Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific

Nguồn: “U.S. Strategic Framework for the Indo-Pacific”, The White House, 12/1/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các thách thức đối với an ninh quốc gia

    • Làm thế nào để duy trì được ưu thế chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy trật tự kinh tế tự do đồng thời ngăn chặn Trung Quốc thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới phi tự do, và tăng cường các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực?
    • Làm thế nào để đảm bảo Triều Tiên không đe dọa đến Hoa Kỳ cùng các đồng minh, giải trừ mối nguy cấp bách hiện tại và mối nguy tiềm ẩn trong tương lai ở mức độ và kiểu loại như Triều Tiên đã đặt ra?
    • Làm thế nào để nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ kết hợp với thúc đẩy một nền thương mại công bằng, có đi có lại?

Continue reading “Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific”

Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ

Với việc Hoa Kỳ có một chính quyền mới khi tân Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng hôm 20/1 trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam sắp quyết định đường hướng lãnh đạo cho 5 năm tới tại Đại hội Đảng 13, một câu hỏi đặt ra là mối quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù sẽ đi theo chiều hướng nào và Việt Nam cần làm gì để tránh khả năng bị trừng phạt trả đũa mở ngỏ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump

Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vài ngày tới sẽ khai mạc để chọn ra những nhà lãnh đạo mới và đưa ra những chính sách cho 5 năm tiếp theo. Trọng tâm của đường lối chính sách của Hà Nội, theo các nhà quan sát, là đối phó với những thách thức trong việc cân bằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, mà trong đó Việt Nam đã trở thành một đối tác chiến lược quan trọng. Continue reading “Chuyển giao quyền lực: Hà Nội cần ‘khéo léo’ trong quan hệ với Mỹ”

Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Nguồn: Robert C. O’Brien, “Statement from National Security Advisor Robert C. O’Brien”, The White House, 12/01/2021.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ hiện và sẽ luôn là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ những thương thuyền đầu tiên khởi hành đến Trung Quốc chỉ tám năm sau ngày Cách mạng Mỹ thành công, đến việc thiết lập sự hiện diện ngoại giao đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1794, sự tham gia của Hoa Kỳ trên nền tảng thương mại, hợp tác và sự hy sinh chung đã mang đến hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực ngày hôm nay.

Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Khung chiến lược) đóng vai trò như bản chỉ dẫn chiến lược tổng thể cho chính quyền Trump suốt 3 năm qua trong việc triển khai thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS) của Tổng thống tại khu vực đông dân và có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Continue reading “Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do”

Tại sao Big Tech không nên được trao quyền kiểm duyệt tự do ngôn luận?

Nguồn:Big tech and censorship”, The Economist, 16/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản ứng đầu tiên của nhiều người là một sự nhẹ nhõm. Vào ngày 6 tháng 1, khi còn 14 ngày nữa là kết thúc nhiệm kỳ, vị tổng thống mạng xã hội đã bị Twitter khóa tài khoản sau nhiều năm lạm dụng, dối trá với công chúng. Ngay sau đó, nhiều người thân tín và những người ủng hộ Trump cũng bị Thung lũng Silicon loại khỏi thế giới online. Sự chấm dứt “bản giao hưởng” của họ thật đáng mừng. Nhưng ẩn sau sự bình yên đó là một sự hạn chế quyền tự do ngôn luận đang làm lạnh sống lưng người Mỹ — cũng như tất cả các nền dân chủ. Continue reading “Tại sao Big Tech không nên được trao quyền kiểm duyệt tự do ngôn luận?”

Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: George C. Herring, “The Road to Tet”, New York Times, 27/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong ký ức của chúng ta, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu từ thời chính quyền Kennedy. Nhưng thực ra cội nguồn của nó còn xa hơn nhiều, đi ngược về thời kỳ Thế chiến II, và về với cuộc cách mạng Việt Minh của Hồ Chí Minh nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.

Là một phần của chính sách rộng lớn hơn – nhưng lại sai lầm – nhằm “ngăn chặn” cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã hỗ trợ người Pháp chống lại Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo, chi trả gần 80% chiến phí vào năm 1953. Chiến tranh kết thúc vào năm 1954, và đất nước Việt Nam bị chia cắt ở vĩ tuyến 17, chờ đợi một kỳ tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Continue reading “Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân”

Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?

Nguồn: Kurt M. Campbell and Rush Doshi, “How America Can Shore Up Asian Order”, Foreign Affairs, 12/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong suốt nửa thế kỷ trỗi dậy chưa từng có của châu Á, Henry Kissinger là một nhân vật quan trọng, giúp dẫn dắt việc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào đầu những năm 1970 và sau đó tiếp tục viết những cuốn sách quan trọng về chiến lược Trung Quốc và trật tự thế giới. Nhưng vào thời điểm chuyển giao này ở châu Á, những quan sát phù hợp nhất của Kissinger có thể được tìm thấy ở một nơi đáng ngạc nhiên hơn: một luận án tiến sĩ về châu Âu thế kỷ 19, luận án mà ông đã vật lộn để tìm nhà xuất bản nhiều năm trước khi ông nổi tiếng. Cuốn sách đó, A World Restored: Metternich, Castlereagh and the Problems of Peace, 1812–22 (Một thế giới được khôi phục: Metternich, Castlereagh và những vấn đề của hòa bình, 1812–22), tìm hiểu cách hai chính khách châu Âu – một người Anh, một người Áo – đã làm việc cùng nhau để củng cố mối quan hệ bất hòa giữa hai quốc gia hàng đầu châu lục vào cuối Chiến tranh Napoléon. Những nỗ lực của họ đã đặt nền móng cho cái gọi là nền hòa bình lâu dài của châu Âu — 100 năm bình yên và thịnh vượng từ 1815 cho đến Thế chiến I. Tư tưởng của cuốn sách có những ý nghĩa đặc biệt đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày nay, với sự gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc và một trật tự khu vực căng thẳng. Continue reading “Kurt M. Campbell: Mỹ cần củng cố trật tự châu Á như thế nào?”

Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?

Nguồn: How to deal with China”, The Economist, 09/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Các nền dân chủ trên thế giới rất cần một cách tiếp cận thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Đó là cường quốc đang lên của thế kỷ 21, nhưng cũng là một chế độ chuyên chế vốn không tin vào thị trường tự do và lạm dụng nhân quyền. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy chính sách của phương Tây đã trở nên kém hiệu quả như thế nào. Vào ngày 30 tháng 12, Liên minh châu Âu đã đồng ý về một hiệp định đầu tư với Trung Quốc nhằm giành được một số lợi ích nhỏ nhưng trao cho Trung Quốc một chiến thắng ngoại giao lớn. EU đã làm như vậy bất chấp những nghi ngờ trong đội ngũ của Joe Biden. Sở giao dịch chứng khoán New York đã cấm cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc, để rồi lại đổi ý hai lần chỉ trong vài ngày. Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn chưa thông qua được dự luật bảo vệ người Uyghurs khỏi lao động cưỡng bức. Continue reading “Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?”

Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Điện Capitol đã bị những người ủng hộ Trump tấn công và chiếm đóng hôm 6 tháng Giêng năm 2021. Biến cố này mang nhiều ý nghĩa trọng đại, từ hình thức đến nội dung.

Biểu tượng Điện Capitol

Mặc dầu Tuyên ngôn Độc lập hay Hiến pháp Mỹ đã hiện hữu trước khi Điện Capitol được thiết kế và xây dựng, đây là biểu tượng tự do và dân chủ của Mỹ trong suốt 200 năm qua. Quốc hội Mỹ bắt đầu họp tại đây vào tháng 11 năm 1800. Trong suốt 200 qua, một lần duy nhất Điện Capitol bị cướp bóc và đốt cháy là do quân đội Anh gây ra năm 1814 trong Cuộc chiến 1812 với Anh. Continue reading “Trump và cuộc tấn công vào biểu tượng nền dân chủ Mỹ”

Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?

Nguồn: Trump Loses the Senate”, WSJ, 06/01/2021.

Người dịch: Trần Hùng

Donald Trump đã khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện bằng cách biến cuộc bầu cử vòng hai chọn hai thượng nghị sĩ đại diện bang Georgia trở thành một cuộc trưng cầu dân ý về chính mình. Các cuộc bầu cử đó lẽ ra phải là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ngăn chặn Đảng Dân chủ kiểm soát lưỡng viện Quốc hội và nhánh hành pháp. Nhưng thông điệp đó đã bị che khuất, nếu không muốn nói là bị xóa nhòa, bởi ông Trump khăng khăng nói với cử tri ngày này qua ngày khác rằng ông đã bị gian lận vào tháng 11 — bất kể việc ông thiếu bằng chứng đáng tin cậy hoặc một con đường hợp lý để chiến thắng. Continue reading “Ông Trump khiến Đảng Cộng hòa đánh mất Thượng viện như thế nào?”

Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng

Tác giả: RFI phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/01/2021, tân tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chính thức tuyên thệ nhậm chức. Với chính quyền Biden, quan hệ Mỹ-Việt sẽ có gì khác so với thời Donald Trump? Hiện giờ chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán, nhưng có một điều chắc chắn, đó là thương mại có thể sẽ là hồ sơ nóng  giữa hai nước cựu thù. Tuy nhiên, căng thẳng về mậu dịch sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng tăng cường quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Ngày 16/12 vừa qua, bộ Tài Chính Mỹ đã chính thức liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, sau nhiều tháng điều tra về thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Việc Washington gắn nhãn ”thao túng tiền tệ” lên Việt Nam đã gây phản ứng mạnh từ phía Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tức là Ngân hàng Trung ương, đã cực lực bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định là việc điều hành tỉ giá những năm qua ở Việt Nam chỉ nhằm ”kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, chứ không nhằm ”tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Triển vọng quan hệ Mỹ-Việt và Biển Đông

Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Mỹ và Việt Nam có lợi ích chiến lược song trùng tại Biển Đông. Trung Quốc càng hiếu chiến thì càng thúc đẩy hợp tác chiến lược Mỹ-Việt, giúp nâng cao năng lực hàng hải cho Việt Nam, phù hợp với cơ chế an ninh khu vực và theo tầm nhìn Indo-Pacific, trong khuôn khổ “Bộ tứ mở rộng”. Dù Chính quyền Biden có bỏ qua khoản thặng dư thương mại ($58 tỷ) hay không thì Biden, với quan điểm thân thiện với Việt Nam, chắc sẽ có cách đề cập hợp lý hơn.

Theo Carl Thayer, lợi ích cơ bản của Mỹ sẽ không thay đổi sau khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 (20/1/2021). Các thỏa thuận Hà Nội ký với Robert O’Brien là nhằm tăng cường hợp tác hàng hải và mua thiết bị quân sự để đối phó với Trung Quốc đang gây sức ép tại Biển Đông. Quan điểm chính thống của Mỹ thời Biden là coi trọng chủ nghĩa đa phương, như một điểm khác biệt cơ bản so với Trump vốn coi nhẹ đồng minh. Biden sẽ tăng cường ủng hộ Bộ Tứ (Quad) và ý tưởng “Bộ Tứ Mở rộng” (Quad Plus), để phối hợp tập trận không chỉ với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, mà còn với các nước khác như Việt Nam. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đánh giá các thách thức đến từ Trung Quốc

Thời chiến tranh lạnh, để đối phó với Liên Xô, George Kennan đã viết “Nguồn gốc Hành vi của Liên Xô”, sau đó đã trở thành kinh điển. Nay để đối phó với Trung Quốc, một số tác giả bắt chước Kennan lý giải hiện tượng Trung Quốc trỗi dậy và đề xuất cách đối phó. Giáo sư Odd Arne Westad (Đại học Yale) viết The Sources of Chinese Conduct (Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc).

