Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)

Nguồn: “America’s military relationship with China needs rules”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

5. Quan hệ quân sự Mỹ – Trung cần có quy tắc

Bíp, bíp, bíp… và Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên đã được phóng lên quỹ đạo Trái đất vào năm 1957. Việc nó không có công dụng gì mấy chẳng quan trọng. Việc những người cộng sản Liên Xô giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trụ đầu tiên đã gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin cho người Mỹ. Điều này đã có tác dụng hữu ích. Ở nước ngoài, Mỹ tăng cường các liên minh như NATO. Ở trong nước, những khoản tiền lớn đã được đổ vào nghiên cứu khoa học. Cuộc khủng hoảng Sputnik tạo cảm giác sự vô tư không còn nữa: kẻ thù đã ở trên đầu. Nhưng mối đe dọa thực tế của Liên Xô đã không thay đổi nhiều. Liên Xô, như trước đây, vẫn là một kẻ thù được trang bị vũ khí hạt nhân đang cố gắng truyền bá một hệ tư tưởng đối địch. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P5)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)

Nguồn: America still leads in technology, but China is catching up fast”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

4. Mỹ vẫn dẫn đầu về công nghệ, nhưng Trung Quốc đang bắt kịp nhanh

Một điều hiếm gặp đã xảy ra tại một khu công nghiệp gần Washington, DC, vào tháng 11 năm ngoái. Dự án mở rộng trị giá 3 tỷ đô la của một nhà máy thiết bị bán dẫn thuộc sở hữu của Micron Technologies, nhà sản xuất chip nhớ tiên tiến, có trụ sở tại Idaho, bắt đầu tiến hành xây dựng. “Mấy năm trước, nếu mở rộng nhà máy kiểu như vậy sẽ có người nói rằng nó sẽ sớm được chuyển đến Trung Quốc, phải không?”, James Mulvenon, một chuyên gia về chính sách và gián điệp không gian mạng của Trung Quốc, nói.

Nhưng bây giờ thì khác. Thay vào đó, nhà máy của Micron cho thấy viễn cảnh tương lai. Niềm tin vào Trung Quốc đã sụp đổ trong giới quan chức chính phủ cũng như lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, và một sự đồng thuận đã tăng lên cho rằng các công ty Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách công nghệ với các đối thủ phương Tây một cách không đàng hoàng và bằng các biện pháp bất hợp pháp. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P4)”

Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Global Consequences of a Sino-American Cold War”, Project Syndicate, 20/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, khi tham gia một phái đoàn phương Tây đến thăm Trung Quốc, tôi đã được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Khi nói chuyện với chúng tôi, ông Tập lập luận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ hòa bình, và các quốc gia khác – cụ thể là Hoa Kỳ – không cần phải lo lắng về “Bẫy Thucydides”, được đặt theo tên nhà sử học Hy Lạp, người đã ghi lại nỗi sợ hãi của thành Sparta trước một Athens đang trỗi dậy, khiến chiến tranh giữa hai bên trở nên không thể tránh khỏi. Trong cuốn sách năm 2017 “Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap?”  Graham Allison thuộc Đại học Harvard đã nhìn lại 16 cuộc cạnh tranh trước đó giữa một cường quốc mới nổi và một cường quốc bá chủ, và ông nhận thấy 12 trong số đó đã dẫn đến chiến tranh. Rõ ràng ông Tập muốn chúng tôi tập trung vào bốn trường hợp còn lại. Continue reading “Hậu quả toàn cầu của Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung”

‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?

Tác giả: Thomas L. Friedman “China Deserves Donald Trump”, The New York Times, 21/05/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Một anh bạn doanh nhân Mỹ làm việc ở Trung Quốc gần đây nói với tôi rằng nước Mỹ không đáng phải có một tổng thống như Donald Trump, nhưng ông ta chính xác là vị tổng thống Mỹ mà Trung Quốc đáng phải đối đầu.

Nhận thức bản năng của Trump cho rằng Mỹ cần phải cân bằng lại quan hệ thương mại với Bắc Kinh, trước khi Trung Quốc trở nên quá mạnh để có thể thỏa hiệp, là chính xác. Và phải cần tới kẻ chuyên phá huỷ như Trump thì mới buộc được Trung Quốc phải chú ý. Đến lúc này khi chuyện đang xảy ra, cả hai bên cần phải nhận ra thời điểm hiện tại quan trọng đến mức nào.

Sự mở cửa ban đầu giữa Mỹ và Trung Quốc hồi thập niên 1970 đã giúp khôi phục quan hệ thương mại song phương, lúc đó vẫn còn rất hạn chế. Việc chúng ta để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc thương mại trong khuôn khổ những qui định vốn mang lại cho Trung Quốc nhiều ưu đãi trên danh nghĩa một nước đang phát triển. Continue reading “‘Kẻ cắp gặp bà già’: Tại sao Trung Quốc đáng gặp phải Donald Trump?”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)

Nguồn: In Beijing, views of America have become deeply cynical”, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

3. Trung Quốc ngày càng khinh miệt Mỹ

Nếu nói chuyện đủ lâu với các học giả và quan chức Trung Quốc nghiên cứu về Mỹ, ở một thời điểm nào đó bạn sẽ nghe họ so sánh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ với một cuộc hôn nhân tồi. Đó là một sự so sánh cho thấy nhiều ý nghĩa. Trung Quốc có lợi ích ở các châu lục khác, nhưng Mỹ là một nỗi ám ảnh thường trực. So sánh quan hệ Mỹ – Trung với một cuộc hôn nhân hàm ý sự ngưỡng mộ kéo dài xen lẫn với sự ghen tị và phẫn nộ mà giới tinh hoa Trung Quốc dành cho đối thủ toàn cầu của họ. Tuy nhiên, trong thời đại Trump, một cảm xúc mới nguy hiểm khác cũng đang ngày càng nổi lên, đó là sự khinh miệt dành cho Hoa Kỳ. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P3)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)

Nguồn: In Washington, talk of a China threat cuts across the political divide“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

2. Quan điểm chống Trung Quốc áp đảo trong mọi tầng lớp chính trị Mỹ

Tháng Mười năm ngoái, các ông chủ của một số công ty lớn trong các ngành công nghiệp sáng tạo đã được mời đến một văn phòng phụ cạnh Nhà Trắng. Dưới những bức bích họa trên trần cao của Phòng Indian Treaty (trước là Thư viện Bộ Hải quân – ND), các giám đốc điều hành đã ký một bản cam kết không tiết lộ thông tin trong một ngày, qua đó cho phép họ được xem các tài liệu mật. Sau đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats và hai thượng nghị sĩ trình bày cho họ nghe cách Trung Quốc đánh cắp bí mật của họ.

Sự kiện không được công bố này là ý tưởng của Thượng nghị sĩ Mark Warner đại diện cho bang Virginia, một đảng viên Dân chủ cao cấp trong Ủy ban Tình báo Thượng viện và bản thân là một nhà đầu tư công nghệ thành công. Tham gia cùng ông là Thượng nghị sĩ Marco Rubio đại diện bang Florida, một đảng viên Cộng hòa trong ủy ban. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P2)”

Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)

Nguồn: Trade can no longer anchor America’s relationship with China“, The Economist, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

1. Thương mại không còn là mỏ neo của quan hệ Mỹ – Trung

Kể từ khi Trung Quốc nổi lên từ đống đổ nát gây nên bởi chủ nghĩa Mao 40 năm trước, động cơ tìm kiếm lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Các ứng cử viên tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc ăn cắp công ăn việc làm của người Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể vẫn âm ỉ. Nhưng sau đó, các ông chủ doanh nghiệp và các chính trị gia ở cả Bắc Kinh và Washington đều quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không thể để cho mối quan hệ trở nên xấu đi. Việc hai bên tập trung vào những lợi ích tự thân này dẫn đến một thỏa hiệp khó chịu. Ngay sau khi quân đội Trung Quốc tàn sát hàng trăm, có thể là hàng ngàn người, tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989, Tổng thống George H.W. Bush đã viết thư riêng cho Đặng Tiểu Bình để thúc giục các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn “những sự kiện bi thảm gần đây” gây hại cho quan hệ song phương. Khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy một sự phụ thuộc lẫn nhau nguy hiểm giữa Mỹ, nhà nhập khẩu hàng giá rẻ, và Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng tiết kiệm. Các thuật ngữ mới đã xuất hiện để miêu tả cho sự cộng sinh này, như “Chimerica” hay “G2”. Continue reading “Báo cáo đặc biệt về Chiến tranh lạnh Mỹ – Trung (P1)”

‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh

Biên dịch: Trần Quang

Từ khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã trở thành dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này thể hiện những tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước và đã chính thức được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội XIX của Đảng. Cũng trong Đại hội này, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin hơn của Trung Quốc, khác xa chiến lược khiêm tốn “giấu mình chờ thời” mà từ lâu đã là đặc trưng của sự can dự toàn cầu của Bắc Kinh. Continue reading “‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh”

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Why the US and China See Negotiations Differently”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đổ vỡ vì chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc rút lại thỏa thuận về các vấn đề đã được giải quyết trước đây. Các nhà đàm phán Mỹ và Tổng thống Donald Trump rất tức giận, và vào ngày 10 tháng 5, Trump đã tăng thuế lên hơn gấp đôi đối với số hàng trị giá 200 tỷ đô la nhập từ Trung Quốc. Nhà đàm phán chính của Trung Quốc, Lưu Hạc (Liu He), nói với các phóng viên rằng vì không đạt được thỏa thuận cuối cùng nên các sửa đổi đối với thỏa thuận trước đây không phải là việc “nuốt lời”, một lập luận mà phía Mỹ dường như không chấp nhận. Chính phủ Trung Quốc hiện đã trả đũa, tuyên bố sẽ tăng thuế đối với số hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Tại sao đàm phán thương mại Mỹ – Trung đổ vỡ?”

Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?

Nguồn: Minxin Pei, “Is Trump’s Trade War with China a Civilizational Conflict?”, Project Syndicate, 14/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuối tháng trước, tại một diễn đàn an ninh ở Washington, DC, Kiron Skinner, Giám đốc Hoạch định Chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã mô tả cuộc xung đột Mỹ-Trung ngày nay là “một cuộc chiến với một nền văn minh và một hệ tư tưởng thực sự khác biệt, và Hoa Kỳ chưa từng gặp phải điều đó trước đây”. Nếu là một quả bóng thí nghiệm, nỗ lực rõ ràng nhằm định nghĩa cuộc đối đầu của chính quyền Trump với Trung Quốc này đã không thành công.

Bằng cách định nghĩa cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc như là một cuộc đụng độ giữa các nền văn minh, Skinner – người giữ vị trí từng được đảm nhận bởi các ngôi sao sáng như George Kennan, Paul Nitze, Richard N. Haass và Anne-Marie Slaughter – vừa tỏ ra không có gì mới, vừa không chính xác. Nhà khoa học chính trị Samuel P. Huntington đã đưa ra khái niệm này hơn một phần tư thế kỷ trước, trong khi bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là một thực thể đã bị phá sản về mặt hệ tư tưởng. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung có phải là sự đụng độ giữa các nền văn minh?”

Kiềm chế Trung Quốc có dễ?

Nguồn: Calls to harden the West’s defences against China suggest despair”, The Economist, 09/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Lịch sử của những nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc thời hiện đại đều không có kết cục vui vẻ. Liên Xô đã thử kiềm chế Trung Quốc vào năm 1960 khi Mao Trạch Đông tuyên bố không lo ngại về chiến tranh hạt nhân, cho rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ giết chết nhiều kẻ đế quốc hơn là những người theo chủ nghĩa xã hội, khiến thế giới bị hủy hoại trừ những người cộng sản. Quan điểm này khiến Nikita Khrushchev lo ngại. Các cố vấn kỹ thuật của Liên Xô, bao gồm các chuyên gia vũ khí hạt nhân, những người đã tiêu hủy tất cả các tài liệu mà họ không thể mang theo, đã bị rút khỏi Trung Quốc. Các kỹ thuật viên Trung Quốc đã tập hợp lại các mảnh vụn, thu hồi manh mối giúp Trung Quốc thử thành công một quả bom nguyên tử bốn năm sau đó. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc có dễ?”

Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran

Nguồn: Amin Saikal, “A Confrontation from Hell”, Project Syndicate, 10/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power từng gọi các cuộc chiến tranh diệt chủng là “một vấn đề địa ngục”. Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng căng thẳng với Iran, thế giới giờ đây phải nghĩ đến viễn cảnh của một “cuộc đối đầu địa ngục” giữa hai nước.

Hiện tại, cả Hoa Kỳ và Iran đều nói rằng họ không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, từng bước một, họ đang tiến vào một quỹ đạo xung đột. Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân sự ở khu vực xung quanh Iran, điều động nhóm tàu sân bay tấn công USS Abraham Lincoln và một đội đặc nhiệm máy bay ném bom đến Trung Đông để cảnh báo chế độ Iran không được thực hiện các hành động đe dọa. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Iran đã lên án hành động này như là một đòn chiến tranh tâm lý và coi đó là một hành động khiêu khích nhằm lôi kéo Iran vào một cuộc xung đột quân sự. Continue reading “Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran”

Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam

Sáng ngày 30/04/1975, Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn.

Một trong những lý do ông Martin chỉ ra đi vào phút chót là ông tin vào khả năng của Tướng Lê Minh Đảo có thể cầm chân lực lượng cộng sản ở Xuân Lộc.

Nhờ đó, Hoa Kỳ có thể có cơ hội “đàm phán” cho một giải pháp “thứ ba” nào đó ở Sài Gòn với phe cách mạng.

Nhưng còn có ý kiến nói Đại sứ Martin quá gắn bó về tình cảm với cuộc chiến nên từ chối ra lệnh di tản sớm hơn cho người Mỹ, điều sau này khiến ông bị chỉ trích. Continue reading “Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam”

Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?

Nguồn: Raghuram G. Rajan, “Why Capitalism Needs Populism”, Project Syndicate, 06/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tập đoàn lớn đang bị công kích mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Amazon đã hủy bỏ kế hoạch mua trụ sở mới tại quận Queen của thành phố New York do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Nam Carolina, đã nêu quan ngại về vị thế thị trường áp đảo của Facebook, trong khi đồng nghiệp phía đảng Dân chủ của ông, bà Elizabeth Warren đại diện cho bang Massachusetts, đã kêu gọi chia nhỏ công ty. Warren cũng đã đưa ra các dự luật quy định dành 40% số ghế trong hội đồng quản trị các công ty cho người lao động. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?”

Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?

Nguồn: Lobbying in Donald Trump’s Washington”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống, người ta nhận thấy các doanh nghiệp lớn đã hoạt động rầm rộ ở Washington, DC. Các tổng giám đốc điều hành đã lấp đầy nội các của ông cùng các đồng nghiệp giàu có, các giám đốc điều hành, cũng như các nhà vận động hành lang. Một người từng đại diện cho ngành than nay điều hành Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Vì có nguy cơ gặp phải rất nhiều xung đột lợi ích do trước đây từng tham gia vận động hành lang cho các công ty năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nên Quyền Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt thường phải mang theo một thẻ liệt kê tất cả 22 ngành nghề trong số đó. Năm ngoái, các doanh nghiệp đã chi hơn 3,4 tỷ đô la để vận động hành lang cho lợi ích của họ tại các cơ quan công quyền, nhiều hơn 8,5% so với trước khi vị tổng thống phong cách CEO lên nắm quyền (xem biểu đồ 1). Các ngành như chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghiệp đều đã chi hơn 500 triệu đô la mỗi ngành. Continue reading “Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump: Dễ hay khó?”

Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?

Nguồn: Julian Assange: journalistic hero or enemy agent?”, The Economist, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Julian Assange, người bị lôi ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London vào ngày 11 tháng 4 sau gần bảy năm ẩn trốn ở đó, trông yếu ớt và luộm thuộm, và ông cũng không phải là một vị khách dễ chịu. Ông bị cáo buộc đã trét phân lên tường của tòa đại sứ quán và bỏ bê chú mèo của mình, bên cạnh những hành vi không lành mạnh khác, theo lời vị Bộ trưởng Ngoại giao đầy bức xúc của Ecuador. Mặc dù vậy, những người ủng hộ ông cho rằng việc trục xuất và bắt giữ ông là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào tự do báo chí. Những người khác thì nghĩ rằng đó là một sự trả giá quá trễ đối với một người đã tạo ra tình trạng hỗn loạn thông tin lên phương Tây, gây nên sự bất ổn của nền dân chủ Mỹ. Vậy Assange là một nhà báo anh hùng, một nhà hoạt động liều lĩnh hay thậm chí là một đặc vụ của kẻ thù? Continue reading “Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?”

Di sản đáng lo ngại nhất của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Most Worrisome Legacy”, Project Syndicate, 09/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Kirstjen Nielsen bị buộc phải từ chức Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ không phải là lý do để ăn mừng. Phải, bà ta giám sát việc cưỡng bức chia tách các gia đình ở biên giới Hoa Kỳ, tai tiếng với việc nuôi các trẻ nhỏ trong lồng sắt. Nhưng sự ra đi của Nielsen ít có khả năng mang lại bất kỳ sự cải thiện nào vì Tổng thống Donald Trump muốn thay thế bà bằng một người sẽ thực hiện các chính sách chống nhập cư của ông một cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Continue reading “Di sản đáng lo ngại nhất của Trump”

Động cơ tên lửa RD-180: Cơn đau đầu cho quan hệ Nga – Mỹ

Tác giả: Phạm Hồng Nguyên

Hãng ULA (liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing) đã dùng động cơ RD-180 của Nga cho tên lửa vũ trụ Atlas V của họ từ năm 2002. Động cơ này là một trong những tâm điểm tranh cãi, nỗi đau đầu khôn nguôi của các bên liên quan.

Bối cảnh lịch sử

Trong Chiến tranh Lạnh, những gì liên quan đến công nghệ vũ trụ của Liên Xô đều được bảo vệ và bảo mật gần như tuyệt đối. Để che mắt việc xây dựng sân bay vũ trụ Baikonur, họ đã huy động cả triệu thanh niên về vùng hoang mạc Kazakhstan khai hoang trồng lúa, trồng bông để ngụy trang cho việc xây dựng sân bay này. Rất nhiều thành tựu (và cả các thất bại) về vũ trụ không được Liên Xô công bố hoặc công bố thiếu các chi tiết quan trọng. Việc xuất khẩu bất cứ thứ gì liên quan đến chương trình vũ trụ đương nhiên bị cấm tuyệt đối. Continue reading “Động cơ tên lửa RD-180: Cơn đau đầu cho quan hệ Nga – Mỹ”

Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?

Nguồn: What is birthright citizenship?, The Economist, 02/11/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhập cư là một chủ đề sống động đối với Tổng thống Donald Trump, và là một chủ đề giúp mở rộng vốn từ vựng cho hầu hết người Mỹ. Các cụm từ như di trú chuỗi (chain migration), em bé mỏ neo (anchor baby) và đoàn lữ hành di trú (migrant caravan) đã trở thành cách nói phổ biến dưới thời của ông. Tuần này ông đã thêm vào cụm từ “quyền công dân theo nơi sinh” (birthright citizenship). Ông Trump nói với Axios, một hãng tin Mỹ, rằng ông đang tìm cách chấm dứt quyền này – hiện đã tồn tại 150 năm – bằng một sắc lệnh hành pháp. Đề xuất của ông sẽ từ chối quyền công dân đối với những em bé sinh ra tại Mỹ của những người nhập cư trái phép, và có thể là của cả những người nước ngoài sống tại Mỹ theo thị thực có thời hạn. Continue reading “Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?”

Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The High Costs of the New Cold War”, Project Syndicate, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thật tiện khi gọi cuộc ganh đua địa chính trị đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Nhưng cách mô tả đó không được phép làm che khuất một thực tế rõ ràng, dù chưa được hiểu hết, rằng cuộc ganh đua mới này sẽ khác hoàn toàn với cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đã khiến hai liên minh quân sự đối đầu nhau. Ngược lại, sự cạnh tranh Trung-Mỹ liên quan đến hai nền kinh tế được hội nhập chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới. Do đó, các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh ngày nay sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan chẳng hạn. Continue reading “Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”