Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan, Nikkei Asia, 21/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang.

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Quốc.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan”

Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á

Nguồn: Sinan Tavsan, Turkish drone success in Ukraine sets stage for Asia roadshow, Nikkei Asia, 08/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các công ty sản xuất máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy khách hàng tiềm năng ở Nhật Bản, Indonesia, và Malaysia.

Một chú vượn cáo mới chào đời tại vườn thú Kiev ở thủ đô Ukraine đã được đặt tên là “Bayraktar,” theo thông báo trong một bài đăng trên Telegram vào thứ Sáu của Thị trưởng Vitali Klitschko, một nhà cựu vô địch quyền anh hạng nặng.

Chú vượn cáo đuôi vằn này được đặt theo tên một chiếc máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, thứ mà một lần nữa được chú ý trên toàn cầu vì thành công trên chiến trường. Giống như ở Azerbaijan, Syria, và Libya, những đoạn video cho thấy Bayraktar TB-2 hạ gục xe tăng, xe bọc thép, và hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không của Nga đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Continue reading “Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ được săn đón ở châu Á”

Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ

Nguồn: Toru Takahashi, Thai ‘land bridge’ project caught in Sino-U.S. tug of war, Nikkei Asia, 20/02/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu Nhật Bản có tham gia vào dự án để giúp ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương hay không?

Địa điểm tiềm năng để xây dựng cửa ngõ vào Ấn Độ Dương của Thái Lan là một bán đảo nhỏ nhô ra Biển Andaman.

Phần lớn huyện Ao Ang thuộc tỉnh Ranong ở tây nam Thái Lan, nằm cách trung tâm tỉnh khoảng 30 km về phía nam, được che phủ bởi rừng nguyên sinh, và chỉ có thể đi đến đó bằng đường biển. Tuy nhiên, huyện vùng sâu vùng xa này đang ngày càng thu hút nhiều người hơn, vì nó vừa được đề xuất trở thành nơi mở một cảng mới, một ngư dân chèo chiếc thuyền mà tác giả thuê tại một ngôi làng gần đó cho biết. Phải mất một giờ để đi thuyền đến khu vực gần địa điểm xây cảng. Continue reading “Dự án ‘cầu lục địa’ qua eo đất Kra vướng vào giằng co Trung-Mỹ”

Ai sáng chế ra chữ Hán?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chữ viết là một phát minh vĩ đại của loài người. Dân tộc nào làm ra được chữ viết thì dân tộc đó sẽ thoát ra khỏi thời kỳ tiền sử mông muội, tiến sang kỷ nguyên văn minh có sử sách ghi lại sự phát triển của dân tộc mình. Cho tới nay, một số dân tộc vẫn chưa làm được chữ viết. Chữ Hán thuộc loại chữ viết ra đời sớm. Theo nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Châu Hữu Quang, chữ Hán chính thức thành hình và ra đời cách đây khoảng hơn 3300 năm, chỉ sau một vài loại chữ viết của vùng Trung Đông. Trong hàng nghìn loại chữ viết hiện có trên thế giới, chữ Hán nổi bật với hình dạng tổ hợp đường nét giới hạn trong một ô vuông, là loại chữ viết duy nhất có tính chất biểu ý (ghi ý), khác với các loại chữ viết còn lại đều có tính chất biểu âm (ghi âm). Continue reading “Ai sáng chế ra chữ Hán?”

Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?

Nguồn: Thomas Kean, How Myanmar’s Coup Has Reshaped Its Ethnic Conflicts, The Diplomat, 14/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảo chính đã nhường chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng, nhằm tạo ra một nhà nước liên bang thực sự gắn kết

Xét theo mọi góc độ – từ thương vong, tị nạn do xung đột, đến tình trạng nghèo đói và mất việc làm – cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 tại Myanmar là một thảm họa nghiêm trọng, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Việc chế độ quân sự lên nắm quyền cũng đã giết chết tiến trình hòa bình kéo dài hàng thập niên qua tại Myanmar, giáng đòn cuối vào các cuộc đàm phán vốn dĩ đang trên đà xuống dốc, phần lớn là do quân đội và chính phủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi không muốn nhượng bộ các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số. Continue reading “Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?”

Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng

Nguồn:Kasachstan: Was steckt hinter den Protesten – und wie geht es weiter?” WELT, 08/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kazakhstan không yên tĩnh: Trong cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, quân đội đã hành động chống lại người biểu tình, hàng chục người đã thiệt mạng. Sau đây là một số hỏi đáp về tình hình ở quốc gia lớn thứ chín thế giới này.

Các sự kiện ở Cộng hòa Kazakhstan vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ diễn ra dày đặc và nhanh chóng: Biểu tình ở khắp nơi phản đối tăng giá khí đốt đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Nhiều người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa chống lại sự lãnh đạo độc tài, nhưng các đám đông có vũ trang cũng lao vào các cuộc giao tranh với lực lượng an ninh. Continue reading “Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng”

Taliban sẽ là lực lượng cứu châu Âu khỏi nạn khủng bố?

Nguồn: “Afghanistan: Taliban sollen die Welt vor islamistischem Terrorismus bewahren?”, WELT, 21/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Những lời đe dọa từ phương Tây không còn lại bao nhiêu. Bên cạnh nước Đức, Hoa Kỳ cũng đang từng bước thiết lập quan hệ với nhà cầm quyền mới ở Kabul. Chính họ sẽ là những người có nhiệm vụ kiểm soát các phần tử Hồi giáo khác. Cái giá phải trả là khá cao.

Trong những tuần qua, các đại diện từ khắp nơi trên thế giới đã đến Doha, chi nhánh duy nhất của Taliban bên ngoài Afghanistan để tiến hành các cuộc đàm phán. Những người khác lại bay thẳng đến Kabul. Ví dụ, đại sứ Đức đi cùng người đồng cấp Hà Lan cũng như một số quan chức khác. Continue reading “Taliban sẽ là lực lượng cứu châu Âu khỏi nạn khủng bố?”

Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un

Nguồn:Nordkorea: Wie Kim Jong-un unbemerkt sein „Endziel“ erreichte”, WELT, 16/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kim Jong-un lên cầm quyền cách đây đúng mười năm. Khi đó anh ta bị coi thường, thậm chí bị nhạo báng. Đấy chính lại là điều may mắn cho nhà độc tài còn trẻ tuổi này. Kim Jong-un đã tận dụng sự ngây thơ của phương Tây để thay đổi thế giới.

Jang Jin-sung nhìn thính giả của mình một cách thoải mái nhưng nghiêm nghị. Ông ta từng là cán bộ tuyên huấn và là “nhà thơ cung đình của Kim Jong-il”, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Vị “cán bộ tuyên huấn ” này có mặt tại Hội trường Clevinga của Đại học Leiden ở Hà Lan. Đó là cuối tháng 9 năm 2014. Ông ta nói chuyện về tình hình Triều Tiên, về hoạt động của chính thể này và nói về hy vọng của ông trong tương lai đối với đất nước. Ông nói: “Tôi nghĩ, không bao lâu nữa chế độ này sẽ sụp đổ. Có thể là năm năm, nhiều nhất là 7 năm, chế độ này sẽ không còn tồn tại.” Hoàn toàn ngược lại, Kim Jong-un, con trai Kim Jong-il, hiện vững như bàn thạch, ông ta là “nhà lãnh đạo tối cao” đang kỷ niệm 10 năm ngày lên nắm quyền của mình, ngày 17 tháng 12. Continue reading “Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un”

Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Đầu thế kỷ 20, nhà địa lý học Halford Mackinder đã nhìn thấy tầm quan trọng của vùng đất trải dài từ sông Volga đến sông Dương Tử, ông bảo rằng đó là khu vực xoay trục của chính trị thế giới. Trong cuốn sách The future is Asian (Tương lai thuộc về châu Á), tiến sĩ Parag Khanna cũng cho rằng tương lai Trung Quốc sẽ ăn sâu vào châu Á như quá khứ. Parag Khanna đưa ra một viễn tượng lạc quan về châu Á hóa thế giới thế kỷ 21, như thế kỷ 19 của châu Âu hay thế kỷ 20 của Hoa Kỳ.

Sau sự tan rã của Liên Xô đầu thập niên 1990 và những biến động khác của lịch sử thế giới, nhiều quốc gia mới ở Trung Á được thành lập. Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia từ Vịnh Ba Tư đã dẫn đến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và của cải nông nghiệp tăng theo. Trong cuốn sách Con đường tơ lụa mới,[1] giáo sư Peter Frankopan mở rộng đề tài đã bàn năm 2015,[2] ông luận bàn tiếp câu chuyện về sự gắn kết, xây dựng liên minh, đồng thuận, giảm nhiệt căng thẳng, hợp tác dài hạn bao trùm phần lớn khu vực giữa Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Continue reading “Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Kẻ nhân nhượng cho cá sấu ăn với hy vọng nó sẽ ăn thịt mình cuối cùng” (an appeaser is someone who feeds a crocodile hoping it will eat him last – Churchill).

Gần đây, câu hỏi Trung Quốc có đánh chiếm Đài Loan không và nếu có thì bao giờ đã làm giới nghiên cứu đau đầu và dư luận lo ngại, nhưng vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, các giả thuyết vẫn chưa rõ ràng. Trong thế giới “hậu chiến tranh lạnh” (Mỹ – Xô) hay “chiến tranh lạnh kiểu mới” (Mỹ – Trung), yếu tố “bất định” và “khó lường” ngày càng tăng, làm cho điều chỉnh chiến lược thời Trump và thời Biden vẫn chưa hoàn chỉnh. Continue reading “Đài Loan: Cục xương khó nuốt đối với Bắc Kinh?”

Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên

Nguồn: Colum Lynch, “The Life of Diplomats in North Korea”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tài liệu nội bộ của Liên Hợp Quốc nêu chi tiết gánh nặng mà các nhà ngoại giao nước ngoài phải đối mặt do các lệnh trừng phạt và một chính phủ kiểm soát chặt đến ngột ngạt ở Bình Nhưỡng.

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, đại sứ Nga tại Triều Tiên lúc bấy giờ, Valery Sukhinin, đã kể trước quan khách một cuộc họp của các nhà ngoại giao tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về các thách thức của đời sống ngoại giao ở Bình Nhưỡng trong bối cảnh Triều Tiên bị cấm vận.

Ông phàn nàn việc Đại sứ quán Nga phải vận chuyển những bao tiền mặt từ Moscow và Bắc Kinh để trang trải chi phí và trả lương cho nhân viên, vì các ngân hàng phương Tây không chấp thuận các giao dịch ngân hàng với Triều Tiên. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, bao gồm Toyota và Mitsubishi, do cảnh giác với các lệnh trừng phạt, đã không bán ô tô hoặc phụ tùng để phục vụ đội xe của Đại sứ quán, trong khi Volkswagen từ chối yêu cầu mua một chiếc xe jeep để Lãnh sự quán Nga sử dụng tại một khu vực không có đường nhựa, khẳng định rằng chiếc xe là một mặt hàng xa xỉ bị cấm xuất sang Triều Tiên. Continue reading “Bên trong cuộc sống của các nhà ngoại giao ở Triều Tiên”

Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo

Nguồn: Raffaello Pantucci, “How China Became Jihadis’ New Target”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tổ chức khủng bố quốc tế từ lâu chỉ coi Bắc Kinh là một mục tiêu thứ yếu. Điều đó đã thay đổi.

Đầu tháng 10, một kẻ đánh bom của Nhà nước Hồi giáo-Khorasan đã giết chết gần 50 người tại một nhà thờ Hồi giáo ở Kunduz, Afghanistan. Việc nhóm chiến binh nhận trách nhiệm về vụ tấn công không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng trong một diễn biến mới đáng lo ngại đối với Bắc Kinh, họ cũng quyết định liên hệ vụ thảm sát với Trung Quốc: Nhóm này nói rằng kẻ đánh bom là người Duy Ngô Nhĩ và cuộc tấn công là nhằm trừng phạt Taliban vì đã hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc bất chấp các hành động của Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Continue reading “Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo”

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?

Nguồn: David Zucchino, “The U.S. War in Afghanistan: How It Started, and How It Ended“, The New York Times, 07/10/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sứ mệnh của người Mỹ tại Afghanistan đã đi đến hồi kết trong hỗn loạn và bi thương. Mỹ hoàn tất việc rút quân vào ngày 30 tháng 8, sớm hơn một ngày so với dự kiến, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm chiếm đóng Afghanistan và để quốc gia này rơi vào tay lực lượng Taliban. Theo một ước tính, khi chuyến bay sơ tán cuối cùng cất cánh, ít nhất 100.000 người có thể đủ điều kiện xin thị thực khẩn cấp đi Mỹ đã bị bỏ lại.

Ngày 15 tháng 8, vài giờ sau khi tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, chiến dịch tấn công mùa hè dữ dội của Taliban đã đem lại thắng lợi cho lực lượng này. Các lãnh đạo của Taliban tiến vào tiếp quản Dinh Tổng thống, sự kiện đã khiến hàng chục nghìn người kéo ra khu vực biên giới. Những người người khác thì tràn vào phi trường quốc tế ở Kabul, tranh giành để được lên các chuyến bay sơ tán dành cho công dân nước ngoài và người Afghanistan cộng tác với NATO. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?”

Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra

Nguồn: Derek Grossman, “Taiwan is safe until at least 2027, but with one big caveat”, Nikkei Asia, 10/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Sáu năm. Đó là khoảng thời gian còn lại Đài Loan có thể có trước khi hứng chịu một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Ít nhất, đó là ước tính của vị tư lệnh sắp mãn nhiệm tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, hồi tháng 3 khi phát biểu tại một phiên điều trần mở của Quốc hội.

Kể từ đó, các nhà quan sát đã dựa vào các bình luận của Davidson – vốn rõ ràng ám chỉ dịp lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2027 có thể là một sự kiện mà Trung Quốc muốn kỷ niệm bằng cách chinh phục Đài Loan – để ủng hộ quan điểm của họ về việc Bắc Kinh có sớm thực hiện một bước đi nguy hiểm hay không. Continue reading “Đài Loan sẽ an toàn cho đến năm 2027, trừ khi điều này xảy ra”

“Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Đây là câu chuyện về số phận của Campuchia trong đêm đầu tiên của quá trình thực dân hóa, trong sự đổ vỡ của các trật tự quan hệ quốc tế truyền thống và sự xác lập của hệ thống tư bản-thực dân dưới bàn tay của người Pháp. Những diễn biến này cho thấy số phận người Khmer và Campuchia trong những chuyển giao quyền lực vùng của các nước lớn và thân phận dễ bị tổn thương của họ trong dòng chảy của biến động khu vực. Continue reading ““Khiêu vũ giữa bầy sói”: Nước Campuchia giữa Xiêm và Pháp”

Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida

Tác giả: Phan Văn Tìm

Vào đầu tháng 10, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, sau khi được đảng Dân chủ Tự do (LDP) bầu làm lãnh đạo đảng, đã chính thức nhậm chức thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga – người đã thông báo từ chức vào đầu tháng 9 sau gần một năm cầm quyền.

So với người tiền nhiệm, Kishida có kinh nghiệm ngoại giao phong phú khi từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2017 và từng kinh qua vị trí Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP. Kinh nghiệm dày dạn có khả năng giúp Kishida triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt. Theo giáo sư Andrew Oros, Kishida cơ bản sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại Nhật Bản của các chính quyền tiền nhiệm như thắt chặt quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) thông qua tăng cường quan hệ với các quốc gia trong “Bộ tứ” (Quad) cũng như các quốc gia cùng chí hướng (like-minded countries) khác. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida”

Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

Tại sao Trung Quốc hội đàm với Taliban?

Nguồn: Steven Lee Myers, 中国与塔利班举行会谈,推动政治解决阿富汗僵局, New York Times, 29/7/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Tư, 28/7/2021, Trung Quốc đã cung cấp cho Taliban một sân khấu công khai cao cấp, tuyên bố Taliban — tổ chức đã nhanh chóng chiếm lại phần lớn lãnh thổ Afghanistan – sẽ “phát huy tác dụng quan trọng trong giải quyết tiến trình hoà bình, hoà giải và tái thiết” nước này.

Tại Thiên Tân, một thành phố ven biển ở Đông Bắc Trung Quốc, các quan chức nước này đã bắt đầu cuộc hội đàm hai ngày với phái đoàn các nhà lãnh đạo Taliban. Sự kiện đó đã nâng cao đáng kể địa vị quốc tế của Taliban. Trước đó, Taliban đã lợi dụng cơ hội quân đội Mỹ và NATO rút ra khỏi Afghanistan để thực hiện bước tiến quân sự vững chắc tại nước này. Continue reading “Tại sao Trung Quốc hội đàm với Taliban?”