25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca

Nguồn: Council of Nicaea concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 325, Công đồng Nicaea, công đồng đầu tiên được tổ chức bởi Giáo hội Cơ Đốc giáo nguyên thủy, đã kết thúc với việc thành lập học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Constantine I vào tháng 05, công đồng cũng lên án niềm tin của phe Arian, cho rằng Chúa Jesus ở địa vị thấp hơn Đức Chúa Trời, là dị giáo, từ đó giúp giải quyết một cuộc khủng hoảng ở Giáo hội trong giai đoạn đầu.

Tranh cãi bắt đầu khi Arius, một linh mục ở Alexandria, đã đặt ra nghi vấn về bản tính Thiên Chúa của Chúa Jesus bởi vì, không giống như Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã được sinh ra và có khởi đầu (khác với Đức Chúa Trời là Đấng Hằng Hữu). Continue reading “25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca”

Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?

Nguồn:Why Catholic priests practise celibacy”, The Economist, 23/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các quy tắc bắt đầu từ thời Trung Cổ.

Trong cuộc phỏng vấn với một tạp chí Đức vào đầu tháng 3/2017, Đức Giáo hoàng Francis đã gợi ý rằng ngài sẵn sàng chấp nhận ý tưởng cho phép những người đã kết hôn trở thành linh mục. Một sự thay đổi như vậy, dù rất trọng yếu, sẽ là một sự quay trở lại, chứ không phải là một sự tách rời, truyền thống Cơ Đốc trước đó: kinh Tân Ước rõ ràng không có đoạn nào yêu cầu các linh mục phải độc thân. Trong hàng ngàn năm đầu của Công giáo, không phải là chuyện bất thường khi các linh mục có gia đình. Vị Giáo hoàng đầu tiên, Thánh Peter, là một người đàn ông đã lập gia đình; nhiều vị Giáo hoàng thời đầu cũng có con. Vậy làm thế nào mà độc thân lại trở thành một phần của truyền thống Công giáo? Continue reading “Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?”

So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ

Tác giả: Lê Thiên Hương

Pháp và Mỹ theo hai trường phái rất khác nhau liên quan đến chủ nghĩa thế tục – khởi nguồn cho vấn đề cấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống tại Pháp lần này, chủ đề khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo lại là vấn đề bàn cãi của các chính trị gia. Có nên mở rộng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo “rõ rệt” ở các trường học công tới đại học, hay tới nơi công cộng, đó là điều mà mọi ứng cử viên tổng thống từ cánh hữu đến cánh tả đều khai thác, tìm câu trả lời hợp lý nhất để lấy điểm trước người dân Pháp.

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ tỏ ra kinh ngạc trước hiện tượng này ở Pháp, cũng như đã từng ngạc nhiên khi mùa Hè vừa rồi, nhiều thành phố biển nước Pháp ra sắc lệnh cấm mặc “Burkini” (trang phục tắm biển che kín toàn cơ thể cho phụ nữ Hồi giáo). Trên các mặt báo Mỹ, không thiếu những bài bình luận chỉ trích gay gắt Pháp, cho rằng “tự do” bị hạn chế nặng nề bởi các lệnh cấm chống trang phục phụ nữ Hồi giáo, hay đơn giản kết luận rằng Pháp là nước “kỳ thị” cộng đồng người Hồi giáo. Tại sao hai cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới Pháp và Mỹ lại có quan điểm khác nhau đến thế? Continue reading “So sánh chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ”

17/03/461: Thánh Patrick qua đời

Nguồn: Saint Patrick dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 461, Thánh Patrick – nhà truyền giáo của Đạo Công giáo, giám mục và tông đồ Ireland – qua đời ở Saul, Downpatrick, Ireland.

Phần lớn những gì chúng ta biết về cuộc đời huyền thoại của Thánh Patrick là từ Confessio, cuốn sách mà ông viết trong những năm cuối đời. Sinh ra tại Vương quốc Anh, có lẽ là ở Scotland, trong một gia đình Công giáo La Mã giàu có, năm 16 tuổi, ông bị một toán cướp Ireland bắt và giữ làm nô lệ. Trong sáu năm tiếp theo, ông làm công việc chăn gia súc ở Ireland và dần tìm đến đức tin tôn giáo mạnh mẽ để được thanh thản. Nghe theo giọng nói mà ông gặp trong trong một giấc mơ, ông trốn thoát và đã đi nhờ trên một chiếc tàu sang Anh, nơi ông cuối cùng đã được đoàn tụ với gia đình. Continue reading “17/03/461: Thánh Patrick qua đời”

Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?

Tác giả: Joel Baden | Biên dịch: Nghiêm Anh Thảo

Nhằm hồi đáp lại sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump, nhà truyền giáo Franklin Graham đã nêu quan điểm: tị nạn vốn không phải là mối quan tâm của Kinh Thánh (“not a Bible issue!”) Tuy nhiên, nhận định đó có chính xác hay không?

Thật ra, cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều đề cập rất rõ ràng và đồng nhất về thái độ và cách hành xử đối với người ngoại xứ. Bắt nguồn từ những mẩu chuyện lịch sử, những điều khoản luật pháp, đến văn thơ, ngụ ngôn, lời tiên tri, Kinh Thánh đều nhất quán khẳng định rằng người bản xứ có nhiệm vụ phải tôn trọng, quan tâm, và bảo vệ khách ngoại kiều, hay người lạ đến trong xứ mình. Continue reading “Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?”

Ứng xử của một số Nhà nước đối với các Phong trào Tôn giáo mới

Tác giả: Hoàng Văn Chung

Giới thiệu

Kể từ khi xuất hiện những năm 50-60 của thế kỉ XX ở Châu Mỹ và Châu Âu, các phong trào tôn giáo mới, ngày nay được gọi chung là New Religious Movements[1], đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Những khó khăn các phong trào này phải đối mặt không chỉ đến từ phía các giáo hội của các tôn giáo có trước, từ phía các tổ chức xã hội được lập ra để chống “giáo phái”, từ phía các phương tiện truyền thông đại chúng vốn chú ý nhiều vào việc đưa tin giật gân, từ các chính trị gia, mà còn là phản ứng từ phía các chính phủ với các công cụ luật pháp trong tay. Trải qua một thời gian dài, cho tới nay, phản ứng của các nhà nước khác nhau trước một hiện tượng mới nảy sinh trong đời sống văn hóa và tôn giáo này đã thu hút rất nhiều các công trình nghiên cứu, nằm trong một tổng thể nghiên cứu học thuật đa chiều về các phong trào tôn giáo mới. Một số điểm cần làm rõ ở đây: đâu là các thách thức cơ bản mà các phong trào tôn giáo mới trong quá trình phát sinh và phát triển đã đặt ra buộc các nhà nước phải có phương sách ứng xử? Các nhà nước đã giải quyết các thách thức đó như thế nào? và Tương lai của mối quan hệ giữa các nhà nước với các phong trào tôn giáo mới sẽ ra sao? Continue reading “Ứng xử của một số Nhà nước đối với các Phong trào Tôn giáo mới”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?

Nguồn: Christ is born?, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù hầu hết các Kitô hữu đều xem ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng thực ra trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi Thiên Chúa giáo ra đời, không hề có bất kỳ bằng chứng xác thực nào về ngày hoặc năm mà Đức Chúa sinh ra. Ghi nhận lâu đời nhất hiện có về việc cử hành lễ Giáng Sinh là trong một cuốn niên giám La Mã, kể lại rằng vào năm 336, Nhà thờ Rome đã kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời.

Người ta vẫn chưa tìm được lý do chính xác tại sao lễ Giáng Sinh lại được cử hành vào ngày 25/12, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng ngày lễ này thực ra là một sự thay thế của người Thiên Chúa giáo cho ngày Đông chí của người ngoại đạo. Continue reading “25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?”

Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?

89-indonesias-blasphemy-laws

Nguồn:Indonesia’s blasphemy laws“, The Economist, 24/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Indonesia được ngưỡng mộ vì kết hợp thành công Hồi giáo và dân chủ. Tuy nhiên, trong tháng 11 vừa qua, cảnh sát đã chính thức tuyên bố rằng chính trị gia Kitô giáo nổi bật nhất của đất nước này, Basuki Tjahaja Purnama, thống đốc (thực tế là thị trưởng) của Jakarta, là một nghi can trong một vụ kiện về tội báng bổ. Nếu bị kết tội, ông Purnama, còn được gọi là Ahok, sẽ phải đối mặt với án tù lên đến năm năm. Vụ kiện được đưa ra nhằm phản hồi các khiếu kiện của những người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn và đe dọa gây ra thiệt hại lâu dài cho nền dân chủ Indonesia. Nó cũng đã thu hút sự chú ý vào các đạo luật cấm báng bổ (tôn giáo) của quốc gia này. Continue reading “Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?”

Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?

china-rel

Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ. Continue reading “Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?”

27/10/1659: Tín đồ phái Giáo hữu bị xử tử

27-10-1659-quakers-executed-for-religious-beliefs

Nguồn: Quakers executed for religious beliefs, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

William Robinson và Marmaduke Stevenson là hai người theo phái Giáo hữu đã từ Anh sang Mỹ để thoát khỏi đàn áp tôn giáo vào năm 1656. Nhưng cuối cùng, họ vẫn bị hành quyết ở Thuộc địa Vịnh Massachusetts (Massachusetts Bay Colony) vì vi phạm một bộ luật được Tòa án Massachusetts thông qua từ một năm trước. Đó là bất kỳ ai theo phái Giáo hữu ở Thuộc địa Massachusetts đều sẽ bị tử hình.

Hiệp hội Giáo hữu (Religious Society of Friends), với các tín đồ thường được gọi là Quaker, là một phong trào Kitô giáo do George Fox khởi xướng tại Anh vào đầu những năm 1650. Những người theo Giáo hữu phản đối việc đến nhà thờ, thay vào đó, họ chọn cách tổ chức các buổi họp mặt. Họ cũng là những người ủng hộ bình đẳng giới và sớm trở thành một trong những nhóm chống chế độ nô lệ mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Continue reading “27/10/1659: Tín đồ phái Giáo hữu bị xử tử”

Sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước ở Mỹ đang bị xói mòn ra sao?

77-how-americas-separation-of-church-and-state-is-fraying

Nguồn:How America’s separation of church and state is fraying“, The Economist, 02/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Bức tường giữa nhà nước và giáo hội”, Thẩm phán Hugo Black đã viết trong vụ Everson vs. Hội đồng Giáo dục, một vụ án từ năm 1947, “phải được giữ cao và bất khả xâm phạm”. Thẩm ván Black đã trích dẫn một câu mà Thomas Jefferson đã sử dụng vào năm 1802 để trấn an một nhóm tín đồ Baptist rằng, với vai trò là tổng thống, ông sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các giáo phái thiểu số. Ẩn dụ nổi tiếng về bức tường (Jefferson đã mượn nó từ Roger Williams, một nhà Thần học Thanh giáo thế kỷ 17) đã được sử dụng hàng thế kỷ, nhưng nó đang trở nên ngày càng ít phù hợp hơn để mô tả về mối quan hệ đặc biệt giữa các tôn giáo và các thể chế nhà nước của Mỹ. Vậy điều gì đang xảy ra? Continue reading “Sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước ở Mỹ đang bị xói mòn ra sao?”

Những nghịch lý đằng sau cuộc tranh cãi về burkini

burkiniban

Nguồn: Ian Buruma, “The Battle of the Burkini”, Project Syndicate, 06/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần đây đã có nhiều phản ứng về việc một số phụ nữ Hồi giáo khi tắm nắng tại các bãi biển ở Pháp mặc một loại trang phục đặc biệt che kín đầu (nhưng không che mặt) và phần lớn cơ thể. Loại trang phục đó được gọi là “burkini”, do Aheda Zanetti, một người phụ nữ Úc gốc Lebanon, thiết kế vào năm 2004 với mục đích giúp những người phụ nữ dù có theo luật Hồi giáo nghiêm khắc nhất cũng có thể bơi lội hoặc chơi thể thao nơi công cộng. Lúc đó Zanetti chẳng thể nào ngờ được phát minh của mình lại có thể gây nên một cuộc tranh cãi trên cấp độ quốc gia. Continue reading “Những nghịch lý đằng sau cuộc tranh cãi về burkini”

Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?

Pope

Nguồn:Why the Pope is going to the Holy Land“, The Economist, 20/05/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo hoàng Francis sắp phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây. Ngày 24/05/2014, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm vùng Đất Thánh trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, từ Jordan đến các vùng lãnh thổ Palestine và sau đó đến Israel. Đức Giáo Hoàng Francis sẽ theo bước những người tiền nhiệm của ông để đến thăm Bức tường phía Tây thành Jerusalem cũng như Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust tại Yad Vashem. Khi Đức Giáo Hoàng Benedict thực hiện chuyến đi như vậy vào năm 2009, theo một cách nào đó Ngài đã khiến những người chủ nhà của mình thất vọng bằng cách đề cập chung chung đến “hàng triệu” người đã chết trong vụ thảm sát Holocaust (chứ không phải là con số chính xác 6 triệu người), và gọi nó là “bi kịch” chứ không phải là một tội ác. Điều đó cho thấy sự soi xét kỹ lưỡng đối với mỗi lời nói và cử chỉ của Đức Giáo Hoàng. Vậy tại sao Ngài lại đến thăm Đất Thánh? Continue reading “Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?”

Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?

Orthodox

Nguồn:Why Orthodox patriarchs are meeting after centuries“, The Economist, 21/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có những tuyên ngôn tôn giáo về thế giới đã làm nên lịch sử và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của hàng triệu người. Một trong số đó là Pacem in Terris (Hòa bình trên trái đất), một bản cáo trạng lên án chiến tranh được công bố vào năm 1963 bởi Giáo Hoàng John XXIII. Còn một cột mốc trước đó trong giáo huấn Công giáo là De Rerum Novarum (Về những điều mới) vào năm 1891 vốn đã chấp nhận quyền của người lao động trong việc thành lập công đoàn. Trong khi đó, gần đây các nhà lãnh đạo của 200 triệu người Thiên chúa Chính thống giáo trên thế giới lại hiếm khi nỗ lực để thảo luận cùng nhau và đưa ra một thông điệp rõ ràng cho nhân loại. Có lẽ một phần với hy vọng để làm điều đó mà các giám mục của giáo hội sẽ gặp mặt tại Crete trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 26/6. Điều gì đã khiến họ tốn quá nhiều thời gian cho điều này và họ hi vọng sẽ đạt được những gì? Continue reading “Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?”

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

32-Korean christian

Nguồn:Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?”

Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?

Patrick

Nguồn:What we know about Saint Patrick“, The Economist, 16/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù Thánh Patrick là ai, ông chắc chắn cũng không bao giờ mong đợi sự ồn ào mà mình tạo ra 15 thế kỷ sau khi ông qua đời. Trên khắp thế giới, ngày được dành riêng cho vị Thánh bảo hộ của xứ Ireland (17/3) hiện được xem là một dịp kỷ niệm sôi động, hầu như chỉ mang tính thế tục về tất cả mọi thứ liên quan đến Ireland hoặc được cho là như vậy. Lễ diễu hành hàng năm trên Đại lộ Số 5 New York thường được mô tả là cuộc diễu hành quần chúng lâu đời nhất của nước Mỹ. Dù xuất phát từ trước cuộc Cách mạng Mỹ, sự kiện này chỉ bắt đầu sôi động kể từ những năm cuối thế kỷ 19, khi những người Ireland Công giáo di cư, chạy trốn khỏi nghèo khổ và đói khát, bắt đầu khẳng định bản sắc của mình. Những tập quán khác thì xuất hiện gần đây hơn: chỉ khoảng 50 năm qua, sông Chicago mới được nhuộm một màu xanh lá cây để đánh dấu dịp lễ này. Vậy Thánh Patrick là ai? Continue reading “Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?”

Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại

cainabel

Tác giả:  Nghiêm Anh Thảo

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe qua câu chuyện về Cain và Abel trong Kinh Thánh. Cain và Abel là hai người con trai đầu tiên của Adam và Eve. Cain làm ruộng, và Abel chăn chiên. Chuyện kể rằng, khi hai người mang lễ vật của mình đến dâng lên Chúa Trời, Ngài chỉ nhận lễ vật của Abel, còn khước từ phần của Cain. Điều này làm Cain rất buồn bực và tức tối trong lòng. Một ngày nọ khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Cain đã xông đến tấn công và giết chết em trai mình.

Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, nhưng đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc: “Tại sao Chúa chỉ nhận lễ vật của Abel?” “Cain đã có lòng mang của tế lễ đến dâng hiến, tại sao Ngài lại từ chối?” “Nếu Chúa nhận của cả hai người thì chẳng phải mọi chuyện đã tốt đẹp cả rồi sao? Tại sao Ngài lại có một quyết định gây hiềm khích như vậy?” Continue reading “Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại”

Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái

Pius-XII-Jews

Nguồn: Carol Rittner, Stephen D. Smith và Irena Steinfeldt, The Holocaust and the Christian World, Yad Vashem 2000, trang 133-137.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vai trò của Vatican trong khoảng thời gian diễn ra nạn diệt chủng người Do Thái (Holocaust) vẫn gây nhiều tranh cãi. Các lập luận tập trung vào cáo buộc rằng Giáo Hoàng Pius XII đã không lên tiếng bảo vệ những nạn nhân của Holocaust và chính thức lên án chủ nghĩa Quốc xã.

Những người ủng hộ Đức Giáo Hoàng nhắc đến hàng ngàn người Do Thái được giải cứu bởi những tổ chức Công Giáo ở Rome và khắp châu Âu, và những nỗ lực của các Khâm sứ (Đại sứ của Giáo Hoàng). Họ cho rằng trong những năm hậu chiến nhiều nhân vật Do Thái cao cấp đã bày tỏ lòng biết ơn đến Vatican và một rừng cây đã được trồng ở Israel để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng khi ngài mất vào năm 1958. Họ lập luận rằng những tranh cãi chỉ rộ lên khi vở kịch của Rolf Hochuth mang tên Người Đại Diện (The Representative) ra đời vào năm 1963 và kết tội Đức Giáo Hoàng đồng lõa với chủ nghĩa Quốc xã vì nỗi lo những người Bolshevik sẽ càn quét khắp châu Âu. Continue reading “Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái”

Vai trò của các Hồng y là gì?

20140201_blp514

Nguồn:What Carinals do”, The Economist, 19/02/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo Hoàng Francis sẽ thăng chức cho nhóm các Hồng y đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình vào ngày 22/2 (2014). 19 vị tân Hồng y sẽ tham gia cùng với 200 vị khác làm thành viên của Hồng y Đoàn. Họ sẽ mặc phẩm phục màu đỏ bao gồm một mũ sọ màu đỏ gọi là zucchetto và một mũ màu đỏ có bốn chóp gọi là biretta. Họ sẽ được gọi là “Đức Hồng y” và thường được mô tả như là các “hoàng tử của Giáo Hội.” Đây không phải là một lời nịnh nọt: Giáo Hoàng Urban VIII đã tuyên bố vào năm 1630 rằng cấp bậc thế tục của họ tương đương với một hoàng tử. Continue reading “Vai trò của các Hồng y là gì?”