Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?

Nguồn: Benjamin A. Engel, “The Trump-Kim Summit Is No ‘Nixon to China’ Moment”, The Diplomat, 15/03/2018.

Biên dịch: Nhật Linh

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hai bên gặp gỡ và thảo luận về phi hạt nhân hóa và các biện pháp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một số người đã so sánh đây là cơ hội để chính quyền Trump lặp lại thành công như chuyến thăm của Richard Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, mở đường cho giai đoạn xoa dịu căng thẳng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chính quyền Trump thiếu công tác chuẩn bị và sự can dự cá nhân, điều đã khiến chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thành công. Những so sánh về cá nhân giữa hai vị tổng thống vừa tích cực lại vừa tiêu cực, với một bình luận nổi bật nhất là của Jeffrey Lewis rằng “chuyến thăm này giống như việc Richard Nixon đến Trung Quốc, nhưng đó là một Nixon có lớn mà không có khôn” Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?”

Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Nguồn: Richard N. Haass, “Trump’s Jerusalem Rationale and its Consequences”, Project Syndicate, 13/12/2017.

Biên dịch: Đinh Tỵ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh 6 ngày – tháng 6/1967, một cuộc xung đột mà đã cùng nhiều diễn tiến đáng kể khác tiếp tục định  hình nên tình trạng bế tắc giữa Israel và Palestine. Sau cuộc chiến, Israel đã giành quyền kiểm soát toàn bộ khu vực Bờ Tây, dải Gaza và Jerusalem cộng thêm Bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan.

Lúc đó, cộng đồng thế giới xem kết quả quân sự của cuộc chiến chỉ mang tính chất tạm thời. Nghị quyết số 242 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tiền đề cho tiến trình tiến tới một giải pháp ngoại giao cho vấn đề người Palestine vô tổ quốc, được thông qua 5 tháng sau khi cuộc chiến chấm dứt (ngày 22/11/1967 – ND). Tuy nhiên theo lệ thường, những gì được coi là tạm thời đã kéo dài vô tận. Continue reading “Lý giải việc Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel”

Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên

Nguồn: Joseph S. Nye, “Understanding the North Korea Threat”, Project Syndicate, 06/12/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mới đây, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, bay trong suốt 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km. Với quỹ đạo song song hơn so với mặt đất, tên lửa Hwasong-15 có thể mang lại cho chế dộ Kim Jong-un khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được khả năng tên lửa sống sót qua ma sát không khí khi rơi xuống lại khí quyển, nhưng Triều Tiên vẫn tuyên bố nước này đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân đầy đủ. Giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy giờ điều gì sẽ xảy ra? Continue reading “Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên”

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “The Trumping of Cambodian Democracy”, Project Syndicate, 01/12/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia. Continue reading “Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?”

Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?

Nguồn: Zha Daojiong,  “When Trump and Kim Meet, What Will Xi Do?”, China File, 13/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp Kim – Trump mở ra một cơ hội cho cộng đồng quốc tế để giảm kỳ vọng của mình về việc Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm” đối với hành vi hạt nhân của Bắc Triều Tiên và yêu cầu Washington đóng một vai trò thỏa đáng hơn.

Dưới thời Trump, các quan chức Hoa Kỳ áp dụng một lập trường cực đoan hơn so với giới tinh hoa nghiên cứu an ninh Hoa Kỳ, những người đã nhiều thập niên nay lập luận rằng thành công gần đây của Trung Quốc được tạo ra ở Hoa Kỳ. Họ cho rằng Washington đã hỗ trợ Trung Quốc bằng cách cho phép nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và sử dụng Hải quân Hoa Kỳ để giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương luôn mở cho các hành trình hàng hải vào và ra các cảng Trung Quốc. Continue reading “Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?”

Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim

Nguồn: Vũ Minh Khương, “Hanoi the ideal place for the Trump–Kim summit”, East Asia Forum, 12/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại một địa điểm và thời gian sẽ được xác định sau. Các phương tiện truyền thông dường như cùng chung nhận định rằng có hai nơi có thể xảy ra sự kiện đáng ngạc nhiên này: Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên hoặc Bắc Kinh.

