Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?

Nguồn:  Salvatore Babones, “The Next Front in the India-China Conflict Could Be a Thai Canal”, Foreign Policy, 01/09/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ cho các đảo của nước này giữa lúc Bắc Kinh tìm kiếm một tuyến đường nhanh hơn để đến Ấn Độ Dương.

Hãy quên đi cuộc Chiến tranh Lạnh mới xuyên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có một cuộc chiến “nóng” hơn nhiều đã xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc khiến ít nhất 20 người thiệt mạng tại vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya. Trên biển, Trung Quốc đang cố gắng bao vây Ấn Độ bằng một loạt các liên minh và căn cứ hải quân được biết đến với tên gọi “Chuỗi ngọc trai”. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc trong chiến lược thống trị Ấn Độ Dương và cả Ấn Độ chính là eo biển Malacca, một đường biển hẹp ngăn cách Singapore và Sumatra nơi rất nhiều tuyến giao thông hàng hải phải đi qua. Continue reading “Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?”

Nhật Ký Bắc Kinh (03/07/20): Chu Dung Cơ và Luật an ninh quốc gia Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Gần đây tôi đọc được một tin nhắn online gây tò mò: “Chu Dung Cơ đang tức giận.”

Tin nhắn không giải thích tại sao vị cựu thủ tướng lại khó chịu, và tất nhiên, không có cách nào để xác minh sự thật ngay lập tức. Nhưng nhìn từ bối cảnh, dường như nó ngụ ý ông Chu đang nổi điên vì luật an ninh quốc gia mới áp đặt lên Hồng Kông.

Ông Chu, người từng giữ chức thủ tướng Trung Quốc trong 5 năm kể từ 1998, đến thăm Hồng Kông vào tháng 11 năm 2002, bốn tháng trước khi nghỉ hưu. Trong chuyến thăm, ông đã có bài phát biểu trấn an cư dân địa phương về tương lai của lãnh thổ. Continue reading “Nhật Ký Bắc Kinh (03/07/20): Chu Dung Cơ và Luật an ninh quốc gia Hồng Kông”

Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc là nước xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm lớn nhất thế giới. Nạn dịch COVID-19 đã hé lộ tình trạng Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc về dược phẩm, do đó Tổng thông Trump và ông Biden, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, đều hứa sẽ giải quyết vấn đề này, kể cả việc chuyển về Mỹ các xí nghiệp sản xuất dược phẩm quan trọng.

Tờ “Nam Hoa Tảo báo” [South China Morning Post, SCMP] ở Hong Kong hôm 26/8 đưa tin:  Ông Lý Đạo Quỳ (Li Daokui), giáo sư Viện Quản lý kinh tế Đại học Thanh Hoa , Ủy viên thường vụ Chính Hiệp toàn quốc Trung Quốc, mới đây có nói rằng Mỹ phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm của Trung Quốc, từ vitamin tới thuốc kháng sinh, hơn 90% nguyên vật liệu đều do Trung Quốc sản xuất, nước Mỹ trong một thời gian ngắn không thể sản xuất được. Continue reading “Liệu TQ có dùng nguyên liệu dược phẩm làm vũ khí phản kích Mỹ?”

Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping”, Financial Times, 31/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thời đại Shinzo Abe cũng là thời đại Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo hiện tại của Nhật Bản và Trung Quốc lên nắm quyền chỉ cách nhau vài tuần. Ông Abe được bầu làm thủ tướng Nhật vào tháng 12 năm 2012 ở tuổi 58. Chỉ một tháng trước đó, ông Tập đã được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở tuổi 59.

Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. Nhiệm vụ trọng tâm của ông Abe – như lời các cố vấn thân cận nhất của ông mô tả – là củng cố Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và chuyên chế. Continue reading “Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình”

Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan

Nguồn:China’s war games raise fears for Taiwan’s security”, The Economist, 30/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cái họ gọi là quyền “thống nhất” Đài Loan bằng vũ lực nếu các biện pháp hòa bình bị cản trở. Vì vậy, quân đội cả hai bên đều phải chuẩn bị cho chiến tranh, dù điều đó có vẻ xa vời. Số lượng các cuộc tập trận hải quân mà Trung Quốc tiến hành gần đây là đáng báo động – càng đáng ngại hơn vào thời điểm quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi trên một số mặt, bao gồm cả chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Hiện trạng mong manh, trong đó Trung Quốc khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ nhưng hòn đảo này lại hoạt động như một quốc gia độc lập, đang bị rạn nứt. Như Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải của chính quyền Trung Quốc, đã nói: “Khả năng tái thống nhất hòa bình đang giảm mạnh”. Rất may điều đó không có nghĩa là chiến tranh sắp  xảy ra. Continue reading “Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan”

Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

Sau đó Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông. Continue reading “Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?”

Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy những quốc gia nào biết khai thác tiềm năng của biển đều trở thành các cường quốc đại dương có nền kinh tế phát triển phồn thịnh, trong số đó có một số quốc gia tiêu biểu như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nga, Nhật Bản, Mỹ v.v… Trong thời gian gần đây, một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới đã tiến hành hoạch định chính sách quốc gia về biển với tầm nhìn dài hạn với phương châm tiến ra biển, biết khai thác tiềm năng của biển, đã có những bước tiến nhanh trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế biển nói riêng. Dưới đây là khảo sát một số nét cơ bản về chính sách biển của một số cường quốc về hàng hải trong khu vực và trên thế giới. Continue reading “Bài học từ hoạch định chính sách biển của một số nước trên thế giới”

Nhật ký Bắc Kinh (01/07/20): Đằng sau sự sùng bái Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay, ngày 1 tháng 7, đánh dấu kỷ niệm 23 năm ngày Hồng Kông được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc. Nhưng năm nay không như mọi năm – luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, theo đó cấm hoạt động bất đồng chính kiến ​​ở Hồng Kông, có hiệu lực từ 11 giờ đêm tối hôm qua.

Đối với nhiều người, sự kiện này sẽ được ghi nhớ là thời điểm Hồng Kông đánh mất quyền tự chủ. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/07/20): Đằng sau sự sùng bái Tập Cận Bình”

Lầu Năm Góc đã sẵn sàng đối phó với Trung Quốc

Nguồn: Mark Esper, “The Pentagon Is Prepared for China”, The Wall Street Journal, 24/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã kỷ niệm 93 năm ngày thành lập vào ngày 1 tháng 8 với một bài phát biểu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Một lần nữa, ông Tập kêu gọi biến PLA thành một quân đội đẳng cấp thế giới, một quân đội có thể đưa tham vọng của đảng vượt ra xa ngoài biên giới Trung Quốc. Phát biểu của ông Tập là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới của cạnh tranh toàn cầu giữa một trật tự quốc tế mở và tự do và một hệ thống chuyên chế do Bắc Kinh cổ vũ. Continue reading “Lầu Năm Góc đã sẵn sàng đối phó với Trung Quốc”

Nhật ký Bắc Kinh (26/06/20): Tập quyết tâm cai trị trực tiếp Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong khi các chính sách Hồng Kông của Trung Quốc luôn được quốc tế quan tâm theo dõi, Văn phòng các Vấn đề Hồng Kông và Macao của Quốc vụ viện lại không như vậy.

Văn phòng liên lạc này, cơ quan giám sát hai đặc khu hành chính của Trung Quốc, nằm gần Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở phía tây Bắc Kinh. Toà nhà mà nó dùng chung với Cục Thống kê Quốc gia trông không giống với tiêu chuẩn thường thấy của các tòa nhà chính phủ trung ương Trung Quốc, vốn xây theo kiểu “khổng lồ” và “tráng lệ.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (26/06/20): Tập quyết tâm cai trị trực tiếp Hồng Kông”

Tình cảnh trớ trêu của các ngành khoa học do người TQ sáng lập

Tác giả: Sái Văn | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong số hơn 3000 ngành khoa học hiện có trên thế giới, chỉ có khoảng 30 là do người Trung Quốc sáng lập. Hầu hết các khoa học này xuất hiện trong thập niên 1970-80 sau khi “Cách mạng văn hóa” kết thúc –– một thời kỳ được ghi vào sử sách với cái tên “Mùa xuân khoa học”. Nhưng ngày nay, sau hơn 30 năm, những kết tinh trí tuệ do người Trung Quốc đóng góp cho thế giới ấy lại đang lâm vào cảnh ngộ trớ trêu: hoặc là mất dần theo thời gian, hoặc chỉ người sáng lập nắm giữ được, hoặc trở thành thứ vô bổ về học thuật, bị các lực lượng khoa học dòng chính xếp xó. Continue reading “Tình cảnh trớ trêu của các ngành khoa học do người TQ sáng lập”

Nhật ký Bắc Kinh (24/06/20): Trung Quốc kiểm duyệt truyền hình ra sao?

Chinese censors black out CNN’s coverage of the deaths of 39 Chinese nationals found in a lorry in Essex, England.

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bất cứ ai sống ở Trung Quốc đại lục đều quen với việc TV đột nhiên mất sóng khi xem các đài truyền hình nước ngoài như CNN hay NHK. Nhà chức trách giám sát tất cả những chương trình của các đài nước ngoài, và nhanh chóng chặn bất kỳ nội dung nào họ thấy bất lợi cho Đảng Cộng sản.

Kể từ khi đại dịch coronavirus bùng phát, tình trạng mất sóng trở nên thường xuyên hơn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/06/20): Trung Quốc kiểm duyệt truyền hình ra sao?”

Nhật ký Bắc Kinh (17/06/20): Căng thẳng gia tăng ở thủ đô

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào chiều thứ Ba, xuất hiện một hàng người dài xung quanh một sân thể thao ở Dongdan, gần khu mua sắm Vương Phủ Tỉnh của Bắc Kinh. Có chen lấn, và thậm chí cãi vã.

“Họ đang xếp hàng để xét nghiệm axit nucleic,” một phụ nữ trẻ đi bộ gần đó nói với tôi, cho biết những người này đang xét nghiệm coronavirus.

Bắc Kinh đang trở lại “thời chiến” sau khi dịch bùng trở lại từ chợ bán buôn Tân Phát Địa. Số ca nhiễm được xác nhận kể từ thứ Năm tuần trước đã vượt con số 100. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (17/06/20): Căng thẳng gia tăng ở thủ đô”

Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu

Nguồn: Gideon Rachman, “The decoupling of the US and China has only just begun”, Financial Times, 17/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi mọi thứ quen thuộc và thoải mái thay đổi đột ngột, bản năng của con người là tin rằng nó sẽ sớm trở lại bình thường. Ý tưởng rằng cuộc sống có thể đã thay đổi vĩnh viễn là điều quá đáng lo ngại khiến chúng ta khó chấp nhận. Chúng ta đã nhìn thấy tâm lý này dưới thời Covid-19. Chúng ta cũng đang chứng kiến ​​điều đó khi các doanh nghiệp phản ứng với vòng xoáy đi xuống trong quan hệ Mỹ – Trung.

Sau 40 năm hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng giữa Mỹ và Trung Quốc, khó có thể tưởng tượng đượcmối quan hệ thực sự bị cắt đứt. Nhiều giám đốc điều hành tin rằng các chính trị gia ở Washington và Bắc Kinh sẽ giải quyết sự khác biệt của họ khi họ nhận ra tác động thực sự của việc “phân tách” hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người ta hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại sẽ làm ổn định mọi thứ, cho dù phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Continue reading “Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu”

Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm nay là sinh nhật lần thứ 67 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Sinh nhật của các lãnh đạo Trung Quốc thường được giữ kín. Các tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản chỉ cho biết ông Tập sinh vào tháng 6 năm 1953. Phải đến năm ngoái thì ngày sinh chính xác của ông mới được tiết lộ.

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tặng kem cho ông Tập làm quà sinh nhật khi cả hai đang thăm quốc gia Trung Á Tajikistan. Ông Tập được cho là đã mỉm cười cảm ơn Putin và tặng lại ông một ít trà Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/06/20): Sinh nhật lần thứ 67 của Tập Cận Bình”

Trump, Biden và vấn đề Đài Loan

Nguồn: Trump, Biden and Taiwan”, The Wall Street Journal, 14/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông ngày càng trở nên mạnh tay hơn. Tuần này việc bắt những người ủng hộ dân chủ bao gồm nhà xuất bản Jimmy Lai là cuộc tấn công mới nhất vào thành phố một thời tự do, và những người theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh coi Đài Loan là mục tiêu tiếp theo. Với khả năng xảy ra một cuộc đối đầu tối hậu xoay quanh Đài Loan trong 4 năm tới, bản chất cam kết của Mỹ đối với hòn đảo này phải được nhấn mạnh chứ không chỉ xuất hiện thoáng qua trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020.

Tầm quan trọng của Đài Loan đối với các liên minh ở Thái Bình Dương của Mỹ đã được công nhận từ lâu. Nếu Hoa Kỳ cho phép Đài Bắc rơi vào vòng kiểm soát của Bắc Kinh – chính thức hay trên thực tế – các quốc gia như Việt Nam sẽ nghi ngờ cam kết của Hoa Kỳ đối với nền độc lập của họ và xích lại gần Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh sau đó có thể thúc đẩy các đồng minh lâu đời như Nhật Bản rời xa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bước nhanh trên con đường trở thành bá chủ khu vực. Continue reading “Trump, Biden và vấn đề Đài Loan”

Nhật ký Bắc Kinh (12/06/20): Về Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của TQ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hoa Xuân Oánh, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, giữ một vẻ mặt nghiêm nghị trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm.

Khi được yêu cầu bình luận về một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tôn giáo, bà nổi giận, chỉ đích danh Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Bà nói Washington nên “ngừng lấy vỏ bọc tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.”

Bà Hoa, người phát ngôn của Bộ từ năm 2012, nổi tiếng với biểu cảm lạnh lùng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (12/06/20): Về Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của TQ”

Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ứng viên tổng thống Mỹ Joe Biden đang trên đà tiến công trước cuộc bầu cử vào tháng 11. Biểu tình sau cái chết của George Floyd, người đàn ông người Mỹ gốc Phi bị một sĩ quan cảnh sát quỳ lên cổ đến chết ở Minneapolis, đã lan rộng khắp đất nước, phủ bóng đen lên chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump.

Đọc dòng tít “Biden dẫn trước”, tôi thấy thôi thúc phải đến nhà hàng Yaoji Chaogan gần Gulou – một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (10/06/20): Quan hệ Mỹ – Trung nhìn từ một nhà hàng”

Mỹ sẽ chiếm đảo nhân tạo của Trung Quốc nếu có xung đột Biển Đông?

Nguồn: David Axe, “China Is Counting On Island Outposts To Project Power, But U.S. Troops Could Capture Them”, Forbes, 09/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quân đội Mỹ có thể có đủ máy bay chiến đấu để giành được chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Những Mỹ thiếu các căn cứ không quân.

Nhưng có thể Mỹ sẽ “mượn” các căn cứ đó … từ Trung Quốc. Bằng cách thả lính dù hoặc Thủy quân lục chiến đổ bộ lên một số tiền đồn trên các đảo nhân tạo mới của Bắc Kinh.

Khoảng cách là cản trở lớn đối với sức mạnh không quân chiến thuật, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn. Hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại có thể bay và chiến đấu trong phạm vi chỉ 500 dặm (804 km)  từ các căn cứ của chúng. Các máy bay tiếp liệu có thể bổ sung thêm một vài trăm dặmbán kính hoạt động cho máy bay chiến đấu. Continue reading “Mỹ sẽ chiếm đảo nhân tạo của Trung Quốc nếu có xung đột Biển Đông?”

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”