Vai trò của các Hồng y là gì?

20140201_blp514

Nguồn:What Carinals do”, The Economist, 19/02/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo Hoàng Francis sẽ thăng chức cho nhóm các Hồng y đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình vào ngày 22/2 (2014). 19 vị tân Hồng y sẽ tham gia cùng với 200 vị khác làm thành viên của Hồng y Đoàn. Họ sẽ mặc phẩm phục màu đỏ bao gồm một mũ sọ màu đỏ gọi là zucchetto và một mũ màu đỏ có bốn chóp gọi là biretta. Họ sẽ được gọi là “Đức Hồng y” và thường được mô tả như là các “hoàng tử của Giáo Hội.” Đây không phải là một lời nịnh nọt: Giáo Hoàng Urban VIII đã tuyên bố vào năm 1630 rằng cấp bậc thế tục của họ tương đương với một hoàng tử. Continue reading “Vai trò của các Hồng y là gì?”

Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?

20131207_blp519

Nguồn: What is Sainthood”, The Economist, 09/12/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những lời ca tụng dành cho Nelson Mandela những ngày vừa qua, người ta cho rằng ông không phải là thánh. Phần lớn hiểu rằng theo ngôn ngữ thông thường, khi nói ai đó không phải là thánh, họ muốn bày tỏ sự thán phục. Nó có nghĩa là ngoài những đức tính và khả năng vĩ đại, cá nhân này có những khuyết điểm rất con người, và điều đó chỉ làm họ thực hơn và đáng quý hơn. Nhưng nếu Mandela không phải là thánh, vậy thì ai xứng đáng làm thánh? Continue reading “Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?”

Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ

4-vai-tro-ton-giao

Nguồn:The role of religion in America’s presidential race”, The Economist, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù theo tiêu chuẩn của bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác thì vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ dường như cũng là rất lớn. Một cuộc thăm dò vào tháng trước do Trung tâm Nghiên cứu Pew khẳng định rằng, là một người vô thần sẽ là một trở ngại chết người cho bất cứ ai mong muốn bước vào Nhà Trắng. Khoảng 51% cử tri có khả năng sẽ không bỏ phiếu cho một ứng cử viên không tin vào Thiên Chúa, và chỉ có 6% cử tri có khả năng sẽ bỏ phiếu bầu. Hãy so sánh với các nền dân chủ khác, nơi các chính trị gia hàng đầu (như Francois Hollande của Pháp và cựu thủ tướng Úc Julia Gillard) có thể vô tình bác bỏ bất kỳ quyền lực nào cao hơn. Continue reading “Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ”

Hồi giáo chống lại Hồi giáo

OST-ShiaSunni-NEWWAR

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Islam versus Islam”, Project Syndicate, 18/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng đã có tác động mạnh đến thế giới Hồi giáo. Ở Syria, một cuộc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi 250.000 mạng sống, lấy đi nơi ở của một nửa trong số 21 triệu cư dân của đất nước, và khiến một triệu người tị nạn phải sang châu Âu tìm kiếm nơi trú ẩn. Tại Yemen, bộ lạc Houthi đã nổi dậy chống lại chính phủ, và bây giờ đang phải đối mặt với các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu. Những mâu thuẫn như thế phản ánh một số nhân tố, nổi bật nhất trong số đó là những cuộc xung đột giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia, và giữa những người theo chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) và những người theo chủ nghĩa cải cách. Continue reading “Hồi giáo chống lại Hồi giáo”

Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?

20160213_blp533

Nguồn:The differences between the Catholic and Orthodox churches”, The Economist, 12/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với một người không phải là Ki-tô hữu, thậm chí với một tín hữu Ki-tô giáo mong muốn tối giản giáo lý và việc thờ phụng, thì giáo hội Công giáo và Chính thống giáo có thể rất giống nhau. Cả hai đều sử dụng những nghi lễ phức tạp với nguồn gốc xa xưa và có nhiều hàng ngũ tu sĩ mặc áo choàng dài; cả hai bên đều cho rằng họ duy trì tính liên tục từ buổi bình minh của thời đại Ki-tô, cả hai đều có truyền thống thần học và học thuật phong phú, và nói chung là có ký ức tổ chức lâu dài. Chỉ có một khác biệt dường như rất nhỏ phân biệt các phiên bản kinh tin kính của họ, qua đó đặt ra những đức tin cơ bản về Chúa ba ngôi Cha, Con và Thánh Thần. Như vậy thì tại sao hai nhóm tôn giáo không thống nhất với nhau? Vào ngày 12/2, Giáo Hoàng Francis và Thượng Phụ Kirill của Moskva, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, sẽ gặp nhau ở Cuba. Dù sự kiện này không phải là không có tiền lệ trong 10 thế kỷ qua, nhưng cuộc gặp như thế vẫn rất bất thường. Tại sao? Continue reading “Công giáo và Chính thống giáo khác nhau ra sao?”

Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật

phat di lac

Tác giả: Nguyễn Phúc Bảo Kiếm

Hằng năm, cứ đến mùa xuân hoa nở tưng bừng, trong các chùa chiền tự viện thường thấy giăng những tấm băng – rôn đề dòng chữ “Mừng Xuân Di Lặc”, trên sách báo của Phật giáo cũng thấy đưa câu này lên trang bìa một cách trân trọng. Nhiều người không phải là tín đồ Phật giáo lấy làm lạ, không hiểu vì sao lại có một mùa Xuân mang tên một vị Phật. Hỏi ra mới hay, theo kinh điển của Phật giáo thì ngày mồng Một tháng Giêng âm lịch, tức mồng Một tết Nguyên đán, là ngày Vía của Phật Di Lặc, nên Phật giáo mới kính mừng ngày này như để mở đầu cho một mùa xuân, một năm mới với ước nguyện được nương uy đức và đạo hạnh của một bậc Vô Thượng Sư mà tu học theo Chánh pháp, đem đạo hoà vào đời sống hằng ngày. Continue reading “Ngày xuân tìm hiểu Di lặc Tôn Phật”

Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS

wahhabism

Nguồn: Alastair Crooke, “You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia”, The World Post, 27/10/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daesh (tên viết tắt bằng tiếng A-rập của Nhà nước Hồi giáo IS) ở Iraq và Syria đã gây sốc tại phương Tây. Rất nhiều người đã trở nên bối rối – và sợ hãi – trước mức độ bạo lực và sức hút rõ ràng mà tổ chức này đã tạo ra đối với các thanh niên hồi giáo dòng Sunni. Hơn thế nữa, phương Tây nhận ra sự chần chừ và mâu thuẫn của Saudi Arabia trước sự trỗi dậy của IS là hành động gây khó chịu và khó có thể giải thích. “Liệu người Saudi có hiểu được rằng chính IS cũng đang đe doạ tới họ hay không?”.

Cho tới hiện nay, có thể thấy rõ rằng giới tinh hoa thống trị của Saudi Arabia đang bị chia rẽ. Một số người cho rằng IS đang chiến đấu chống lại “ngọn lửa” của phe Shiite Iran bằng “ngọn lửa” của chính những người Sunni; rằng một quốc gia hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của vùng đất mà họ cho là thuộc di sản lịch sử của người Sunni; và họ đã bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng Salafi cứng rắn của Daesh. Continue reading “Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS”

Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?

20130928_blp510

Nguồn:How many people convert to Islam?”, The Economist, 29/09/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau vụ tấn công vào trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi (Kenya), có nhiều lời đồn đoán về khả năng liên quan đến cuộc tấn công của Samantha Leweithe, một phụ nữ người Anh đã cải sang đạo Hồi. Bà Samantha Lewthweite, được gọi là “góa phụ trắng”, kết hôn với Germaine Lindsay, một trong số những kẻ đánh bom ở Luân Đôn hôm 7/7 (2005), và bản thân cũng là một người đã cải sang đạo Hồi. Samantha Lewthweite đang bị Interpol và cảnh sát Kenya truy nã vì bị tình nghi có liên quan đến một vụ đánh bom khác. Lewthwaite, con gái của một quân nhân Anh quốc từng phục vụ ở Bắc Ai Len, lớn lên ở Anh quốc, và cải sang đạo Hồi khi còn ở tuổi niên thiếu. Việc cải sang đạo Hồi có phổ biến không? Và tại sao người ta lại gia nhập đạo Hồi? Continue reading “Có bao nhiêu người Anh và Mỹ cải sang đạo Hồi?”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?

20160109_blp555

Nguồn:  “What happened in the Thirty Years War?”, The Economist, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Căng thẳng ở Trung Đông giữa Saudi Arabia (do nhà Saud dòng Sunni cai trị) và Iran (lãnh đạo phe Shia) đã khiến nhiều nhà bình luận so sánh tình trạng này với cuộc Chiến tranh Ba mươi năm (1618-1648) ở châu Âu. Đó là một cuộc xung đột gây ra hậu quả tàn phá cho Trung Âu, với khoảng 20% ​​dân số của Đức bị giết. Cuộc chiến tranh này có nguồn gốc tôn giáo khi các Hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh (ban đầu là Ferdinand II của triều Habsburg) đã cố gắng áp đặt sự thống trị của Công giáo lên các khu vực của người Tin Lành thuộc đế quốc. Cuộc Cải cách Kháng cách (Reformation) đã bắt đầu ở Đức năm 1517 với các luận đề của Martin Luther và nhiều quân vương thuộc đế quốc (vốn có một cấu trúc gần như một liên bang) đã cải đạo sang Tin Lành. Continue reading “Nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Ba mươi năm là gì?”

“Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ

21akyol-master675

Nguồn: Mustafa Akyol, “The Medieval Antidote to ISIS”, The New York Times, 21/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tàn sát gần đây ở Paris và San Bernardino, California một lần nữa cho thấy khả năng của cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo trong việc lôi kéo những người Hồi Giáo bất mãn. Bằng cách sử dụng một sự pha trộn giữa việc diễn giải kinh Quran sát theo nghĩa đen và tự khẳng định “chính nghĩa” của mình, nhóm cực đoan này đã có thể thuyết phục các thanh niên, thiếu nữ từ khắp Pakistan đến Bỉ tuyên bố trung thành với nó và hành động bạo lực nhân danh nó.

Đây là lý do mà hệ tư tưởng tôn giáo của Nhà nước Hồi Giáo cần phải được xem xét nghiêm túc. Sẽ là sai lầm khi cho rằng những tư tưởng của nhóm này đại diện cho Hồi Giáo chính thống, như những người bài Hồi Giáo thường hay làm, và cũng không đúng khi nghĩ rằng Nhà nước Hồi Giáo “không liên quan gì đến đạo Hồi” như là những người Hồi Giáo sợ những người bài Hồi Giáo thường nói. Thực tế, những kẻ cầm đầu thánh chiến rất am hiểu tư tưởng và giáo lý Hồi Giáo cho dù chúng sử dụng hiểu biết của mình cho những mục đích lầm lạc và tàn ác. Continue reading ““Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ”

Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?

20160102_amp501

Nguồn:Why Trudeau wants the pope to make an apology”, The Economist, 04/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong hơn một thế kỷ, chính phủ Canada đã vận hành một hệ thống các trường nội trú cho trẻ em người thổ dân, tách chúng khỏi cha mẹ – bằng vũ lực nếu cần – và đưa chúng vào các cơ sở nơi nhiều em bị đánh đập và lạm dụng tình dục. Bảy năm trước, Stephen Harper, thủ tướng Đảng Bảo thủ lúc đó, đã thay mặt chính phủ xin lỗi 150.000 trẻ em và gia đình của họ vì những nỗ lực tàn bạo để tiêu diệt nền văn hóa của các thổ dân. Ngày 15 tháng 12 vừa qua, Justin Trudeau, thủ tướng mới của Đảng Tự do, lại xin lỗi một lần nữa, nói rằng hệ thống “đáng ghê tởm” đó đại diện cho “một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử Canada”. Sau đó, ông cho biết ông sẽ yêu cầu cả Đức Giáo Hoàng Francis cũng phải xin lỗi quá. Tại sao Giáo Hoàng lại liên quan ở đây? Continue reading “Tại sao Thủ tướng Canada đề nghị Giáo Hoàng xin lỗi?”

Vài nét về ngôi Giáo Hoàng

pope-francis-corruption-mafia.si_

Tác giả: Phạm Văn

Ngôi Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã là một chức vụ đã có từ lâu và thường giữ vai trò quan trọng trên thế giới cho đến nay. Kitô giáo ra đời trong Đế quốc La Mã giữa cộng đồng dân Do Thái với câu chuyện Thánh kinh về Jesus, con của Chúa. Mặc dù Thánh kinh không nói tới chức Giáo hoàng như hình ảnh ngày nay, ngôi Giáo hoàng, với vai trò kế vị Peter, dựa trên một diễn giải thần học có tính lịch sử: Vị trí nổi bật của Peter trong 12 tông đồ. Phúc âm Matthew 16:18-19 ghi lời Jesus nói với Simon:

“Ta bảo cho ngươi, ngươi là Peter [nghĩa là đá], ta sẽ xây Hội Thánh của ta trên tảng đá này, và cổng âm phủ sẽ không thắng nổi nó. Ta sẽ cho ngươi chìa khóa nước thiên đàng; bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất cũng sẽ buộc trên trời, và bất cứ điều gì ngươi cởi dưới đất cũng sẽ cởi trên trời”.

Continue reading “Vài nét về ngôi Giáo Hoàng”

Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?

2015-12-11-02

Nguồn: “Who was St. Nicholas?”, History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Đằng sau hình tượng ông già Noel vui nhộn mặc đồ đỏ ngày nay là một nhân vật có thật: Thánh Nicholas thành Myra, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo từng sống vào thế kỷ thứ 3 SCN ở nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta biết rất ít chi tiết lịch sử về cuộc đời của Thánh Nicholas. Thậm chí cũng không rõ là ông mất năm nào, mặc dù cả giáo hội Công Giáo La Mã và Chính thống Giáo phương Đông đều kỷ niệm ngày ông qua đời vào ngày 6 tháng 12 trong suốt hơn 1.000 năm. Trong vòng một thế kỷ sau khi mất, nhân vật Thánh Nicholas vốn rất được mến mộ đã trở thành trung tâm của hàng loạt truyền thuyết dân gian. Ông được cho là đã có công ngăn chặn một cơn bão dữ để cứu những thủy thủ xấu số, quyên góp tiền cho một người cha bị buộc phải bán con gái mình làm gái mại dâm, và thậm chí là hồi sinh ba cậu bé bị một tay đồ tể bất lương chặt ra nhiều mảnh. Ngày nay, Thánh Nicholas được coi là thánh bảo hộ thủy thủ, trẻ em, chủ tiệm cầm đồ, và nhiều người khác. Continue reading “Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?”

Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo

31_big

Tác giả: Pascal Bourdeaux | Biên dịch: Đặng Thế Đại

Từ lâu nay người ta đã biết và nhất trí với nhau rằng Huỳnh Phú Sổ thành lập Phật giáo Hòa Hảo vào ngày 18-5 năm Kỷ Mão (1939) ở quê hương ông – làng Hòa Hảo nay là làng Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.[1] Để hiểu rõ hơn lịch sử mới đây của tín ngưỡng này cũng như của cộng đồng tín đồ của nó, chúng tôi giới thiệu một tài liệu đầu tiên bằng tiếng Pháp nhắc đến cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ và sự xuất hiện của phong trào tôn giáo mới do ông khởi xướng. Tài liệu ấy có đề cập đến vấn đề về sự hình thành giáo lí của phái Phật giáo này nhưng không vì thế mà có ý vén đi tấm màn linh thiêng bao phủ quanh nhân vật Huỳnh Phú Sổ. Continue reading “Về nguồn gốc lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo”

Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?

2015-11-27

 

Nguồn: “What Islamic scholars have to say about atacking civilians”, The Economist, 19/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Hình ảnh các chiến binh thánh chiến vinh danh Chúa bằng những cuộc đổ máu giờ đây tràn lan trên internet và các kênh truyền thông đến mức những người chỉ trích Hồi Giáo đã coi tôn giáo này là đồng nhất với bạo lực bừa bãi. Inspire, tạp chí điện tử của tổ chức khủng bố al-Qaeda, hướng dẫn những tên khủng bố đơn độc tiềm tàng cách chế tạo lựu đạn từ những mảnh ống dẫn nước và đèn trang trí Giáng Sinh. Còn Dabiq, tạp chí chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS), tán dương các chiến binh thánh chiến vì đã “vinh danh Đấng Tiên Tri” bằng cách “giết những mushrikīn (“kẻ dị giáo”) Pháp tập trung tại một buổi hòa nhạc” và hàng trăm kẻ tương tự. Nếu có tín đồ Hồi Giáo bị giết trong những vụ tấn công đó, thì họ chỉ được coi là “thiệt hại phụ chính đáng”, theo lời Abu Qatada Al-Filistini, nhân vật chuyên hướng dẫn các chiến binh thánh chiến hiện đại. Miễn là những tín đồ này không sống tội lỗi thì việc họ bị giết được xem như “lối tắt” lên thiên đường. Nhưng xét về truyền thống thì Hồi Giáo nói gì về việc giết hại thường dân? Continue reading “Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?”

Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi

iransaudi-1

Nguồn: Nawaf Obaid, “Iran’s Syrian Power Grab”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc mời Iran tham gia vòng đàm phán kế tiếp về cuộc khủng hoảng Syria tại Thủ đô Vienna (Áo) – lời mời vốn đã được nhắc lại vào tuần trước – có những ảnh hưởng sâu rộng. Trên thực tế, chính quyền hiện tại của Iran đang cố gắng phá vỡ thế cân bằng quyền lực đã kéo dài khoảng 1.400 năm, còn Ả-rập Saudi, vốn là cái nôi là thế giới Hồi giáo, sẽ không chấp nhận điều này.

Sự chia rẽ giữa Iran và Ả-rập Saudi, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa. Nếu chúng ta muốn hiểu được những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Đông ngày nay – không chỉ ở Syria – thì cần phải nhắc lại nguồn gốc của sự phân chia hai dòng Sunni và Shia, sự chia rẽ giữa Ả-rập và Ba Tư, và những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong quá khứ của Đạo Hồi. Continue reading “Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi”

27/11/1095: Giáo hoàng Urban II phát động thập tự chinh

council-of-clermont

Nguồn:Pope Urban II orders first Crusade,” History.com (truy cập ngày 26/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1095, trong bài phát biểu được cho là có ảnh hưởng nhất trong thời Trung cổ, Giáo hoàng Urban II đã phát động các cuộc thập tự chinh bằng cách kêu gọi tín đồ Cơ đốc giáo ở châu Âu tiến hành cuộc chiến chống người Hồi giáo nhằm giành lại vùng Đất Thánh, với lời kêu gọi “Deus vult!,” có nghĩa là “Thiên Chúa muốn thế!”

Sinh năm 1042 với tên Odo ở vùng Lagery (Pháp), Urban được bảo trợ bởi nhà cải cách vĩ đại, Giáo hoàng Gregory VII. Cũng như Gregory, Urban lấy cải cách nội bộ làm trọng tâm, lên án việc bán chức và lạm quyền của các linh mục vốn đang phổ biến trong giáo hội thời Trung cổ. Urban chứng tỏ mình là một giáo sĩ khôn khéo và quyền lực, và khi lên ngôi Giáo hoàng năm 1088, Urban đã sử dụng tài quản trị của mình để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho các đối thủ, đáng chú nhất là Giáo hoàng Clement III. Continue reading “27/11/1095: Giáo hoàng Urban II phát động thập tự chinh”

Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong TK 10 -14

anh-dep-tuong-phat-3

Tác giả: Lê Tuấn Huy

Phật giáo là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 TCN ở bắc Ấn Độ. Người sáng lập ra hệ thống triết học – tôn giáo này là Tất Đạt Đa (Siddhatha), thái tử của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) thuộc bộ tộc Sakiya. Vị thái tử này (khoảng 563-483 TCN) đã từng theo học các tu sĩ Bà La Môn từ năm lên bảy, kết hôn năm 16 tuổi, mười ba năm sau đó sống trong cuộc đời vương giả, nhưng trong một đêm tháng Hai năm vừa tròn 29 tuổi, đã lặng lẽ rời hoàng cung đi tìm chân lý. Trải qua sáu năm với những phương pháp tu luyện ép xác nhưng không đạt được chánh đạo, nhưng chỉ sau 48 ngày nhập định, Tất Đạt Đa ngộ rõ căn nguyên sinh thành, biến hóa của vũ trụ, căn nguyên của những khổ đau, và đề ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ đó cho chúng sinh, bằng học thuyết “Nhân duyên sinh” và triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên”, “Bát chánh đạo”. Con người này đã đưa ông trở thành đức Phật Thích Ca đầy uy nghiêm tinh thần trong đời sống của người phương Đông hết thế hệ này đến thế hệ khác. Continue reading “Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta và ảnh hưởng của nó trong TK 10 -14”

Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?

20130525_blp512

Nguồn:What is the difference between Sunni and Shia Muslims?”, The Economist, 28/05/2013.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Các cuộc xung đột giữa hai giáo phái lớn của đạo Hồi, dòng Sunni và dòng Shia, diễn ra trên khắp thế giới Hồi giáo. Tại Trung Đông, sự kết hợp mạnh mẽ giữa tôn giáo và chính trị đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa chính phủ Shia của Iran và các quốc gia vùng Vịnh, nơi tồn tại các chính phủ Sunni. Năm ngoái, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, một viện nghiên cứu chính sách, chỉ ra rằng 40% người Sunni không coi những người Shia là những người Hồi giáo thực thụ. Vậy thì  rốt cuộc điều gì khiến dòng Sunni khác biệt với dòng Shia và sự chia rẽ ấy sâu sắc đến mức độ nào? Continue reading “Người Hồi giáo Sunni và Shia khác nhau ở chỗ nào?”