Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ nhật (13/12/2020) đánh dấu kỷ niệm 83 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, sự kiện trong đó Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tàn sát một số lượng khủng khiếp người dân Trung Quốc.

Có thể vì lý do cân nhắc quan hệ với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu thành viên khác của Thường vụ Bộ Chính trị đã không đến dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, trong năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, hồi năm 2014, chính phủ đã chọn ngày 13 tháng 12 là ngày quốc tang cho các nạn nhân, và các lễ tưởng niệm được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Một sự kiện có liên quan vừa được tổ chức hồi cuối tuần tại Bảo tàng Nhân dân Trung Hoa Kháng chiến Chống quân Xâm lược Nhật Bản, gần Lư Câu Kiều ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ”

Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất

Nguồn: US to build anti-China missile network along first island chain”, Nikkei Asia, 05/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Mỹ sẽ tăng cường khả năng răn đe bằng vũ khí thông thường chống lại Trung Quốc bằng cách thiết lập một mạng lưới tên lửa tấn công chính xác dọc theo cái gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” như một phần của khoản chi 27,4 tỷ USD sẽ được xem xét cho chiến trường Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong sáu năm tới.

Các khoản chi này sẽ là thành phần chính trong đề xuất thành lập Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương mà Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đệ trình lên Quốc hội.

“Mối nguy lớn nhất đối với tương lai của Hoa Kỳ tiếp tục là sự xói mòn khả năng răn đe thông thường”, tài liệu cho biết. “Nếu không có biện pháp răn đe thông thường hiệu quả và mang tính thuyết phục, Trung Quốc sẽ càng được khuyến khích hành động tại khu vực và trên toàn cầu để lật đổ lợi ích của Mỹ. Khi cán cân quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên bất lợi hơn, Mỹ sẽ gánh thêm nhiều rủi ro có thể khiến các đối thủ tự tin đơn phương cố gắng thay đổi nguyên trạng.” Continue reading “Mỹ sẽ triển khai tên lửa chống Trung Quốc dọc theo chuỗi đảo thứ nhất”

Nhật ký Bắc Kinh (28/09/20): Mối thâm thù của Trung Quốc với Nhật

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây một người bạn Trung Quốc đã gửi tôi xem một video gây sốc. Trong một vở kịch ở trường mẫu giáo, một bé gái 4-5 tuổi trong đồng phục Hồng quân, tiền thân của Quân Giải phóng Nhân dân, xả súng bắn kẻ địch bằng một khẩu súng đồ chơi. Từng kẻ địch ngã xuống.

Khi xem kỹ hơn, kẻ địch mang súng treo cờ Nhật Bản.

Sau khi bắn tất cả kẻ địch, cô bé chạy đi với lá cờ đỏ năm sao – cờ Trung Quốc – trong tay. Sau đó hàng chục đứa trẻ trong trang phục Hồng quân đứng lên và chào cô. Đoạn video dài khoảng 10 giây. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (28/09/20): Mối thâm thù của Trung Quốc với Nhật”

Nhật ký Bắc Kinh (18/09/20): Hi vọng cho quan hệ Trung – Nhật dưới thời Suga?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 9/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào ngày 18 tháng 9 năm 1931 – đúng 89 năm trước – Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã cho nổ tung một đoạn Đường sắt Nam Mãn Châu ở nơi ngày nay là Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Họ làm cho vụ đánh bom trông giống như do những người Trung Quốc chống Nhật tiến hành và đã phát động một chiến dịch quân sự để trả đũa, một vụ việc được gọi là Biến cố Mãn Châu.

Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện coi ngày xảy ra vụ đánh bom là ngày bắt đầu “cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược của nhân dân Trung Quốc.” Nhưng trước đây họ từng coi Biến cố Lư Câu Kiều ngày 7 tháng 7 năm 1937 – một cuộc giao tranh ở ngoại ô Bắc Kinh – mới là khởi đầu của cuộc kháng chiến chống Nhật. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (18/09/20): Hi vọng cho quan hệ Trung – Nhật dưới thời Suga?”

Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bức ảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn được treo trên tường nhà hàng Vịt Quay DaDong ở trung tâm Bắc Kinh.

Khi đến thăm thủ đô Trung Quốc để dự cuộc họp các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11 năm 2014, ông Abe đã ăn tối tại nhà hàng này cùng vợ, bà Akie, và các phụ tá. Bức ảnh hơi mất nét – có lẽ vì nhân viên nhà hàng lén chụp – được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Bức ảnh cho thấy ông Abe đang chăm chú quan sát một đầu bếp cắt món vịt quay Bắc Kinh cho ông. Vào thời điểm đó, mối quan hệ song phương đang căng thẳng vì Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku và chuyến thăm của Abe tới đền Yasukuni ở Tokyo, nơi tôn vinh những người Nhật đã chết trong chiến tranh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (31/08/20): Quan hệ Trung – Nhật dưới thời Abe”

Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài “Giải thưởng Nobel và năng lực khoa học của Trung Quốc và Nhật” đăng trên báo Nhật “Triều Nhật Tân văn” [Asahi Shimbun] ngày 25/10/2020, bình luận:

Tháng 10, giải Nobel công bố mỗi năm một lần cho thấy năm nay không có người Nhật nào được trao giải. Nhưng trước đó tôi vẫn cứ chuẩn bị viết bài. Muốn vậy, tôi chẳng những sưu tầm tư liệu nói về kết quả công việc của các cán bộ nghiên cứu chủ chốt mà còn sưu tầm các số liệu dùng để tìm hiểu chính sách khoa học kỹ thuật (KHKT). Trong quá trình chỉnh lý tư liệu, tôi cảm thấy ngạc nhiên trước các tư liệu cho thấy Trung Quốc có thực lực khoa học rất mạnh. Continue reading “Nhật ngày một thua Trung Quốc về năng lực nghiên cứu khoa học”

Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping”, Financial Times, 31/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thời đại Shinzo Abe cũng là thời đại Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo hiện tại của Nhật Bản và Trung Quốc lên nắm quyền chỉ cách nhau vài tuần. Ông Abe được bầu làm thủ tướng Nhật vào tháng 12 năm 2012 ở tuổi 58. Chỉ một tháng trước đó, ông Tập đã được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở tuổi 59.

Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. Nhiệm vụ trọng tâm của ông Abe – như lời các cố vấn thân cận nhất của ông mô tả – là củng cố Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và chuyên chế. Continue reading “Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình”

Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy những quốc gia nào biết khai thác tiềm năng của biển đều trở thành các cường quốc đại dương có nền kinh tế phát triển phồn thịnh, trong số đó có một số quốc gia tiêu biểu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Mỹ v.v… Trong thời gian gần đây, một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới đã tiến hành hoạch định chính sách quốc gia về biển với tầm nhìn dài hạn với phương châm tiến ra biển, biết khai thác tiềm năng của biển, đã có những bước tiến nhanh trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế biển nói riêng. Dưới đây là khảo sát một số nét cơ bản về chính sách biển của một số cường quốc về hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Continue reading “Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới”

Tình hình sức khoẻ Abe Shinzo và các kịch bản kế nhiệm

Nguồn:Speculation about the health of Japan’s prime minister is rampant”, The Economist, 28/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với Abe Shinzo, ngày 24 tháng 8 lẽ ra là một dịp để ăn mừng. Đó là ngày thứ 2.799 liên tục ông giữcương vị thủ tướng Nhật Bản, đưa ông trở thành người tại vị lâu nhất trong lịch sử đất nước, vượt qua kỷ lục do ông họ của ông, Sato Eisaku, thiết lập. Thay vào đó, ông Abe đã mất cả buổi chiều nằm tại Bệnh viện Đại học Keio ở Tokyo để kiểm tra y tế và bác bỏ những thông tin cho rằng ông sắp từ chức.

Sức khoẻ yếu từ lâu đã ám ảnh ông Abe. Nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông kết thúc đột ngột vào năm 2007 sau một năm đầy biến động, cùng với đó là sự bùng phát của bệnh viêm loét đại tràng, một bệnh đường ruột mãn tính. Một loại thuốc mới đã giúp ông Abe kiểm soát các triệu chứng kể từ khi ông tiếp tục công việc vào năm 2012. Continue reading “Tình hình sức khoẻ Abe Shinzo và các kịch bản kế nhiệm”

Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”

Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung

Tác giả: Bùi Tài Kiên

Nhật Bản là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu tác động của cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Là quốc gia nằm tại tiền tuyến của cạnh tranh, Nhật Bản ở vị thế khó xử bởi vừa là đồng minh quân sự thân cận của Mỹ lại vừa có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Vấn đề giới nghiên cứu quan tâm là Nhật Bản ứng xử thế nào giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan hệ giữa hai nước này căng thẳng. Do đó, bài viết này sẽ phân tích về phản ứng của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ Trung trên ba phương diện: chính trị – ngoại giao, kinh tế và quốc phòng- an ninh, để làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.

Nghiên cứu cho thấy Nhật Bản phản ứng tương đối linh hoạt, vừa củng cố quan hệ chính trị và an ninh với Mỹ, trong khi duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản phụ thuộc vào ba nhân tố chính, đó là (i) quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; (ii) tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và lo ngại hành động của Trung Quốc tại Biển Đông; và (iii) sự gia tăng phụ thuộc của Nhật vào chuỗi cung ứng và thị trường của Trung Quốc. Continue reading “Thế khó của Nhật Bản trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung”

Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nhật học Trung Quốc hay Trung Quốc học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Trung Quốc bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.

Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Trung Hoa, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên xi cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… và nhờ thế đi trước Trung Quốc khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy học), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Trung Quốc khá xa. Continue reading “Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật”

Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông

Nguồn: David Fickling, “Tokyo’s Too Cautious to Take Hong Kong’s Mantle”, Bloomberg, 03/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Ba thập niên trước, sẽ là kỳ quặc khi hỏi “Thành phố nào sẽ trở thành trung tâm tài chính của châu Á?” Chắc chắn là Tokyo rồi. Hiện tại cũng như trong tương lai.

Thành phố lớn nhất thế giới cũng là thủ đô của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nơi tọa lạc các quỹ lương hưu lớn nhất thế giới sau Mỹ. Đồng yên Nhật là đồng tiền được trao đổi nhiều chỉ sau đô la Mỹ và đồng Euro, và Nhật là nguồn FDI lớn nhất thế giới năm 2018 với tổng kim ngạch đạt mức 143 tỉ đô la Mỹ. Các nhân viên ngân hàng cao cấp ở Hồng Kông vẫn thường được gọi là “giám đốc khu vực châu Á trừ Nhật,” như thể đất nước này quan trọng bằng phần còn lại của cả châu lục. Continue reading “Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông”

Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/03/2011 tại Nhật xảy ra trận động đất 9,0 độ Richter lớn nhất trong lịch sử nước này. Thảm họa động đất, sóng thần, bức xạ hạt nhân 3 trong 1 tấn công nước Nhật trên cả 3 chiều không gian làm cả thế giới kinh hãi. Thế nhưng nước Nhật đương sự thì dường như vẫn không hề rối loạn, khiến mọi người trên thế giới khâm phục và cũng nảy ra nghi vấn: vì sao nước Nhật lại như vậy?

Động đất, bão, sóng thần đối với người Nhật sống giữa biển vốn dĩ chẳng là chuyện kỳ lạ gì cả, cũng chẳng phải ngày tận thế. Nói chính xác, nó là một phần của cuộc sống, một phong cảnh thiên nhiên. Người nước ngoài đồng tình với cảnh ngộ của người Nhật, còn người Nhật thì dường như không coi đó là chuyện gì đáng kể, bởi lẽ họ có núi non và bờ biển đẹp như tranh vẽ, có nguồn nước tinh khiết dùng không bao giờ cạn, lại càng có biển cả giàu tài nguyên bao bọc, thậm chí có những suối nước nóng 4 mùa bốc hơi, cho dù “ba anh em” (động đất, bão, sóng thần) gầm ghè suốt thì cũng chẳng mấy người Nhật bỏ đất nước, bỏ quê hương ra nước ngoài định cư. Continue reading “Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?”

Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất

Nguồn: Japan’s prime minister breaks a record”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tuần này Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng phục vụ lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, với 2.886 ngày tại vị. Ông đã vượt qua Taro Katsura, người phục vụ ba nhiệm kỳ hồi đầu thế kỷ 20, một thời kỳ cách đây rất lâu. Nhưng để giành được kỷ lục về thời gian nắm quyền không bị gián đoạn lâu nhất, ông Abe, người đã có một thời gian ngắn làm thủ tướng vào năm 2006-7, gặp vấn đề sức khỏe yếu, trước khi trở lại nắm quyền vào năm 2012, sẽ phải chờ đến ngày 24 tháng 8 năm sau. Nhiều người, chứ không chỉ ông Abe, nhớ đến người mà ông sẽ phải vượt qua: Eisaku Sato chính là ông trẻ của ông Abe. Ông Abe cũng là con trai của một bộ trưởng ngoại giao và cháu trai của một thủ tướng đáng chú ý khác sau Thế chiến II, Nobusuke Kishi. Ở Nhật Bản, số phận ủng hộ một số gia đình hơn những gia đình khác. Continue reading “Di sản của Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật nắm quyền lâu nhất”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

Hoàng đế Nhật: Người tù trong chính cung điện của mình?

Nguồn: “Slave to the tortoise shell”, The Economist, 17/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong hồi ký của mình, cuốn “The Thames and I” (Sông Thames và tôi), Hoàng tử Naruhito lúc đó kể lại những trải nghiệm của mình với món cá trích muối hun khói đầy mỡ hay những quán rượu đèn mờ khi còn là sinh viên tại Đại học Oxford vào những năm 1980. Ông kể lại việc người gác cửa ở một sàn nhảy đuổi ông về vì ông mặc quần jean, không phải là kiểu từ chối mà một thành viên hoàng gia Nhật thường gặp phải. Hình trên cho thấy cách ăn mặc của ông khi đang là sinh viên. Hai năm ông sống ở Merton College để nghiên cứu về giao thông trên sông Thames vào thế kỷ 18 có lẽ là “khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi”, ông viết. Continue reading “Hoàng đế Nhật: Người tù trong chính cung điện của mình?”

Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

23 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1943. Phòng Tình báo Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương trình lên Đô đốc Chester Nimitz bức điện của quân đội Nhật họ vừa giải mã được. Bức điện có nội dung: “Kế hoạch công tác ngày 18 tháng 4 của Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Yamamoto: 8h đáp máy bay từ Rabaul đến Bougainville, có 6 máy bay chiến đấu hộ tống; 10h đến nơi, đi tiếp tầu ngầm đến Shortland; 11h30 đến nơi; …

Mắt Nimitz sáng lên như khi thợ săn thấy con mồi: như vậy nghĩa là Isoroku Yamamoto[1] sẽ đi vào vùng bán kính tác chiến của máy bay Mỹ cất cánh từ đảo Guadalcanal![2] Một dịp may trời cho để khử hắn – viên đại tướng nổi tiếng nhất nước Nhật, uy danh chỉ sau có Nhật Hoàng. Do thể hiện tài chỉ huy cao siêu trong việc lập kế hoạch và chỉ huy trận tập kích Trân Châu Cảng, Yamamoto được cả nước Nhật sùng bái. Nếu khử được hắn thì sẽ làm nhụt tinh thần chiến đấu của địch… Continue reading “Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?”

Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?

Nguồn: Relations between Japan and South Korea are fraying alarmingly“, The Economist, 18/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là hai nền dân chủ trưởng thành, một điều hiếm có ở khu vực của họ. Về mặt lịch sử và văn hóa, họ có những điểm tương đồng. Trên hết, trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hành động giống như kẻ thù hơn là bạn bè của nhau.

Đầu tháng này, Nhật Bản đã áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu lên các hóa chất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh của Hàn Quốc – một sự leo thang lớn trong tiến trình đối địch giữa hai bên. Mặc dù Hàn Quốc chỉ nhập khẩu một lượng tương đối ít ỏi là 400 triệu đô la mỗi năm, nhưng nguồn cung thay thế rất khan hiếm, do đó tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là rất lớn. Continue reading “Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?”