Địa điểm của cuộc họp mang tính biểu tượng cao và do đó có thể là một động thái chiến lược có giá trị cho cả hai bên. Hà Nội là một lựa chọn lý tưởng, đáp ứng ba tiêu chí quan trọng để có được một kết quả thành công: Cuộc gặp ở Hà Nội sẽ thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đối với việc cải thiện cơ bản quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên; gửi một thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ đến cộng đồng thế giới tại nơi mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã hòa giải những xung đột đau thương trong quá khứ, và nó cũng chỉ ra các bước chuẩn bị mà Bắc Triều Tiên cần phải làm để tái gia nhập cộng đồng thế giới. Continue reading “Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim”

Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’

Nguồn: USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail”, Global Times, 06/03/2018

Biên dịch: Phan Nguyên

Tối ngày 6/3/2018, trang tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu đăng xã luận về chuyến thăm Việt Nam của tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson với tựa đề “USS Carl Vinson’s Vietnam visit will be to little avail” (Chuyến thăm Việt Nam của tàu USS Carl Vinson chẳng tác dụng gì). Nội dung bài viết như sau:

Tàu sân bay USS Carl Vinson đã tới Đà Nẵng vào hôm thứ Hai. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu sân bay Hoa Kỳ đến Việt Nam kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, tượng trưng cho sự nâng cấp trong hợp tác quân sự giữa Washington và Hà Nội. Các phương tiện truyền thông phương Tây đang suy đoán rằng chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn Trung Quốc. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: USS Carl Vinson thăm VN ‘chẳng tác dụng gì’”

Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh

Nguồn: Gregg Jones, “The Enduring Debate over Khe Sanh“, The New York Times, 19/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào đầu năm 1968, cuộc bao vây căn cứ thủy quân lục chiến hẻo lánh tại Khe Sanh đã tràn ngập trên các kênh tin tức của Hoa Kỳ về cuộc chiến ở Việt Nam. Tướng William Westmoreland, chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gọi hành động của quân đội Bắc Việt tại Khe Sanh là một “sự kiện chính yếu” của cuộc tấn công từ phe cộng sản.

Các bản tin đồng loạt so sánh cuộc tấn công với trận Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự xa xôi của người Pháp bị bao vây và buộc phải đầu hàng trước lực lượng Cộng sản Việt Nam năm 1954. Vào ngày 18/02, ngay cả khi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân đang diễn ra trên khắp cả nước, tờ New York Times đã gọi cuộc đụng độ đang diễn ra tại Khe Sanh là một trận đánh lớn của Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “Cuộc tranh luận không dứt về trận Khe Sanh”

Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson đến Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018 là một cột mốc quan trọng mới trong tiến trình tăng cường mối liên hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. USS Carl Vinson là tàu sân bay đầu tiên của Hoa Kỳ ghé thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, và cùng với hai tàu chiến cùng 6.000 binh sĩ đi kèm, tạo nên sự hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ thời điểm đó.

Hồi năm 2010, khi hai nước tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã neo ngoài khơi Đà Nẵng và tiếp đón các quan chức Việt Nam lên thăm tàu bằng trực thăng từ đất liền. Do đó, chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson tới Đà Nẵng lần này có thể được xem như là một bước đi quan trọng mà theo đúng nghĩa đen đã đưa hai cựu thù xích lại gần nhau hơn, đồng thời cho thấy một mức độ tin cậy lẫn nhau cao hơn giữa hai nước. Continue reading “Việt-Mỹ cần tận dụng lực đẩy từ chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

Suy nghĩ lại về Trung Quốc

Nguồn: Kurt Campbell & Ely Ratner, “The China Reckoning”, Foreign Affairs, March/April 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Bắc Kinh coi thường những kỳ vọng của Hoa Kỳ như thế nào

Hoa Kỳ luôn luôn có một ý thức quá lớn về khả năng của mình trong việc quyết định con đường đi của Trung Quốc. Hết lần này đến lượt khác, các tham vọng của Hoa Kỳ đều tan vỡ như bọt nước. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, George Marshall, đặc phái viên Hoa Kỳ tại Trung Quốc, hy vọng được làm mối lái cho một nền hòa bình giữa phe Quốc dân đảng và phe Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa. Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, chính phủ Truman nghĩ rằng Mỹ có thể ngăn chặn được bộ đội của Mao Trạch Đông vượt qua sông Áp Lục [biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Hàn]. Chính phủ Johnson thì tin Bắc Kinh cuối cùng sẽ cố tránh dính dáng vào Việt Nam. Trong mỗi trường hợp này, thực tế của Trung Quốc đã làm đảo lộn mọi kỳ vọng của Hoa Kỳ. Continue reading “Suy nghĩ lại về Trung Quốc”

Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?

Nguồn: Mark Moyar, “Was Vietnam Winnable?”, The New York Times, 19/05/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự quan tâm của tôi đối với Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1990 khi tôi đăng ký học một khóa học về lịch sử của cuộc xung đột này ở trường đại học. Một phần lý do đưa tôi tới chủ đề này là sự khinh thường mà các bạn học, các giáo sư và giới trí thức nói chung dành cho không chỉ cuộc chiến mà cả các cựu binh Mỹ. Đối với tôi, đó là một sự sai trái khi mà người ta cho rằng những thanh niên đánh cược cả mạng sống của mình ở Đông Nam Á lại bị xem là đáng khinh hơn những người ru rú an toàn ở nhà.

Lịch sử của cuộc chiến như được dạy trong các lớp học đại học dựa trên hai giả định chính. Thứ nhất, cuộc chiến là không cần thiết; “thuyết domino”, hay ý tưởng cho rằng việc cộng sản giành phần thắng ở Việt Nam sẽ dẫn tới sự sụp đổ ở phần còn lại của Đông Nam Á là sai. Hồ Chí Minh là một nhà dân tộc chủ nghĩa hơn là một nhà cộng sản, và vì vậy Hoa Kỳ không cần phải lo lắng về việc “đánh mất Việt Nam”. Thực tế rằng phần lớn các quân cờ domino không sụp đổ sau khi Nam Việt Nam bị đánh bại năm 1975 là bằng chứng rõ ràng nhất. Continue reading “Mỹ có thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam hay không?”

Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Nguồn: Matthew P. Goodman, Scott Miller & Amy Searight, “U.S. Economic Strategy in the Asia Pacific“, CSIS, 10/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu 

Tháng 1/2017, Ủy ban chiến lược kinh tế châu Á CSIS lưỡng đảng đã công bố một báo cáo khuyến nghị rằng Chính phủ Mỹ dưới thời Donald Trump nên thông qua một chiến lược kinh tế toàn diện đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương năng động. Báo cáo đó, mang tên Củng cố chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đã phác thảo các xu hướng kinh tế lớn định hình khu vực, biện luận ủng hộ sự lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề khu vực, và đặt ra một chiến lược toàn diện để đảm bảo thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.  Continue reading “Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”

Đánh giá TT Trump sau một năm cầm quyền

Nguồn: Elizabeth N. Saunders, “Is Trump a Normal Foreign-Policy President?“, Foreign Affairs, 18/01/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Đối với các học giả nghiên cứu tác động của vai trò lãnh đạo của tổng thống đối với chính sách đối ngoại của Mỹ, thì chiến thắng bất ngờ của Donald Trump vào năm 2016 đã đem lại một thử thách thực sự. Việc bầu một nhà lãnh đạo không có kinh nghiệm trong chính phủ, ít kiến thức về chính sách đối ngoại và một thái độ khinh thường rõ ràng đối với ý kiến của giới chuyên môn có ý nghĩa gì đối với Mỹ?

Sau 1 năm cầm quyền, Trump đã xác nhận nhiều điều mà chúng ta đã biết về tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo: Ông vẫn giữ vững một vài niềm tin mà ông mang theo mình khi nhậm chức, chứng tỏ tầm quan trọng của việc có (hay thiếu) kiến thức thực sự để ra quyết định, và cho thấy tại sao các cố vấn không thể thay thế một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm. Nói cách khác, ông đã chứng tỏ mình là một sự bất ngờ, chủ yếu bằng việc không thể bổ nhiệm những người có thể giúp ông có được những gì ông muốn. Và khi thế giới phải đối mặt với ít nhất 3 năm nữa của Trump, thì có ít lý do để nghĩ rằng cách hành xử của ông sẽ thay đổi trong tương lai. Continue reading “Đánh giá TT Trump sau một năm cầm quyền”

Đồng đô la Mỹ yếu là một con dao hai lưỡi

Nguồn: Weak US dollar is double-edged sword”, The New Paper, 26/01/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Đồng bạc xanh đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đô la Singapore vào ngày hôm qua sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng ông hoan nghênh một đồng đô la Mỹ yếu hơn.

Bình luận này đã làm tồi tệ hơn nữa xu thế giảm giá hiện tại của đồng đô la Mỹ vốn đã giảm 8% so với đồng đô la Singapore vào năm ngoái. Đây là một tin tốt lành đối với những người hay mua hàng online tại Singapore nhưng đối với các nhà xuất khẩu, những người thường mua và bán hàng ra nước ngoài bằng đồng đô la Mỹ, thì đây là một con dao hai lưỡi. Continue reading “Đồng đô la Mỹ yếu là một con dao hai lưỡi”

Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm

Tác giả: Ngô Di Lân

Việc chính quyền Trump công bố bản Chiến lược an ninh quốc gia (National Security Strategy) vào tháng 12 vừa qua đã lập tức thu hút được sự quan tâm chú ý của giới quan sát. Gần như tất cả các tờ báo lớn nhỏ và các tạp chí đối ngoại ngay sau đó đã chạy loạt bài đưa tin về bản Chiến lược này cùng nhiều bình luận về ý đồ chiến lược của chính quyền Trump đằng sau các câu chữ mà họ sử dụng để mô tả các ưu tiên chính sách cũng như các đối thủ và đối tác của Mỹ. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu các nhà nghiên cứu chính sách và cán bộ ngoại giao ở nhiều nước đã phải làm việc hết công suất trong khoảng thời gian đó để “giải mã” cái mà nhiều người đang gọi là “học thuyết Trump” (Trump doctrine). Continue reading “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ: Đừng đọc những gì họ viết, hãy xem những gì họ làm”

Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc

Nguồn: Andrew Preston, “The rise and fall of great powers“,  The Globe and Mail, 29/12/2017.

Biên dịch: Văn Cường

Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số một thế giới. Nhưng cuộc soán ngôi này sẽ diễn ra như thế nào là câu hỏi không dễ trả lời và cũng khó xảy ra trên thực tế.

Khi thế giới ngày càng chia rẽ về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm những việc mà một người ở vị trí của ông cần phải làm: phô trương sức mạnh cơ bắp của nước Mỹ. Vào tháng 10/2017, ông đã ra lệnh triển khai 3 nhóm tàu sân bay đến vùng Tây Thái Bình Dương, đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7 đóng quân tại Nhật Bản. Đây là hạm đội hùng mạnh gấp nhiều lần so với hải quân của các nước khác. Một lần nữa, quân đội Mỹ lại giữ vai trò đội quân bảo vệ thế giới để trấn an các nước trong khu vực rằng mọi hành động hung hăng sẽ bị kiểm soát và khu vực xung quanh họ vẫn an toàn.  Continue reading “Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc”

Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Demise of Dollar Diplomacy?”, Project Syndicate, 11/10/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mark Twain chưa bao giờ nói rằng “các báo cáo về cái chết của tôi đã bị thổi phồng hơi quá.” Song câu trích dẫn sai này nghe “hài hước” tới mức người ta khó có thể nào quên được nó. Và không đâu ý tưởng ẩn chứa đằng sau nó lại phù hợp hơn với việc thảo luận về vai trò quốc tế của đồng đô la.

Các học giả từng nhắc tới những ngày tàn cuối cùng trong sự thống trị toàn cầu của đồng đô la kể từ những năm 1960, và cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Điều này được thể hiện qua tần suất xuất hiện cụm từ “hồi kết của đồng đô la” trong tất cả các ấn bản bằng tiếng Anh do Google thống kê. Continue reading “Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?”

Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này. Continue reading “Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh

 

Nguồn: Graham Allison, “China vs. America”, Foreign Affairs, Sept-Oct 2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài. Continue reading “Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh”