HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử

Nguồn: Vivian Toh, “Huawei’s HarmonyOS puts China’s tech world in awkward spot,” Nikkei Asia, 22/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Áp lực phải ủng hộ hệ điều hành trong nước dẫn đến việc vội vàng phát hành ứng dụng.

Việc Huawei ra mắt hệ điều hành HarmonyOS Next vào tháng 6 vừa qua đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Được nhiều người cho là “tuyên bố độc lập” khỏi Android của Google, phiên bản hệ điều hành mới nhất của Huawei đóng vai trò trung tâm trong tham vọng của công ty nhằm thiết lập một hệ sinh thái nội địa cho các thiết bị thông minh. Continue reading “HarmonyOS khiến ngành công nghệ Trung Quốc rơi vào thế khó xử”

Cuộc chiến chip toàn cầu có thể biến thành cuộc chiến đám mây

Nguồn: Chris Miller, “The global chip war could turn into a cloud war,” Financial Times, 30/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phe diều hâu an ninh ở Washington lo ngại rằng các thỏa thuận cơ sở hạ tầng sẽ gây rủi ro cho tương lai của AI.

Nếu các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có thể biến đổi nền kinh tế toàn cầu, thì các trung tâm dữ liệu đào tạo chúng sẽ là các nhà máy của tương lai. Các chính phủ trên khắp thế giới coi các trung tâm dữ liệu có khả năng AI là một nguồn lực chiến lược – một nguồn lực mà họ đang chạy đua để kiểm soát. Continue reading “Cuộc chiến chip toàn cầu có thể biến thành cuộc chiến đám mây”

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc

Nguồn: Hanna Dohmen, Jacob Feldgoise và Charles Kupchan, “The Limits of the China Chip Ban,” Foreign Affairs, 24/07/2024.

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington rốt cuộc lại có thể có lợi cho Bắc Kinh

Vào năm 2022, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các chất bán dẫn tiên tiến và thiết bị để sản xuất chúng tại Trung Quốc. Mục tiêu công khai của các biện pháp hạn chế này là nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc phát triển được các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến có thể sử dụng để hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí thông thường khác. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo khẳng định rằng các biện pháp kiểm soát này “tập trung hết sức” vào việc ngăn chặn khả năng phát triển quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng có thể bảo vệ lợi thế công nghệ và kinh tế của Mỹ so với Trung Quốc. Mặc dù việc dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo không được chính thức nêu rõ là một mục tiêu của các biện pháp hạn chế, các quan chức Mỹ, bao gồm cả Raimondo và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, đã thường xuyên khẳng định đây là trọng tâm của lợi thế cạnh tranh kinh tế của quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Continue reading “Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Cuộc di cư bán dẫn

Đi qua khu công nghệ cao Kulim, ít ai có thể bỏ lỡ cảnh tượng các nhà máy khổng lồ mới xuất hiện hay đang được xây dựng. Nằm cách Penang 30km về phía đông, nơi từng được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của phương Đông” trong những năm 1970, người dân ở đây gần như không còn ngạc nhiên khi mỗi năm lại có 2 hay 3 nhà máy mới được khánh thành. Đem lại hàng nghìn công ăn việc làm cho 1,7 triệu người sinh sống tại bang này, cùng với làn sóng kỹ sư từ khắp Malaysia đổ về, không ai phàn nàn về những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trước mắt họ. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Malaysia”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Bước sang thế kỷ 21, ngành bán dẫn toàn cầu đang được định hình bởi cuộc cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ. Với vị thế là người đứng đầu ngành truyền thống, Mỹ đang sử dụng mọi vũ khí thương mại trong tầm tay để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ngành. Trong bối cảnh này, Trung Quốc đang phản ứng như nào?

Một chiến trường mới

Hồi tháng 5/2022, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng năng lực công nghệ sẽ là vấn đề số một trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, ít ai nhận ra chính quyền Biden sẽ đi xa đến thế nào để đảm bảo vị trí dẫn đầu của Mỹ. Chỉ một vài tháng sau đó, các quan chức “diều hâu” của chính quyền Biden như Cố vấn an ninh Quốc gia Jake Sullivan và Thứ trưởng Thương mại Alan Estevez đã chia sẻ cách Mỹ đối phó với năng lực bán dẫn ngày càng mạnh của Trung Quốc. Ngay sau đó, Biden đưa chính sách của Mỹ đi theo “học thuyết công nghệ Sullivan”, khẳng định tầm quan trọng của việc Mỹ có vị trí dẫn đầu tuyệt đối trước Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt. Sullivan sớm trở thành tiếng nói có quyền lực nhất trong ngành thương mại Mỹ, và ông khẳng định rằng Mỹ sẽ bắt đầu áp dụng phương thức “sân nhỏ và hàng rào cao” trong chính sách Trung Quốc. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Trung Quốc”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Sự thành công của TSMC không những khẳng định hòn đảo này đã trở thành “ngôi sao bán dẫn” trong 40 năm qua, mà còn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành bán dẫn toàn cầu.

 Phát hiện tương lai nằm ở châu Á

Năm 1955, trong khi đang học tại MIT, một sinh viên trẻ từ Trung Quốc quyết định từ bỏ hy vọng lấy được bằng tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí sau khi trượt kỳ thi hai lần,  anh quyết định thử cơ hội trong thị trường lao động Mỹ, và nhận được nhiều lời mời làm việc. Hai cơ hội tốt nhất đến từ Ford và Sylvania, một công ty linh kiện điện tử nhỏ. Ford đề nghị trả 479 USD mỗi tháng cho một công việc tại trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn này tại Detroit. Mặc dù các nhà tuyển dụng của Ford đưa ra những điều kiện làm việc hấp dẫn, anh vẫn ngạc nhiên khi thấy mức lương này thấp hơn 1 USD so với mức 480 USD/tháng mà Sylvania đưa ra. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Đài Loan”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn”

Trong khi Nhật Bản hứng chịu “đòn” thương mại từ Mỹ, Hàn Quốc đã nắm bắt cơ hội để vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip nhớ (memory chip).

Từ kỹ sư phòng thí nghiệm IBM đến “giám đốc điều hành MIC Inc”

Là một kỹ sư trẻ làm việc trong phòng thí nghiệm chất bán dẫn của IBM, Chin Dae-Je đã được tiếp cận và làm quen với các công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn. Do vậy, ông tin rằng IBM sẽ không quá hài lòng khi ông quyết định rời khỏi công ty sau 7 năm làm việc, và trở về Hàn Quốc để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Nhưng IBM đã tiễn Chin với những lời động viên và chúc may mắn, cùng với một khoản tiền thưởng trị giá hai tháng lương. “Họ nói với tôi rằng họ cần có một đối thủ mạnh mẽ để phá vỡ thế độc quyền của Nhật Bản trong lĩnh vực chip nhớ,” Chin chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sau này. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Hàn Quốc”

Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Sự suy thoái của Nhật Bản từ một cường quốc bán dẫn thành một quốc gia đi sau cho thấy bản chất địa chính trị của ngành công nghệ chủ chốt này ngay từ những năm 1980.

Chuẩn bị phải đối mặt với nguy cơ một quốc gia châu Á vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới, Tổng thống Mỹ đã quyết định dựa vào tinh thần chủ nghĩa dân tộc. Ông nói: “Sức khoẻ và sức sống của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ là điều cần thiết cho khả năng cạnh tranh trong tương lai của Hoa Kỳ. Chúng ta không thể cho phép điều này bị đe doạ bởi các hành vi thương mại không công bằng”. Ngay sau đó, Tổng thống đã công bố các mức thuế rất cao đối với các mặt hàng bán dẫn từ quốc gia châu Á bán vào thị trường Mỹ, và bắt đầu đưa ra một loạt khoản trợ cấp lớn cho các nhà sản xuất vi mạch trong nước. Continue reading “Kinh nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản”

“Bố già AI” lên tiếng về mối đe dọa công nghệ vượt qua loài người

Nguồn: Kosuke Shimizu và Kazuyuki Okudaira, “‘Godfather of AI’ speaks on threat of tech surpassing humanity,” Nikkei Asia, 31/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Geoffrey Hinton tin rằng AI đã có những trải nghiệm giống như con người.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Thế giới sẽ thay đổi thế nào khi chúng ta bước vào thời đại mà trí tuệ con người bị vượt trội trên mọi lĩnh vực? Các phóng viên của Nikkei đã phỏng vấn giáo sư hưu trí Geoffrey Hinton của Đại học Toronto, người được mệnh danh là “Bố già của nghiên cứu AI,” tại nhà riêng của ông ở Canada để thảo luận về tương lai của AI và nhân loại.

Dưới đây là bản biên tập nội dung cuộc phỏng vấn của Nikkei với Hinton. Continue reading ““Bố già AI” lên tiếng về mối đe dọa công nghệ vượt qua loài người”

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Nguồn: “Why do Nvidia’s chips dominate the AI market?”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không công ty nào được hưởng lợi nhiều từ làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) như Nvidia. Kể từ tháng 1 năm 2023, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng gần 450%. Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt? Continue reading “Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?”