Nhìn lại những sáng tạo kỹ thuật xuất sắc của Đại Việt

Tác giả: Trần Gia Ninh

Cha ông chúng ta đã có nhiều lần chiến thắng quân xâm lược, như Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, Nhà Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, Quang Trung chiến thắng quân Thanh…, nhưng giải phóng thành công đất nước khỏi ách đô hộ của nước ngoài thì chỉ có hai: Cuộc giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhà Minh Trung Hoa đầu thế kỷ 15 và cuộc giải phóng khỏi ách đô hộ của Thực dân Pháp thế kỷ 20.[1] Chúng ta biết khá ít về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của nhà Minh, đặc biệt là nghĩa quân đã đánh nhau với quân địch hùng mạnh ra sao, sử dụng vũ khí và cách đánh như thế nào? Bài khảo cứu này là một cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Continue reading “Nhìn lại những sáng tạo kỹ thuật xuất sắc của Đại Việt”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tin thắng trận tại Tốt Động báo đến hành doanh Lỗi Giang, Thanh Hóa; Bình Định Vương cấp tốc mang đại quân ra Bắc; khi đến huyện Chương Mỹ [Hà Tây], các tướng đều ra đón mừng. Bấy giờ quân Minh thiếu vũ khí, bèn cho phá hủy chuông, vạc của ta làm súng đạn; cùng cử người thay thế Thượng thư Trần Hiệp đã tử trận:

Tin thắng trận báo về hành dinh ở Lỗi Giang. Bấy giờ, vua đương đóng quân ở Thanh Hóa, hội các quân ở Hải Tây, nhận được thư báo thắng trận của bọn Lê Lễ, bèn đích thân dẫn đại quân và 20 thớt voi chia hai đường thủy, lục, ngày đêm đi gấp. Ngày 11 [10/11/1426], tới sông Lũng Giang [sông Đáy] đóng dinh, các tướng tới đón mừng…. Bọn Vương Thông nhà Minh vì bị thua ở Tốt Động, quân khí cơ hồ mất sạch, bèn phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh[1] để làm súng đạn, hỏa khí. Sau khi Trần Hiệp chết, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm giữ ấn của Bố chính ty, án sát sứ Dương Thì Tập giữ ấn của Án sát ty, Đô đốc thiêm sự Trần Duệ giữ ấn của Đô ty. Từ đó, lịch chính sóc[2] của nhà Minh không được thi hành ở các quận huyện nước ta nữa. Ngày 22, vua tiền quân đến Tây Phù Liệt [tây Thanh Trì, Hà Nội],” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 10, trang 22b. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P6)”

Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam?

Tác giả: Phan Xuân Dũng và Tô Minh Sơn

Thuật ngữ ‘ngoại giao cây tre’ đã gần đây trở nên phổ biến trong diễn ngôn về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Từng là một thuật ngữ trước đây còn xa lạ, ngoại giao cây tre đã được áp dụng để miêu tả thành tựu ngoại giao của Việt Nam từ sau chính sách Đổi mới năm 1986 và bàn luận về bài học cho các quốc gia nhỏ từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Trong một môi trường quốc tế ngày càng phân cực, ‘ngoại giao cây tre’ là đúc kết kinh nghiệm của Việt Nam sau hơn ba thập niên cân bằng các lợi ích địa chính trị mâu thuẫn nhau.

Hình ảnh cây tre vốn không xa lạ gì trong văn hóa và ngoại giao của các quốc gia châu Á khác. Ví dụ, chính sách đối ngoại của Thái Lan từ lâu đã được ví như cây tre “uốn mình theo gió”. Cũng như Thái Lan, chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam mang tính linh hoạt và thực tiễn, lấy độc lập và lợi ích quốc gia làm cơ sở. Continue reading “Điều gì phía sau diễn ngôn ‘ngoại giao cây tre’ của Việt Nam?”

Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng – Phạm Đỗ Ân

Với chính phủ mới của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, triển vọng nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện là rất tích cực.

Trong nhiệm kỳ cựu Thủ tướng Scott Morrison, Australia từng kỳ vọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện – cấp độ cao nhất trong thang đo về quan hệ ngoại giao của Hà Nội. Năm 2019, hai nước công bố Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2020-2023, tập trung vào các trụ cột là hợp tác kinh tế, chiến lược và đổi mới. Vào tháng 12/2021, Canberra và Hà Nội tiếp tục cụ thể hoá mục tiêu chung thông qua việc khởi động Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Australia – Việt Nam, trong đó hai bên hướng tới tăng gấp đôi đầu tư song phương và trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau. Continue reading “Cơ hội rộng mở trong việc nâng cấp quan hệ Australia – Việt Nam”

Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Theo báo chí Cam Bốt, ngày 08/06/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt Tea Banh và đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh Vương Văn Thiên đã đến căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville để dự lễ động thổ công trình cải tạo căn cứ này.

Vào lúc đó, tờ báo Khmer Times dẫn lời đại sứ Vương Văn Thiên nhấn mạnh công trình nói trên chỉ nhằm giúp hiện đại hóa hải quân Cam Bốt, chứ không nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Về phần bộ trưởng Quốc Phòng Tea Banh, ông bác bỏ thông tin cho rằng căn cứ Ream khi được hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Trước đó, ngày 07/06, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh cũng tuyên bố Cam Bốt sẽ không cho phép Trung Quốc sử dụng độc quyền căn cứ Ream, hoặc phát triển địa điểm này làm căn cứ quân sự. Continue reading “Việt Nam thận trọng trước thông tin về căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt”

Liệu tỉ phú Phạm Nhật Vượng có an toàn?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những đồn đoán gần đây cho rằng Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam, có thể gặp rắc rối với các cơ quan chức năng, có lẽ là quá đà. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Hà Nội có nghĩa là các chủ doanh nghiệp của Việt Nam phải thận trọng trên con đường tìm kiếm lợi nhuận.

Tin đồn lan nhanh trên các mạng xã hội ở Việt Nam vào tuần trước rằng Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam và là chủ tịch của Vingroup – tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam – đã bị áp lệnh cấm xuất cảnh. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng ông Vượng sẽ sớm trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam. Trong những tháng gần đây, cơ quan chức năng đã khởi tố một số doanh nhân nổi tiếng, trong đó có Trịnh Văn Quyết, người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn FLC, và Đỗ Anh Dũng, chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh. Continue reading “Liệu tỉ phú Phạm Nhật Vượng có an toàn?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Bình Định Vương thứ 9 [8/2-8/3/1426] (Minh, Tuyên Đức năm thứ nhất), nhà Minh ra lệnh mở khoa thi Hương; nhưng vì tình hình an ninh, nên Tam ty Giao Chỉ xin tạm ngừng; lại xin miễn cho các quan về kinh đô chầu hầu:

Mùa xuân, tháng Giêng, Lễ bộ nhà Minh hạ lệnh mở khoa thi hương để chọn học trò. Tổng binh và hai ty Bố chính và Án sát xin tạm ngừng. Lại xin miễn lễ chầu hầu sang năm vì địa phương chưa yên.” Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 10, trang 18b.

Vua Tuyên Tông sau khi lên ngôi, tìm hiểu kỹ nguyên nhân thất bại trong việc đương đầu với cuộc khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi, từ buổi khởi đầu tại Thanh Hoá, cho đến Nghệ An; đành ngậm ngùi trách móc nặng nề bọn Trần Trí, Phương Chính, Sơn Thọ: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P5)”

Hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên LHQ trong xây dựng pháp luật ở VN

Tác giả: Phan Thị Lan Hương[1] & Đặng Ngọc Huyền[2]

Tóm tắt: Hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam là một trong những hoạt động có tính chất quốc tế quan trọng được đề cập trong Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lí và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên Liên hợp quốc qua một số dự án luật điển hình, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này, hướng tới mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế. Continue reading “Hỗ trợ kĩ thuật của các tổ chức thành viên LHQ trong xây dựng pháp luật ở VN”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng Bồ Ải tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; vào tháng giêng năm Bình Định vương thứ 8 [1425], Vua Lê Lợi điều quân xuôi dòng sông Lam, đến các huyện Thanh Chương, Nam Đàn; được dân chúng đón tiếp, nhiệt tình ủng hộ. Lại nhân Cầm Quí Tri Phủ Ngọc Ma[1] qui thuận, nhân dân tình nguyện góp sức đánh thành; nhà Vua mang quân vây thành Nghệ An:[2]

Vương kéo quân đến Đa Lôi thuộc huyện Thổ Du [Thanh Chương, Nghệ An]. Trẻ già đua nhau đem rượu và trâu bò đến đón tiếp khao quân. Họ nói: “Không ngờ ngày nay lại được trông thấy oai nghi cố quốc”. Cầm Quý, tri phủ Ngọc Ma, đem quân và voi đến quy thuận, được Vương phong làm Thái úy. Vương ra lệnh rằng: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Phong thành hầu Lý Bân thay Anh quốc công Trương Phụ giữ chức Tổng binh Giao Chỉ được 5 năm thì mất [1417-1422]; Vinh dương bá Trần Trí thay thế:

Ngày 14 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 20 [5/2/1422].

Phong thành hầu Lý Bân mất. Bân người châu Phượng Dương, cha là Tín lập quân công, quan đến Chỉ huy Thiêm sự vệ Tế Châu. Khi Tín già, Bân thay chức.

Bân là người có trí lược, khi Thiên tử bình nội nạn nhiều lần lập công, được thăng đến Hữu Quân Ðô đốc Ðồng tri Phong thành hầu. Lúc đầu trấn thủ Giang Tây, chiến dịch Giao Chỉ làm Tả Tham tướng, Khi Giao Chỉ bình, trở về nước đánh dẹp giặc Nụy, giữ Cam Túc có công; sau đó trấn thủ Giao Chỉ, lo đánh dẹp bọn giặc làm loạn. Nay bị tật mất, được ban tế; truy phong Mậu quốc công thụy Cương Nghị, cấp phương tiện đưa linh cửu về tống tang.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 2, trang 89) Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)”

Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Cuộc khủng hoảng Ukraine buộc Việt Nam phải đánh giá lại quan hệ với Nga và tiếp tục giảm phụ thuộc vào người bạn cũ là nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu.

Cuộc chiến Ukraine làm lung lay quan niệm cơ bản về tư thế quốc phòng của Việt Nam – vốn coi Nga là nguồn cung cấp tin cậy các loại vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc.

Việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Việt Nam vào một vị thế khó xử về chính trị và ngoại giao, bị mắc kẹt giữa yêu cầu phải tránh lên án Nga và yêu cầu phải xoa dịu tình cảm của người dân Việt Nam muốn ủng hộ Ukraine. Continue reading “Quan hệ Việt – Nga có thể bị tổn thương do chiến tranh Ukraine?”

Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực. Continue reading “Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF”

Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việt Nam đã lựa chọn “cân bằng thận trọng” đối với xung đột Ukraine. Nhưng Việt Nam có thể nỗ lực không chọn phe trong bao lâu?

Từ khi Nga xâm lược Ukraine hôm 24/2, Việt Nam luôn nhấn mạnh lập trường “không chọn bên” trong cuộc xung đột, cố gắng giữ khoảng cách trước tình huống đối đầu giữa các cường quốc tại khu vực Đông Âu. Dù vậy, các tranh luận vẫn nổ ra xung quanh việc Hà Nội cố gắng “đi dây” giữa Nga và Mỹ. Continue reading “Giải mã “cân bằng chiến lược” của Việt Nam trong tam giác Mỹ-Nga-Việt”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 5, chuyến công du nước ngoài dài nhất mà ông từng thực hiện kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 năm 2021. Ngoài việc tham dự Hội nghị thượng định Hoa Kỳ-ASEAN, ông Chính còn có nhiều cuộc gặp gỡ và hoạt động khác nhau để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ. Chuyến thăm giúp nâng cao uy tín của vị thủ tướng ở trong và ngoài nước, tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể và kịp thời cho cả quan hệ song phương lẫn các chương trình nghị sự trong nước của ông Chính. Continue reading “Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính”

Thông điệp qua các bài phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ

Tác giả: Quốc Đạt & Trần Hoàng phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Các phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ thể hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam và mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.

“Một điểm nhấn trong chuyến thăm lần này là bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), qua đó giúp Việt Nam làm rõ lập trường về chính sách đối ngoại của Việt Nam, đồng thời tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ trong thời gian tới”, theo nhận định của TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), trong cuộc phỏng vấn với Zing. Continue reading “Thông điệp qua các bài phát biểu của Thủ tướng ở Mỹ”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người đất Lam Sơn, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vua khởi nghĩa trong vòng 10 năm, tự xưng là Bình Định Vương; lên ngôi 6 năm, niên hiệu là Thuận Thiên, thọ 51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng.

Trước kia, tổ ba đời của vua tên là Hối, một hôm đi chơi Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: “Đây chắc hẳn là chổ đất tốt“, rồi dời nhà đến ở. Sau 3 năm thì thành cơ nghiệp; từ đó đời đời làm chủ một phương. Hối sinh ra Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1 ngàn tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con cả là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Thủy Chú là Trịnh Thị Thương, ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu [10/9/1385] sinh ra Vua tại hương Thủy Chủ, huyện Lôi Dương; nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)”

Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ đặt chân đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình, đánh dẹp xong nhà Hậu Trần; tham vọng xâm lăng của y hướng tới Chiêm Thành tại phía nam. Thời Hồ Quí Ly, lãnh thổ nước ta mở mang đến tận 4 châu Thanh [bắc Quảng Nam], Hoa [nam Quảng Nam], Tư [bắc Quảng Ngãi], Nghĩa [nam Quảng Ngãi]; lúc quân Minh đánh nhà Hồ, Chiêm Thành mượn cớ giúp Minh, nhân thời cơ chiếm lại 4 châu. Đến đây Trương Phụ bèn giành lại 4 châu và cho đặt quan cai trị: Continue reading “Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)”

Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cuộc chiến tại Ukraine đặt Hà Nội vào thế khó trong quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Tranh cãi đã dấy lên liên quan đến phản ứng của Việt Nam sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2. Hà Nội chọn cách không gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của ông Putin tại Ukraine là “xâm lược”, bỏ phiếu trắng trong nghị quyết đầu tiên của Liên Hợp Quốc hôm 2/3 nhằm lên án Moscow tấn công quân sự Kiev, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tiếp tục bỏ phiếu chống đối với nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 7/4. Continue reading “Phép thử cho chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam”

Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18 tháng 4 năm 2022, năm tướng lĩnh và hai sĩ quan cấp cao khác của Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) đã bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam để điều tra về một loạt các tội danh tham nhũng, trong đó có tội tham ô tài sản. Những người bị bắt gồm có Trung tướng Nguyễn Văn Sơn (nguyên Tư lệnh CSBVN), Trung tướng Hoàng Văn Đồng (nguyên Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (nguyên Phó Chính ủy CSBVN), Thiếu tướng Phạm Kim Hậu (nguyên Phó Tư lệnh và Tham mưu trưởng CSBVN), và Thiếu tướng Bùi Trung Dũng (nguyên Phó Tư lệnh CSBVN). Continue reading “Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam”