Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Why China rolled out the red carpet for Okinawa governor,” Nikkei Asia, 13/07/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình đang dùng các hòn đảo của Nhật Bản để dễ bề giải quyết vấn đề Đài Loan.

Ngày 5/7 vừa qua, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gặp một phái đoàn từ Nhật Bản do Yohei Kono, cựu Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản, người cũng từng là Ngoại trưởng nước này, dẫn đầu.

Nhưng Thống đốc Okinawa Denny Tamaki mới là người được trao vị trí danh dự trong khi chụp ảnh. Tamaki được xếp đứng bên trái Lý Cường, trong khi Kono đứng bên phải. Cách sắp xếp này tiết lộ nhiều điều về ý định của Trung Quốc. Continue reading “Vì sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?”

Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi throws Okinawa into East Asia geopolitical cocktail,” Nikkei Asia, 15/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập đã nói về lịch sử của Ryukyu (Lưu Cầu Quốc), trong đó nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc.

Ngày 4/6 vừa qua, một bài viết gây tranh cãi đã xuất hiện trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong bài viết này, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về lịch sử của Quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu), mà ngày nay là Okinawa, tỉnh cực nam của Nhật Bản. Continue reading “Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc”

Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese general signals new strategy with Senkaku remarks,” Nikkei Asia, 08/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói quan hệ với Nhật Bản không chỉ xoay quanh các hòn đảo.

Khi các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc phát biểu tại các sự kiện ngoại giao, họ thường thể hiện sự cứng rắn. Thường thì họ cũng không báo trước các xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản hiện tại, ngoại giao quốc phòng bất ngờ thu hút sự chú ý.

Khi tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada tại Singapore, bên lề Đối thoại Shangri-La, ông đã có những bình luận đáng chú ý. Continue reading “Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?”

Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Zelenskyy sparked speculation he was on his way to meet Xi,” Nikkei Asia, 25/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc gặp mặt trực tiếp của hai nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấp nhận các điều kiện của Ukraine hay không.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bước xuống sân bay Hiroshima vào chiều thứ Bảy ngày 20/05/2023, sự xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh G-7 của ông đã trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu.

Nhưng đã có một lời đồn xuất hiện trong nhóm các nhà ngoại giao và nhà báo có mặt tại sự kiện ngày hôm đó, xuất phát từ phương tiện di chuyển của vị tổng thống Ukraine. Phải chăng Zelenskyy sẽ tiếp tục bay tới Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? Cuộc gặp đó sẽ làm rung chuyển thế giới. Continue reading “Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khái niệm “Bỏ chữ Hán ở các nước Đông Á” có nghĩa là không tiếp tục dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức của nước mình. Dĩ nhiên, muốn bỏ chữ Hán đang dùng thì nhất thiết phải làm ra được một loại chữ viết mới có thể thay thế chữ Hán. Làm chữ viết ở thời xưa là một công trình lao động trí óc cực kỳ phức tạp, đòi hỏi trí tuệ và thời gian rất nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm. Nếu không làm được một loại chữ mới thích hợp thì chẳng thể bỏ được chữ Hán đang dùng.

Các nước Đông Á như Nhật, Triều Tiên-Hàn Quốc, Việt Nam thời cổ không có chữ viết, về sau đều tiếp nhận chữ Hán của Trung Quốc làm chữ viết chính thức của nhà nước mình. Tuy rằng các nước trên đều sùng bái chữ Hán nhưng sau một thời gian sử dụng thứ chữ này họ đều nhanh chóng nhận thấy chữ Hán không ghi được ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Như một tất yếu lịch sử, các nước này đều lần lượt tự tìm cách tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình, và do đó xuất hiện xu hướng bỏ chữ Hán, dùng chữ viết của mình. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản”

Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết món mỳ ăn liền cả thế giới đang ăn hiện nay chính là kết quả của một sáng chế quan trọng nhất trong công nghệ thực phẩm thế kỷ 20. Tác giả sáng chế ấy là một người Nhật — ông Momofuku Ando, còn gọi là Vua Mỳ ăn liền hoặc Cha đẻ Mỳ ăn liền (Noodles Papa). Một khảo sát năm 2000 của Viện Nghiên cứu Fuji cho thấy nhiều người Nhật chọn Mỳ ăn liền là phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật. Continue reading “Mỳ ăn liền: Phát minh đáng tự hào nhất của người Nhật”

Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao

Nguồn: William Figueroa, “China in Russia, Japan in Ukraine: Asian Powers Enter International Diplomacy, The Diplomat, 22/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để hiểu được ý nghĩa của các chuyến thăm vừa qua, chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng bối cảnh rộng hơn của những nỗ lực ngoại giao quốc tế gần đây của Trung Quốc và Nhật Bản.

Hai tuần vừa qua quả là một quãng thời gian vô cùng bất ngờ đối với những ai theo dõi hoạt động ngoại giao ở Đông Á. Ngay sau tuyên bố bất ngờ của Trung Quốc, về một thỏa thuận hòa bình do Bắc Kinh làm trung gian giữa Iran và Ả Rập Saudi, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp cao tới Moscow vào ngày 20/03, để theo đuổi những gì có thể là một thành tựu ngoại giao mới: một lệnh ngừng bắn và một lộ trình cho hòa bình ở Ukraine. Continue reading “Tập ở Moscow, Kishida ở Kyiv: Trung – Nhật tăng cường cạnh tranh ngoại giao”

Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan

Nguồn:Philippine President Marcos speaks with Nikkei Asia,” Nikkei Asia, 13/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Philippines đã giải thích căng thẳng ở Biển Đông và Đài Loan, cũng như thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản.

Chuyến thăm chính thức kéo dài năm ngày của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tới Tokyo đã mang lại những thỏa thuận kinh tế và quốc phòng mới với Nhật Bản, bao gồm 13 tỷ đô la “đóng góp và cam kết” đến từ ba tổ chức giấu tên, nhằm hỗ trợ quỹ đầu tư quốc gia của ông.

Marcos và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nhất trí củng cố quan hệ quân sự giữa Manila và Tokyo trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực. Continue reading “Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan”

Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was object spotted over Japan in 2020 a Chinese spy balloon?,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 2020, một khinh khí cầu lạ đã bay ngay phía trên các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 17/6/2020 là một ngày đẹp trời ở Sendai, bầu trời trong xanh trải rộng khắp thành phố phía đông bắc Nhật Bản.

Một cư dân nói rằng cô nhớ rất rõ quãng đường đi làm ngày hôm ấy, và còn nghĩ rằng thật bất thường làm sao khi thời tiết tuyệt đẹp lại xuất hiện ngay giữa mùa mưa ảm đạm của Nhật Bản. Continue reading “Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?”

Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?

Nguồn: Howard W. French, “What China Can Learn From Japan – and Alexander the Great,” Foreign Policy, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc Bắc Kinh xem xét lại mục tiêu lâu dài của mình.

Tháng 1 vừa qua, chính phủ Trung Quốc xác nhận rằng dân số nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1950 – khi hàng triệu người chết đói trong chiến dịch Đại Nhảy vọt thảm khốc nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa của cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Tuyên bố này dẫn đến một loạt các bản tin phân tích những tác động nghiêm trọng lên nước này.

Đã có lúc, chỉ riêng tờ New York Times đã có không dưới bốn bài viết về chủ đề này trên trang chủ. Tiêu đề phụ cho một bài viết về sự đảo ngược vận mệnh “không thể phủ nhận” của Trung Quốc là “Hãy quên chuyện Trung Quốc đang trỗi dậy đi. Hiểm nguy sẽ đến từ sự suy tàn của nó.” Continue reading “Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?”

Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China flip-flop on Japanese visas highlights further policy confusion,” Nikkei Asia, 02/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những nỗ lực nhằm giữ thể diện cho Tập Cận Bình mang các đặc điểm tương tự việc đột ngột hủy bỏ chính sách zero-covid.

Hôm Chủ nhật (29/1/2023), một bài đăng mới xuất hiện trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Dù bắt đầu bằng cụm từ “thông báo”, nó lại được đăng một cách âm thầm đến mức hầu hết mọi người có thể sẽ không để ý.

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực Trung Quốc cho công dân Nhật Bản,” bài đăng cho biết. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật”

Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?

Nguồn: Christopher Johnstone, “To Make Japan Stronger, America Must Pull It Closer,” Foreign Affairs, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden và Kishida nên làm gì để củng cố liên minh Mỹ – Nhật?

Cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 13/01 sẽ mang đến cơ hội quan trọng để đưa lịch sử quan hệ an ninh Mỹ-Nhật đã kéo dài hàng thập niên sang một trang mới. Hồi giữa tháng 12, Kishida đã công bố một chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới, khác với con đường mà Nhật Bản đã đi theo kể từ Thế chiến II. Bản chiến lược kêu gọi người Nhật tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 60% trong vòng 5 năm, phá vỡ mức trần không chính thức là 1% GDP, vốn được áp dụng từ những năm 1970. Nhật Bản cũng sẽ phát triển các năng lực quân sự mà nước này đã từ bỏ trước đó – cụ thể là các tên lửa “phản công,” hoặc vũ khí chính xác tầm xa sẽ được trang bị trên các phương tiện vận tải, máy bay, tàu chiến, và cuối cùng là tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ bao gồm tên lửa tấn công mặt đất U.S. Tomahawk mà Washington đang chuẩn bị bán cho Tokyo. Nhật Bản cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực mạng, các hệ thống không người lái, và vệ tinh để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tokyo đã báo hiệu rằng họ có ý định hành động nhanh chóng: Chỉ một tuần sau, chính phủ Kishida công bố yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỷ yên (khoảng 51 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo, tăng 25% so với năm hiện tại. Continue reading “Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

Người Nhật ghê gớm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Tản mạn trước đèn” đăng trên tuần báo Văn Nghệ Trẻ số 35, nhà văn Đỗ Chu có kể một chuyện như sau:

Trong đời, chị mới chỉ thấy người Nhật là ghê gớm. Ngày họ làm lễ giao nộp vũ khí cho quân đội Đồng Minh, chị có rủ mấy người bạn gái cùng đến xem. Bãi chợ Hôm đông chật người, có rất nhiều võ quan Tàu Tưởng. Lính Nhật đứng thành hàng thẳng tắp. Bại trận gì mà anh nào nom cũng sát khí đằng đằng. Viên quan Nhật thét lên mấy tiếng rợn người, đám lính của ông ta liền thét theo, rồi họ lần lượt bước lên quẳng súng làm thành mấy đống to như những đống củi. Đám Tàu Tưởng hoảng hồn, khi nghe tiếng thét thì cắm đầu bỏ chạy. Thành thử các chị đứng xem lại là người chứng kiến cảnh quân Nhật đầu hàng.”

Lính Quốc Dân Đảng Trung Quốc hèn như thế, còn lính của Mao Trạch Đông thì sao? Continue reading “Người Nhật ghê gớm”

Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ditched milder options in sending missiles toward Japan,” Nikkei Asia, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quân đội Trung Quốc đã chuẩn bị các phương án thay thế vào phút chót để tránh gây tranh cãi.

Khi Trung Quốc phóng 5 tên lửa đạn đạo vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, đã chẳng có nghi ngờ gì về người đưa ra mệnh lệnh đó.

Quân đội Trung Quốc, với tên gọi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), phục vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tất cả các hành động quân sự đều do Quân ủy Trung ương của đảng quyết định. Và chủ tịch Quân ủy hiện nay chính là Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc phóng tên lửa vào EEZ của Nhật Bản”

Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trong Thế chiến II, số binh sĩ Lục quân Nhật chết và mất tích là 1.439.101 người, số binh sĩ Hải quân chết và mất tích là 419.710 người, tổng số là 1.858.811 người. Đây là con số thống kê tính đến năm 1952, khi ấy còn mấy trăm nghìn tù binh Nhật đang lao động tại các công trình xây dựng ở Liên Xô, chưa rõ tình hình sống chết ra sao.

Năm 1966 Nhật và Liên Xô khôi phục quan hệ ngoại giao, sau đó toán tù binh cuối cùng bị giam ở Tây Siberia được trao trả về Nhật. Trong dịp đó, một số tội phạm chiến tranh Nhật được tòa án Trung Quốc xét xử tha bổng cũng được về nước. Như vậy toàn bộ quân đội Nhật đóng ở nước ngoài đều đã về nước. Continue reading “Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II”

Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Vụ ám sát bất ngờ cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe (8/7/2022) không chỉ gây sốc mà còn đe dọa làm suy giảm ổn định chính trị của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và di sản của ông Abe. Trong khi cần xem xét các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện đó đối với chính trị của Nhật và an ninh của khu vực, cuộc chiến tranh tại Ukraine là một nhân tố làm thay đổi cuộc chơi, thúc đẩy Nhật phải điều chỉnh chiến lược để có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực và trật tự thế giới.

Chiến lược an ninh mới của nhật

Với tầm nhìn mới về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, bức tranh địa chính trị khu vực đã thay đổi. Điều đó được thúc đẩy bởi cuộc chiến tại Ukraine và bị tác động bởi cái chết bất ngờ của ông Abe. Theo Thomas Wilkins (ASPI), một báo cáo mới về “chiến lược an ninh của Nhật” và điều chỉnh tư duy chiến lược của Tokyo đã được công bố. Continue reading “Chiến lược an ninh của Nhật và bối cảnh khu vực”

Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?

Nguồn: Naoya Yoshino, “Japan after Abe: Political stability under threat?,” Nikkei Asia, 13/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hệ quả là phe bảo thủ thiếu vắng lãnh đạo, thách thức kinh tế nổi lên, và tương lai bất định dành cho Thủ tướng Kishida.

Ngày 08/07, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến vận động tranh cử ở phía tây thành phố Nara, trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra hai ngày sau đó. Đó là một buổi diễn thuyết của một chính khách lão luyện: Abe vui vẻ giao tiếp với khán giả và phát biểu ủng hộ ứng viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền.

Trong lúc ông còn đang phát biểu, hai tiếng nổ lớn vang lên, và Abe ngã xuống đất, trọng thương vì khẩu súng tự chế của tên sát thủ. Continue reading “Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa?”

Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Dramatic final curtain on special Abe-Tập relationship,” Nikkei Asia, 14/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành sự tôn trọng khác thường cho kỳ phùng địch thủ suốt 10 năm qua của mình.

Định mệnh đã gắn kết cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình suốt cả một thập niên.

Tập được chọn làm người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 15/11/2012. Một tháng sau, Đảng Dân chủ Tự do của Abe giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ở Nhật Bản, quay trở lại nắm quyền và giúp Abe giữ chức Thủ tướng lần thứ hai. Continue reading “Hồi kết đặc biệt cho quan hệ giữa Tập Cận Bình và Shinzo Abe”

Trung Quốc có chút ngần ngại khi cùng Nga đe dọa Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China feels slight unease in intimidating Japan with Russia,” Nikkei Asia, 16/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình cảnh chật vật của Nga ở Ukraine khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về việc hùa theo Moscow.

Kể từ năm ngoái, Trung Quốc và Nga đã tiến hành các hoạt động quân sự chung trên các vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản. Hôm Chủ nhật, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các hoạt động này với người đồng cấp Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa.

Tuy nhiên, trong lúc Bắc Kinh tiếp tục thị uy với Tokyo, bao gồm cả việc cùng Nga bay máy bay ném bom chiến lược đến gần Nhật Bản, thì tình cảnh khó khăn của Moscow ở Ukraine đang đẩy Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan. Bắc Kinh không muốn cộng đồng quốc tế kết luận rằng họ đoàn kết về mặt quân sự với Nga. Continue reading “Trung Quốc có chút ngần ngại khi cùng Nga đe dọa Nhật Bản”