Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp

15000516391_3da0a1ac96_o

Nguồn: Paulo Mauro, “Curbing Chinese Corruption”, Project Syndicate, 15/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi các nhà chính trị học cho rằng tham nhũng đôi khi có thể giúp nền kinh tế phát triển, họ thường nghĩ tới Trung Quốc như một ví dụ điển hình. Trong một nền kinh tế mà một số ngành vẫn bị trói buộc bởi những luật lệ và bị quản lý một cách sâu rộng, những khoản hối lộ để đổi lấy giấy phép đôi khi có thể mang lại một phần nào đó bề ngoài của một thị trường tự do.

Quả thật, tuy tham nhũng thường gây tác hại đến phát triển kinh tế, nhưng có lập luận cho rằng sau khi Trung Quốc bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường vào cuối những năm 1970, tham nhũng là một điều xấu xa cần thiết, bởi vì hoàn cảnh khởi đầu đặc biệt của nước này, đó là sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và quy mô thương mại quốc tế hạn chế. Continue reading “Tham nhũng ở Trung Quốc: Tác động và giải pháp”

Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?

xi

Nguồn: Yun Sun, “China’s Preferred World Order: What Does China Want?CSIS Pacnet, No. 62, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi  Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ, thế giới chờ đợi các câu trả lời của hai nhà lãnh đạo về các vấn đề tồn đọng lâu nay trong quan hệ song phương. Đặc biệt, có nhiều dự đoán xung quanh các giải thích về quan điểm căn bản của Trung Quốc đối với trật tự toàn cầu. Dù sẽ đưa ra các tuyên bố và đề xuất với câu chữ được viết kỹ lưỡng để trấn an Mỹ về mục đích ôn hòa của Trung Quốc, nhưng ông Tập lại đóng khung chúng bằng việc phô bày sức mạnh, các sáng kiến táo bạo mới ở khu vực và sự quyết đoán trên nhiều mặt trận. Ông Tập cần phải giải thích mục tiêu chung cuộc của Trung Quốc là gì.

Câu trả lời trực tiếp nhất cho đến nay là: Trung Quốc muốn có nhiều hơn. Cụ thể hơn, Trung Quốc muốn ba điều: có ảnh hưởng nhiều hơn, được tôn trọng hơn, và không gian rộng hơn. Continue reading “Trung Quốc muốn một trật tự thế giới như thế nào?”

Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc

cctv_beijing_oma_220307_12

Nguồn: Gene Frieda, “China’s Debt Termites”, Project Syndicate, 19/08/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có phép ẩn dụ nào về những thách thức kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt tốt hơn là kiệt tác kiến trúc mang hơi hướng tương lai được thiết kế để làm trụ sở của Đài truyền hình nhà nước của quốc gia này, đài CCTV. Vài tháng trước khi tòa nhà này được hoàn thành năm 2009, các quan chức của đài đã cho phép tiến hành một màn bắn pháo hoa trái phép làm bùng lên một đám cháy thiêu rụi một tòa nhà nhỏ hơn trong khu phức hợp, vốn có hình chiếc nêm mà người dân Bắc Kinh đặt biệt danh là Tổ Mối.

Đám cháy đã làm trì hoãn việc hoàn thành trụ sở CCTV mãi tới năm 2012. Tổ Mối vẫn chưa được khánh thành và đưa vào sử dụng; sự toàn vẹn trong kết cấu tòa nhà nhỏ hơn đã bị ảnh hưởng bởi đám cháy nhưng nó không thể được tháo dỡ xuống do lo ngại ảnh hưởng tới tòa tháp lớn hơn. Phần còn tốt của kết cấu này không thể chống đỡ nổi gánh nặng của những phần xấu. Continue reading “Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc”

Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ

China-Economy-upswing-wide-horizontal

Nguồn: Shang-jin Wei, “A False Alarm about China”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Lê Thái Hưng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số chuyên gia cho rằng phép màu nền kinh tế Trung Quốc – điều đã đưa 300 triệu người thoát khỏi đói nghèo và thay đổi trọng tâm địa chính trị thế giới –  đang đi đến hồi kết đầy bất ổn. Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán biến động và sự phá giá “bất ngờ” của đồng nhân dân tệ là những dấu hiệu của sự sụp đổ kinh tế đang đến gần, bởi các khoản đầu tư mạo hiểm và mức nợ công cao đã bắt đầu kìm hãm sự tăng trưởng sản lượng nhanh chóng như trong những thập niên qua.

May mắn thay, chỉ có rất ít lý do để tin vào những dự đoán bi quan này, hoặc quan điểm cho rằng những biến động thị trường đằng sau các tít báo gần đây không chỉ là những biến động ngắn hạn đơn thuần. Suy cho cùng, biến động giá cổ phiếu là một chỉ dấu dự báo tồi về hoạt động của một nền kinh tế thực. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc không bi quan như nhiều người nghĩ”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)

Khrushchev,_Mao,_Ho_and_Soong_Ching-ling

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Trường hợp Việt Nam

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam cần được xem xét theo một ánh sáng hoàn toàn khác. Nếu ảnh hưởng Trung Quốc ở Đông Âu đến muộn (sau khi Stalin chết) và chỉ ở mức hạn chế so với ảnh hưởng của Liên Xô tại khu vực, thì mối quan hệ thân cận – được thúc đẩy nhờ liên hệ truyền thống và văn hoá giữa hai nước – giữa những người cộng sản Việt–Trung sâu sắc hơn và có từ thập niên 1920. Nhiều người cộng sản Việt Nam, gồm cả Hồ Chí Minh, từng tham gia phong trào cộng sản Trung Quốc và ẩn náu ở Trung Quốc trong thập niên 1930 và đầu 1940. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 không chỉ đẩy mạnh hỗ trợ bằng hình thức cố vấn và vật chất cho cách mạng Việt Nam, mà còn cung cấp một mô hình cạnh tranh. Tháng Ba 1951, tại Đại hội Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Mao được đặt chung với chủ nghĩa Marx–Lenin làm kim chỉ nam cho cương lĩnh mới của Đảng. Hình của Mao được treo ngang hàng với hình của Marx, Engels, Lenin và Stalin.[1]  Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P2)”

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)

stalin_mao

Nguồn: Yinghong Cheng, “Beyond Moskva-Centric Interpretation: An Examination of the China Connection in Eastern Europe and North Vietnam during the Era of De-Stalinization”, Journal of World History, Vol. 15, No. 4, December 2004.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Năm 1956 và 1957 đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong khối cộng sản toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh với nhiều sự kiện quan trọng. Bài nói chuyện mật của Nikita Khrushchev tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Hai 1956 tiết lộ những tội ác của Stalin đã gây sốc cho thế giới cộng sản và châm ngòi cho giai đoạn hạ bệ Stalin, mà không lâu sau đó đã tạo nên những thách thức cho chính hệ thống cộng sản, qua những cuộc nổi loạn ở Ba Lan và Hungary tháng 10 và tháng 11 năm 1956. Tại các nơi khác ở Đông Âu, mặc dù nhìn chung không nổ ra các phản kháng chính trị quyết liệt, nhưng những tranh luận trong nội bộ Đảng và bất bình của trí thức diễn ra phổ biến, đi kèm là những cuộc biểu tình và bãi khoá lẻ tẻ của công nhân và sinh viên. Continue reading “Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin (P1)”

01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa

maozedong

Nguồn:Mao Zedong proclaims People’s Republic of China,” History.com (truy cập ngày 30/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, nhà cách mạng cộng sản Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tự phong mình là nguyên thủ quốc gia; Chu Ân Lai được chỉ định giữ chức vụ thủ tướng. Tuyên bố độc lập này là cao trào của những năm nội chiến giữa các lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông và lãnh đạo Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch, người được hỗ trợ tiền bạc và vũ khí từ chính phủ Hoa Kỳ. Việc Trung Quốc, đất nước lớn nhất ở châu Á, rơi vào tay cộng sản là một đòn đau đối với Hoa Kỳ, vốn vẫn đang choáng váng trước vụ thử hạt nhân của Liên Xô một tháng trước đó.[1]

Trước khi diễn ra sự kiện này, các quan chức trong Bộ Ngoại giao của chính quyền Tổng thống Harry S. Truman đã cố gắng chuẩn bị cho công chúng Mỹ trước điều tồi tệ nhất khi họ công bố một bản “sách trắng” vào tháng 8 năm 1949. Bản báo cáo cho rằng chế độ của Tưởng Giới Thạch đã quá mục nát, thiếu hiệu quả, và không được lòng dân đến nỗi Hoa Kỳ có viện trợ nhiều đến đâu cũng không thể cứu vãn được nữa. Continue reading “01/10/1949: Mao tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa”

Thay đổi trong cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt-Trung

1213

Nguồn: Liam C. Kelley, Beyond The Bronze Pillars, Honolulu: University of Hawiian Press, 2005, pp. 9 – 23.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Lời giới thiệu của người dịch: Beyond The Bronze Pillars (Đi qua những cột đồng) là tên tập sách nghiên cứu do Nxb Đại học Hawaii ấn hành năm 2005. Tác giả tập sách là Liam C. Kelley, giảng viên Trường Đại học Hawaii. Không tán thành quan điểm rằng về mặt lịch sử, người Việt luôn tìm cách duy trì một bản sắc văn hóa riêng tách khỏi Trung Quốc, tác giả xem xét các bài thơ đi sứ trong các thế kỷ 16-19 và đưa ra giả thiết (nhiều khả năng gây tranh cãi) rằng trí thức Việt Nam đã cảm thấy có tồn tại hai thế giới văn hóa, riêng nhưng không bình đẳng, và ở đó, người Việt chấp nhận giữ một vai trò phụ.

Về tựa sách, tác giả giải thích trong một cuộc phỏng vấn: “Người Việt Nam và người Trung Quốc đều biết đến truyền thuyết về việc Mã Viện dựng một cây cột đồng sau đó đọc thần chú để lập ra một biên giới. Sau đó cả người Việt Nam và Trung Quốc đã nói rất nhiều về chiếc cột đồng này nhưng không biết nó nằm ở đâu cả. Do đó tôi xem nó như biểu tượng của một biên giới, và người đi sứ phải vượt qua.” [1]

Bản dịch dưới đây trích từ Lời giới thiệu của tập sách Beyond The Bronze Pillars (Honolulu: University of Hawiian Press, 2005), trang 9 – 23. Continue reading “Thay đổi trong cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt-Trung”

Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường

china-stock-exchange

Nguồn: Jeffrey Frankel, “China Confronts the Market”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Như Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những vấn nạn kinh tế của Trung Quốc hiện nay đa phần được nhìn nhận qua một lăng kính duy nhất: chính phủ đã không để cho thị trường hoạt động (tự do). Nhưng quan điểm đó đã khiến các nhà quan sát nước ngoài hiểu sai một số diễn tiến quan trọng nhất trong năm nay trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán.

Chắc chắn là chính quyền Trung Quốc đã can thiệp mạnh mẽ (vào thị trường) bằng nhiều biện pháp khác nhau. Từ năm 2004 đến năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã mua hàng nghìn tỷ đô la làm dự trữ ngoại hối, qua đó ngăn đồng nhân dân tệ không tăng giá đến mức như khi được thả nổi. Gần đây hơn, các nhà chức trách đã triển khai mọi biện pháp mà họ có thể có trong một nỗ lực vô hiệu nhằm cố gắng hạn chế sự lao dốc của giá cổ phiếu. Continue reading “Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường”

So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19

staff

Tác giả: GS. Li Chuanbin | Biên dịch: NNC Phạm Thị Hảo

Từ thế kỷ XIX trở đi, trong bối cảnh phục hưng tôn giáo phương Tây và mở rộng chế độ thực dân, đạo Cơ đốc phát triển rất mạnh tại các nước phi Cơ đốc giáo. Ở các nước Á châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ, việc truyền bá đạo Cơ đốc phát triển với mức độ khác nhau và có những ảnh hưởng rất lớn. Ở bốn nước này, do bối cảnh văn hóa và chính trị tương tự nên đạo Cơ đốc có chỗ giống, chỗ khác.

Hiện nay, giới học thuật đã có nhiều nghiên cứu so sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, còn việc so sánh tình hình ở Trung Quốc và Việt Nam thì rất ít.

Chuyên luận này sơ bộ so sánh ở phương diện bối cảnh chính trị, phương thức truyền bá và quá trình tiếp nhận đạo Cơ đốc. Continue reading “So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19”

Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?

10383950794_eca2b662f0_b_1

Nguồn: Feng Zhang, “Xi Jinping’s Real Chinese Dream: An ‘Imperial’ China?”, The National Interest, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

Từ khi nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hồi tháng 11 năm 2012, các tham vọng to lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở nên nổi tiếng. Trong nước, ông đã thúc đẩy mục tiêu lớn mà ông gọi là “Trung Quốc mộng”: ‘Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa’. Ông gây ngạc nhiên cho hầu hết giới quan sát bởi tốc độ và hiệu quả trong việc củng cố quyền lực trong đảng và quân đội. Giờ ông Tập được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc sau Đặng Tiểu Bình, nếu không nói là sau Mao Trạch Đông. Continue reading “Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?”

Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình

2192b7542ed84d4c8fcf7743c3a1a550

Nguồn: MinXin Pei, “When Xi Meets Obama”, Project Syndicate, 21/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ tại thành phố Seattle, nơi đóng trụ sở của nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới, hầu hết các nhà quan sát đều hướng tới cuộc gặp gỡ sau đó của ông với Tổng thống Barack Obama. Liệu cuộc gặp cấp cao này có thể đảo ngược xu hướng suy giảm liên tục trong quan hệ Mỹ – Trung kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2013 hay không?

Đa phần mọi người đều đồng ý rằng mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Với Mỹ, cách hành xử táo bạo tại Biển Đông, những cuộc tấn công mạng không ngừng nhắm vào các mục tiêu Mỹ, các chính sách kinh tế mang tính bảo hộ, và sự đàn áp chính trị trong nước ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã phá hủy niềm tin rằng một nước Trung Quốc hội nhập toàn cầu sẽ là một đối tác hợp tác và có trách nhiệm. Thực vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc đã trực tiếp thách thức các giá trị cốt lõi và lợi ích sống còn của Mỹ. Continue reading “Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình”

Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?

dragon_2453844b

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc mất hơn 30% giá trị vốn hóa vào tháng 7, đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá hơn 3% vào tháng 8 và các số liệu kinh tế vĩ mô đầy thất vọng vào tháng 9, các tranh luận về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong ngắn và trung hạn lại trỗi dậy mạnh mẽ với hai câu hỏi phổ biến “Kinh tế Trung Quốc đang thực sự gặp vấn đề gì?” và “Liệu kinh tế Trung Quốc có sụp đổ hay không?”

Như để trả lời cho sự lo lắng của thị trường, tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính của nhóm G20 diễn ra vào tháng 9, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC ) Chu Tiểu Xuyên trấn an các nhà kinh tế của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới rằng “Hiện tại, tỷ giá hối đoái của đồng NDT đang đi vào ổn định, sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán gần như đã kết thúc, và thị trường tài chính đang cho thấy hy vọng bình ổn… mức độ vay nợ trên thị trường đã giảm nhiều, và chúng tôi nghĩ không còn rủi ro hệ thống”. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?

t1larg.swim.afp.gi

Nguồn: Elizabeth J.Remick & Charis Loh, “Don’t blame China’s skewed sex ratio on the one child policy”, East Asia Forum, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thập niên vừa qua, tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng ở Trung Quốc đã lên tới mức đáng báo động: việc hàng triệu đàn ông Trung Quốc buộc phải sống độc thân do thiếu nữ giới trong độ tuổi kết hôn đã gây ra rất nhiều hệ lụy xã hội. Quan niệm truyền thống là việc tỉ lệ giới tính chênh lệch này – một tỉ lệ giới tính khi sinh cao hơn rất nhiều so với mức tự nhiên là 105 nam trên 100 nữ – được gây ra duy nhất bởi chính sách một con của Trung Quốc. Do văn hóa truyền thống khiến các bậc cha mẹ ưa thích có con trai, nên nếu như chỉ có thể có một đứa con, đứa bé đó tốt nhất nên là con trai. Việc tỷ lệ giới tính bắt đầu chênh lệch từ khoảng năm 1985, chừng 5 năm sau khi chính sách kế hoạch hóa gia đình mới được thực thi, dường như đủ là minh chứng cho điều đó. Một kết luận logic được đặt ra là việc xóa bỏ chính sách này sẽ giải quyết được vấn đề mất cân bằng giới tính ở Trung Quốc. Continue reading “Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới tính ở Trung Quốc?”

Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia

The-Cambodia-Paris-Peace-Agreement

Nguồn: Tiền Kỳ Tham, Ngoại giao thập ký,[1] Thế giới tri thức xuất bản xã, 2004.

Biên dịch: Dương Quốc Anh

Bài liên quan: Nội tình cuộc gặp lãnh đạo Trung – Việt tại Thành Đô

Dạ yến tại điện Versailles

Bảy giờ tối ngày 23/10/1991, tại trung tâm hội nghị quốc tế Kléber-Paris [Pháp], một nghi thức ký kết long trọng đã được cử hành. Nhân sĩ các phía của Campuchia và ngoại trưởng của 18 quốc gia, tổng cộng là 30 đại biểu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar, đã từng người một, đại biểu cho các phái và quốc gia ký tên mình vào những văn kiện bằng năm loại ngôn ngữ Anh, Hoa, Pháp, Nga, Khmer. Họ là 12 thành viên của toàn thể Hội đồng tối cao do hoàng thân [Norodom] Sihanouk, chủ tịch Hội đồng tối cao Campuchia đứng đầu, [Gareth] Evans ngoại trưởng Australia, [Mohamad] Bolkiah ngoại trưởng Brunei, [Barbara] McDougall ngoại trưởng Canada, [Roland] Dumas ngoại trưởng Pháp, [Madhavsinh] Solanki ngoại trưởng Ấn Độ, [Ali] Alatas ngoại trưởng Indonesia, Nakayama Taro ngoại trưởng Nhật Bản, Phun Sipasot ngoại trưởng Lào, [Abdullah Ahmad] Badawi ngoại trưởng Malaixia, [Roberto] Manglapus ngoại trưởng Philippines, Wong Kan Seng ngoại trưởng Singapore, Arsa Sarasin ngoại trưởng Thái lan, [Boris] Pankin ngoại trưởng Liên Xô, [Douglas] Hurd ngoại trưởng Anh, Baker [James Addison Baker III] ngoại trưởng Mỹ, Nguyễn Mạnh Cầm ngoại trưởng Việt Nam, [Budimir] Loncar ngoại trưởng Nam Tư. Continue reading “Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia”

Ẩn ý lịch sử đằng sau cuộc diễu binh của Trung Quốc

134584756_14412842017801n

Nguồn: Rana Mitter, “China’s History Parade”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lễ diễu binh quy mô lớn ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh ngày 3/9 để kỷ niệm ngày kết thúc Thế Chiến 2 ở Trung Quốc đã làm nổi lên hai câu chuyện trái ngược nhau. Cả hai câu chuyện này đều rất quan trọng để có thể hiểu được con đường tương lai của đất nước này.

