Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’

referendum-1

Nguồn: Ian Buruma, “The Referendum Charade”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các cuộc trưng cầu dân ý đang là mốt thịnh hành ở châu Âu. Tháng 6 tới, cử tri nước Anh sẽ quyết định liệu Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UK) có ở lại Liên minh châu Âu (EU) hay không. Chính phủ Hungary cũng đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc chấp nhận hạn ngạch người nhập cư do EU đặt ra cho nước này. Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán, đã nói rằng Hungary sẽ từ chối để họ (những người nhập cư) vào nước này. Ông nói “Tất cả những kẻ khủng bố cơ bản đều là dân nhập cư”. Và cuộc trưng cầu dân ý có vẻ sẽ đi theo hướng mà ông mong muốn.

Có lẽ cuộc trưng cầu dân ý kỳ quặc nhất sẽ diễn ra vào tháng 4 ở Hà Lan, tiếp sau một chiến dịch kiến nghị thành công. Câu hỏi được đặt ra cho các công dân Hà Lan là liệu nước này có nên ủng hộ một hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine hay không. Tất cả các nước thành viên khác của EU đã đồng ý, nhưng nếu không có Hà Lan, hiệp định này sẽ không được phê chuẩn. Continue reading “Mặt trái của trò chơi ‘trưng cầu dân ý’”

Bàn thêm về tính tất yếu lịch sử của xã hội dân sự

565DB7B0

Tác giả: Hồ Anh Hải

Tạp chí Văn Hóa Nghệ An bản điện tử ngày 18-9-2013 và bản in số 256 ngày 10-11-2013 liên tiếp đăng các ý kiến của GSTS Trần Ngọc Hiên, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói về kinh tế thị trường và xã hội dân sự.

Ở ta, trước đây kinh tế thị trường (KTTTr) bị coi là đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản; còn hiện nay xã hội dân sự (XHDS, tiếng Anh civil society, còn gọi là xã hội công dân) vẫn bị coi là một đề tài “nhạy cảm”, vì thế hai bài nói trên được người đọc rất quan tâm và hoan nghênh. Sau đây, chúng tôi xin phép bàn thêm về các nội dung chính GS Trần Ngọc Hiên đã đề cập (trích nguyên văn): Continue reading “Bàn thêm về tính tất yếu lịch sử của xã hội dân sự”

Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ được bổ nhiệm ra sao?

tham phan, toa an toi cao

Nguồn: How a Supreme Court justice is appointed”, The Economist, 23/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào ngày 13/2 vừa qua đã làm trống một ghế tại Tòa án Tối cao của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2010. Sáu năm trước, chỉ sáu tuần sau ngày nghỉ hưu của John Paul Stevens sau 35 năm tại chức, Elena Kagan đã tuyên thệ nhậm chức Thẩm phám (Tòa án Tối cao) thứ 112 của đất nước này. Một trận chiến lâu hơn và gây tranh cãi hơn đang chờ đợi người kế nhiệm thứ 113. Ngay sau khi có tin về cái chết của Scalia, cuộc chạy đua chính trị về vấn đề bổ nhiệm người kế nhiệm ông đã bắt đầu. Các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện và trong chiến dịch chạy đua đã nhấn mạnh rằng chiếc ghế đó nên được bỏ trống cho đến khi tổng thống tiếp theo bước vào Nhà Trắng vào năm 2017. Continue reading “Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ được bổ nhiệm ra sao?”

Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?

03-American elections cost

Nguồn: Why American elections cost so much”, The Economist, 09/02/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan  | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hầu như sau mỗi kỳ bầu cử tại Mỹ, các kỷ lục về chi tiêu mới lại được phá vỡ. Còn gần chín tháng nữa mới tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào mùa thu này, nhưng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Kentucky đã thu được 19,4 triệu USD và đã chi 7,3 triệu USD. Trong kỳ bầu cử năm 2012, chỉ riêng các ứng cử viên trong cuộc đua vào Thượng viện của bang Massachusetts đã chi hơn 85 triệu USD. Đó chỉ là con số lẻ khi so với cuộc đua vào chức tổng thống năm đó, với chi phí lên tới 2 tỷ USD (tổng chi phí của cuộc bầu cử năm 2012, bao gồm cả các cuộc đua vào Quốc hội, lên tới 7 tỷ USD). Không phải quốc gia nào cũng chi nhiều như vậy cho nền dân chủ của mình: ví dụ, ở Pháp, chi tiêu cho chiến dịch của các ứng cử viên tổng thống được giới hạn ở mức 30 triệu USD. Vậy tại sao các cuộc bầu cử của Mỹ lại đắt đỏ như vậy? Continue reading “Tại sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại tốn kém?”

5 điều có thể bạn chưa biết về nhân quyền

8a7d7464

Tổng hợp: Trần Lam Phương

Bức tranh nhân quyền mỗi năm luôn có những điểm đổi khác với nhiều điều cập nhật, bổ sung mà bạn cần biết. Dưới đây là 5 điều có thể làm bạn ngạc nhiên khi nhìn vào bức tranh tổng thể về nhân quyền.

1/ Truy cập Internet là quyền cơ bản của con người

Tháng 3 năm 2011, trong một tuyên bố chính thức, Liên Hợp Quốc khẳng định truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, việc chặn/cắt mạng, không cho người dân truy cập Internet được coi là hành động vi phạm nhân quyền và đi ngược lại luật pháp quốc tế. Continue reading “5 điều có thể bạn chưa biết về nhân quyền”

Vì sao Super Tuesday quan trọng?

640x360_getty_nocredit

Sau chiến thắng vang dội của ông Donald Trump ở Nevada, các ứng viên nay chuyển sự chú ý sang ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Ba, hay Super Tuesday (Thứ Ba Trọng đại) – khi bầu cử hàng loạt ứng viên trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ được dồn vào một ngày.

Super Tuesday có thể là ngày các chiến dịch lượng sức mình – sẽ lộ ra những ứng viên không với tới được vòng bầu cử quốc gia và ngay lập tức họ được thay thế bằng các ứng viên mới.

Super Tuesday được phát triển từ năm 1988 nhằm tránh “hội chứng Iowa”. Iowa là bang bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc chạy đua tổng thống, bị chỉ trích là không mang tính đại diện cho cử tri Mỹ. Đây là bang nhỏ và ứng viên thường dành nhiều tháng quảng bá chiến dịch ở đây. Continue reading “Vì sao Super Tuesday quan trọng?”

Ứng viên Tổng thống Mỹ được lựa chọn như thế nào?

us-election-white-_3471492b

Nguồn:How America’s presidential candidates are chosen”, The Economist, 26/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa bầu cử sơ bộ ở Mỹ đã khai mạc vào ngày 1 tháng 2, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Iowa tiến hành các cuộc bỏ phiếu kín (caucus) để bầu cử ứng cử viên tổng thống của đảng họ. New Hampshire tiếp nối với một cuộc sơ bầu cử vào ngày 9 tháng 2 và các cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang khác diễn ra sau đó cho đến tháng Sáu. Tại hầu hết các tiểu bang, bầu cử sơ bộ sẽ được tiến hành giống như các cuộc bầu cử bình thường, với những người dân đi bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu hoặc bằng đường bưu điện. Các cuộc bỏ phiếu kín thì phi chính thức hơn, thu hút số lượng cử tri đi bầu nhỏ hơn và bị chi phối bởi các nhà hoạt động của mỗi đảng. Các quy tắc áp dụng cho cả hai loại hình bầu cử này khác nhau tùy vào từng bang và từng đảng. Continue reading “Ứng viên Tổng thống Mỹ được lựa chọn như thế nào?”

5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què”

lameduck

Nguồn: Steven G. Calabresi,”Five myths about lame-duck presidents”, The Washington Post, 28/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Obama giờ đây chính thức trở thành một “con vịt què”: không còn cuộc bầu cử nào nữa, và ông phải đối mặt với đa số Đảng Cộng hòa trong Thượng viện, Hạ viện và các văn phòng Thống đốc bang – và thậm chí trong cả Tòa án tối cao, nơi mà theo một nghĩa nào đó, năm trong số chín vị Thẩm phán đã được bổ nhiệm bởi Đảng Cộng hòa. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không còn quyền lực gì. Trên thực tế, nhìn lại những vị tổng thống phục vụ hai nhiệm kỳ cho thấy hầu hết những điều mà chúng ta nghĩ về những vị tổng chỉ huy sắp mãn nhiệm này có thể không đúng. Continue reading “5 hiểu lầm về các vị tổng thống “vịt què””

5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ

declaration_independence

Nguồn: Newt Gingrich, “Five myths about the Founding Fathers”, The Washington Post, 02/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ những nền văn minh Athens và Rome cho tới ngày nay, mọi xã hội vĩ đại đều có những huyền thoại về sự ra đời của mình – những câu chuyện họ kể cho nhân dân nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình là ai và từ đâu đến. Có lẽ bởi Mỹ non trẻ hơn hầu hết các quốc gia khác (239 tuổi vào thứ Bảy tuần này), sự ra đời của chúng ta là một trong những sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất. Chúng ta may mắn có hàng ngàn trang thư từ, bài phát biểu và các ghi chép khác từ các nhà lập quốc, lưu lại những suy nghĩ và tranh luận đã diễn ra. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thành lập nước Mỹ đã và vẫn đang thể hiện quyền lực về mặt chính trị và đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử như thế nào, khiến những huyền thoại đã ăn sâu vào gốc rễ đó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh, chúng ta hãy cùng xem xét một vài huyền thoại lớn nhất về các bậc Tổ phụ Lập quốc. Continue reading “5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ”

Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

shutterstock_194883113

Biên dịch: Dạ Lãm

Thuyết liên bang và Thuyết Chống liên bang – những viên gạch đầu tiên của hệ thống lưỡng đảng

Sau khi Tuyên ngôn độc lập (1776) được công bố và trước sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập (1783), các tiểu bang thuộc địa quyết định “liên minh” như một sự lựa chọn tốt nhất, với mục tiêu gia nhập vào các liên minh chiến lược cùng các cường quốc châu Âu và có thể tiến hành chiến tranh với mẫu quốc. Điều này đã dẫn đến sự hình thành bản Điều lệ Liên bang (1781), bản hiến pháp đầu tiên của “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng Điều lệ này sớm được cho là không thỏa đáng và một Hội nghị Lập hiến khác đã được triệu tập (1787), nơi cho ra đời bản Hiến pháp Hoa Kỳ (1789). Continue reading “Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ”

Tự do và chủ nghĩa xã hội

freedom

Tác giả: Vũ Ngọc Hoàng

Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN.

1. Các nhà tư tưởng, triết học đã bàn về tư do cách đây 500 năm, và từ đó đến nay liên tục bổ sung, hoàn thiện. Tự do là phạm trù thuộc về và gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Tự mình lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, đó là tự do, cũng chính là cuộc sống, đang sống, không phải đã chết. Sự tự do của con người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm. Continue reading “Tự do và chủ nghĩa xã hội”

7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ

stateoftheunion

Tổng hợp: Nguyễn Quốc Tấn Trung

Vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai hằng năm, đương kim Tổng Thống Nhà Nước Liên Bang Hoa Kỳ có trách nhiệm gửi đến Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ một bài diễn văn chính thức với tên gọi Thông Điệp Liên Bang – State of the Union. Đây là một sự kiện thú vị lẫn một trách nhiệm pháp lý truyền thống từ thời lập quốc của Hoa Kỳ cho đến nay.

  1. Vì sao phải có Thông Điệp Liên Bang?

Tổng thống là chế định chính trị quyền lực nhất của Hoa Kỳ, và ở một góc nhìn rộng hơn – quyền lực nhất thế giới, vậy nên có thể nói rằng bất kỳ bài diễn văn nào của họ đều đáng được chú ý.  Continue reading “7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ”

Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản

cn tu ban

Tác giả: Huỳnh Thế Du

Với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế giới, rất có thể, nhận xét tương tự hoặc gay gắt hơn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) lại xuất hiện.

Trên thực tế, mô hình TBCN luôn tiến hóa và phát triển để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại. Nhìn vào hai thái cực là thị trường tự do ở Mỹ và xã hội thị trường ở các nước Bắc Âu cho thấy rất rõ điều này.

Mô hình thị trường tự do kiểu Mỹ

Hoa Kỳ là một hình mẫu của thị trường tự do với những trục trặc cứ lặp đi lặp lại (nhất là các cuộc khủng hoảng do sự vị kỷ của con người gây ra). Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nước Mỹ liên tục phát triển và khẳng định vị trí siêu cường của mình. Continue reading “Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản”

Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ

smith

Tác giả: Đức Việt

Trong bộ phim kinh điển “Mr. Smith Goes to Washington” năm 1939, tài tử James Stewart vào vai một thượng nghị sĩ Mỹ trẻ tuổi, ngây thơ, nhưng đầy lý tưởng. Vì đối địch với lợi ích của bộ máy chính trị và giới tư sản lũng đoạn tại bang quê nhà, nhân vật ngài Jefferson Smith của James Stewart đã bị các đồng nghiệp tại Thượng viện gài bẫy và đối mặt với nguy cơ bị luận tội (impeach) – là thủ tục duy nhất theo Hiến pháp Mỹ để phế truất một thượng nghị sĩ liên bang. Trong thế đường cùng, Jefferson Smith đã chọn một giải pháp điên rồ nhưng tạo được tiếng vang lớn. Ngay trước lúc Thượng viện tiến hành luận tội, Smith giơ tay giành quyền phát biểu và đã phát biểu liên tục trong gần 24 tiếng đồng hồ, bất chấp sự phản đối của các thượng nghị sĩ khác. Continue reading “Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ”

Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản của Max Weber

f52_2692

Tác giả: Trần Hữu Quang – Bùi Văn Nam Sơn

Max Weber (tên đầy đủ là Maximilian Carl Emil Weber) (1864-1920), nhà xã hội học người Đức, là một trong số ít tác giả có tầm ảnh hưởng lớn lao trong ngành xã hội học, và được xem là một trong những ông tổ của ngành khoa học xã hội này, bên cạnh những tác giả tên tuổi như Karl Marx, Emile Durkheim, Vilfredo Pareto, George Simmel… Một số luận điểm và công trình nghiên cứu của ông đã và vẫn còn tiếp tục là đề tài gây tranh luận trong giới học thuật, kể cả về phía những người ngưỡng mộ lẫn về phía những kẻ phê phán. Kể từ khi có bản dịch đầu tiên sang tiếng Nga cho tới những bản dịch sang tiếng Nhật sau này, các công trình của ông đã không ngừng gây ảnh hưởng lớn lao tới các bước phát triển của ngành xã hội học ở hầu như tất cả các nước trên thế giới. Continue reading “Đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản của Max Weber”

Tìm hiểu về xã hội công dân

CivilSociety

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xã hội công dân (Civil society, XHCD) là một khái niệm khá mới mẻ, hiện chưa có một nhận thức tương đối thống nhất. Nhân dịp nước ta đang chuẩn bị sửa Hiến pháp, chúng tôi xin trình bày một vài tìm hiểu còn rất sơ sài về đề tài này, mong bạn đọc cùng bàn thảo để làm sáng tỏ.

Xã hội và xã hội công dân

Có thể hiểu XHCD là một hình thức xã hội tự quản, khi toàn dân đều tham gia quản lý xã hội một cách có tổ chức, có trật tự; sự tự quản ấy vận hành song song với sự quản trị xã hội của bộ máy nhà nước. Continue reading “Tìm hiểu về xã hội công dân”

Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?

oge_highlight_01

Tác giả: Đường Dũng (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ (US Office Of Government Ethics, OGE) chỉ là một cơ quan nhỏ trong bộ máy chính phủ Mỹ nhưng lại lập thành tích nổi bật trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước này. Có người gọi nó là “Thanh gươm Damocles ngăn chặn tham nhũng”. Vừa qua tôi đã đến thăm OGE。

Thuê phòng làm việc, mỗi năm 1,3 triệu USD

OGE tọa lạc tại số nhà 1201 đại lộ New York vùng tây bắc thủ đô Washington. Đây là một tòa nhà văn phòng cho thuê. Lên đến tầng 5, ra khỏi thang máy tôi đã thấy tấm biển logo của OGE đập vào mắt: đầu một chú chim ưng trắng mắt sắc như dao nằm giữa hàng chữ “Cơ quan Đạo đức Chính phủ Mỹ” ôm vòng xung quanh, khiến người ta có cảm giác con mắt ấy đang săm soi từng vị công chức, ngăn chặn họ có những hành vi phi đạo đức. Continue reading “Vì sao quan chức Mỹ khó có cơ hội tham nhũng?”

Chân dung một Karl Marx đời thực

fd482c137fba5f5e01acb0e3d4f401ec

Nguồn: John Gray, “The Real Karl Marx“, New York Review of Books, 05/2013.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Jonathan Sperber cho rằng, theo nhiều cách, Marx là “một nhân vật nhìn về quá khứ”, người có tầm nhìn về tương lai được định khuôn theo những hoàn cảnh khác hoàn toàn so với bất kì hoàn cảnh nào phổ biến ngày nay:

Quan điểm của Marx trong vai trò một người có những ý tưởng định hình nên thế giới hiện đại giờ đã hoàn tất vai trò lịch sử của mình, và đã đến lúc cần một hiểu biết mới về ông như một khuôn mặt của một thời kì lịch sử trong quá khứ, một thời kì càng lúc càng cách xa chúng ta: thời đại của Cách mạng Pháp, của triết học Hegel, của những năm tháng đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá tại Anh và của nền kinh tế chính trị bắt nguồn từ đó.

Continue reading “Chân dung một Karl Marx đời thực”

Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ

2014-01_cartoon

Nguồn: George Packer, “The Populists”, The New Yorker, 07/09/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Chính trị Anh – Mỹ: Sự lên ngôi của xu hướng cực tả và cực bảo thủ 

Thomas E. Watson – một nhà dân túy ở tiểu bang Georgia – viết vào năm 1910 rằng:

Những phế phẩm của tạo hóa đã và đang đổ lên đầu chúng ta. Nhiều thành phố lớn của nước Mỹ chẳng còn Mỹ nữa. Bọn nguy hiểm và nhũng lạm của Cựu Thế giới đang xâm lấn chúng ta, đe dọa chúng ta, gây bệnh cho chúng ta. Ở đâu ra cái bọn mọi rợ đó vậy? Chính những ông chủ xưởng của đất nước này chứ ai, họ muốn có sức lao động rẻ cho nên mang chúng đến đây. Họ đem chúng đến đây với sự vô tâm, chẳng hề nghĩ là chúng nó sẽ phá hoại tương lai của chúng ta như thế nào.

Ông Watson đang nói đến những người Ý, Ba Lan, Do thái, và những người di dân châu Âu khác đang đổ vào nước Mỹ lúc đó. Hơn một thế kỷ sau, cháu chắt của những di dân đó trong mùa hè năm 2015 lại đang tung hô Donald Trump khi ông ta lên án những thế hệ di dân mới nhất với những lời lẽ y như năm xưa. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy ở Mỹ”

Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?

2015-10-01

Nguồn: “Why do we vote on a Tuesday in November?”, History.com (truy cập ngày 1/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các cuộc bầu cử ở Mỹ lại được tổ chức vào ngày thứ Ba? Câu trả lời nằm ở những người nông dân Mỹ thế kỷ 19. Người Mỹ bắt đầu có thông lệ đi bầu cử vào một ngày làm việc trong tuần (chứ không phải ngày cuối tuần) từ năm 1845, khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật liên bang chỉ định ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 là Ngày Bầu cử. Trước đó, các tiểu bang được phép tổ chức bầu cử vào bất kỳ lúc nào họ muốn trong vòng 34 ngày kể từ ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, nhưng cách làm này có một số khiếm khuyết nghiêm trọng. Continue reading “Vì sao người Mỹ bầu cử vào một ngày thứ Ba của tháng 11?”