Tìm hiểu về Think tank

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay còn chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất trí về tổ chức xã hội gọi là Think tank, bởi lẽ chính quyền các nước có quan điểm khác nhau về vấn đề có cho phép dân chúng được công khai phản biện chính sách của nhà nước hay không, có thể lập Think tank dân sự hay không…. Vì vậy ở đây chỉ có thể giải thích chung chung. Hiểu đơn giản, Think tank là tên gọi một loại tổ chức tập hợp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao … , cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp có tính chất tư vấn nhằm hiến kế cho tầng lớp hoạch định chính sách chủ trương quốc gia. Continue reading “Tìm hiểu về Think tank”

Ngành chính sách công có thể học hỏi từ ngành y như thế nào?

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Don’t Blame Economics, Blame Public Policy”, Project Syndicate, 01/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giờ đây người ta thường đổ lỗi cho ngành kinh tế học hoặc các nhà kinh tế về nhiều tai ương của thế giới. Các nhà phê bình cho rằng các lý thuyết kinh tế phải chịu trách nhiệm cho sự bất bình đẳng gia tăng, sự khan hiếm các việc làm tốt, sự mong manh của hệ thống tài chính và tăng trưởng thấp, bên cạnh những thứ khác. Nhưng dù những chỉ trích này có thể thúc đẩy các nhà kinh tế phải nỗ lực hơn, sự công kích tập trung vào kinh tế học đã vô tình chuyển sự chú ý khỏi một ngành học đáng ra phải gánh nhiều trách nhiệm hơn: đó là ngành chính sách công.

Kinh tế học và chính sách công có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng chúng không giống nhau, và không nên được xem là như vậy. Kinh tế học và chính sách công giống như ngành vật lý và kỹ thuật vậy, hoặc sinh học với y học. Dù vật lý là nền tảng cho việc thiết kế các tên lửa có thể sử dụng năng lượng để thách thức trọng lực, Isaac Newton không thể chịu trách nhiệm cho thảm họa của tàu con thoi Challenger. Ngành sinh hóa cũng không thể bị đổ lỗi cho cái chết của Michael Jackson. Continue reading “Ngành chính sách công có thể học hỏi từ ngành y như thế nào?”

Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức

Nguồn: Han-Werner Sinn, “Germany’s Dangerously Flawed Energy Policies”, Project Syndicate, 24/05/2019.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng đã đến lúc phải cải tổ toàn diện mô hình kinh tế Đức. Có lẽ ông ấy đã đúng, ít nhất là khi nói đến lĩnh vực năng lượng.

Trong khi Pháp sản xuất hơn 70% lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân và đang cố gắng chuyển sang dùng ô tô điện (electric vehicle – EV) để sử dụng điện sản xuất từ năng lượng hạt nhân thì Đức lại phụ thuộc vào các trang trại điện gió và các dạng năng lượng xanh khác. Đức đã có kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và năng lượng than vào năm 2038. Tuy nhiên, nỗ lực vận hành nền công nghiệp Đức bằng năng lượng gió đang đối mặt với sức cản chính trị ngày càng tăng vì các tuabin gió đã xuất hiện ở khắp nơi – một số cao đến 250 mét (820 feet) – làm cho ngay cả những khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất cũng đang giống với cảnh quan công nghiệp. Continue reading “Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức”

Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?

Nguồn: Do “sin taxes” work?, The Economist, 10/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Và liệu chúng có công bằng không?

Nhiều chính phủ sử dụng các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt (sin tax) để ngăn chặn mọi người hút thuốc và uống rượu. Trong những năm gần đây, một số nhà lập pháp đã chuyển mục tiêu của họ sang một sản phẩm gây tác dụng xấu khác: đường. Béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới. Bốn mươi phần trăm người Mỹ ngày nay mắc chứng béo phì, tăng từ khoảng 15% vào năm 1980. Một số quốc gia, cùng với một số thành phố ở Mỹ, đã đưa ra các loại thuế đối với đồ uống có đường trong những năm gần đây. Chính phủ của họ hy vọng rằng những khoản thuế này sẽ làm tăng doanh thu thuế và giảm lượng đường mà mọi người tiêu thụ. Nhưng các loại thuế tiêu thụ đặc biệt thậm chí có hiệu quả hay không? Continue reading “Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?”