Câu chuyện thứ nhất là về sức mạnh mới có của Trung Quốc. Trong hai thập niên phát triển kinh tế nhanh chóng vừa qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng đã tăng mạnh – ở mức hơn 12% vào năm ngoái. Bằng cách công khai trưng diễn những thiết bị quân sự tối tân nhất của mình, lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy một cách rõ ràng họ sẽ không bao giờ để đất nước mình phải chịu đựng như khi bị Nhật Bản xâm lược năm 1937 trong Chiến tranh Trung – Nhật lần hai. Continue reading “Ẩn ý lịch sử đằng sau cuộc diễu binh của Trung Quốc”

Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường

Nguồn: Koichi Hamada, “China’s Political Interventions”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khoảng tuần qua, các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng bởi một sự biến động lớn về giá tại các sàn New York, Tokyo, London và nhiều nơi khác nữa. Và nguyên nhân của toàn bộ sự biến động tài chính toàn cầu này được đổ lỗi phần lớn cho một thủ phạm duy nhất: Trung Quốc.

Trong một nền kinh tế tự do, những cơ chế thị trường có thể tạo ra sự ổn định hoặc bất ổn. Việc tăng giá của một hàng hóa hữu hình thường sẽ dẫn đến việc nhu cầu giảm, đưa thị trường đến một trạng thái cân bằng mới. Ngược lại, sự tăng giá của một tài sản như cổ phiếu lại làm tăng kỳ vọng tăng giá cao hơn nữa, khiến nhu cầu tăng cao, có khả năng lên đến mức cao ngất ngưởng. Continue reading “Hệ lụy việc Trung Quốc can thiệp chính trị vào thị trường”

09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời

mao-communist-snake

Nguồn: “Mao Zedong dies”, History.com, truy cập ngày 08/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Mao Trạch Đông trong mắt người TQ hiện nay

Mao Trạch Đông – người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trải qua một cuộc cách mạng kéo dài và sau đó lãnh đạo chính phủ cộng sản của quốc gia này từ khi thành lập vào năm 1949 – đã qua đời. Cùng với V.I. Lenin và Joseph Stalin, Mao là một trong những nhà cộng sản quan trọng nhất của Chiến tranh Lạnh.

Mao chào đời vào năm 1893. Trong những năm 1910, ông tham gia phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại triều đình suy đồi và kém hiệu quả của Trung Quốc cũng như những kẻ ngoại bang lợi dụng triều đình để bóc lột Trung Quốc. Tuy nhiên, đến những năm 1920, Mao bắt đầu mất niềm tin vào các lãnh đạo của phong trào dân tộc chủ nghĩa. Ông dần tin rằng chỉ có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong xã hội Trung Quốc mới có thể đưa Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị và sự nô dịch của phương Tây. Continue reading “09/09/1976: Mao Trạch Đông qua đời”

Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12

NTDung1

Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Vietnam’s China factor”, APPS Policy Forum, September 2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) dự kiến sẽ ​​tổ chức đại hội Đảng toàn quốc tiếp theo vào đầu năm 2016. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Đảng chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề,  trong đó có vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và việc lựa chọn lãnh đạo tương lai của Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc hoãn tổ chức Đại hội sang một thời điểm muộn hơn.

Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc cứ năm năm một lần. Một đại hội điển hình thường kéo dài năm ngày với sự tham dự của khoảng 1.400 đại biểu đại diện cho 63 đơn vị hành chính của Việt Nam (58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương), các tổ chức đảng trong chính phủ trung ương, và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Continue reading “Việt Nam và nhân tố Trung Quốc tại Đại hội 12”