớm bắt đầu cảm nhận được tác động này chính là khu vực Đông Nam Á.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump đã đưa ra một thế giới quan “nước Mỹ trước tiên”, nhấn mạnh rằng ông sẽ theo đuổi các cam kết quốc tế của Mỹ chỉ khi cảm thấy phù hợp với lợi ích của mình. Điều này đã làm rúng động nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ, bao gồm các nước Đông Nam Á, những nước lo sợ rằng họ sẽ bị bỏ qua bởi quốc gia lâu nay vẫn là người bảo đảm quan trọng nhất cho sự ổn định khu vực. Continue reading “Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?”

Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?

obama-duterte

Nguồn: Greg Raymond, What’s wrong with the United States’ Southeast Asian allies?, East Asia Forum, 18/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hành động của Philippines và Thái Lan hiện nay không giống với những gì mà các đồng minh hiệp ước của Mỹ nên làm. Dù Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như là một trường hợp cá biệt, nhưng tư tưởng chống Mỹ của ông ta chỉ là một phần mới nhất trong sự bất ổn của quan hệ Mỹ – Philippines. Quan hệ Mỹ – Thái cũng đã xấu đi kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, và dường như người Thái còn đang có ý định thắt chặt quan hệ quân sự với Trung Quốc. Nhưng bất đồng của hai nước này với Mỹ không nhất thiết có nghĩa là họ muốn thay đổi nguyên trạng ở châu Á. Continue reading “Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?”

Cách vượt qua ‘lưỡng nan đồng thuận’ của ASEAN ở Biển Đông

asean-shutterstock-20131122

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Can ASEAN Overcome the ‘Consensus Dilemma’ over the South China Sea?“, ISEAS Perspective, No 58, 24/10/2016.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập vào năm tới. Vì vậy, có thể đã đến lúc tổ chức này nên suy ngẫm về tương lai của mình. Một câu hỏi đặc biệt quan trọng là làm thế nào để ASEAN trở nên hiệu quả hơn trong việc giải quyết những thách thức an ninh đang nổi lên. Đáng lo ngại hàng đầu chính là việc hiện tại ASEAN không thể hình thành được một lập trường chung về vấn đề tranh chấp Biển Đông, mà nguyên nhân chủ yếu chính là vì nguyên tắc đồng thuận của Hiệp hội này.

Bài viết này tập trung phân tích việc nguyên tắc đồng thuận đang làm xói mòn vai trò và tính hiệu quả của ASEAN như thế nào, đặc biệt là trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông. Bài viết đề xuất rằng nhằm giải quyết vấn đề này, ASEAN cần cân nhắc các cải cách về mặt quy trình ra quyết định cũng như các cải tiến về mặt thể chế. Continue reading “Cách vượt qua ‘lưỡng nan đồng thuận’ của ASEAN ở Biển Đông”

Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte

duterte

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Contradictions of Duterte’s Presidency”, East Asia Forum, 04/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhậm chức chưa đầy ba tháng, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải đối mặt với một nghịch lý quyền lực. Duterte đã tập trung đủ quyền lực chính trị để tái cơ cấu và làm hồi sinh các thể chế yếu kém của nhà nước này. Ông nhanh chóng mở rộng quyền kiểm soát lên hệ thống chính trị, biến bản thân mình thành tổng thống quyền lực nhất tại Philippines kể từ khi chế độ Ferdinand Marcos sụp đổ.

Không lâu trước đó, Duterte từng bị coi là một kẻ ngoại đạo, không có chỗ đứng trong nền chính trị dòng chính của Philippines. Giờ đây ông đang nắm thế “siêu đa số” trong quốc hội, điều theo nhiều nhà phê bình đã biến quốc hội thành cơ quan “đóng dấu” cho các quyết định của tổng thống. Nhà lãnh đạo Philippines cũng đã “bẻ nanh vuốt” của một hệ thống tòa án vốn lâu nay thiếu ngân sách và yếu ớt, một cơ quan vốn đang nỗ lực nhằm kìm hãm chiến dịch chống ma túy triệt để của ông (trong đó có việc tiêu diệt tội phạm không qua xét xử – NBT). Continue reading “Những nghịch lý quyền lực của Tổng thống Duterte”

Sự bất định mới của Thái Lan

thailand-mourns-bhumibol-adulyadej

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “Thailand’s New Uncertainty”, Project Syndicate, 15/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù đã được dự đoán từ lâu, cái chết của Nhà vua Bhumibol Adulyadej vẫn gây ra cú sốc nặng đối với đất nước Thái Lan. Khi tin được loan báo, những đoàn người rất đông đã tụ tập tại các thị trấn và thành phố để than khóc và tỏ lòng thành kính trước bậc quân vương đã trị vì đất nước trong bảy thập niên.

Thị trường chứng khoán Thái Lan chao đảo và đất nước này rơi vào một giai đoạn bất định. Phần lớn người Thái chưa từng biết đến một vị vua nào khác, và Vua Bhumibol đã truyền cảm hứng về sự cống hiến lớn lao trong thời kỳ nước này trải qua những biến động kinh tế và chính trị rộng khắp. Trong triều đại của ông, Thái Lan đã chuyển đổi từ một nước nghèo thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Continue reading “Sự bất định mới của Thái Lan”

Cần giải cứu ASEAN khỏi tay Trung Quốc

asean

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đã từng được ca ngợi như một thành công chủ chốt của tổ chức khu vực này. Nhưng giờ đây điều đó đang dần trở thành một “huyền thoại” bị nghi ngờ. Đằng sau thực tế đáng lo ngại này có bàn tay của một số thế lực bên ngoài.

Từ sự cố tại hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết

Tại hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (NAM) lần thứ 17 được tổ chức vừa qua tại Venezuela, có một sự cố đã gây chú ý cho cộng đồng quốc tế. Cụ thể, sau hội nghị, tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã cáo buộc Singapore cố tình “khuấy động” vấn đề tranh chấp Biển Đông tại diễn đàn này. Đại sứ của Singapore tại Bắc Kinh đã ngay lập tức bác bỏ điều này và cho rằng các cáo buộc của Hoàn Cầu Thời Báo là vô căn cứ và không đúng với thực tế diễn ra tại hội nghị. Continue reading “Cần giải cứu ASEAN khỏi tay Trung Quốc”

Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN

aseanbrk

Nguồn: Robert A. Manning, “Time to rethink ASEAN”, Nikkei Asian Review,  06/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra trong bối cảnh có sự thay đổi. Căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm chạp, và những thỏa thuận thương mại lớn đối mặt với một tương lai không chắc chắn. Nhưng không nhiều người sẽ đón chờ giải pháp từ các lãnh đạo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại EAS. Một lý do lớn là bởi EAS là một sản phẩm của ASEAN, một tổ chức quan tâm đến tiến trình hơn là kết quả.

Trước thềm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập vào năm 2017, ASEAN vẫn tiếp tục gặp khó khăn – vì họ đã thất bại trong việc định hình một quan điểm chung và rõ ràng về các vấn đề cấp thiết trong khu vực. Để các thể chế của châu Á trở nên hiệu quả hơn, giờ là lúc phải suy nghĩ lại về ASEAN, tổ chức đã thành công trong việc tổ chức vô số các cuộc họp và tạo nên những truyền thuyết (ví dụ như Phương tức ASEAN, và “vai trò trung tâm của ASEAN”) hơn là giải quyết các vấn đề quan trọng. Continue reading “Đã đến lúc cần suy nghĩ lại về ASEAN”

Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc

irrawaddy-myitsone-project0

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Dam Problem With Myanmar,” Project Syndicate, 12/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc là một nước hâm mộ cuồng nhiệt đập thủy điện. Thật vậy, trong 50 năm qua, nước này đã xây dựng nhiều con đập hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Nhưng có một con đập mà Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng được: Đập Myitsone ở Myanmar. Và có vẻ các nhà lãnh đạo Trung Hoa không thể bỏ qua chuyện này.

Đập Myitsone dự kiến được xây dựng ở thượng nguồn sông Irrawaddy, thủy mạch của Myanmar. Nó được thiết kế như một dự án thủy điện, từ đó tạo ra năng lượng để xuất khẩu sang Trung Quốc, ở thời điểm nền kinh tế Myanmar đang phụ thuộc vào người hàng xóm khổng lồ của mình. Bị cai trị bởi một chính quyền quân sự tàn bạo, Myanmar phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt nặng nề do Mỹ dẫn đầu và sự cô lập quốc tế rộng khắp. Continue reading “Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc”

Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore

lee

Nguồn: Stephan Ortmann, “Singapore’s Succession Struggles,” East Asia Forum, 24/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi ông Lý Hiển Long bị ngất trong bài phát biểu thường niên về chính sách hôm 21 tháng 8, không chỉ người dân Singapore mà các lãnh đạo trên thế giới đều bàng hoàng. Dù ông đã bình phục nhanh chóng và kết thúc bài phát biểu của mình sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, sự cố này đã thu hút sự chú ý về vấn đề kế nhiệm lãnh đạo ở một đất nước từ lâu đã có nền chính trị dễ đoán và ít thay đổi.

Trong khi Singapore vẫn duy trì diện mạo của một nền dân chủ, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã thống trị nền chính trị kể từ khi nước này giành được độc lập bằng cách tạo ra những rào cản lớn đối với các đảng chính trị đối lập, và hiện nay PAP nắm hơn 90% số ghế trong Quốc hội. Để duy trì mức độ kiểm soát này, PAP đã chuyển giao thành công quyền lực cho thế hệ tiếp theo gồm các nhà lãnh đạo được “chọn mặt gửi vàng.” Nhưng hiện tại, việc kế nhiệm vị trí lãnh đạo vẫn chưa rõ ràng dù đương kim thủ tướng đã 64 tuổi. Continue reading “Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore”

Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL

 

mekong_dams

Tác giả: GS Chung Hoàng Chương (phỏng vấn)

Ngày 16/8 vừa qua, Lào đã chính thức khởi công đập thủy điện Don Sahong. Theo GS, đập thủy điện trên mang ý nghĩa như thế nào đối với Lào?

Quan ngại này cũng đã kéo dài được nhiều năm, kể từ khi đập Xayaburi được khởi công. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào – Viraphon Viravong, từ giờ, Lào phải đặt mạnh vấn đề triển khai thủy điện. Tôi đã đi tới Don Sahong và những làng dọc theo 17 nhánh của dòng sông này.  17 nhánh này chằng chịt và tạo nên mô hình có đến ngàn đảo. Đây là một khu sinh thái rất đặc biệt và có một tầm lịch sử rất quan trọng.

Từ năm 1800, nhiều đoàn thám hiểm đi dọc theo sông Mê Kông để triển khai “đường trà”. Xuất phát từ phía đồng bằng, các đoàn này đi lên ngang qua những nhánh sông thuộc tỉnh lỵ Mondulkiri nhưng lại bị ngăn cản khi đến Pakse bởi thác Khone. Thác Khone hùng vĩ và có thể xem là linh hồn của vùng Đông Nam Á. Nhưng, đập thủy điện Don Sahong lại được xây dựng ngay trong khu vực này. Continue reading “Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL”

Nền cai trị khủng bố của Duterte

philippines-drugs-death

Nguồn: Aryeh Neier, “Duterte’s Reign of Terror,” Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào cuối tháng 6 và tuyên bố một “cuộc chiến chống ma túy,” hơn 1.900 người đã bị sát hại – 756 người do cảnh sát và 1.160 người khác là do “lực lượng tự vệ” (vigilantes) – theo các báo cáo của cảnh sát tính đến ngày 24 tháng 8. Duterte đang tán dương cuộc tàn sát và tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình chống ma túy của mình chừng nào ông còn làm tổng thống.

Các cơ quan thực thi pháp luật Philiippines đang theo đuổi cuộc chiến ma túy đã vứt bỏ luật lệ và bỏ qua các yêu cầu căn bản như thu thập chứng cứ, tuân thủ chuẩn mực tố tụng, hay thậm chí là mở các phiên tòa xét xử. Tổng nha Cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa thậm chí còn đổ lỗi cho nạn nhân về cái chết của họ rằng “Nếu không chống đối cảnh sát thì họ đã sống sót.” Continue reading “Nền cai trị khủng bố của Duterte”

Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong bối cảnh TPP

asean-shutterstock-20131122

Tác giả: Trần Thị Bảo Hương

Tóm tắt: ASEAN không chỉ sáng lập và tích cực thúc đẩy hợp tác Đông Á mà còn nắm giữ vị trí trung tâm trong hợp tác khu vực. Tuy nhiên, hiện trạng hợp tác khu vực tại Đông Á tương đối phức tạp, cơ chế hợp tác đa dạng, thậm chí chồng chéo nhau, nhưng quy chế hợp tác lỏng lẻo; thêm vào đó là vấn đề cạnh tranh về quyền lãnh đạo khu vực của các nước lớn cũng như năng lực lãnh đạo của bản thân ASEAN gần đây giảm đi đáng kể… là những lý do khiến ASEAN gặp nhiều khó khăn trong việc lãnh đạo hợp tác khu vực, thậm chí vai trò lãnh đạo bị suy yếu dần. Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra đời như là một biến số mới khiến vai trò chủ đạo của ASEAN gặp càng nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết này đề xuất một số biện pháp mà ASEAN và các nước Đông Á cần làm để giữ vững và củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực trước tình hình mới. Continue reading “Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN trong bối cảnh TPP”

Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’

aseancs

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam, ASEAN and the ‘Consensus Dilemma’”, ISEAS – Yusof Ishak Instititute, 31/08/ 2016

Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.

Đáng chú ý là trong khi ca ngợi vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, ông Quang cũng ngầm thể hiện sự thất vọng của Việt Nam đối với sự bất lực của ASEAN trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra. Continue reading “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’”

Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào

mekong_dam_don_sahong

Tác giả: Hoàng Việt

Chính phủ Lào luôn mong muốn trở thành “bình ắc quy của khu vực Đông Nam Á” vì nếu làm được như vậy, họ có điều kiện để phát triển nền kinh tế của họ.

Để đạt được mục tiêu này, Lào có kế hoạch xây dựng khoảng 70 đập thủy điện trên cả dòng chính lẫn dòng nhánh của sông Mekong.

Tuy nhiên, có rất ít hoặc gần như không có quy hoạch về môi trường trong kế hoạch phát triển thủy điện của Chính phủ Lào. Điều này đã gây ra tranh cãi về những mâu thuẫn giữa một bên là chính sách phát triển kinh tế của Lào với một bên là việc gìn giữ, bảo vệ môi trường đối với khu vực hạ lưu sông Mekong. Continue reading “Xây đập thủy điện và trách nhiệm pháp lý của Lào”

Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á

TPP+Logo

Tác giả: Trần Thị Bảo Hương

Tóm tắt: Toàn cầu hóa và hội nhập là hai xu thế phát triển song song của thời đại trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Một loạt các cơ chế hợp tác trên cơ sở lấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm trung tâm là biểu hiện cụ thể của hội nhập khu vực ở Đông Á. Do đặc thù riêng, hơn 15 năm qua,ASEAN luôn đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều yếu tố, vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực ngày càng suy giảm. Trong những năm gần đây, dưới nỗ lực thúc đẩy của Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phát triển tương đối nhanh và mạnh, đồng thời có xu thế áp đảo các khuôn khổ hợp tác kinh tế hiện có trong khu vực do ASEAN khởi xướng, do đó trở thành một biến số mới khá quan trọng đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á. Bài viết này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của TPP đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Á. Continue reading “Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á”

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông

aseanchina

Nguồn: Chin Tong Liew & Wing Thye Woo, “A new playbook for China and ASEAN”, Project Syndicate, 15/07/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết của Tòa Trọng tài tại La Haye (Hà Lan) chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với luật pháp quốc tế và là một cảnh báo rõ ràng đối với Trung Quốc về sự lấn lướt chiến lược của nước này ở Đông Nam Á. Trung Quốc nói rằng sẽ không công nhận phán quyết của Tòa, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không thấy bất an bởi phán quyết này.

Câu hỏi bây giờ là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Liệu nước này sẽ thay đổi cách hành xử thường là hung hăng trong khu vực, hay sẽ tiếp tục nhìn Biển Đông chủ yếu qua lăng kính của cạnh tranh Trung – Mỹ? Nếu Trung Quốc cho rằng một Hoa Kỳ kiệt sức vì chiến tranh và không thích rủi ro sẽ tránh né xung đột, nước này có thể dễ dàng áp đặt những yêu sách ở Biển Đông bằng vũ lực. Continue reading “Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông”