GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời

Tác giả: Thu Thủy

Việc GS Hồ An Cương, Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước, Đại học Thanh Hoa công bố các báo cáo cho rằng Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực đã gây tranh cãi sâu rộng, thậm chí Hồ An Cương còn bị coi là thủ phạm gây nên cuộc Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. 

Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa đã đứng tên trong một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước (Quốc tình nghiên cứu viện) và tước bỏ học hàm của Giáo sư Hồ An Cương. Sau đó bức thư đã được hơn 1 ngàn cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng hàng đầu Trung Quốc này hưởng ứng ký tên trong một chiến dịch công khai phê phán năng lực học thuật, trình độ tư tưởng và đạo đức của Hồ An Cương. Continue reading “GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời”

Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 09/08/2018, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Hội đồng An ninh Không gian quốc gia Mỹ Mike Pence tuyên bố tại Lầu Năm Góc: Trước năm 2020 nước Mỹ sẽ thành lập Lực lượng Không gian.

Tuyên bố này đã lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận Mỹ và thế giới.

Thực ra vấn đề này không hoàn toàn mới. Tháng 6 năm nay, Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng ủng hộ việc thành lập Lực lượng Không gian (Space Force). “Tôi đang chỉ đạo Bộ Quốc Phòng và Lầu Năm Góc bắt đầu ngay lập tức quá trình cần thiết để thiết lập một lực lượng không gian làm nhánh thứ sáu của các lực lượng vũ trang. Đó là một tuyên bố lớn,” Trump nói. “Chúng ta có Không quân và chúng ta sẽ có Lực lượng Không gian — tách biệt nhưng bình đẳng [với Không quân].” Continue reading “Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian”

Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ

Nguồn: Ian Buruma, “Gun Nation”, Project Syndicate, 07/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảo vệ quyền được mua súng trường bán tự động hoặc mang súng theo người của công dân Mỹ cũng tương tự như việc chối bỏ trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu. Các tranh cãi về lý lẽ không phải là vấn đề ở đây. Có bao nhiêu học sinh bị bắn hay bằng chứng khoa học gì về ảnh hưởng của khí thải carbon đi nữa đều không quan trọng, người ta sẽ không thay đổi thứ niềm tin đã xác định bản ngã của họ.

Theo đó, càng nhiều người theo khuynh hướng tự do từ New York hay San Francisco, hoặc Houston, đòi hỏi cần có các phương thức kiểm soát việc bán vũ khí cho dân thường, thì những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí sát thương lại càng đáp trả mạnh mẽ. Họ thường hành động như vậy với niềm tin tương tự như của các tín đồ tôn giáo, cảm nhận như thể đấng tối cao của họ bị xúc phạm. Continue reading “Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ”

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Biên dịch: Trần Quang

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy. Continue reading “Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ”

Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The US is at Risk of Losing a Trade War with China”, Project Syndicate, 30/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Điều thoạt tiên là một mâu thuẫn thương mại – với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm – dường như đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc. Nếu “thỏa thuận ngừng bắn” giữa châu Âu và Mỹ được duy trì, Mỹ sẽ chủ yếu chiến đấu với Trung Quốc, chứ không phải cả thế giới (tất nhiên, xung đột thương mại với Canada và Mexico sẽ tiếp tục âm ỉ nếu xét các đòi hỏi của Hoa Kỳ mà cả hai nước đều không thể hoặc không nên chấp nhận).

Ngoài nhận định chính xác nhưng giờ đã thành nhàm chán rằng tất cả các bên đều sẽ là người thua cuộc, chúng ta có thể nói gì về những kết quả có thể có từ cuộc chiến thương mại của Trump? Continue reading “Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc”

Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?” nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc – Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung – Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết:  Continue reading “Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?”

Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?

Tác giả: Ngô Di Lân & Sơ Nguyên

Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu.

Chính “lá bài Trung Quốc” là một trong những “siêu vũ khí” của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh.

Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô – Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?”

Thế giới đối mặt với biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn? Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều này sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới đối mặt với biến động lớn?”

Nghệ thuật lật đổ chế độ

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Art of the Regime Change”, Foreign Policy, 08/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai

Như đã được dự đoán từ lâu, Donald Trump cuối cùng đã cúi đầu trước cái tôi của mình, trước sự ghen tị vặt vãnh với Obama, trước những nhà tài trợ cứng rắn, trước đội ngũ tư vấn hiếu chiến, và trên hết trước sự ngu xuẩn của chính ông ấy để quay lưng lại với Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – thỏa thuận quốc tế cấm Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Bên cạnh quyết định rời bỏ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương đầy ngu ngốc, đây có thể là sai lầm nặng nề nhất của Trump trong chính sách ngoại giao.

Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu những gì đang diễn ra ở đây. Quyết định của Trump không dựa trên mong muốn giữ bom hạt nhân khỏi tầm với của Iran; nếu thế, Mỹ phải trung thành với thỏa thuận và đàm phán để kết quả có hiệu lực vĩnh viễn. Sau tất cả, cả Cơ quan Hạt nhân Quốc tế (nơi quản lí và giám sát nhà máy ở Iran) và tình báo Mỹ đều nhất trí rằng Iran đã tuân thủ nghiêm ngặt JCPOA từ khi nước này đặt bút kí. Như Peter Beinart chỉ ra, thực tế Mỹ mới là quốc gia thiếu tôn trọng những cam kết của mình. Continue reading “Nghệ thuật lật đổ chế độ”

Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa

Nguồn: Javier Solana, “The Dangers of Militarization”, Project Syndicate, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu  | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trật tự đa cực đang trở lại cùng với sự ganh đua chiến lược giữa các cường quốc. Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong nền chính trị toàn cầu là hai trong số các động lực quốc tế quan trọng nhất của thế kỷ tính đến nay. Trong năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng, căng thẳng giữa Mỹ và hai quốc gia này đã tăng lên đáng kể. Do môi trường chính trị nước Mỹ đã xấu đi nên mối quan hệ của Hoa Kỳ với những nước được coi là những đối thủ chính của nước này cũng có xu hướng tương tự.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây hơn năm năm, ông đã trình bày ý tưởng về “quan hệ nước lớn kiểu mới” dựa trên sự hợp tác và đối thoại, cũng như tôn trọng lợi ích quốc gia lẫn nhau. Nhưng Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân theo những gì mà họ đề ra trong vấn đề hợp tác, như có thể thấy qua hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, ảnh hưởng của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng sụt giảm tương đối, tương phản với sự gia tăng quyền lực đồng thời của cả ông Tập và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Chủ tịch Tập thậm chí còn thể hiện sự thiên lệch đáng ngạc nhiên này bằng việc khoác lên mình bộ quân phục. Continue reading “Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa”

Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 04/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Trung Quốc đã cố hết sức, chúng tôi sẽ đáp trả việc Mỹ gây sức ép”. Nguyên văn như sau:

Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều học giả chuyên về quan hệ quốc tế cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đang từ tiếp xúc và hòa hợp chuyển biến sang chiến lược ngăn chặn, hơn nữa quá trình chuyển biến ấy đã không thể đảo ngược. Điều đó sẽ tạo ra sự thách thức xưa nay chưa từng có đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả nói trên cho rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Washington, sau đây giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra những xung đột ác liệt hơn. Trung Quốc cố gắng ngăn ngừa những xung đột ấy, song việc này rất khó. Continue reading “Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ”

Một nước Mỹ thất thường

Biên dịch: Văn Cường

Việc Trump rời bỏ thỏa thuận Iran cho thấy cách thức ra quyết định chính sách đối ngoại về cơ bản đã thay đổi sau năm 2008.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) (hay còn gọi là Thỏa thuận Iran) vào ngày 8/5 vừa qua đã làm dấy lên một loạt suy đoán đầy giận dữ giữa các học giả và chuyên gia về tác động của động thái này. Có nhiều biến số đang diễn ra. Các đồng minh châu Âu của Mỹ đều cảm thấy bất an, trong khi Israel, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đã chào đón tuyên bố này trong hân hoan. Continue reading “Một nước Mỹ thất thường”

Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?

Nguồn: Andrew Sheng, Xiao Geng, “Why There Is No “Beijing Concensus””, Project Syndicate, 27/2/2018.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bốn thập niên trôi qua dường như là đủ để nhận ra logic ẩn sau mô hình phát triển của Trung Quốc. Nhưng 40 năm sau khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng “cải cách và mở cửa”, “Đồng thuận Bắc Kinh”, tức mô hình phát triển đối lập với “Đồng thuận Washington”, vẫn chưa được định ra rõ ràng.

Qua nhiều năm, Trung Quốc đã chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy đóng cửa sang một nền kinh tế với độ mở lớn hơn dựa trên cơ chế thị trường. Công nghiệp và dịch vụ dần thay thế nông nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính và Trung Quốc chuyển từ quốc gia bắt chước phương Tây về công nghệ thành quốc gia sáng tạo toàn cầu. Trong thời gian này, Trung Quốc giải quyết được nhiều thách thức lớn từ nợ quá mức, dư thừa công suất tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tham nhũng. Continue reading “Tại sao ‘Đồng thuận Bắc Kinh’ chưa tồn tại?”

Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ

Nguồn: Satoru Nagao, “Japan’s nuclear reactors can power US–Asian security”, East Asia Forum, 23/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Hồi tháng Tư, chính sách xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Itochu, một công ty lớn của Nhật Bản, đã quyết định rút khỏi một dự án nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ do chi phí dành cho các biện pháp an toàn nhà máy điện hạt nhân tăng cao.

Sau trận động đất năm 2011 và thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau đó, hầu hết các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đã không được tái khởi động. Kết quả là thị trường duy nhất cho ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản là ở nước ngoài. Nhưng nếu một công ty lớn như Itochu không thể tìm thấy đủ lợi ích kinh tế ở thị trường nước ngoài, thì việc liệu ngành công nghiệp hạt nhân của Nhật Bản có thể tồn tại được hay không đang là một câu hỏi lớn. Continue reading “Tiềm năng hợp tác hạt nhân của Nhật với Mỹ, Úc, Ấn Độ”

Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ  (the most trusted man in America) là danh hiệu cao quý nhất mà dân nước này tặng cho phát thanh viên truyền hình Walter Cronkite. Trong 20 năm, hàng triệu người Mỹ tối nào cũng mở ti-vi xem “Chương trình thời sự buổi tối của CBS” để nghe Cronkite tường thuật các sự kiện chính trong ngày. Chương trình này luôn được xếp hạng cao nhất từ năm 1969 cho đến khi Cronkite nghỉ hưu năm 1981. Buổi phát hình cuối cùng của Cronkite “CBS Evening News with Walter Cronkite” vào tối ngày 6/3/1981 được thông báo trước cho khán-thính giả, đã trở thành sự kiện được tất cả người Mỹ quan tâm. Sau 46 năm làm nghề nhà báo, khi về hưu ở tuổi 65  Walter Cronkite được tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, vinh dự cao nhất của một người Mỹ không phải là quân nhân. Continue reading “Walter Cronkite: Người đáng tin cậy nhất nước Mỹ”

Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?

Nguồn: Minxin Pei & Kishore Mahbubani, “Should the West worry about the threat to liberal values posed by China’s rise?”, The Economist, 06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Minxin Pei: Trung Quốc là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng tự do

Có thể khó thuyết phục độc giả của tờ The Economist rằng họ nên lo lắng về mối đe dọa đối với ý thức hệ tự do xuất phát từ sự trỗi dậy của Trung Quốc khi mà mối đe dọa sống còn đối với ý thức hệ đó, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, lại đến từ sự pha trộn độc hại của phân cực chính trị, rối loạn thể chế và chủ nghĩa dân túy đang hoành hành ở các nền dân chủ phương Tây. Thật vậy, không nhiều người sẽ phản bác lập luận rằng hệ tư tưởng tự do, theo nghĩa là một tập hợp các tư  tưởng coi trọng quyền cá nhân, tự do và pháp quyền, sẽ khó lấy lại được ánh hào quang của mình trừ khi hệ thống chính trị thể hiện nó – nền dân chủ tự do – được phục hồi sau sự suy giảm hiện nay. Continue reading “Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?”

Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Hình hài của xung đột Mỹ – Trung

Nguồn: Min Xinpei, “The Shape of Sino-American Conflict”, Project Syndicate, 06/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với hầu hết những người quan sát cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nguyên nhân gây ra cuộc chiến là sự hội tụ giữa các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc với xu hướng bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cách hiểu này bỏ qua một diễn tiến quan trọng: sự sụp đổ của chính sách can dự kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tranh chấp thương mại không có gì là mới. Khi các đồng minh tham gia vào các tranh chấp đó – như Mỹ và Nhật Bản đã từng làm cuối những năm 1980 – chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng vấn đề thực sự liên quan đến khía cạnh kinh tế. Nhưng khi chúng xảy ra giữa các đối thủ chiến lược – chẳng hạn như giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay – có thể sẽ có nhiều điều khác nữa đằng sau câu chuyện đó. Continue reading “Hình hài của xung đột Mỹ – Trung”