Tháng 11/2020, Vụ Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về “Các khía cạnh của thách thức từ Trung Quốc” cho rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới để phục vụ mục tiêu độc đoán và tham vọng bá quyền của họ. Theo Odd Arne Westad, để đối phó với Trung Quốc, Mỹ không thể hành động một mình. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu

Để lãnh đạo thế giới, chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sẽ khác với Obama và Trump là dựa trên “tầng lớp trung lưu” (middle class) như “tài sản lớn nhất của chúng ta”. Ngoại giao là công cụ đầu tiên của quyền lực Mỹ. Joe Biden hứa sẽ nâng ngoại giao lên làm công cụ số một của chính sách đối ngoại, và tái đầu tư vào Bộ Ngoại giao, bị Chính quyền Trump làm “rỗng ruột” và đặt Bộ Ngoại giao Mỹ vào tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

An ninh kinh tế là an ninh quốc gia, nên chính sách thương mại phải bắt đầu từ trong nước. Vấn đề là ai sẽ viết ra các quy tắc thương mại? Biden khẳng định “Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ dẫn đầu công việc đó. Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc. Không có lý do gì Mỹ lại tụt hậu so với Trung Quốc hay bất cứ ai”. Cách hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc là xây dựng một mặt trận thống nhất gồm các nước đồng minh và đối tác của Mỹ để ngăn chặn các hành động vi phạm luật pháp và nhân quyền của Trung Quốc. Mỹ chiếm 1/4 GDP toàn cầu, nên khi liên kết với các nền dân chủ khác, sức mạnh Mỹ sẽ tăng lên gấp bội. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời giới thiệu của tác giả: Cách đây gần hai năm, vào giữa nhiệm kỳ của Donald Trump, tôi đã viết một bài dài đăng làm 5 kỳ trên trang “Nghiên cứu Quốc tế” (Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung). Bài đó và một số bài khác đã được Derek Grossman, một chuyên gia phân tích quốc phòng của RAND, tham khảo và trích dẫn trong một báo cáo về khu vực do RAND Corporation xuất bản gần đây (Regional responses to US-China Competition in the Indo-Pacific).

Nay tôi viết bài này khi Joe Biden chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức (20/01/2021), hy vọng góp phần làm sáng tỏ bức tranh đối ngoại của chính quyền mới. Tuy còn quá sớm để đưa ra các nhận định chủ quan, nhưng có thể dựa vào tài liệu tham khảo và cập nhật diễn biến để phác họa chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đối với Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific), vốn là tâm điểm của những bất ổn toàn cầu. Bài khảo cứu này giới thiệu những cơ sở ban đầu để phân tích và đánh giá tình hình cũng như chính sách trong bối cảnh mới. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)”

Tôi đã thấy gì trong trận Tết Mậu Thân?

Nguồn: Joseph Zengerle, “What I Saw During the Tet Offensive”, The New York Times, 06/02/2018.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi tôi đến Việt Nam vào cuối tháng 12/1967, tôi đã nghĩ chúng ta có thể sẽ thắng trong cuộc chiến. Tướng William Westmoreland, chỉ huy của Mỹ tại Sài Gòn, vừa có bài phát biểu tại Washington nói rằng hồi kết đang dần “xuất hiện.” Với tư cách là một đại úy Lục quân 25 tuổi được chỉ định làm trợ lý đặc biệt của Westmoreland, tôi sẽ xử lý thông tin tình báo tuyệt mật cho ông, cũng như các thông tin liên lạc riêng tư nhạy cảm mà chúng tôi gọi là “kênh sau” (back channel).

Sau vài tuần đầu tiên, sự cảnh giác cao độ của tôi trước những hành động của kẻ thù bắt đầu giảm dần. Một tối đầu tháng Giêng, các đồng nghiệp từ văn phòng chở tôi vào trung tâm thành phố, dọc theo những đại lộ rợp bóng cây đã tạo nên kiến trúc thuộc địa Pháp của Sài Gòn, đến Khách sạn Continental cổ kính. Ở đó, dưới những chiếc quạt chầm chậm lượn vòng phía trên mái hiên trang nhã, chúng tôi nhìn về phía quảng trường đông đúc nhộn nhịp và nhấm nháp từng ngụm rượu, thi thoảng bị giật mình bởi tiếng pháo ầm ầm từ xa, nhắc nhở chúng tôi rằng cuộc chiến vẫn đang diễn ra bên ngoài thành phố. Continue reading “Tôi đã thấy gì trong trận Tết Mậu Thân?”

Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Fredrik Logevall, Rethinking ‘McNamara’s War’, The New York Times, 28/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 29/11/1967, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố rằng Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng, sẽ rời vị trí của mình để trở thành người điều hành Ngân hàng Thế giới. “Cho đến tận hôm nay, tôi cũng không biết mình đã nghỉ việc hay bị sa thải nữa,” McNamara chia sẻ nhiều thập niên sau đó. “Có lẽ là cả hai.”

Thật ra mọi chuyện khá rõ ràng: Ông đã bị sa thải. Nhưng ông không phải người duy nhất bối rối. Bối cảnh mà McNamara rời khỏi Lầu Năm Góc quả thật mơ hồ – và sự mù mờ ấy nói lên nhiều điều về McNamara, về Johnson và chính trị trong nước trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Nhìn lại vai trò của McNamara trong Chiến tranh Việt Nam”

Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?

Tác giả: Lê Như Mai

Trong khoảng ba tháng giữa năm 2020, tình hình bán đảo Triều Tiên đã căng thẳng trở lại, kết thúc thời kỳ hòa dịu bắt đầu từ năm 2018 và dường như đang bước sang một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới. Những diễn biến này chủ yếu xoay quanh ba chủ thể chính là Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc. Đó là một bức tranh phức tạp mà mục đích, ý đồ của mỗi bên cần phải được xem xét từ các hành động tưởng như mập mờ, khó hiểu. Đây sẽ là những căn cứ quan trọng để dự báo chiều hướng phát triển của tình hình bán đảo Triều Tiên trong thời gian tới. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên: Một chu kỳ căng thẳng – hòa dịu mới?”

Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?

Nguồn: Beijing Tests Joe Biden”, WSJ, 18/12/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Rõ ràng là việc Trung Quốc bỏ tù Jimmy Lai và các nhà đấu tranh dân chủ khác của Hồng Kông báo hiệu một điều: Trung Quốc đang thử thách Joe Biden.

Ông Lai là người sáng lập một trong những tờ báo nổi tiếng nhất Hồng Kông, tờ Apple Daily. Hiện ông đang bị tạm giam và đối mặt với một số cáo buộc, trong đó có một cáo buộc dựa trên luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông. Chúng ta biết rằng Trung Quốc đã rất tức giận khi ông Lai gặp các chính trị gia Mỹ trong chuyến công du tới Washington hồi năm 2019, bao gồm các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, và cơ sở trong luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc dựa vào để đưa ra cáo buộc là ông Lai khuyến khích các chính phủ nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Hồng Kông và Bắc Kinh. Continue reading “Bắc Kinh đang thử thách Joe Biden?”

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Đông Nam Á

Nguồn: David Shambaugh, “The Southeast Asian Crucible“, Foreign Affairs, 17/12/2020.

Người dịch: Vũ Duy Mẫn

Khu vực này tiết lộ gì về tương lai của cạnh tranh Mỹ-Trung?

Khi Tổng thống đắc cử Joe Biden và chính quyền sắp tới của ông bắt đầu đưa ra chiến lược nhằm quản lý sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, họ cần chú ý đến Đông Nam Á. Cuộc đua với Trung Quốc hiện đang diễn ra trên toàn thế giới và trên tất cả các lĩnh vực — ngoại giao, thương mại, an ninh, tầm ảnh hưởng, hệ tư tưởng, giá trị, giáo dục, khoa học và công nghệ, v.v. Sự cạnh tranh trong những lĩnh vực này ở Đông Nam Á đại diện cho một mô hình thu nhỏ và báo trước về cách nó có thể phát triển ở những nơi khác trên thế giới. Kết quả ở đó ít nhất sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn, vốn ngày càng trở thành trung tâm trong các vấn đề quốc tế. Continue reading “Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Đông Nam Á”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

Donald John Trump. Người chú của ông là Donald G. Trump, một kỹ sư điện, nhà phát minh và nhà vật lý, giảng dạy ở Viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T).

MÔ TẢ NGOẠI HÌNH:

Năm 2017, Trump được ghi nhận có chiều cao 1m88 và cân nặng 107kg, được cho là thừa cân theo một số biểu đồ chiều cao cân nặng chuẩn. Sau này, chiều cao của ông được điều chỉnh thành 1m90. Có vẻ ông đã nhuộm da, nên nước da có màu vàng cam, và màu mái tóc cũng vậy khi chải lật. Khi còn trai trẻ, ông được tờ New York Times mô tả là có “sức thu hút”. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45”