Có nên đánh thuế robot?

Nguồn: Robert J. Shiller, “Robotization without taxation?”, Project Syndicate, 22/03/2017.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng đánh thuế robot được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái trong một bản báo cáo sơ bộ nộp cho Nghị viện Châu Âu do nghị sĩ Mady Delvaux soạn thảo. Nhấn mạnh vào việc robot có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập như thế nào, báo cáo cho rằng có thể “cần áp dụng các quy định bắt buộc các công ty báo cáo về mức độ và tỷ lệ đóng góp của robot và trí thông minh nhân tạo (AI) vào kết quả kinh doanh của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội.”

Phản ứng của công chúng với đề xuất của Delvaux là cực kỳ tiêu cực, trừ ngoại lệ đáng chú ý là Bill Gates, người ủng hộ nó. Nhưng chúng ta không nên vội vàng gạt bỏ ý kiến này. Chỉ trong năm qua, chúng ta đã thấy sự phát triển của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa) vốn có khả năng thay thế một số khía cạnh của quản lý công việc nhà. Tương tự, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy đã bắt đầu thay thế tài xế taxi. Và Doordash, sử dụng các thiết bị tự lái mini Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao vận của các nhà hàng. Continue reading “Có nên đánh thuế robot?”

Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?

Nguồn: Maciej Kuziemski, “Democratizing Artificial Intelligence”, Project Syndicate, 02/05/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang là biên giới công nghệ cần chinh phục tiếp theo, nó có tiềm năng thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới. Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.

Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí. Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới. Continue reading “Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?”

Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

Tại sao nên phi hình sự hóa mại dâm?

sex-work

Nguồn:Why decriminalising sex work is a good idea,” The Economist, 18/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 11 tháng 8 (2015) vừa qua, Ân xá Quốc tế, một tổ chức từ thiện về nhân quyền, tuyên bố họ ủng hộ phi hình sự hóa hành vi mại dâm có sự đồng thuận giữa những người trưởng thành. Pháp luật về mại dâm ở các nước rất khác nhau: ở Anh bán dâm là hợp pháp, nhưng môi giới và nhà thổ thì không, trong khi ở Mỹ thì bán dâm là phi pháp ở hầu hết các tiểu bang trừ Nevada.

Tuy nhiên, những nhà vận động nhân quyền đang ngày càng kêu gọi phi hình sự hóa việc bán dâm, như tình trạng pháp lý của nó ở một số nước châu Âu hiện nay. Đề nghị của Ân xá Quốc tế được đưa ra sau những đề nghị tương tự của Tổ chức Y tế Thế giới và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS). Có phải phi hình sự hóa mại dâm là ý tưởng tốt? Continue reading “Tại sao nên phi hình sự hóa mại dâm?”

Tại sao thế giới phải tập trung chống tham nhũng?

Corruption_Biology

Nguồn: William J. Burns & Michael Mullen, “Why Corruption Matters”, Project Syndicate, 06/05/2016.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giáo hoàng Francis đã gọi tham nhũng là “phần hoại tử của nhân loại”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thì gọi tham nhũng là yếu tố “cực đoan hóa” người dân bởi vì tham nhũng “tàn phá niềm tin vào sự chính danh của chính quyền”. Và Thủ tướng Anh David Cameron đã mô tả tham nhũng là “một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của sự tiến bộ xã hội trong thời đại của chúng ta”.

Hiểu một cách đơn giản tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan công quyền để đạt được các lợi ích cá nhân. Các nhà lãnh đạo ngày càng nhận thức được rằng tham nhũng là mối đe dọa đối với sự phát triển, phẩm cách con người và an ninh toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh phòng chống tham nhũng toàn cầu vào ngày 12 tháng 5, các lãnh đạo thế giới cùng với đại diện từ giới kinh doanh và xã hội dân sự sẽ có một cơ hội lớn để có các hành động ứng phó phù hợp với nhận thức về tham nhũng kể trên. Continue reading “Tại sao thế giới phải tập trung chống tham nhũng?”

Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng

thinking

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Learning Without Theory”, Project Syndicate, 30/03/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Làm thế nào chúng ta có thể cải thiện tình trạng thế giới? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho các quốc gia trở nên cạnh tranh hơn, tăng trưởng trở nên bền vững hơn và bao trùm hơn (inclusive – tức tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ tăng trưởng – NBT), đồng thời có sự bình đẳng hơn giữa các giới?

Cách thứ nhất là dựa vào một lý thuyết đúng về mối quan hệ giữa hành động và kết quả và sau đó thực hiện các hành động để đạt được mục tiêu của chúng ta. Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống gặp phải, chúng ta thiếu một lý thuyết như thế, hoặc giả sử có một lý thuyết thì chúng ta cũng không chắc chắn rằng nó đúng hay sai. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta có nên trì hoãn việc hành động cho đến khi chúng ta biết rõ là hành động nào sẽ có hiệu quả? Nhưng làm thế nào chúng ta biết được điều đó nếu chúng ta không hành động? Và nếu chúng ta hành động, thì làm thế nào để đánh giá là liệu chúng ta đã làm đúng hay sai? Continue reading “Học hỏi khi không có lý thuyết định hướng”

Kinh tế học của nạn mại dâm

window-prostitution-Amsterdam

Nguồn: Robert Skidelski, “The Economist’s Concubine”, Project Syndicate, 22/03/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những thập niên gần đây, kinh tế học đã thâm nhập vào các nghiên cứu về những hoạt động của con người mà trước đến nay vẫn được cho là nằm ngoài những tính toán chính thức. Điều mà các nhà phê bình gọi là “chủ nghĩa đế quốc của kinh tế học” đã dẫn tới sự xuất hiện của kinh tế học về tình yêu, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, văn học, và của nhiều khía cạnh  khác nữa.

Ý tưởng chung thúc đẩy sự mở rộng của kinh tế học này là việc cho rằng bất cứ điều gì con người làm, cho dù là về tình cảm hay vật chất, thì họ đều hướng tới mục đích đạt được kết quả tốt nhất với chi phí thấp nhất. Những lợi ích và chi phí này có thể được quy thành tiền. Vì vậy mọi người luôn cố gắng đạt được nguồn lợi tài chính tốt nhất từ những giao dịch của mình. Continue reading “Kinh tế học của nạn mại dâm”

Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc

Youwei_EndOfReform3_0

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Institutional Challenge”, Project Syndicate, 17/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Douglass North, người đã áp dụng lí thuyết kinh tế vào lịch sử để tìm hiểu sự thay đổi thể chế và xã hội, đã qua đời tại nhà riêng ở Michigan. Nhưng ý tưởng của ông còn sống mãi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Mặc dù North chưa bao giờ tập trung rõ rệt vào sự phát triển thể chế của Trung Quốc, nhưng lí thuyết của ông được chứng minh là vô giá với các nhà lãnh đạo đất nước này khi họ trải qua giai đoạn tiếp theo của cải cách thể chế.

Trong bài giảng nhận giải Nobel của ông năm 1993, North chỉ ra 3 bài học mà các nhà hoạch định chính sách nên rút ra từ nghiên cứu của ông. Continue reading “Thách thức về cải cách thể chế ở Trung Quốc”

Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới

20130202_LDP001_0

Nguồn:The Nordic countries: The next supermodel“, The Economist, 02/02/2013.

Biên dịch: Bùi Xuân Bách

Các chính khách, dù tả hay hữu, đều có thể học từ các nước Bắc Âu.

Các nước tương đối nhỏ thường đi tiên phong khi cần cải cách chính phủ. Trong những năm 1980, nước Anh đã dẫn đầu nhờ “Đường lối Thatcher”[i] và tư hữu hóa. Nước Singapore bé xíu cũng đã từ lâu là một mô hình cho nhiều nhà cải cách. Giờ đây, các nước Bắc Âu lại có thể cũng đóng một vai trò tương tự.

Điều đó một phần cũng bởi bốn nước Bắc Âu chính – Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan – đã đạt thành tựu khá tốt đẹp. Nếu được tái sinh lần nữa trong thế giới này, một người trung bình về tài năng và thu nhập sẽ chọn làm người Viking. Cụm các nước Bắc Âu thường đứng đầu các bảng thống kê về mọi mặt, từ khả năng cạnh tranh kinh tế, sự lành mạnh của xã hội, tới các chỉ số về hạnh phúc. Continue reading “Các nước Bắc Âu: Siêu mô hình sắp tới”

Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ

san_francisco_homeless001_16x9

Nguồn: Joseph E.Stiglitz, “When Inequality Kills”, Project Syndicate, 7/12/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, giải Nobel kinh tế sẽ được trao một cách hoàn toàn xứng đáng cho Angus Deaton vì “những phân tích của ông về tiêu dùng, nghèo đói và phúc lợi xã hội”. Ngay sau khi giải thưởng được công bố vào tháng Mười, Deaton đã giới thiệu một công trình đáng ngạc nhiên với đồng tác giả Ann Case trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science[1]một bài nghiên cứu đáng lên báo chẳng kém gì lễ trao giải Nobel.

Sau khi phân tích nhiều dữ liệu liên quan tới sức khỏe và tình trạng tử vong của người Mỹ, Case và Daeton đã chỉ ra rằng tuổi thọ và tình trạng sức khỏe của những người Mỹ da trắng trung niên đang đi xuống, nhất là với những người chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông trở xuống. Tự tử, ma túy và nghiện rượu là ba trong những nguyên nhân chính. Continue reading “Hậu quả về y tế của bất bình đẳng ở Mỹ”

Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh

BN-LN931_corrup_J_20151203115906

Nguồn: Daron Acemoglu & James A. Robinson, “Corruption Is Just a Symptom, Not the Disease”, Wall Street Journal, 03/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Để chấm dứt đói nghèo toàn cầu, cần dừng dung túng những thể chế trong nước phục vụ giới tinh hoa tham lam và bòn rút những nước nghèo.

Nếu bạn hỏi các chuyên gia về phát triển kinh tế, các chính trị gia Phương Tây và các học giả làm cách nào để chấm dứt đói nghèo, thì đây là câu trả lời bạn sẽ được nghe nhiều nhất: Chống tham nhũng. Thậm chí cả Giáo hội Công Giáo cũng đồng tình. Tại Nairobi tuần trước, Giáo Hoàng Francis hối thúc thanh niên Kenya, “Xin đừng dần quen với món mật ngọt được gọi là tham nhũng.” Trong một sân vận động chật kín người của thành phố, hồi tháng 7 Tổng thống Barack Obama thậm chí còn nhấn mạnh hơn: “Tham nhũng cản trở mọi mặt đời sống kinh tế và  cuộc sống dân sự. Nó là cái mỏ neo kéo bạn xuống và ngăn cản bạn đạt được những gì bạn có thể làm.” Tại Addis Ababa, Ethiopia, hai ngày sau, ông nói với Liên minh Châu Phi: “Không có gì sẽ giải phóng tiềm năng kinh tế của châu Phi hơn là chấm dứt ung nhọt tham nhũng.” Continue reading “Tham nhũng là triệu chứng chứ không phải căn bệnh”

Hồi kết của chủ thuyết Corbyn

86258544

Nguồn: Andres Velasco, “The Dead-End of Corbynismo”, Project Syndicate, 30/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ Latinh có thứ hàng xuất khẩu mới: Sự bùng phát tràn lan của chủ nghĩa dân túy. Đầu tiên nó tiến chiếm những bờ biển ấm áp và chào đón ở Địa Trung Hải, nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho phe cánh tả Syriza của Hy Lạp và Podemos ở Tây Ban Nha. Giờ đây nó lại cập bến Vương quốc Anh.

Chủ thuyết Corbyn (Corbynismo) – hệ tư tưởng của một thành viên nghị viện Anh từng bị cho ra rìa, người cổ vũ nhiệt tình cho tổng thống quá cố Hugo Chavez của Venezuela, cho rằng Vladimir Putin đã đúng khi xâm chiếm Ukraine, và giờ lại đang lãnh đạo Công đảng danh giá của nước Anh – nghe như quen tai với bất cứ ai hiểu biết về Mỹ Latinh. Continue reading “Hồi kết của chủ thuyết Corbyn”

Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp

lead_960

Nguồn: Harold James, “The Decadence of the People’s Car,” Project Syndicate, 26/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cho tới nay, vụ bê bối của hãng ô tô Volkswagen vẫn diễn ra theo một kịch bản cũ. Những hành vi đáng xấu hổ của tập đoàn bị phanh phui (trong trường hợp này, nhà sản xuất ô tô của Đức lập trình cho 11 triệu xe sử dụng động cơ diesel chỉ khởi động hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các cuộc kiểm tra khí thải). Các giám đốc điều hành đứng ra nhận lỗi. Một số người mất việc. Những người kế nhiệm hứa hẹn sẽ thay đổi văn hóa tập đoàn. Chính phủ chuẩn bị đưa ra các khoản tiền phạt khổng lồ. Cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn.

Kịch bản này đang dần trở nên quen thuộc, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác liên tiếp sử dụng nó, ngay cả khi những vụ bê bối diễn ra sau đó tiếp tục làm xói mòn lòng tin vào toàn ngành. Những trường hợp đó, cùng với vụ gian lận “diesel sạch” của Volkswagen, đã cho chúng ta lý do để suy nghĩ lại về cách xử lý những hành vi phi pháp của các tập đoàn. Continue reading “Bê bối Volkswagen và tình trạng gian lận của doanh nghiệp”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới

Global_Innovation_iStock_000023208860Small

Nguồn: Dani Rodrik, “From Welfare State to Innovation State”, Project Syndicate, 14/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một viễn cảnh ảm đạm đang ám ảnh nền kinh tế thế giới – viễn cảnh công nghệ tước đi công ăn việc làm. Cách giải quyết những thách thức này định hình vận mệnh của các nền kinh tế thị trường trên thế giới và các chính thể dân chủ theo đúng như cách thức mà phản ứng của Châu Âu trước sự gia tăng của phong trào xã hội chủ nghĩa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã định hình tiến trình lịch sử sau đó.

Khi tầng lớp lao động công nghiệp mới bắt đầu có tổ chức, các chính phủ đã ngăn ngừa nguy cơ nổ ra cách mạng từ dưới lên, điều mà Karl Marx tiên đoán, bằng việc mở rộng các quyền xã hội và chính trị, điều tiết các thị trường, và xây dựng nên các nhà nước phúc lợi nhằm cung cấp các khoản trợ cấp quy mô lớn và bảo hiểm xã hội, đồng thời giảm thiểu tình trạng thất thường của nền kinh tế vĩ mô. Thực tế là họ đã tái cơ cấu hệ thống kinh tế tư bản để làm cho nền kinh tế mang lại lợi ích cho mọi thành phần và trao cho những người công nhân một phần lợi ích trong hệ thống. Continue reading “Từ nhà nước phúc lợi tới nhà nước đổi mới”

Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ

external

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa cả nước Mỹ kinh hoàng khi biết tin hai nhà báo Alison Parker (nữ, 24 tuổi) và Adam Ward (27 tuổi), bị một kẻ nổ súng giết hại ngay tại một cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp trong chương trình chào buổi sáng của đài WDBJ ngày 28/8/2015 vừa qua. Hung thủ Vester Flanagan, cũng là một nhà báo, từng làm việc chung với các nạn nhân. Theo tin sơ bộ, Flanagan sát hại Parker và Ward là do thù hằn cá nhân. Sau khi giết hai nạn nhân, Flanagan đã tự bắn súng vào mình.

Năm 2012 người Mỹ từng hãi hùng khi nghe tin vụ thảm sát xảy ra tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora bang Colorado vào nửa đêm hôm 20/7 làm 12 người chết và 59 người bị thương. Hung thủ John Holmes mang theo một súng trường AR15 và 3 súng ngắn đi vào rạp rồi xả súng vào đám đông khán giả đang xem bộ phim Người Dơi. Holmes mới 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học; hắn giết người không vì thù hận ai mà chỉ vì hoang tưởng mình là anh hề Joker, một nhân vật trong bộ phim này từng xả súng vào khán giả xem phim. Continue reading “Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ”