Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).

Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa. Continue reading “Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?”

Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu p/v GS Trịnh Vĩnh Niên

Lời giới thiệu của Thời báo Hoàn cầu: “Chúng ta bước vào năm 2020 với sự bất định và cảm giác bất an” – cuối năm ngoái Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói như vậy trong lời chúc mừng năm mới. Nhưng ông Guterres chưa nghĩ tới việc đầu năm 2020 bỗng dưng bùng phát một trận đại dịch lây nhiễm toàn cầu. Năng lực quản trị của các nước bất phân giàu nghèo, to nhỏ đều đứng trước cuộc đại sát hạch của trận dịch viêm phổi gây ra bởi virus corona kiểu mới. Trận dịch đó khiến rất nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tranh về chế độ chính trị. Trải qua cuộc đại sát hạch này chúng ta có thể học được những gì? Ngoài dịch bệnh ra thì như ông Guterres nói, thế giới đầy bất định này sẽ diễn biến theo những xu thế nào? Ông Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Hội đồng học thuật của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Center for China and Globalization, CCG) đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Hoàn cầu, qua đó ông trình bày suy nghĩ về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Continue reading “Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khủng hoảng Hydra

Crypto trải qua nhiều năm thua lỗ trong thập niên 1980, song thông tin tình báo chảy vào vẫn mạnh mẽ. Các cơ quan mật vụ Mỹ chặn được hơn 19.000 giao tiếp của Iran gửi qua các thiết bị của Crypto trong suốt cuộc chiến tranh dài cả thập niên giữa Iran và Iraq, đem đến cho họ thông tin về các mối liên hệ với khủng bố của Tehran và âm mưu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Đối với mật vụ Mỹ, các giao tiếp của Iran “có thể đọc được từ 80 cho tới 90%,” theo tài liệu của CIA, một con số có thể đã giảm xuống chỉ còn dưới 10% nếu nước này không dùng các thiết bị đã bị điều chỉnh của Crypto. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran nghi ngờ

Đế chế nghe lén khổng lồ của NSA trong nhiều năm được tổ chức xoay quanh ba mục tiêu địa lý chủ yếu, theo mã alphabet: A cho Liên Xô, B cho châu Á, và G cho phần còn lại.

Đầu những năm 1980, hơn một nửa tin tình báo của nhóm G được gửi về từ thiết bị của Crypto, trở thành điểm tựa của các quan chức Mỹ hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.

Năm 1978, khi các lãnh đạo của Ai Cập, Israel, và Hoa Kỳ gặp nhau ở Trại David bàn luận về một thỏa thuận hòa bình, NSA đã bí mật theo dõi giao tiếp giữa Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và thủ đô Cairo. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiến dịch “chống tiếp cận”

Chương trình tinh vi, phức tạp này khởi nguồn từ nhu cầu có một thiết bị mã hóa đơn giản nhưng gọn nhẹ của quân đội Mỹ.

Boris Hagelin, nhà sáng lập Crypto, là một doanh nhân và nhà phát minh sinh ở Nga, nhưng chạy đến Thụy Điển sau khi phe Bolshevik nắm quyền. Ông di cư một lần nữa đến Hoa Kỳ khi phát xít Đức chiếm Na-uy vào năm 1940.

Người đàn ông này mang theo mình một chiếc máy mã hóa trông giống một hộp nhạc được gia cố, với một lắp quay tay đóng chắc bên hông cùng các cấu trúc và chong chóng kim loại đặt dưới vỏ hộp kim loại cứng. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)”

Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Lặng lẽ không cần phô trương, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc lớp Nimitz đã trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2020. Khi tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018, đó là một sự kiện nổi bật, với việc hai bên thảo luận công khai về sự kiện này trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam vào tháng 11 năm 2017. Lần này, chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt hầu như không được quảng bá. Trên thực tế, tin tức chính thức về chuyến thăm chỉ được công bố vài ngày trước khi con tàu đến Đà Nẵng.

Không khó để đoán được lý do tại sao chuyến thăm không được quảng bá nhiều. Việt Nam lo ngại rằng việc quảng bá sự kiện này sẽ kích động Trung Quốc một cách không cần thiết. Cho tới cuối tháng 2 khi chuyến thăm đã cận kề, một số quan chức Việt Nam vẫn lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng chuyến thăm đã được tiến hành theo kế hoạch, mang lại sự thở phào nhẹ nhõm cho những người ủng hộ quan hệ Mỹ-Việt bởi việc hủy bỏ chuyến thăm sẽ hãm đà quan hệ song phương và ảnh hưởng đến tư thế chiến lược của cả hai quốc gia trong khu vực. Continue reading “Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?”

Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến địa chính trị toàn cầu trong ba thập niên qua, mang lại cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Là một nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cũng là nước đầu tiên cảm nhận được tác động từ sức nặng ngày càng tăng của nước này. Do đó, dù cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông. Continue reading “Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một báo cáo gây chấn động làng tình báo thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ, các chính phủ khắp thế giới tin tưởng trao toàn bộ những giao tiếp bí mật về ngoại giao, quân đội, và tình báo vào tay đúng một công ty duy nhất.

Công ty ấy, Crypto AG, ra đời với bản hợp đồng xây dựng các máy tạo mã cho quân đội Mỹ hồi Thế chiến II. Thu được nhiều tiền mặt, họ trở thành nhà sản xuất thiết bị mã hóa thống trị suốt nhiều thập niên, dẫn đầu làn sóng công nghệ từ các thiết bị cơ học cho đến vi mạch điện tử, và cuối cùng, là chip bán dẫn và phần mềm máy tính. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)”

Vì sao giảm lãi suất không cứu được nền kinh tế khỏi coronavirus?

Nguồn: Binyamin Appelbaum, “Only Doctors Can Save the Markets From the Coronavirus”, The New York Times, 28/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giá cổ phiếu đang lao dốc và mọi con mắt đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cơ quan được coi là chịu trách nhiệm duy trì tăng trưởng kinh tế. Tổng thống Trump phàn nàn trong tuần này rằng lãi suất quá cao. Các nhà đầu tư đang kêu gào đòi cắt giảm lãi suất.

Nhưng Fed có rất ít khả năng bảo vệ sức khỏe ngắn hạn của nền kinh tế Mỹ khi coronavirus bắt đầu sự lây lan không thể tránh khỏi trên khắp Hoa Kỳ, như mô  tả của các quan chức. Continue reading “Vì sao giảm lãi suất không cứu được nền kinh tế khỏi coronavirus?”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các ưu tiên lúc này

Đó chính là tình thế của Washington vào lúc này. Mỹ đã cho thấy họ sẵn sàng và đủ khả năng áp dụng cách tiếp cận đua tranh hơn trước các đối thủ, cả về mặt quân sự, kinh tế, và ngoại giao. Trong nước, quá trình điều chỉnh trên nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng cao hơn cả mong đợi; lập trường cứng rắn của chính quyền với Trung Quốc được hậu thuẫn bởi hầu hết các nghị sĩ, cả Dân chủ và Cộng hòa. Tương tự, sau nhiều năm do dự, giờ đây lưỡng đảng đã đồng thuận rằng mối đe dọa từ Kremlin là nghiêm trọng và phải bị ngăn chặn. Ở hải ngoại, thông điệp mới của Mỹ đã dẫn đến các thay đổi quan trọng. Các đồng minh Châu Âu bắt đầu chi nhiều hơn cho quốc phòng và duy trì một mặt trận chung cùng chống lại Nga bằng cách áp cấm vận; quan hệ quốc phòng của Mỹ với Ấn Độ, Nhật Bản, và Ba Lan đã nồng thắm hơn đáng kể; trong khi các tập đoàn đa quốc gia đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình nhằm rút chân khỏi Trung Quốc. Và đó chỉ là một số ví dụ. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ là một mớ hỗn độn. Các trang báo giật tít rằng vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã chết. Các nhà bình luận nổi tiếng chăm chỉ gửi đi các cập nhật mới nhất từ tiền tuyến chiến dịch mà họ cho là do Tổng thống Donald Trump tiến hành nhằm phá vỡ trật tự thế giới tự do hậu chiến. Họ nói với chúng ta rằng thiệt hại đối với vị thế toàn cầu của Washington giờ đây là không thể nào khắc phục được nữa.

Nhưng ẩn sau làn sóng chỉ trích thường nhật ấy là một viễn cảnh khác. Trên thực tế, Hoa Kỳ đang sửa soạn cho một thời kỳ mới – một thời kỳ họ không còn thống trị tuyệt đối nữa, mà thay vào đó được đặc trưng bởi một Trung Quốc trỗi dậy và một nước Nga báo thù cùng tìm cách làm suy yếu quyền lãnh đạo của Mỹ và vẽ lại chính trị toàn cầu theo ý mình. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)”

Đồng chí Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Comrade Trump”, Project Syndicate, 13/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Chỉ trong ba năm ngắn ngủi”, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố trong Thông điệp Liên bang năm nay, “chúng tôi đã phá vỡ tâm lý suy tàn và bác bỏ số phận cam chịu một vận mệnh nhỏ bé hơn của nước Mỹ”. Lời tuyên bố vô căn cứ này – mang tính tuyên truyền nhiều hơn thực tế – làm gợi nhớ tới lời tuyên bố của Joseph Stalin năm 1935 rằng “Thưa các đồng chí, cuộc sống đã được cải thiện, cuộc sống trở nên vui tươi hơn!”

Khi Stalin ca ngợi sự “cải thiện mạnh mẽ phúc lợi vật chất của người lao động” mà chế độ Xô Viết mang lại, số liệu thống kê sản xuất lại cho thấy sự đình trệ; nạn đói đã tàn phá dân số, đặc biệt là ở Ukraine; và cuộc Đại Thanh trừng – một chiến dịch đàn áp chính trị tàn bạo – sắp sửa diễn ra. Tương tự như vậy, khi Trump ca ngợi chính quyền của mình vì đã khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ, các đồng minh và bạn bè của Mỹ đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ, nước giờ trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định toàn cầu và một trò cười cho quốc tế. Continue reading “Đồng chí Trump”

Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?

Nguồn: John Schaus, “What Is the Philippines-United States Visiting Forces Agreement, and Why Does It Matter?”, CSIS, 12/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 11/02/2020, Philippines tuyên bố đã thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ dự định sẽ rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm Philippines – Hoa Kỳ (VFA). Sau đây là tóm tắt nhanh về VFA và tầm quan trọng của nó.

Hỏi: VFA có phải là Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ không?

Trả lời: Không. VFA là một thỏa thuận giữa hai nước nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT). MDT được ký kết năm 1951 bởi Hoa Kỳ và Philippines nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị nước thứ ba tấn công. Continue reading “Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?”

Bầu cử sơ bộ ở bang Iowa: Bất ngờ từ Pete Buttigieg

Nguồn: Pete Buttigieg claims a first-class ticket out of Iowa”, The Economist, 05/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Muộn còn hơn không. Có kết quả toàn bộ thì còn tốt hơn nữa. Một ngày sau khi người dân bang Iowa tham dự các cuộc họp kín để bắt đầu quyết định ai sẽ là ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, các quan chức của đảng đã công bố kết quả trên toàn tiểu bang vào ngày 4 tháng 2, bị trễ do một sự cố của ứng dụng điện thoại thông minh truyền dữ liệu từ các khu vực. Các số liệu chỉ dựa trên 71% tổng số phiếu. Một số phiếu nhỏ khác, được công bố vào ngày hôm sau, nâng tổng số phiếu lên 75%. Chúng dường như đại diện cho tất cả 99 hạt của Iowa. Pete Buttigieg, một cựu thị trưởng 38 tuổi đến từ Indiana, đã tuyên bố chiến thắng. Nếu tính theo “số đại biểu tương đương của bang” dành cho mỗi ứng viên, Buttigieg giành được 27% số đại biểu, dẫn trước sít sao Bernie Sanders, một thượng nghị sĩ đến từ Vermon, được 25%. Elizabeth Warren, một thượng nghị sĩ khác, đứng thứ ba với 18% số đại biểu. Continue reading “Bầu cử sơ bộ ở bang Iowa: Bất ngờ từ Pete Buttigieg”

Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?

Nguồn: Who will be Donald Trump’s most forceful foe?”, The Economist, 01/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Đảng Dân chủ đã bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay tại các cuộc họp kín ở Iowa vào ngày 3 tháng 2. Mục tiêu cuối cùng của họ là đề cử một ứng viên có thể đánh bại Donald Trump vào tháng 11. Điều đó sẽ không dễ dàng. Mặc dù có nhiều xáo trộn chính trị và đối mặt với một phiên tòa luận tội, ông Trump vẫn sáng cửa tái đắc cử.

Ông Trump không nhận được nhiều ủng hộ trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tuy nhiên, ông là một ứng cử viên mạnh hơn so với những gì các số liệu cho thấy. Tỉ lệ ủng hộ ông đã dao động ở mức thấp hơn tỉ lệ phản đối ông khoảng 10%. Continue reading “Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?”

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ. Continue reading “Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông”

Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?

Nguồn: Ilan Goldenberg, “Will Iran’s Response to the Soleimani Strike Lead to War?”, Foreign Affairs, 03/01/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, từng là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất ở Iran, và là kẻ thù truyền kiếp của Hoa Kỳ. Ông chỉ huy chiến dịch của Iran nhằm trang bị và huấn luyện cho các nhóm dân quân người Shia ở Iraq – các nhóm chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến năm 2011 – và trở thành nhân vật đại diện cho ảnh hưởng chính trị của Iran ở Iraq suốt từ đó về sau, trong đó nổi bật nhất là các nỗ lực chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS. Ông đứng sau chính sách của Iran nhằm trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm việc triển khai khoảng 50.000 chiến binh người Shia đến nước này. Ông cũng là đầu mối cho mối quan hệ giữa Iran với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, giúp viện trợ tên lửa và rocket cho nhóm vũ trang này nhằm đe dọa Israel. Ông thậm chí còn đứng sau chiến lược hỗ trợ của Iran dành cho phiến quân Houthi ở Yemen. Vì tất cả những lý do này và các lý do khác, Soleimani là một người hùng được tôn kính ở Iran và trong khắp khu vực. Continue reading “Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?”

Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung

Nguồn: Don’t be fooled by the trade deal between America and China”, The Economist, 02/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15/01/2020, sau ba năm thương chiến cay đắng, Mỹ và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận “giai đoạn một” để cắt giảm thuế quan và buộc Trung Quốc phải mua thêm nông sản Mỹ. Đừng bị lừa vì điều đó. Thỏa thuận khiêm tốn này không thể che đậy được thực tế mối quan hệ quan trọng nhất của thế giới đang ở thời điểm nguy hiểm nhất kể từ trước khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông tái lập các mối liên hệ cách đây năm thập niên. Mối đe dọa đối với phương Tây từ chủ nghĩa chuyên chế công nghệ cao của Trung Quốc đã trở nên quá rõ ràng. Tất cả mọi thứ từ các công ty trí tuệ nhân tạo tiên phong của Trung Quốc cho đến các trại cải tạo ở Tân Cương đều gây nên tình trạng báo động khắp thế giới. Continue reading “Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung”

Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Sự xâm phạm liên tiếp của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính giàu tài nguyên dầu khí và triển vọng ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh đã đẩy tranh chấp tại Biển Đông tới một bước ngoặt. Kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể là cột trụ cho đối tác chiến lược, nhưng chưa có khả năng diễn ra sớm.

Trong cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng hai năm nay, ông Trump đã mời ông Trọng thăm Washington để có thể thảo luận về Biển Đông, đối tác chiến lược Việt-Mỹ và dự án Cá Voi Xanh. Ông Trọng đã hoãn chuyến thăm dự kiến vào tháng 7 và tháng 10 vì những lo ngại về sức khỏe của ông hoặc phản ứng của Trung Quốc, và sự bất định vẫn tiếp tục khi ông Trump phải đối phó với luận tội tại một Quốc Hội đang chia rẽ. Continue reading “Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?”

Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”